Minh Thạnh
Một
nỗi bồi hồi, nôn nao khó tả,
khi sau
hai
tiếng “Việt
Nam” được xướng
lên tại lễ khai mạc
Sea Games 26, thì trên đường chạy của sân vận
động, giữa
tiếng reo vang của hàng vạn người, mô hình tháp
Phước Duyên, chùa Linh Mụ,
Huế từ từ xuất hiện, với tượng Đức Phật ngồi kiết dà phía
trước.
Việt
Nam!
Đúng thật là Việt Nam! Không thể lầm lẫn đi đâu được.
Tháp Phước Duyên đơn
sơ nhưng vững chãi, mạnh mẽ. Còn Đức Phật thì đôn hậu, mà nghiêm trang;
từ bi mà hùng tráng…
Đúng
là Việt Nam, trong hồn phách, trong
thần
khí, trong biểu tượng, vừa mang tính thiêng
liêng,
vừa mang tính gần gũi.
Có lẽ cũng sẽ có rất
nhiều khán giả truyền hình Việt Nam dụi mắt như tôi, để
nhìn cho kỹ, có đúng
phải chùa Thiên Mụ, có đúng phải
Đức Phật Tổ không?
Quả cũng
có điều bất ngờ, nhưng nói ngoài sức tưởng tượng
thì cũng không đúng. Từ trước đến
nay, chúng ta đã quen với
biểu tượng
Việt Nam hiện
đại, công nghiệp, hướng về tương lai. Nay, để thể hiện một Việt Nam truyền thống, lịch sử, thì chùa Thiên
Mụ, tượng Phật Tổ được dùng như một biểu trưng thì cũng không
có gì lạ.
Trong trường hợp này, chùa và
Phật không phải chỉ là biểu trưng
mà một tôn giáo có
10 triệu tín đồ, hay có 40 triệu người chịu ảnh hưởng, mà mà là biểu
trưng chiều sâu tâm khảm
của cả một dân tộc,
một đất nước.
Có lời bàn rằng,
có lẽ Đoàn Thể thao Việt Nam lần này muốn
cầu Phật gia hộ để
may mắn trong tranh tài thể
thao? Cũng có thể vậy
và cũng rất tốt chứ sao!
Đức Phật trong kinh sách
nguyên
thủy chỉ là một vị
đạo sư, nhưng Đức Phật trong tâm thức người Việt đã là ông
Bụt vẫn giúp đỡ, phù trợ mọi
người, trong mọi hoàn cảnh. Ở đây, Đức Phật là biểu trưng
của niềm hy vọng may mắn.
Trên lễ đài khai mạc Sea
Games 26 chắc chắn
có rất nhiều quan chức Việt Nam khai mạc buổi lễ. Có cái gì bất
thường không, khi có lúc
mỗi cây nhang còn bị
nghi kỵ, dè dặt không?
Hoàn toàn không. Vì ngôi chùa,
tượng
Phật là nơi phải đến trên con đường trở về nguồn cội.
Chiếc
xe tạo
hình con thuyền đang tiến qua lễ đài. Cờ đỏ, sao vàng bay tung trong tiếng hô vang dội. Có người Việt nào mà không
dâng trào nước mắt.
Đức Phật không
chỉ là Đức Phật, mà đó còn
là ông bà
tổ tiên, anh linh tiền
nhân, thần khí sông núi.
Mọi người chúng ta càng
thấy tự tin hơn, thấy Phật trời phù trợ mình
trong cuộc đua tài với
anh em bè
bạn.
Hình tượng Đức Phật trên đường chạy của sân vận
động còn nhắc chúng ta tinh thần
cao thượng, trong sáng chân
thật và tự tại trong thể thao. Có thể
thắng, có thể không thắng, nhưng dưới ánh sáng của Đức Phật, đoàn vận động viên Việt Nam sẽ thắng thua trong tự tại, trong bản lĩnh sắc không, trong tấm lòng an nhiên
và
cao thượng.
Thắng thua, thành bại,
sắc không
Không hơn thiệt, chỉ tấm lòng mà thôi.
MT