Minh Thạnh
Phật giáo có tác động và tác động
“rất có kết quả” đối với một lĩnh vực quan trọng của hoạt động kinh tế? Quả là chuyện lạ. Tôi thường viết những bài thúc đẩy đạo Phật nhập thế, “đem đạo vào đời”…, nhưng khó có thể nghĩ
rằng, Phật giáo Việt Nam đã giúp cho
các nhà
kinh
tế, giúp cả cho chính
phủ và cho toàn xã
hội giải quyết một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay: lạm phát!
ảnh minh họa: lạm phát
Người bạn nhà báo dặn tôi
xem lại Chương trình Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam phát lại vào buổi khuya trên kênh
VTV2 thì sẽ rõ.
Đúng thực như vậy, mà hóa
ra, cũng không lạ lùng gì hết:
Bản tin không nói gì đến
Phật giáo, nhưng nói đến tháng 7, tháng ăn chay,
vì vậy, hầu hết các mặt hàng
thịt động vật, chẳng những không tăng giá như
những tháng trước đó mà lại giảm
giá.
Bản tin nêu ra những
con số cụ thể gợi ở người xem một mức giảm giá rất đáng kể. Những mặt hàng chủ lực như thế giảm giá, thì tất yếu
mặt bằng giá chung
sẽ có một sự điều tiết nhất định.
Một tác động, một kết quả giản đơn, nhưng đầy sức thuyết phục.Tháng bảy, thật kỳ diệu, nhưng cũng chạnh lòng, vì Phật giáo
của tôi chỉ có một
tháng 7 và tháng 7 đang trôi qua. Ước gì, tất cả
mọi tháng đều là tháng 7, mọi người đều ăn chay, thịt
cá hạ giá, mức lạm phát phi mã chậm dần…
Sự kiện vừa
nêu ở trên cho chúng ta
thấy tác động tích cực của Phật giáo đến những vấn đề lớn của xã hội Việt
Nam,
trong những trường hợp cá biệt như
trên, là rất đáng kể.
Vấn đề là chúng ta, những
Phật tử, không nên để
những tác động diễn ra một cách
tự nhiên, mà nên thúc
đẩy nó, bằng cách tìm kiếm, phát hiện những khả năng tiềm tàng của Phật giáo, tác động vào nó, khiến
nó phát
huy
tác dụng tích cực, đem lại những kết quả cho toàn
xã hội. Đó là đem đạo
vào đời, đưa đạo nhập thế một cách sống động nhất.
Những vấn đề
lớn của toàn cầu, của đất nước hiện nay rất nhiều, rất phức tạp, có vấn
đề rất nghiêm trọng. Nếu khéo khơi gợi, Phật giáo với đặc điểm từ bi, trí tuệ cũng sẽ trở thành một nhân tố tham
gia giải quyết.
Tháng 7, đó là kết
quả của việc đưa giáo lý đạo
Phật vào đời sống. Chúng ta còn
có thể tiếp tục hướng tác dụng này theo nhiều
cách?
Bạo hành, bạo lực…? Tại sao một đạo từ bi, nhân ái như
đạo Phật lại chưa có vai trò
tích cực trong việc giải quyết vấn đề này của xã
hội? Đó là vì những
lý tưởng cao đẹp của đạo Phật, niềm tin chân chính của
đạo Phật chưa đến được với người cần. Làm sao để mọi người nhớ đến từ bi, như nhớ đến một tháng 7, như là truyền
thống.
Tham nhũng? Chắc chắn
vấn nạn này sẽ được
kìm hãm, khi mọi người
thấm nhuần tinh thần nhân quả. Hiện nay, trong xu thế chung,
cũng như từ những hiện tượng mới nổi đáng chú ý, như “ngoại cảm”, mọi người ngày càng tin vào
những
vấn đề tâm linh, tin
tưởng
nhiều hơn Phật, ở thế giới tâm linh. Niềm tin đó nếu đạt đến mức nào đó,
chắc chắc sẽ khiến cho nhiều người chùn tay hơn
trước những
thu thập bất chính, đục khoét, gian tham, cũng
như một bộ phận lớn xã hội
đã từ khước thịt cá trong tháng
7 tâm linh của Phật giáo.
Tháng 7 và kết
quả góp phần kìm hãm lạm phát
của Phật giáo. Hai vấn đề
quá xa,
nhưng
hoá ra
lại
rất gần.
Chúng ta hãy tìm
những quan hệ như vậy để làm cho cuộc
đời tốt đẹp hơn, đạo đức hơn, ích lợi
hơn với đạo Phật.
Cuộc sống của bao nhiều người nghèo trong tháng bảy
âm lịch đã bớt khó khăn hơn
nhờ bước chững lại của lạm phát, kết quả của việc giảm giá những mặt hàng thịt cá được
coi là
thực
phẩm căn bản. Có lẽ, kết
quả đó là tốt hơn,
sâu rộng hơn những chuyến đi làm từ thiện
xã hội với kinh phí hàng tỷ
đồng. Sức
mạnh của đạo Phật, trước hết, là ở tinh thần căn bản, và sau
đó, mới đến những hành động cụ thể.
Đây cũng là điều chúng ta có thể
rút ra từ
việc tham gia một cách
rất tự nhiên của đạo Phật trong việc giải quyết những vấn đề lớn của xã hội.