Những chú chim về hót bên nhà

Hoàng Công Danh

Tôi không cho phép mình quên đi tui thơ, vì tui thơ y mt phn ln được vun trng trong khu vườn nhà mình. Có nhiu khi tôi vn vơ t hi, chng nh khu vườn này có mt bí mt nào đó? Và chính tôi đã chôn nhng chiếc hp đng bi xung đt. Mt năm sau, hoc lâu hơn thế, tôi li đào lên đ khơi m bí mt ca khu vườn. Riêng có nhng loài chim v hót thì tôi không th ly âm thanh đó đem chôn được, v chăng ch có ký c là nơi lưu gi bí mt vô hình y mà thôi! Mi khi cn sng vi cm xúc mãnh lit nht, người ta hay khai m điu bí mt. Đi vi tôi, bí mt y là tui thơ trong vt như mt nước, chm vào s có nhng gn sóng long lanh.

3

Vào cuối mùa xuân, có những ngày không nắng không mưa, trời nhẹ miên man giữ khư khư nhiều pha lê tinh thể khí. Một ít sương chắt ra từ tinh tuý đất trời đọng trên những phiến lá đang dệt màu xanh cho khu vườn. Loài chim sẻ lướt nhẹ cánh vào tấm lá chuối non nhiều phấn, như thể là chúng tự trang điểm cho bộ lông của mình bằng màu trắng phấn lá. Sau cái quệt phấn rất nhẹ ấy, sẻ nhảy lên một cành mít và đứng đó rất lâu. Chim sẻ hót nhỏ và ngắn, dường như chúng là loại kiệm lời nhất trong họ nhà chim. Thế nhưng mỗi lần ngắm chim sẻ đậu trên cành mít, tôi đọc được trong ánh mắt của chúng những ý nghĩ về cánh đồng và hạt gạo; chim sẻ là loài chim quê mùa và giản dị như người nhà quê!

Tiếng chim lọt qua khung cửa sổ rủ rê trẻ con cùng dạo chơi. Nhiều lần như thế, chim làm tôi lơ đãng những trang sách. Tôi nói với anh Trứ rằng những chú chim sẻ biếng lười không chịu học hành. Hôm sau, khi đàn chim sẻ bay qua, anh Trứ nói với tôi chim đi học về đó. Tôi không tin. Anh Trứ bảo ra ngoài gốc cây mà xem. Tôi chạy ra gốc cây mít thì nhặt được chiếc cặp xinh xắn xếp từ lá chuối, nhỏ bằng lòng bàn tay. Lúc ấy thì tôi tin chiếc cặp này là của chim sẻ đi học về đánh rơi. Mãi sau này mới biết chính anh Trứ đã xếp chiếc cặp đó để khuyên nhủ tôi: loài chim không hề lười biếng, kẻ đi học cũng không được lười biếng!

Khi chú chim sẻ nhảy chuyền cành, chính là lúc một bản nhạc được ký âm giữa bầu trời. Những cành cây làm khuông nhạc, con chim là nốt nhạc. Mỗi điệu tác của chim biểu thị một dấu trường độ: lúc cánh chim xoè ra là một nốt móc đơn, lúc chim đứng yên thu mình là dấu lặng, đôi chim đứng bên nhau tạo thành một liên hai... Chỉ cần sự có mặt của loài chim thôi thì khu vườn này như đã có nhạc rồi, chưa cần phải hót.

Chim sẻ nhặt những cọng rơm nhỏ về gầy tổ dưới men mái nhà. Chúng tỉ mẩn từng ngày kê gác sắp đặt trước ngày đẻ trứng. Nóc nhà từ độ ấy vang lên một thanh âm yên bình ấm áp. Ngày chim non vỡ trứng, âm thanh lại được kế tiếp bằng những tiếng khóc chào đời dè dặt. Vườn nhà sinh sôi.

Từng nghe chim bồ câu là loài biết đưa thư. Thực tình tôi chưa bao giờ thấy, nhưng tôi chứng thực điều đó qua bức thông điệp tình cảm. Ấy là hồi chú Trí yêu thím Hương, những con chim bồ câu từ nhà thím ngày ngày cứ bay về khu vườn nhà tôi gáy gù gù. Tôi đoán chừng đó là lúc người con gái ngoài ấy đang nhớ chú, bởi thế nên những con chim bồ câu đã bay về đây để gửi gắm nỗi mong mỏi.

Chim khướu và chim sáo đều có giọng hót lảnh lót trong veo, mỗi lần chúng ghé ngang nhà tôi thì cả khu vườn như được kéo bay lên bằng sợi dây thanh mỏng mảnh. Chim chào mào lại tô điểm cho khu vườn những sắc màu ấn tượng. Chào mào lau có lông màu xanh, chào mào mũ có chiếc mũ màu hồng gạch ngói. Ngắm chúng, tôi hay ví von chào màu lau là căn nhà tranh, chào mào mũ là căn nhà ngói. Và chim chóc đã về xây trong khu vườn này một thế giới chứa những căn nhà thanh bình!

Chim cu thường hay buồn rầu một cách khó hiểu. Chúng trầm lặng như những nhà bác học của thời xa xưa còn sót lại, đứng trầm ngâm rất lâu trong khu vườn hồn nhiên tuổi thơ tôi. Có lẽ vì thế mà chỉ những người già mới chơi chim cu, trẻ con chơi chim cu thì bị coi là già trước tuổi, hoặc bị nhuốm nỗi sầu thế nhân sớm.

Thi thoảng có mấy ông già đem lồng vào vườn nhà sập chim cu. Cái bẫy là một chiếc lồng nhốt con cu mái, xung quanh phủ lá, chừa lại một phía có cánh sập căng lưới. Loài chim ân ái theo kiểu đá nhau (chim đá cá trừng), người ta lợi dụng điều này để bẫy chim. Khi con cu mái cất tiếng, chim cu trống sẽ bay tới mặt không phủ lá, chân nó vừa chạm lên cành cây nhỏ thì cánh sập sẽ đập lên nhốt lại. Những lần có người đến bẫy cu, tôi tò mò xem để biết, nhưng thật lòng lại không muốn bất kỳ con chim nào mắc bẫy. Mấy hôm sau, chim thưa thớt đến vườn nhà mình. Tôi buồn. Chính loài người đã khiến chim chóc dỗi lòng. Nhưng may thay, một thời gian sau chim lại trở về mở hội vui. Tôi rói vào mắt những chú chim yêu dấu một câu nhắn gửi: Hỡi các bạn chim, hãy đến với khu vườn nhà tôi, từ nay sẽ không ai được phép đem bẫy lồng vào đây nữa đâu, đây chính là nơi an bình nhất cho các bạn!

Chẳng biết loài chim có nghe lời nhắn nhủ ấy không, nhưng đó là câu tôi nói với cả chính mình. Để mỗi khi cần sự yên bình thì tôi thả mình về với khu vườn, ở đó luôn có những tiếng chim sẵn sàng bày ra bữa tiệc cho tâm hồn tôi.

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle