Những tháng năm sống với mảnh làng bé nhỏ của
mình, trước khi ngày sắp
tắt, tôi thường ra đứng trước ngõ nhà một
lúc. Thuở nhỏ đợi
mạ về. Trong chút nắng
chiều sót lại, tôi chờ hình bóng mạ như
cậu bé Remi trong tiểu
thuyết Không gia
đình
của Hector Malot đứng từ xa dõi về
căn nhà xưa cũ, chỉ mong thấy mẹ là mừng. Đợi suốt buổi hoàng hôn, đến
lúc ánh
nắng
tắt hẳn mạ mới tất tả đi về. Dù muộn, nhưng trong cái giỏ
xách của mạ bao giờ
cũng có một thứ quà bánh giản
dị nào đó. Có khi đấy
là một trái quýt vàng
màu mặt trời ủ ấm, khi thì chiếc
bánh nậm như nóc nhà
tranh.
ảnh minh họa
Vào lúc ấy, ánh nắng
cuối ngày lướt nhẹ trên cánh đồng
lúa, và
cứ
đi qua khoảnh ruộng nào thì nắng lịm ngay trên đó, như
thể đã chìm vào những
cánh lá. Mây chùng thấp xuống rồi rủ nhau dạt
về phía trời tây tạo thành một mảng bông tựa mình lên nhấp
nhô núi
xa.
Một đám mây bị
gió xé
tạt
vạch nguệch ngọac giữa trời. Chim gấp gáp vỗ cánh tìm
về tổ sau một ngày
rong chơi kiếm ăn. Một khung cảnh yên ả nhưng khiến người ta nhớ thiết
tha đến nao lòng khi
đi xa. Có những buổi chiều muộn ở Minsk xa xôi, tôi một
mình đứng ngắm đàn chim sẻ bay rặc qua mái nhà trên tầng
13 ký túc xá, cái lúc
ấy lòng mình như se lại, một cảm giác vừa gần gũi thân quen
nhưng thoáng trôi qua nhanh khi đàn chim
sẻ đã bay hết, để lại một khoảng trống hụt hẫng và thèm khát!
Cho đến
khi trở lại quê nhà,
mỗi hoàng hôn đều cho tôi được
tắm gội lại màu nắng
năm xưa, khơi gợi lại cảnh cũ. Quê hương đổi thay nhiều, nhưng cứ vào hoàng hôn
thì mọi hình dáng năm
xưa lại trở về, đơn giản bởi cái luỹ
tre bao
bọc
phía sau làng, hay là
những
nóc nhà
đều
chỉ còn lại một màu xám đen
ngược sáng. Hèn gì ngày xưa
cụ Nguyễn Du cứ đợi
đến hoàng hôn mới vẽ
ra bao
nhiêu
khung cảnh quê nhà cho
Thúy Kiều da diết nhớ.
“Buồn
trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng
cánh buồn xa xa”.
Hoàng hôn
cũng là lúc người nhà quê chuẩn
bị cơm chiều hoặc đốt lá khô rụng sau khi đã
gom lại góc vườn. Làn khói trắng chầm chậm bay lên, tản vào không trung
một cách lặng lẽ. Dường
như thời điểm cuối ngày, mọi thứ đều được gắn liền với một chữ nhớ. Thôi Hiệu xưa
ngắm khói sóng trên sông
lúc chiều hôm thì nhớ
nhà, “yên ba giang
thượng sử nhân sầu”.
Và có lẽ khói
ấy cũng là một món
của quê hương. Nghe kể
rằng, nhà báo Hồ Sĩ
Bình bên cạnh làng tôi, mỗi lần về quê ông đều
đi gom lá tre đốt
và ngửi. Ông bảo ông “sèm” cái mùi
khói ấy.
Buổi
chiều đứng
giữa quê nhà, trong chút
nắng muộn màng, tôi hình
dung ra trên con đường quê như còn vẫn
đó… Một thằng Phi chăn
trâu, người đen đủi vì rong nắng
suốt ngày trên đồng cỏ. Cuối buổi chiều
Phi cưỡi trâu về, cởi trần vắt áo trên vai
để lộ một bộ xương sườn đếm được,
miệng vẫn huýt sáo hồn
nhiên. Một bác hàng xóm chân lấm
bùn xắn ống quần lên ngang đầu
gối, vác cuối trên vai thong thả bước về nhà. Hay là hình ảnh chị gái trong
xóm gánh một triêng hoa màu lần
chậm về ngõ, để lại mùi thơm ngò quế hòa vào
chạng vạng. Khép lại một ngày lao động,
hoàng hôn là lúc người
quê trở về với tâm hồn mình
và lắng nghe một tiếng chuông chiều thảnh thơi.
Hoàng Công Danh