Minh Thạnh
Hiện
nay, tăng ni Phật tử Việt Nam đều biết đến tiếng tăm và hoạt động của Trung tâm
Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế, với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, sinh
động, thu hút nhiều người tham dự như triễn lãm, diễn giảng, hội thảo, văn nghệ,
họp mặt, ẩm thực chay, quy tụ thanh thiếu niên Phật tử…
TTVH Liễu Quán một
góc nhìn
Tuy
nhiên, điều lấy làm tiếc là, dường như, cả nước chỉ Huế mới có một trung tâm như
vậy, và cũng dường như, chỉ mới một trung tâm duy nhất.
Tại sao
phải lấy làm tiếc vì việc chỉ mới có một trung tâm như thế. Ở đây, chúng ta cùng
nhau bàn luận sự cần thiết phải có nhiều hơn những trung tâm văn hóa Phật giáo.
Mô hình
trung tâm sinh hoạt Phật giáo, thay vì là chùa, không phải chỉ mới có ở Trung
tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, mà trước đây gần 50 năm, đã xuất hiện một mô
hình như vậy, là Trung tâm Quảng Đức, nay là Thiền viện Quảng Đức 294 Nam Kỳ
Khởi Nghĩa TPHCM.
Tại sao
vị tôn đức sáng lập trung tâm nói trên, với một bất động sản ở vị trí tốt như
vậy, lại không xây dựng một ngôi chùa, mà lại xây một trung tâm, nhắm vào đối
tượng thanh thiếu niên, có dáng dấp như một kiểu “nhà văn hóa thanh niên” như
chúng ta vẫn thấy hiện nay?
Thượng
tọa Thích Thiện Minh, với giáo phẩm như thế và chức vụ của ngài trong Giáo hội
Phật giáo bấy giờ ở miền Nam, là Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Thanh niên, đã có cái
nhìn hoằng pháp khá tinh tế và sâu sắc, rằng ngoài chùa, cần có một loại hình cơ
sở khác để hoằng hóa đạo pháp, nhất là giới trẻ.
Chùa là
nơi có chức năng chính là thờ tự và tu tập. Những chức năng khác trở thành những
chức năng phụ, và đôi khi không thích hợp với không gian một tự viện, tu viện.
Tổ chức
những buổi ca nhạc Phật giáo tại chùa? Cũng được. Nhưng là “cũng”, vì không hoàn
toàn thích hợp. Nó bất tiện cho những người Phật tử tổ chức, lẫn tăng ni tu học
trong chùa. Tổ chức văn nghệ thì phải dàn dựng, tập dượt trong suốt một thời
gian, trước khi trình diễn chính thức. Chuyện đó
là chẳng đặng đừng nếu diễn ra thường xuyên tại chùa.
Cũng
vậy, Gia đình Phật tử tổ chức huấn luyện kỹ năng thanh niên hay tổ chức sinh
hoạt thường xuyên tại chùa, cũng được, nhưng vẫn là “cũng”!
Ngoài
ra, sinh hoạt Phật giáo, Phật sự hoằng hóa không chỉ là tụng niệm, thuyết pháp,
mà đôi khi còn có nhiều hoạt động khac, như họp mặt, diễn giảng, triển lãm, nhằm
vào đối tượng chưa phải hẳn là Phật tử, mà chỉ là những người chịu ảnh hưởng của
đạo Phật, tìm hiểu đạo Phật qua lăng kính văn hóa.
Như
vậy, để hoằng pháp một cách toàn diện, thu hút được đủ mọi đối tượng triển khai
mọi hoạt động mà xét ra có ích cho đạo Phật trong việc tạo ảnh hưởng trong xã
hội, cần có một cơ sở như dạng “nhà văn hóa Phật giáo”.
Ngày
nay, khi hình thức nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, đã trở nên phổ biến, thì
chúng ta có thể qua đó mà hình dung một trung tâm văn hóa Phật giáo, và nếu tập
trung hơn, một trung tâm văn hóa
thanh thiếu niên Phật giáo.
Một
trung tâm văn hóa, chẳng hạn Viện Văn hóa Pháp trước đây, nay là Viện Trao đổi
Văn hóa với Pháp, hay Nhà văn hóa Thanh niên, ở đó, người ta có thể tổ chức rất
nhiều loại hình sinh hoạt để tập họp đông đảo người đến tham dự và nhằm vào
những mục tiêu nhất định. Chẳng hạn, hoạt động của Viện Văn hóa Pháp là nhằm tạo
ảnh hưởng của nước Pháp ở địa phương sở tại.
Nếu
thay đại lượng Văn hóa Pháp bằng văn hóa Phật giáo, cao hơn, là ảnh hưởng Phật
giáo, và cao hơn nữa, hoằng pháp truyền bá Phật giáo cho những đối tượng mở rộng
như đã nói cho một cơ sở sinh hoạt như thế, thì Phật giáo chúng ta cần có trung
tâm văn hóa Phật giáo.
Trung
tâm Quảng Đức ra đời từ giữa thập niên 1960 cũng là vì vậy.
Ngày
nay, chúng ta có Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán với những chức năng tương
tự.
Huế có
một trung tâm văn hóa như vậy, vì Huế vốn là nơi có sinh hoạt Phật giáo rất mạnh.
Nhưng
chùa Huế thì rất thâm u, tĩnh lặng…
Mâu
thuẫn đó tất yếu phát sinh nhu cầu phải có trung tâm văn hóa, thay vì là chùa.
Phải
mất một thời gian, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán – Huế mới có được hoạt
động như hôm nay và chắc chắn hoạt động, tuy có kết quả ban đầu như thế, nhưng
cũng không thể thỏa mãn yêu cầu hoằng pháp.
Tuy vậy,
có được một trung tâm Văn hóa như thế cũng là rất quý.
Làm
trung tâm văn hóa Phật giáo chắc chắn là khó hơn xây dựng và điều hành một ngôi
chùa, cả về tổ chức hoạt động, quản lý, kinh phí… (chẳng hạn, chùa thì bá tánh
có thể cúng dường thuận tiện, nhưng Trung tâm Văn hóa Phật giáo thì có thể kinh
phí hoạt động phải nhiều hơn, nhưng mức ủng hộ cúng dường tài chánh có thể ít
hơn nhiều).
Nhưng
như đã phân tích ở trên, những Trung tâm Văn hóa Phật giáo, với đủ các mặt hoạt
động của nó, rất cần cho sự nghiệp hoằng hóa chánh pháp. Đó chính là hoằng pháp
toàn diện.
Vì vậy,
với những ghi nhận bước đầu như trên, mong rằng quý tăng ni Phật tử khắp cả nước
quan tâm đến loại hình Trung tâm văn hóa Phật giáo, cũng như Trung tâm Văn hóa
Phật giáo đã có đẩy mạnh, mở rộng nâng cao hoạt động của mình, trên cơ sở những
thành quả đã đạt được trong thời gian vừa qua.
Tiến
trình từ văn hóa nói chung chuyển biến thành văn hóa Phật giáo với nhiều sắc độ
khác nhau, có nhiều tầng nấc, đòi hỏi phải có sự thích ứng nhạy bén và khéo léo
từ phía Phật giáo. Vì vậy, xây dựng, mở rộng mô hình Trung tâm Văn hóa Phật giáo
theo hình mẫu của Trung tâm Liễu Quán Huế chỉ là một trong những cố gắng toàn
diện hóa, đa dạng hóa hoạt động hoằng pháp.
Tham
khảo: Từ trang web Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán:
Phương thức hoạt động của Trung tâm
Văn hóa Phật giáo Liễu Quán.
Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán là cơ sở thuộc Ban Trị
sự GHPGVN Thừa Thiên Huế. Trong Diễn văn tại Lễ Khánh thành Trung tâm đầu năm
2009 vừa qua, Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Thường trực BTS, thay mặt
Ban Trị sự tỉnh Giáo hội đã có chỉ đạo quan trọng về hướng hoạt động của Trung
tâm, gồm 5 điểm sau:
1. Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu
Quán là cầu nối giao lưu văn hoá giữa các vùng miền để tìm hiểu và giới thiệu
cho nhau những đặc thù của các Trung tâm văn hoá trong cả nước.
2. Trung tâm là lối vào để giới thiệu
mọi sinh hoạt văn hoá Phật giáo Huế, tìm hiểu mối tương quan mật thiết giữa văn
hoá Phật giáo Huế và văn hóa Phú Xuân.
3. Trung tâm sẽ giới thiệu một cách
khai quát về đặc trưng các chùa Huế, hệ thống truyền thừa của các môn phái, pháp
phai, những nét kiến trúc chùa tháp, các tự khí.
4. Trung tâm đặc biệt sưu tầm các công
trình dịch thuật trước tác của các bậc cao tăng thạc đức, các nội dung văn bia,
đối liễn, thi phú.
5. Trung tâm sẽ còn giới thiệu nét văn
hoá trong nghi lễ Phật giáo Huế và mối hỗ tương giữa âm nhạc Phật giáo Huế và
Nhã nhạc cung đình Huế.
(HT. Thích Giác Quang,
trích Diễn văn tại Lễ Khánh thành Trung tâm VHPG Liễu Quán)
Nguồn: Tập san Hoằng pháp 31