Niềm vui và sự hiểu biết

niem vui va

Thích Thái Hòa

Ba chú điệu đi tụng kinh xong, tôi thưởng ba chú bốn hộp yaour.

Một điệu hỏi: “Thầy cho bốn hộp con ba điệu làm sao chia? Tôi nói: “Tùy các con”.

Trưa lại, tôi gọi mấy chú điệu lại hỏi, mấy con đã phân chia yaour cho nhau như thế nào?

Một điệu trả lời: Ba đứa con ba hộp, còn một hộp con chia cho điệu Thành.

Tôi nói: “Điệu Thành không gieo nhân sao lại hưởng quả? Điệu Thành lợi dụng nhân quả của người khác không tốt, tội cho Điệu Thành.

Một điệu thưa: “Con chia ba điệu ba hộp, hộp còn lại con chia ba, cho ba người đều nhau.

Tôi nói: “Nếu như vậy, thì quá sòng phẳng, sòng phẳng đến mức lạnh lùng khủng khiếp”.

Một điệu khác nói: “Bạch Thầy, thế thì phải chia thế nào? Tôi nói: Điệu nào được trao trách nhiệm phân chia, điệu ấy phải chia cái tốt cho người, cái xấu cho mình, cái nhiều cho người, cái ít cho mình.

Tại sao? người được giao cho trách nhiệm phân chia, tự đã được một danh dự rất lớn rồi, không cần phải quan tâm đến vật chia cho mình nữa.

ảnh- Điệu: Lời kinh chiều, chùa Thiên Mụ

Cái tốt, cái lợi thì nhường cho người, cái thiệt hại, cái xấu thì để lại cho mình, đó hạnh của bậc đại nhântrong đời; còn nếu cái tốt, cái lợi để dành cho mình, cái xấu, cái thiệt hại thì đưa cho người khác, đó cách hành xử của kẻ phàm phu. vậy, họ bị mọi người oán đối không dứt, thù hiềm bất tận, nhân cách của họ bị hỏng, bạn tránh xa.

Người xưa nói: “Ở nhà vườn, ăn cau sâu”. Câu ấy, một nội dung hành xử rất đẹp rất đạo .

Vậy, các con phải nhớ thực tập mỗi ngày, để mỗi ngày các con lớn lên trong chất liệu trí tuệ từ bi.

Ba chú điệu, đều chắp tay vâng lời kính lễ, rồi lui ra trong niềm vui sự hiểu biết mới.

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle