Chúng ta - những
người chưa giác ngộ
– như gã cùng tử
tự lưu đày, như
kẻ lạc đường trong sa mạc
hoang vu, bị ru ngủ
trong những khúc
hát ưu trầm,
buông mình theo
những giấc mộng hải
hồ. Và đôi khi, đã tự
mình bỏ nhà
ra đi, tìm chốn phồn
hoa phố thị, tìm chân lý
mập mịt mờ trong
cõi tịch mặc vô ngôn,
giữa kịch đời sáo rỗng.
Một ngày nào đó, con
người sẽ nhận ra rằng, núi sông không còn hoang lương, biển khơi không còn sóng động, đất trời hòa nhập vào
nhau, không còn thấy khoảng cách giữa có và không, còn và
mất, chính khi ấy tâm của hành giả đang hướng về diệu pháp.
Bước chân trở
về là bước chân NHẬN RA CHÍNH MÌNH,
bước chân
trắng sạch đã gội rửa bụi đường xa vạn dặm, gạt
bỏ những tạp âm trong
tâm hồn của mình.
Trở về với Phật pháp, sẽ giúp
con người sống và thấy
được những nét mầu
nhiệm của thực tại,
của lẽ sống dưới muôn hình muôn
vẻ, không còn phải
đi tìm
một Thượng đế mà chúng
ta chẳng bao
giờ nhìn rõ mặt,
hay một giá trị đang
còn ẩn náu
bên chân trời
xa khuất, sau những lớp mây
đen và tầng sương mù ảo
hóa.
Dù cách nào đi nữa, đã
dấn thân trong kiếp phù vân, thì chúng ta cũng phải tự hướng đến cuộc đời bằng
những hành động và nhận thức của chính chúng ta mình.
Đức Phật, Ngài đã hiện
hữu như một con người, dùng nhiều phương tiện khác nhau: con đường của Thanh
văn, Duyên giác, và Bồ-t Tát. Con đường của Thanh văn và Duyên giác, là
con đường chính do Ngài đã dùng nhiều phương tiện để dẫn dắt chúng sanh;
con đường của Bồ-t Tát, là con đường của những hành giả phát
nguyện dấn thân để hành đạo, sống giữa mọi người, thích mong muốn làm được điều gì đó có ý nghĩa cho đời và đạo, nhận
thức rõ sự giải thoát không phải chỉ cho riêng mình, mà là cho tất cả chúng sanh khắp cả pháp giới.
HP