Chùa... trăng
Ở thành phố,
và cả ở nhiều vùng thôn quê bây
giờ đã điện khí hóa, đời sống càng nâng cao thì
ánh điện càng nhiều. Thế là mọi người đều mất dần đi ánh trăng,
chứ không phải riêng gì giới trí
thức.
Chỉ riêng ở một số chùa, nhất là chùa cổ
có sân
vườn. Nhà chùa thường
phải vì dậy sớm để công phu khuya, nên
thường tắt
đèn đi nghỉ sớm. Khi đó, sau thời
sám hối, công phu giữa
tháng âm lịch, sân chùa lại rợp ánh trăng
vàng.
Đó là cái
mà người trí thức, và nói chung
không phải chỉ người trí thức, mà mọi người
đều cần. Cần biển thì có đủ bãi tắm, resort; cần núi rừng
thì bây
giờ
nhiều nơi đã có cáp
treo; cần sông thì có
nhà hàng nổi, nhà hàng thủy tạ. Nhưng cần trăng thì tìm ở đâu, khi chỗ
nào cũng có ánh điện
sáng, khiến trăng không là trăng nữa,
mà chỉ là một ngôi
sao sáng, có lẽ độc
nhất, vì ánh điện cũng làm cho
các vì
sao
biến mất hết cả.
Nhà tôi ở gần
vườn Tao Đàn,
một công viên lớn ở TPHCM, nhưng ở đó cũng chưa bao giờ có
những đêm trăng vườn. Cho dù công
viên không có đèn điện,
thì ánh
sáng
từ những ngôi nhà quanh
vườn cũng đủ để trăng không thể hiện ra trọn vẹn.
Viết đến đây, tôi nhớ
đến những đêm trăng chùa kỷ niệm
mà lòng
nôn
nao khôn tả.
Thường thì 20g là nhà
chùa đóng cửa, nhưng hồi trẻ tôi là một
Phật tử khá đặc biệt, thường đi chùa những
đêm có trăng với những tập thơ Bùi Giáng,
Phạm Thiên Thư, thơ chữ Hán của
Nguyễn Du… với một cây bạch
lạp.
Thế là các thầy
thương tình cho ở lại đến khuya, chịu mất ngủ để thức dậy mở cửa tiễn nhóm bạn chúng tôi về lúc
2 - 3 giờ sáng.
Đó là những
đêm trăng ở
chùa Bửu Quang (khi đó
còn là
một
ngôi chùa giữa đồng ven TPHCM). Ánh trăng chiếu thành những tia
xẹt huyền hoặc qua những tàng cây cao
trong sân chùa.
Trăng Viên Chiếu-Ảnh VC
Hay là những đêm trăng ở chùa Linh Phước
ở Long An, với trăng
lấp lánh trên dòng sông
nhỏ uốn khúc phía sau
chùa, nghiêng nghiêng với hàng dừa soi bóng.
Cũng là những đêm trăng ở sân chùa Phật
Ân, Đồng Nai, nơi ánh
trăng mới lên làm cho
tượng Phật
Bà một dáng vẻ chói
sáng thanh tịnh kỳ diêu. Trong ánh
trăng có mùi hương trầm thơm
và mùi
hoa
vườn chùa thoang thoảng. Ánh trăng trong mát và
thơm trong khung
cảnh
chùa Phật tao nhã, khiến
đôi khi, tôi phải tự hỏi mình đang ở đâu!
Rồi trăng ở vườn
Thiền Viên Viên Không, Bà
Rịa Vũng Tàu, hồi
chưa có điện, nên trăng sáng dường như tạo thành một không gian ở khoảng giữa đêm và ngày. Nó
như là một thứ “nắng khuya” trong ca từ của Trịnh Công Sơn…
Mất trăng, người
trí thức đang cần trăng trong đời sống văn hóa, tinh
thần của mình.
Còn nhà chùa,
chỉ có sân vườn nhà chùa, là
nơi có những đêm trăng đẹp như vậy.
Bây giờ, chúng
ta cùng
nhau
bàn luận một cách nào đó đưa
người trí thức đến chùa thưởng trăng, và từ đó gieo duyên với
đạo Phật.
Nên chăng, Phật
giáo chúng ta tổ chức
những đêm thưởng trăng
ở các chùa có sân vườn. Người đến dự có thể về
lại nhà trong đêm khuya hay nghỉ lại chùa.
Sau thời sám hối hay công phu chiều, nhà chùa tắt
hết đèn điện và trong vườn chùa thắp những ngọn nến, những đèn dầu nhỏ. Các vị sư
cùng những người khách có thể chưa
phải là Phật tử cùng nhau uống
trà chờ trăng lên.
Nhà sư có thể
có một bài thuyết pháp ngắn dưới trăng, hay nhà chùa có
thể mời các nghệ sĩ ngâm thơ
đến trình bày những bài thơ đạo…
Cũng có khi là
không gian tĩnh lặng, một cơ hội để ngồi thiền dưới trăng, hay đọc những bài thơ cổ
dưới ánh trăng mờ ảo của trăng và nến.
Cũng có thể
mọi người thưởng trăng vườn chùa chỉ trong tiếng niệm Phật văng vẳng, nhẹ nhàng.
Xin đề xuất những ngôi chùa có
vườn tổ chức những đêm thưởng trăng như vậy, thông báo rộng rãi để mọi người đến chùa tận hưởng những thời khắc thoát tục dưới ánh trăng như thế.
Đến chùa thưởng
trăng, tức là chúng ta
đã gieo duyên Phật pháp đối với nhiều người chưa có dịp tiếp
cận Phật giáo.
Một bộ phận trong giới trí thức, tuy nghe nói
đạo Phật là hay, nhưng không thích hợp
với việc cúng lễ, thì việc thưởng trăng tại chùa sẽ tạo nên một hình
thức để đưa họ đến với đạo Phật, một đạo Phật dưới ánh trăng rất đẹp, rất thơ.
Minh Thạnh
Nguồn: GNO