Nỗ lực và định hướng nào?
dinh huong
Sự học không có ngằn
mé và nhu
cầu học hỏi là nhu
cầu của sự hiểu biết, nó đã trở thành một đời sống tinh thần có giá trị
hết sức cao quý của
con người.
Ta học tập để có sự hiểu biết, để có khả năng
phân biệt được chánh tà, chân ngụy,
đúng sai, thiện ác để nỗ lực dẹp tà, khử ngụy,
trừ sai và diệt ác.
Nhưng, ta nỗ lực học tập mà ác trong
ta càng
ngày
càng tăng; tà trong ta
càng ngày càng lắm; ngụy trong ta càng ngày
càng phát triển và những sai lầm trong ta càng ngày
trở nên trầm trọng, thì sự học
tập của ta đã trở
thành nguy hiểm, đem lại tai họa cho ta, cho
gia đình và xã hội
của ta.
Định hướng
cho sự học của ta là để
có sự hiểu biết và sống đẹp
mà không phải mưu cầu danh lợi, địa vị và quyền
bính. Định hướng học
tập của ta như vậy
là định hướng đúng.
Ta đi theo
định hướng
này, thì cái chánh trong
ta càng
ngày
càng hiển lộ; cái chơn
trong ta càng ngày ngày
trở nên hiện thực; cái đúng trong
ta càng
ngày
càng trở nên toàn hảo
và cái
thiện
trong ta càng ngày càng
trở thành cuộc sống của ta.
Nếu ta nỗ lực
học tập mà chệch định hướng này, càng học
càng đưa ta đi tới
những khôn ngoan vụn vặt và tội
lỗi, và rồi ta sẽ
bất mãn đối với tất cả. Và trong xã
hội cực kỳ văn minh, người ta cũng chỉ
đủ khả năng để đáp ứng được những nhu cầu lòng
tham của những chàng chăn trâu, mà không bao
giờ đáp ứng nổi nhu cầu tham
lam của người
có học; và trong xã
hội người ta có thể
dập tắt được cơn giận của người ngu, nhưng khó dập tắt lòng hận thù của những
người có học mà tham
lam và chấp ngã.
Nên, nỗ lực học tập là tốt,
nhưng định hướng sai cho nỗ lực
ấy, dẫn ta đến những thảm trạng khốn cùng và bi đát
cho ta và
xã hội.
Thích
Thái Hòa