Tôi
nghĩ một ngày bình
thường
không phải là một ngày
không có những khó khăn. Vì cuộc sống nào mà lại
không có những vấn đề của nó, chỉ ít
hay nhiều mà thôi. Và trong một ngày như hôm
nay, ta vẫn có thể tiếp
xúc được với hạnh phúc, hoặc như ông Williams, có được một tuệ giác nào đó. Trong lúc này, có
thể là một người đang đọc một bài viết,
hay ngoài kia trời đang mưa, có thể
là hai
người
giận nhau, hay ngoài sân hoa
đang nở, nắng đang lên tan sương mù, hoặc là có thể
ta đang có sự lo lắng, một nỗi sợ, hay là một niềm
vui nào
đó...
Nhưng những sự
việc ấy chỉ có thể
có mặt trong ngày hôm
nay mà thôi.
Trong những khóa thiền tập tôi thường nghe người ta đặt câu hỏi rằng,
trong lúc ngồi thiền chúng ta có
thể chọn một hình ảnh đẹp nào đó, để
giúp mang lại cho mình
một cảm giác thư
giản và an tĩnh không? Ví dụ như là ta tưởng
tượng mình đang ngồi bên bờ biển
nghe tiếng sóng vỗ rì
rào, hay nhìn một đóa hoa đẹp dưới nắng sớm chẳng hạn... Tôi biết có một người
bạn hay thích chọn chỗ ngồi thiền của mình gần cửa sổ, vì chị
thích nhìn ra bên ngoài
có cây cỏ
thay đổi theo mỗi
mùa rất đẹp. Những kinh nghiệm ấy chắc chắn sẽ mang lại
cho chúng ta một cảm
giác nhẹ nhàng, an tĩnh
trong lúc ngồi, nhưng thật ra tôi
nghĩ chúng chưa phải là thiền tập.
Thật
ra trong khi ngồi thiền ta chỉ cần thật sự ngồi nơi chỗ mình đang ngồi, và có mặt
với bất cứ những cảm giác nào đang có
trong ta. Trong thiền tập ta
không suy nghĩ về hơi thở hay cảm giác trong thân, mà
ta biết cảm nhận và
kinh nghiệm nó. Đó có thể
là những cảm giác an
vui, dễ chịu, và cũng có thể
là những cái đau hay sự khó chịu
trong thân. Ta vẫn có mặt với
tất cả, và ghi nhận
chúng trong mỗi hơi thở của mình. Thiền tập là vậy. Và nếu như
ta có khả
năng ngồi yên được với chính mình, thì khi
ngồi bên bờ biển, hoặc nhìn một đóa hoa đẹp, bên tách cà
phê nóng, hoặc ngồi với ánh trăng
bên cửa sổ, ta mới
có thể thật sự tiếp xúc được với nó. Ta sẽ không lo nghĩ đến việc sắp cần làm, những bận rộn, hay mơ tưởng về một bãi biển,
hoặc một ánh trăng xa xôi nào
khác...
Và
nếu như một ngày, trong ta có
những muộn phiền, tiếc nuối của quá khứ, hoặc lo âu về tương lai, thay vì
cứ nghĩ tưởng về chúng, ta cũng
sẽ biết trở về tiếp xúc với hơi thở và những
cảm xúc của mình. Đó là một thái độ chấp nhận. Sự chấp nhận
có một tác dụng chữa thương rất lớn. Chấp nhận không phải là một
thái độ buông xuôi hoặc
đè nén, mà tôi nghĩ
khi ta
thấy
rõ và
biết
thứ tha, những nỗi đau của mình sẽ có
được một
khoảng không gian thênh
thang
để tự chuyển hoá...
Nguyễn Duy Nhiên