Ninh GiangThu Cúc
Chân bước
đi mà lòng quay trở lại đau thắt lòng trên đất khách mỗi nắng xuống chiều lên; lạnh tái tê cho bao
kiếp tha phương bị lạc loài nơi cầu sương điếm cỏ hay được
đề huề trong cửa rộng nhà cao (!)
Xúc động đến trào nước mắt với lời nhắc nhủ:
Người cứ hẹn, chưa chịu về thăm Huế
Bởi chưa thể về được nên tác giả
cho kẻ đi xa tự
ru mình
bằng
khúc “Hành phương nam”, kiếp phiêu bạc cùng gặp nhau ở đỉnh điểm của nỗi đau:
Phương nam hành đành vỗ điệu du ca
“Đành vỗ điệu du ca” giá có Ngô
Cang ngồi đây khi tôi
viết đến năm từ ấy tôi sẽ
không ngần ngại hét vào vào tai
anh ta “Cậu
tài lắm!” Với một chữ “đành” rất chi khiên cưỡng nhưng vì được đặt đúng chỗ nên đã
làm bật dậy đầy đủ tình và tứ của
bảy chữ trong câu, chắp
cánh cho câu thơ bay cao đầy thuyết phục, rất thành công về nghệ
thuật xử lý ngôn ngữ
và nhạc điệu.
Hai câu sau và hết
khổ thơ thứ 2 (bài nầy có 4 khổ) chỉ mang tính tự
sự và hoài niệm. Nhưng
dễ thương biết bao khi người đọc “thấy” tác giả đang
ở trong trạng thái nghe ngóng,
hình dung:
Huế vẫn đợi,
người về tay gõ cửa
Tác giả đợi hay Huế đợi?!
Mà đâu phải chỉ đợi trong một sớm một chiều, mà nỗi đợi chờ khắc khoải:
Qua bao
mùa
Xuân hạ nhớ Thu đông
Nhưng,
người ở cứ
đợi, kẻ đi vẫn:
Người cứ hẹn tháng năm dài lần lữa
Chưa quay về thăm
lại một dòng sông
Người đi chưa trở về được bởi “áo cơm trói buộc
câu hò
hẹn” (*), kẻ ở vẫn
cứ sáng chiều thương nhớ đau đáu ngóng chờ…
Ơi tình quê! Ơi
hồn quê!!!
Một miền quê hương mưa dầu nắng lửa hứng chịu, hứng chịu bao mất mát đau
thương do tai trời ách đất, do hạn hán mất mùa,
song vẫn tự hào thi gan
cùng tuế nguyệt để xứng đáng với tên gọi:
Thừa Thiên.
Với những nét mang tính biểu
trưng của một miền đất vừa mộng mơ êm đềm, vừa phũ phàng khắc nghiệt của thời tiết nơi đây, đã được tác giả khắc
họa, gởi gắm thật đậm nét, thật thâm trầm qua hai câu đầu của khổ cuối da diết
đến bật khóc khi dán
mắt vào:
Lạnh lưa thưa mưa ướt dầm mái phố
Gió lay phay ray rứt ở trong lòng
Rứa đó, đó là tất cả
của xứ Huế, của người Huế, rất hình ảnh rất tâm trạng trong những tháng ngày đất
trời Thừa Thiên Huế - mắc phải bệnh: Mưa dầm…
Còn đây:
Người nhớ Huế sao chưa về
với Huế
Nhắn giùm ai – mai nở - Mạ chờ mong!
Vâng, xin cảm ơn Ngô Cang, xin
cảm ơn quê hương.
Với hai câu kết
trên, phạm vi sỡ hữu
của cái riêng không còn
nữa, không còn mạ của
anh, mạ của chị, mạ của em, mà chỉ
có Mạ của chúng ta – một Mạ Huế đang dang tay đón đợi bao đứa con xa xứ quay về.
Trong văn học và thơ ca, sự thẩm thức thường tùy từng tâm trạng để từ đó đi đến thẩm định giá trị của tác phẩm. Bởi thế riêng với tôi “Gửi người xa Huế” là
một bài thơ có giá
trị cao về kỹ thuật, thi pháp và nghệ
thuật. Bởi
nó được đảm bảo bằng ba yếu
tố: Ý, Tứ, Từ.
(*) thơ
NGTC
GỬI NGƯỜI XA HUẾ
Người cứ hẹn, chưa chịu về thăm Huế
Phương nam hành đành vỗ điệu du ca
Lang thang mãi hiên đời
quạnh quẽ
Lá hoa cồn hồn lạc nẻo quê xa
Màu tím Huế - tóc thề - thời trẻ dại
Thuở yêu người
say đắm lắm
tơ vương
Tình Tôn nữ gió lùa mùa
bưởi ngái
Mở ra rồi khép lại mãi còn hương
Huế vẫn đợi,
người về tay gõ cửa
Qua bao mùa Xuân hạ
nhớ Thu đông
Người cứ hẹn tháng năm dài lần lữa
Chưa quay về thăm
lại một dòng sông
Lạnh lưa thưa mưa ướt dầm mái phố
Gió lay phay ray rứt ở trong lòng
Người nhớ Huế sao chưa về
với Huế
Nhắn giùm ai – mai nở - Mạ chờ mong!
Ngô Cang