Mọi sự hiện
hữu là hiện hữu trong quy luật
nhân duyên, nhân quả của chính nó. Nên, quả báo của
những loài có cánh thì
biết bay trên trời; quả báo của những
loài thủy tộc là sống
và bơi lội ở dưới
nước; quả báo của những
loài có
xương
sống nằm ngang thì phải
đi bốn chân; quả báo của những
loài có
xương
sống thẳng đứng thì phải đi hai chân; quả
báo của loài người thì có đầu
mình, tứ chi và biết suy
nghĩ trước khi nói và
làm. Và cả vạn
loại chúng sanh, không có
loài nào là không hiện
hữu từ nhân duyên,
nhân
quả của chính nó.
Vạn loại đã hiện hữu từ nhân duyên
và thụ hưởng đời sống theo
nghiệp báo, nên nhân duyên
thiện ác của chúng sanh sâu thẳm,
đa thù, thì quả báo
khổ vui của chúng sanh cũng có ngàn sai
vạn biệt.
Chim bay
trên
trời, cá bơi dưới nước không phải là quy
luật tự nhiên mà quy
luật của nghiệp báo. Nếu chim đem nghiệp báo bay trên
trời
mà ganh
tỵ
với nghiệp báo bơi dưới
nước của cá và chim
muốn chiếm dụng nước để sống và bơi, thì
chỉ gây thiệt hại và phí uổng
cho đời sống của chim mà thôi.
Cá sẵn sàng hiến tặng không gian của cá cho chim
không có bất cứ điều kiện nào, mà chim
không thể nào nhận được để
thừa hưởng,
huống gì là chim manh
tâm ganh tỵ, tiêu diệt loài cá để chiếm dụng không gian?
Cũng vậy, cá đem
nghiệp báo sống dưới nước mà ganh tỵ với
đời sống của chim bay trên trời, chỉ làm cho
hư cái tâm thảnh thơi của cá. Dù chim
hết lòng thương cá và muốn hiến
tặng cả không gian rộng
lớn cho cá để cá cũng được
bay thênh thang giữa mọi phương trời như chim, thì cá cũng
không tài nào nhận được cái bay giữa không gian như chim.
Chim hiến tặng không gian cho
cá mà
không
có bất cứ điều kiện nào, mà cá còn
không nhận được để
thừa hưởng,
huống gì cá manh tâm
đấu tranh và tàn hại
loài chim?
Cũng vậy, trong đời sống con người, chúng ta mỗi người
đều tùy theo tác
nghiệp thiện ác mà nhận
lấy đời sống quả báo khổ vui
khác nhau.
Vì vậy,
ở trong đời
có những người giàu có tiền bạc
mà nghèo khó tình cảm
và bị phụ bạc bởi tình; có những người có uy quyền xã hội mà
thiếu vắng hạnh phúc gia đình; có những người giàu có lại khó
sinh con, nhưng lại có những
người nghèo khó mà sinh
con thừa thải, có những người thông minh, tài trí
mà chỉ biết đi làm thuê, viết
mướn, có những kẻ kém học, nhưng lại ở vị trí cao,…
Những sai biệt
vừa mâu thuẫn, nghịch lý ấy, ta
mới nhìn qua như phi lý, nhưng tất cả đều có cái lý
của nhân duyên, nhân quả
sâu thẳm và cực kỳ
tế nhị của nó.
Mọi sự hiện
hữu đúng như chính nó hiện hữu,
nó hiện hữu như vậy là như
vậy. Khi cái hiện hữu như vậy đã xẩy ra, thì cho
dù ta có
không muốn nó hiện hữu,
thì nó
vẫn
hiện hữu như vậy. Nó hiện hữu như vậy là như vậy
với nhân duyên, nhân quả
của chính nó.
Nhân duyên, nhân quả là một
thực tại sống động của tâm thức.
Tâm thức là tác
nhân cho mọi sự hiện hữu sinh khởi. Tâm thức cá nhân
tác động như thế nào, thì hệ
quả sinh khởi xẩy ra cho cá
nhân ấy đúng như thế ấy. Tâm thức cộng đồng tác động như thế nào, thì hệ quả
sinh khởi xẩy ra cho
cộng đồng ấy đúng như thế ấy.
Vì vậy, không
có bất cứ một ai trên đời
sống với tâm ý đầy tham đắm, thù hận và
ganh tỵ mà có một
đời sống thảnh thơi và hạnh phúc
bao giờ. Và cũng không có bất cứ
một ai sống với tâm thức xả ly, từ
bi và độ lượng mà bị khổ đau và bị
mọi người ghét bỏ bao
giờ.
Nhân đã như
vậy, duyên đã như vậy, thì quả tất yếu là phải
như vậy.
Ta muốn thay đổi hệ quả, thì ta phải biết
thay đổi nhân duyên sinh
khởi chúng, đó là ta
đã có một cách nhìn hợp lý về sự
đổi mới trong đời sống của cá nhân và
cộng đồng của chúng ta.
Thích Thái Hòa