Đạo Phật với tuổi trẻ

Phật giáo vốn là một tôn giáo không khước từ đối với bất cứ một ai, nghĩa là luôn luôn chấp nhận mọi thành phần tầng lớp trong xã hội

Phật giáo vốn là một tôn giáo không khước từ đối với bất cứ một ai, nghĩa là luôn luôn chấp nhận mọi thành phần tầng lớp trong xã hội. Người giàu kẻ nghèo, người sang kẻ hèn tôn giáo kia tôn giáo nọ, tất cả đều có quyền bước vào ngôi nhà của Phật Giáo. Chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ có người Phật tử mới có thể vào chùa để tu tập, còn những kẻ theo tôn giáo khác là không được chăng. Theo quan niệm của Phật giáo tất cả chúng ta đều có quyền bình đẳng tự do cá nhân, vì tất cả mọi người đều có dòng nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ, thế tại sao chúng ta lại hay có quan niệm phân biệt nòi này giống nọ ư? Nghĩ như vậy thật tôi cho Phật giáo lắm, ở đây tôi muốn nói rằng Đạo Phật là đạo của tuổi trẻ chứ không phải chỉ dành riêng cho những người cao tuổi mà thôi. Có rất nhiều người bươn chãi giữa cuộc đời với biết bao thăng trầm cuối cùng rồi họ phải nói rằng “cuộc đời này rồi cũng như là trò ảo thuật trên sân khấu, đối đãi giữa thế gian”. Nhưng thiết nghĩ Đạo Phật mà đợi đến lúc già mới biết thì cũng đã muộn lắm rồi. Tại sao chúng ta lại không nhận thức ngay từ lúc còn trẻ để thấy rõ con đường chánh đạo cho tuổi trẻ có nhiều niềm vui (joyness) trong cuộc sống. Hiện nay cuộc sống vốn đối mặt với nhiều phức tạp nhiễu nhương và nhiều áp bức (oppression), tuyệt vọng (frustration). Tuổi trẻ thường hay đến chùa để lễ lạy van xin cầu lộc cầu tài, coi tướng tốt xấu hay chỉ nghe theo lời cha mẹ hoặc truyền thống gia đình, các hình thức này chỉ là phần nhỏ trong Đạo Phật, thực chất nó không biểu hiện tinh thần của Phật Giáo. Bản chất của Phật Giáo là chuyển hóa từ những tuyệt vọng khổ đau thành yêu đời thương đời và đem niềm vui tới cho đời.

Có rất nhiều lý do để có thể nói rằng Đạo Phật là đạo của tuổi trẻ và cho tuổi trẻ.

Thứ nhất, giáo lý của Đức Phật có nhiều cánh cửa mở rộng để chuyển hóa con người chứ không phải để con người phải kẹt vào trong giáo lý hay là một triết thuyết siêu hình nào đó. Đạo Phật giúp cho con người có được sự tỉnh thức (awaken) an lạc cho tất cả mọi người ở những căn cơ trình độ khác nhau. Tỉnh có nghĩa là không được tuyệt vọng hay chán đời, lại cũng không được điên cuồng trong tình cảm nghề nghiệp. tỉnh thức là mình phải biết làm chủ bản thân của chính mình, đừng bao giờ giao phó vận mạng của mình cho ai khác. Hiện nay tuổi trẻ thường hay thất bại trong chuyện đời do thiếu kinh nghiệm, thường hay dẫn đến tuyệt vọng và chán đời, nhưng đó chỉ là thành phần nhỏ trong cuộc sống. Sự sai lạc quan niệm đó tuổi trẻ cần hiểu đến Phật Giáo để có sự tỉnh thức an lạc trong đời sống và khát vọng ở tương lai. Đạo Phật như là một chiếc bè đang cứu vớt cho tuổi trẻ đi đến chỗ an lành hạnh phúc.

 


Thanh niên, sinh viên Hà Nội cầu pháp quy y Tam Bảo tại chùa Bằng ngày 26.6.2011

 

Thứ hai, tuổi trẻ bao giờ cũng đầy đủ sức sống khát vọng và yêu đời, và tuổi trẻ có đầy đủ khả năng làm thay đổi con nguời của mình và xã hội. Đạo Phật là đạo của an vui yêu đời và đem niềm vui đến cho đời, dạy cho con người có được niềm khinh an hỷ lạc trong cuộc sống. Hình ảnh Đức Phật Di Lặc với nụ cười luôn nở trên môi và chiếc bụng to lớn là biểu tượng của sự an lành bao dung độ lượng. Như vậy Đạo Phật không chỉ tiếp nhận cho những kẻ chán đời mà Đạo Phật cốt yếu muốn cho kẻ ấy luôn nở trên môi những nụ cười hỷ lạc, nụ cười đó tỏa rạng từ sự tươi mát và dịu dàng. Đức Phật vốn từ chối cuộc sống vương giả của một vị thái tử ở trong hoàng cung, Ngài thấy rằng sống trong xa hoa chỉ để làm cho con người tăng thêm lòng tự mãn, cũng vậy ở mãi trong sự sung sướng thì chẳng bao giờ hiểu được nỗi đau khổ của kẻ nghèo. Còn nếu giam mình trong khổ hạnh thì cũng chỉ hao mòn lao lực trí tuệ, chính vì thế Ngài quyết định chọn con đường trung đạo cho cho chính mình, nghĩa là không kẹt vào bên này cũng chẳng vướng vào bên kia, đây là nói lên tinh thần bình đẳng trong Đạo Phật. Tuổi trẻ ngày nay thường bị lôi cuốn bởi những trò vui phù phiếm của thế gian, thường hay gặp ở những chốn nhảy nhót rộn ràng... cũng là để mong rằng đáp ứng được những nhu cầu thỏa mãn của con người. Đức Phật cho đó là cội nguồn đưa đến khổ đau, một khi mình dấn thân vào con đường đó coi như khó mà cởi bỏ được lối thoát “Ma đưa lối quỷ dẫn đàng, lại tìm những chốn đoạn tràng mà đi”. Ban đầu cứ tưởng thử một vài lần cho vui nhưng thực chất điều đó là mầm móng đưa chúng ta đến chỗ trụy lạc, dần dần sẽ bị cuốn theo vòng xoáy của nghiệp lực. Mỗi con người chúng ta ai cũng mang theo cái nghiệp ở trong mình, nếu chúng ta gần gũi với kẻ lành thì thấm nhuần thành nghiệp lành, còn nếu gần với kẻ ác thì chắc chắn ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nghiệp ác. Cho nên nghiệp lực mỗi người trên đời này đều khác nhau chẳng có người nào giống với người nào cả, ai ăn tự no ai tu nấy chứng, uống nước như thế nào thì tự biết nóng lạnh. Tất cả đều do chính chúng ta tạo tác ra và không thể có một đấng thượng đế nào có quyền ban phước giáng họa cho mình “Có trời mà cũng tại ta…” Trong sự lôi cuốn của xã hội, tuổi trẻ cần phải nhận thức rõ điều này để tránh đi lối sống sa đọa, cần phải có yêu đời và thương đời nhiều hơn.

 

Phủ phục tiếp nhận Giới - Pháp (Chùa Bằng 26.6.2011)

 

Thứ ba, chúng ta thử hình dung một chàng thanh niên trẻ tuổi trãi qua những ngày tháng gian nan ở chốn học đường, cuối cùng đã bước lên đỉnh cao trên Kim Tự Tháp. Tự nghĩ chàng trai đó cần phải làm gì đây, đứng giang tay ra để tự mãn khả năng của chính mình chăng? Không, không phải như vậy, chàng trai đó phải cúi mình xuống giang đôi cánh tay ra để kéo những tuổi trẻ khác đi lên, thưa rằng hình ảnh đó rất đẹp. Có một lần tổng thống Obama nhận kết quả cao trong trường học, vui ta vui mừng về khoe với ngoại, rồi bà ta bảo rằng cái điểm đó chưa đủ đâu con ạ, con cần đem kiến thức trí tuệ của chính mình áp dụng trong xã hội nhằm để giúp đời, đó chính là điểm cao nhất của chính con đó. Tuổi trẻ luôn là những trái tim hiểu biết mở rộng con tim của mình.

Thứ tư, tuổi trẻ là lứa tuổi rất đẹp hồn nhiên và trong trắng, tựa như một tờ giấy trong trong sạch, tuổi trẻ thì khác với tuổi già, tâm hồn của tuổi trẻ thật là đẹp, dễ dàng bỏ qua những cố chấp thành kiến hẹp hòi, cũng rất dễ mở rộng tình thương để đón nhận qua hình thức của một cặp kính màu cố chấp. Đạo Phật gọi là kiến thủ nghĩa là lúc nào cũng cho ý kiến của mình là đúng và người khác là sai. Thích thấy lỗi người khác hơn là lỗi của chính mình, điều này thường thấy ở tuổi già. Cho nên có một vị Bồ Tát với công hạnh là An Nhi Hạnh, tức là hạnh của trẻ thơ, vì trẻ thơ thì ít khi giận khi hờn, chuyện gì xong rồi là bỏ qua, ai muốn thành Phật thì trước tiên cần phải phải thực tập hạnh nguyện này.

 

Thứ năm, tuổi trẻ ngày nay đang đứng trước cám dỗ của vật dục và hưởng thụ dường như quên đi hạnh phúc chân thật ở trong chính mình. Có một chàng thanh niên đến hỏi Đức Phật, Bạch Đức Thế Tôn ở ngoài kia có rất nhiều đạo, và đạo nào cũng đều cho mình là hay là giỏi hơn tất cả, nay con cảm thấy phân vân chẳng biết phải chọn theo đạo nào để làm hướng đi cho chính mình, Đức Phật khuyên vị thanh niên rằng: “đừng tin bất cứ điều gì dù đó là một truyền thống được lập đi lập lại từ ngàn xưa, là điều mà được nhiều người tin theo hay một kẻ có uy quyền nói ra; mà hãy tin theo cái gì từ sự lý trí phán đoán rồi trải qua thực nghiệm cho thấy rằng điều đó mang lại sự an lạc hạnh phúc thật sự rồi hãy tin theo. Ngài không muốn chúng ta nhắm mắt tin theo một hình thức mù quáng, hay là bản năng tự tánh của mình. Ngài thường dạy rằng những gì mà ta dạy cho các ngươi nếu giả như có tin ta mà không hiểu ta coi như là phỉ bang ta vậy. Cho nên tuổi trẻ cần phải nhận thức đúng đắn để tiến đi dễ dàng trên con đường chánh đạo.

 

 

Q. Chơn, TX

Nguồn: PSN

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle