Từng bước nhẹ nhàng, tôi
đi vào vườn thơ Trụ Vũ. Cả một đời trầm tư, suy tưởng, thực sống, hiện thị đương chân, ông đã
xây dựng nên cõi thơ
bát ngát của riêng ông.
Cõi thơ bát ngát ấy,
thành trì tư tưởng ấy, là gì? Không chỉ
là cố cung thánh
địa
Kapilavastu, không chỉ là vùng đất thiêng Lumbini, nơi nhân hoàn diễm phúc đón bảy bước chân đầu đời của Đức Phật. Và, để dựng nên thành trì tư
tưởng này – mà thi phẩm
Búp Hoa Đàm tuyệt vời thể hiện – ông chỉ cần mượn đến những hình thái vật thể, phi vật thể thật mỏng manh, rất dễ thương mà cũng là rất Việt. Xin thử lắng nghe:
Một cành
thôi/ Dù là/ Hoa cỏ
may/
Đủ trang
nghiêm/ Tam thiên/ Đại thiên này
Thơ ông nói với chúng ta,
rằng:
Một cành
thôi/ Nở một lần trong vũ trụ/ Thọ kí cho/ Vạn
đời.
hoa vô ưu ở Hà nội
Vâng, chỉ cần một cọng hoa cỏ may đủ trang nghiêm cho thế giới tánh cảnh, cho đài gương bản giác, cho thể tánh viên
minh.
Vì vậy và thực vậy, chỉ cần một cọng hoa cỏ may thôi, đủ trang nghiêm cho cả
ba ngàn thế giới, đủ ấn chứng cho muôn loại chúng sanh
quá
khứ, hiện tại, vị lai.
Tiếp xúc, tâm cảm với BÚP HOA ĐÀM, bạn
đọc có thể nhận ra điều mầu nhiệm ông ký thác
vào thơ. Ông muốn nói với chúng ta rằng:
chỉ từ một cọng hoa cỏ may, một cánh chuồn chuồn kim, một cánh bèo trôi,
một ngón chân ửng hồng v.v..., mà chúng ta
nhận ra thể tánh chân như, như thị bát bất của nó, là ta có
quyền bấm chắc mười ngón chân,
đặt
hai chân ta vào mặt
đất tịnh
độ, ta có quyền bước vào khung trời giải thoát lồng lộng mở trước mắt.
Ôi, đã bao nhiêu lớp
bụi hồng vô minh lem
luốc trùm phủ lên kiếp tôi đòi, nô lệ phận người. Xót thay cho
những
ai mải mê đi tìm,
tìm Phật nơi bảy bước nở hoa sen, nơi
công án phùng Phật sát Phật, nơi ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết
v.v…, tìm nơi tâm thức nô lệ những hình thái văn
hóa ngoại lai, tìm Phật
ở ngoài mình. Ai trong chúng
ta
biết tự đánh thức mình, mở ra phương trời giác ngộ cho tự thân, tự mình bước vào phương trời hoa thơm cỏ ngọt. Ai trong chúng
ta
bây giờ biết chấp tay sen lạy
cọng hoa cỏ may như chấp tay lạy ba đời mười phương chư Phật?
Vừa ở độ
tuổi đôi mươi, ông từng đã trầm mình giữa cát bụi vô minh, tưởng chừng vấp ngã cạm bẫy cuộc đời. Thế rồi, nhờ thắng duyên từ nhiều đời, ở một
phút giây quán niệm hiện hữu cọng hoa cỏ may, ông thấy cả một bầu trời giác ngộ, ánh sáng bình
minh
đạo Phật
rực rỡ
ở phương Đông.
Ông ngộ ra Phật không chỉ hiện hữu ở Ca-tì-la-vệ,
không chỉ sanh thân ở Tinh xá Kỳ Hoàn.
Phật có mặt ở khắp nơi, khắp cả, Bụt
phơ phất giữa hàng rào, thấm cây bông bụt,
xôn xao nắng chiều v.v… Bụt có mặt ở trong ta,
Phật
có mặt ở trong mình.
Phật
có mặt nơi cọng
hoa cỏ may trên con đường quê mẹ, Phật có mặt nơi cánh bèo tím lục bình, nơi đóa sen trắng, búp sen hồng, ửng nắng, nơi mỗi
ngón chân em, nở một búp sen hồng.
Với thông điệp BÚP HOA ĐÀM,
ông muốn truyền trao cho chúng ta
điều gì? Hãy thử lắng lòng nghe ông thủ
thỉ tâm tình:
Bước đi
tới/ Long hoa/ Hồng thắng hội.
Đương lai hạ sanh/ Di lặc/
Nụ em cười.
Tất cả những gì thuộc thế giới hiện tượng, của sắc và không, của hiện lượng, của tợ hiện lượng thảy đều là của thế giới tánh cảnh an lạc hạnh phúc qua cái nhìn của tuệ giác viên minh .
Hạnh Phương
19/07/20011
Vu Lan Phật lịch 2555.
phapluanonline
|