Nhớ mãi một ngôi chùa

 

Ninh Giang Thu Cúc

Huế thương ơi! Chừ xa xăm vời vợi

Tôi nhớ từng lối mòn Từ Hiếu, Kim Tiên” (?)

Đúng nhớ, nhớ từng tháng từng ngày ngôi đại tự sắc phong hùng cái tên gọi khi đọc lên không ai lại không nhớ như nhớ ơn nghĩa sinh thành!

Từ Hiếu! Vâng, Từ Hiếu ngôi chùa cả gia đình tôi lần lượt thọ tam quy ngũ giớiđấy. Bổn của chúng tôi vị đại lão hòa thượng pháp thể nhỏ nhắn, nói năng cũng nhỏ nhắn, hiền lành, nhưng đạo hạnh, trí tuệ, đức độ lòng từ ái thì rộng lớn biên. Dạo ấy tôi còn con tẹo, nhưng được thầy mẹ tôi dẫn lên chùa thường xuyên để nghe kinh thỉnh pháp. Tôi thường thắc mắc, tại sao ngôi đại tự rộng thênh thang, tôi đi hết một vòng mỏi nhừ tăng chúng thì quá ít, ngoài Ôn trụ trì thì những người tôi gần gủi thầy Chí Niệm, thầy Chánh Kiến, nhà trù (Sau này mới biết mấy thầy, mấy chú đi học xa)

chùa Từ Hiếu

Viết đến đây, nước mắt tôi lại hiện ra quang cảnh của những ngày xưa ấy: Nhà khách của chùa rộng lắm. Bước lên bậc cấp trên cùng để vào cửa, ta thấy ngay cái sập lớn đen bóng được đặtgóc tay trái; giữa sập đặt một án thư hai chồng gối xếp màu vàng, các ngày húy kỵ, lễ, tết, các Ôn Hòa thượng các chùa như Thuyền Tôn, Tây Thiên, Tường Vân được cung thỉnh về Từ Hiếu hầu kỵ. Các vị ấy thường ngồi trên chiếc sập này để đàm đạo hay giảng giải đạo pháp cho các bác thầy mẹ tôi ngồi trên bộ ván gần đấy hoặc trên mấy bộ trường kỷ gỗ mun đen bóng. Ngồighế trường kỷ nhìn ra trước mặt sẽ thấy một khoảng sân rộng chưng đầy chậu kiểng hòn non bộ, cái sân nằm sau chánh điện nhưng lại trước mặt nhà Tổ. Thuở ấy, tôi hay khóc nhè nhưng rất thông minh dễ thương nên được Ôn thương mến lắm, lên tám tuổi tôi đã thuộc lòng chú Đại Bi, chú Vãng Sanh những Ngữ Lục viết theo thể thơ bảy chữ, bốn chữ. Ôn rất bằng lòng thường biểu đọc cho Ôn các bác nghe, tôi thường đứng trả bài lanh lảnh, cứ sau mỗi lần như vậy ôn lại xoa đầu tôi tự tay đi lấy mấy trái hồng chín mọng đã cúng Phật xong để làm phần thưởng cho tôi. Hồng món đệ nhất khẩu vị của tôi lúc bấy giờ. Tôi thường lanh chanh giành mấyĐiệuđể quạt hầu Ôn (thuở ấy chưa quạt máy), song quạt được ít cái nghe Ôn bảo:

- Thôi cho con đi chơi!

Thế thầy Chánh Kiến dẫn tôi ra cây khếtrước sân, tôi hái nhai rau ráu những trái khế dòn tan ngọt lịm đến no cả bụng. Tôi  thường tự hỏi sao cây khế thấp nhỏ xíu ấy (ở trong hòn non bộ) lại sinh ra được những trái to bằng cái lớn. Thầy Chánh Kiến cũng rất thương tôi, ông hay bế bổng tôi lên hoặc dẫn tôi ra vườn chùa hay đồi thông ngoài Tam quan, vừa đi thầy vừa kể những mẩu chuyện đạo về tiền thân đức Phật Thích Ca. Tôi vốn được trời cho chút thông minh nên học đâu, nghe đâu nhớ đấy, điều này niềm vui lớn của thầy mẹ tôi các bác đạo hữu khi nghe tôi đọc thuộc lòng trôi chảy các bài kinh.

Lúc lên trung học, bận nhiều bài vở các công tác hội nên tôi ít lên chùa ngoại trừ lúc giỗ tết hay mẹ tôi biểu lên lấy chao. Thầy mẹ tôi ăn chay trường nên thường nhờ làm chao, bởi chao làm quyết không biết chao để cả năm vẫn không nên các bác mẹ tôi hay nhờ làm.

Trải dài theo năm tháng, bằng sự chi phối của quy luật thường, bằng bao đổi thay dâu bể những người thân yêu của tôi lần lượt ra đi. Hòa thượng bổn của gia đình tôi đã an nhiên thị tịch cách đây tròn ba mươi bảy năm. Thầy mẹ tôi, một số bác cũng đã thọ sanh vào cảnh giới khác. Bản thân tôi công việc, mưu sinh nên phải xa quê hương, xa ngôi chùa thân thương, các thầy sứ mạng hoằng pháp độ sanh nên còn mãi vân du nơi nao trên cõi Diêm phù đề này, chưa đủ nhân duyên nên tôi chưa gặp lại.

Riêng tôi, tôi vẫn nguyện lòng sẽ một ngày trở lại, trở lại đúng ý nghĩa như tôi hằng nghĩ. Lúc ấy tôi sẽ lại tung tăng chạy cùng ngõ ngách như một thuở ấu thơ, tôi lại được ăn những món quà ngày xưa Ôn thường cho tôi mỗi khi về Từ Hiếu.

Một trời kỷ niệm trên miền thánh địa cội nguồn tôi đã dành một đời để nhớ để thương. Ngày tôi trở lại người xưa hẳn đã không còn nhưng cảnh liệu rằng vẫn vậy hay đã đổi thay?

Câu trả lời đang đợi đến lúc đủ nhân duyên.

 

Quynhơn1995


 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle