Sáng nay chủ
nhật,
ngày 13 tháng 7 năm 2008, tôi đã tâm sự với
các Thầy trẻ ở chùa Phước Duyên rằng:
Người
khác có
thể
giúp mình nấu cơm, pha nước, giặt áo quần,
quét nhà, cắm hoa, khai chuông và
trải bồ đoàn để ngồi thiền, nhưng họ không thể ăn cơm thế cho mình,
không thể uống nước thế cho mình,
không thể mặc áo quần
thế cho mình, không thể
ở trong nhà để tránh mưa nắng bão bùng thế
cho mình, không thể tiếp xúc và thưởng thức hoa thế cho mình
và lại càng không thể
ngồi thiền thế cho mình.
Chúng ta muốn thoát khỏi cảm giác đói thì
phải tự ăn lấy; muốn thoát khỏi cảm giác khát, thì
phải tự mình uống lấy; muốn tránh khỏi mưa nắng, bão bùng thì
phải tự mình lưu trú
trong nhà, chứ không phải người khác; muốn tĩnh tâm, thì phải tự mình thực
tập thiền định, chứ không một ai có thể
thực tập thiền định thế cho mình.
Vì vậy, Đức Phật dạy: “Pháp của Ngài là đến để thấy, tự mình thực
tập để giác liễu”. Do đó, không một ai có
thể tu thế, niệm Phật thế, ngồi thiền thế và giải
thoát hay vãng sanh tịnh độ thế cho ai được
cả, nên các Thầy phải tự lo liệu lấy chính cuộc đời của mình ngay từ
bây giờ, để sau đó khỏi phải ân
hận.
Thầy chỉ là người
chỉ đường
và động viên tu tập,
các thiện tri thức cũng chỉ đóng vai trò yểm
trợ, khuyến khích mà không
thể thay thế và không
một ai có thể thay
thế cho ai một khi
quả báo đã hình thành!
VƯỢT RA KHỎI MỆNH LỆNH
Phần nhiều những người yêu mến điều
thiện và làm việc thiện, thì hay ghét điều ác và ghét
những người
làm việc ác; những người thích thú làm điều
ác, thì
họ
lại ghét những người yêu mến điều
thiện và làm việc thiện.
Thương và ghét của hai hạng người như vậy, đều rơi vào những
cạm bẫy của khổ đau.
Ta
thương người
làm thiện mà ghét người
làm ác,
thì
tính ghét người nơi ta càng lúc
càng tăng, vì ở giữa đời người làm việc ác nhiều hơn người làm việc thiện. Và ta thương
người làm thiện mà ghét người làm ác, thì
tính thương người nơi ta càng ngày
càng giảm, vì ở giữa đời, người làm thiện thì ít, mà
người làm ác thì nhiều.
Những bậc hiền trí trong đời, luôn luôn tự
mình quán sát, thấy việc phải thì làm, thấy
việc quấy thì tránh. Những hành động làm hay tránh
của
họ không bị điều động bởi cái thương hay cái ghét mà
được điều
động bởi trí.
Do
đó, trong khi làm, họ
diệt trừ được tâm tham ái và
trong khi tránh họ diệt trừ được tâm sân hận. Diệt trừ được tâm tham ái,
nên họ không bị mắc kẹt và mù quáng
đối với các lạc thọ.
Và do diệt trừ được tâm sân hận,
nên họ không bị mắc kẹt và mù quáng
đối với các khổ thọ.
Bất cứ lời nói nào khi
nói ra,
không
bị chi phối bởi những lạc thọ hay khổ thọ, ấy là lời
nói chân thực, lời nói đúng đắn,
lời nói đúng với tự thân thực
tại của chính nó, và
ấy là lời nói có
chất liệu của sự tự do hiện thực, có khả năng giúp cho mình
và những người nghe tháo gỡ được
những hệ lụy để hướng thượng.
Bất cứ những hoạt động nào khi biểu
hiện, không bị chi phối bởi những lạc thọ hay khổ thọ, sự biểu hiện ấy là chân thực,
là đúng đắn, là thích ứng đối với tự thân của
thực tại. Sự biểu hiện ấy là sự biểu
hiện có chất liệu của sự tự do hiện thực, có khả năng giúp cho mình
và những ai liên hệ,
đều có khả năng tháo gỡ được
những hệ lụy để hướng thượng.
Và bất cứ ý nghĩ nào, vận hành trong tâm thức,
chúng không bị chi phối bởi những lạc thọ hay khổ thọ, thì tâm ý vận
hành ấy là chân thực,
là đúng đắn, là thích ứng với tự thân của thực tại. Sự vận hành của tâm thức ấy là sự
vận hành của tâm thức
tự do, vì chúng không còn
bị chi phối bởi những hạt giống tham lam, sân
hận,
si mê và
tà kiến.
Vì vậy, ta phải
biết thực tập cách nhìn các cảm
giác vui và buồn hay lạc thọ và khổ thọ
từ nơi tâm thức ta, để thấy rõ chúng
là gì và
gốc rễ của chúng là đang ở đâu và do đâu, rồi mỉm cười và ung dung
vượt
ra khỏi mệnh lệnh của chúng.
Thích Thái Hòa
( Thư Viện Cổ
Pháp )