Trần Tiến Đạt
Ôi xứ Huế ngàn năm còn cổ kính,
Nước sông Hương còn soi bóng giai nhân...
Kìa núi Ngự sông Hương cùng lăng tẩm,
Vẫn âm thầm chờ đón các thi nhân...
Đó là bốn câu thơ trong một bài
thơ của nhà thơ Bích Lan khi thi sĩ cảm nhận về vẻ đẹp vốn có và muôn thủa của
quên mình. Qua chỉ bốn câu thơ thôi nhưng tác giả đã khái quát được cả ba yếu
tố: Thiên nhiên, kiến trúc và con người của vùng đất Cố Đô.
hình ảnh: Đài tưởng niệm chư Thánh tử đạo
Tuy nhiên,
ngoài những giá trị thiên nhiên (sông Hương, núi Ngự,...) và những giá trị lịch
sử (như đền đài lăng tẩm). Huế còn được biết đến là trung tâm Phật giáo của cả
nước với hơn 200 ngôi chùa và niệm Phật đường tọa lạc trên mảnh đất Huế này. Dấu
ấn văn hóa Phật giáo đã im đậm và ăn sâu vào tâm thức mỗi người dân trên mảnh
đất này, nó không chỉ được hiện hữu hóa cụ thể qua những ngôi chùa, niệm phật
đường, hay những món ăn chay, mà còn được hiện diện qua hệ thống các lễ hội Phật
giáo. Tiêu biểu trong số các lễ hội đó là lễ Phật đản.
Lễ Phật đản là lễ trọng của
đạo Phật, diễn ra hằng năm vào ngày Rằm tháng 4 (ÂL) theo truyền thống Phật giáo
để kỷ niệm ngày xuất thế và tưởng nhớ Đức Thế Tôn - người khai sáng đạo Phật.
Đức Phật có tên thật là Tất Đạt Đa, là thái tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu
Maya, thuộc bộ tộc Thích Ca, nước Ấn Độ cổ đại. Đại lễ Phật đản được lưu truyền
từ ngàn xưa cho đến nay, trước kia một số nước ở châu Á như: Trung Quốc, Nhật
Bản… đều làm lễ Phật đản vào ngày 8 tháng 4 âm lịch nhưng đến năm 1950 tại Hội
nghị Phật giáo thế giới tại Sri-lan-ca đã quyết nghị lấy ngày trăng tròn đầu mùa
hạ (ngày 15 tháng 4 âm lịch) làm ngày kỷ niệm Phật đản chính thức.
Theo thông
lệ, hằng năm cứ đến ngày này hầu hết
các nước có Phật giáo
và những người con Phật đều long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Từ năm 1999, Lễ Phật đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày
lễ hội văn hóa tâm
linh thế giới, lễ Phật đản là một trong
ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp
Quốc gọi là
Vesak
(lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).
Hòa trong không khí chung
của cả nước, hằng
năm
đến mùa sen nở (ngày 15/04 âm lịch hàng năm) là các chùa Huế
và nhiều tư gia tích
cực chuẩn bị đón mừng đại lễ Phật đản bằng hình thức may cờ, làm lồng
đèn, chuẩn bị làm xe
hoa, thiết trí lễ đài
và diễn tập văn nghệ v.v... Tất cả được kết tinh từ tấm lòng thành đã
khiến cho không khí đón
mừng đại lễ trở nên vui nhộn.
hình ảnh: không khí lễ Phật đản
Dọc theo tuyến đường Đặng
Huy Trứ, Điện Biên Phủ, Phân Bội Châu, Lê Lợi,… tại Huế ta sẽ bắt
gặp không khí chuẩn bị cho ngày
lễ Phật đản rất khẩn trương và sôi nổi
tại các ngôi chùa như:
Quốc Ân, Từ Đàm, Từ Hiếu, trung tâm Phật
Giáo Liễu Quán,… trao đổi
với Hòa thượng trú trì chùa Quốc
Ân, Hòa
thượng
cho biết: "Mùa Phật
đản năm nay (Tân
Mão 2011) khác với các mùa Phật
đản những năm trước đây, Phật đản năm nay trở về với người dân Huế nói
riêng và người dân cả nước nói chung qua
nhiều
biến cố giữ dội: Thiên tai, động đất, núi lửa, sống thần,... xảy ra khắp nơi
đã làm lịm chết hàng trăm nghì người vô tội. Chiến
tranh, hận thù và khủng
bố làm băng hoại nhiều mặt cuộc sống dân lành, để
lại thương tật nặng gánh cho xã
hội. Vì vậy mùa Phật
đản năm nay
với mong muốn sẽ là ngày vui
chung của nhân loại, mang đến cho mọi người
sự tự tin vào tương lai, sức mạnh ý chí để vượt qua
mọi thiên tai, khổ lụy của cuộc đời."
Không khí chuẩn bị cho lễ
Phật đản không chỉ ở các ngôi chùa,
mà trong những gia đình Phật tử ở Huế cũng khá tất
bật với việc dọn dẹp bàn thờ
Phật, chuẩn bị nguyên liệu làm những món ăn chay trong
những ngày diễn ra lễ,…
Trong số những
hoạt động của mùa Phật
đản năm nay
thì đáng chú ý nhất là lễ "Thắp sáng
bảy bông hoa sen trên
sông Hương" đây được
coi như điểm nhấn trong số các hoạt động diễn ra vào dịp
này.
Từ Đại lễ Phật đản
Liên Hiệp Quốc (VESAK) 2008 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, lúc ấy một
tâm nguyện cao đẹp cúng dường Phật đản của tăng ni trẻ tại Huế đã được hiện thực
hóa bằng 7 đóa hoa sen nở trên sông Hương - biểu tượng cho 7 bước chân thanh
tịnh của Đức Phật thị hiện giữa cuộc đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho hết thảy
chúng sanh.
Nhưng khác với năm 2010, năm nay toàn bộ 7 bông Sen Hồng năm ngoái đã được
thay thế bằng những bông Sen màu Vàng lộng lẫy. Theo quan niệm của Phật giáo,
hoa sen trong Phật giáo có 4 màu là xanh, vàng, trắng, đỏ. Việc thay đổi “áo
sen” có thể là 2 năm/lần hay 1 năm/lần để tạo dáng vẻ mới mẻ và đẹp cho sen, cho
người xem thú vị hơn.
Việc thiết đặt các
bông Sen sẽ được tính toán một cách kỹ lưỡng. Sau khi hạ thủy sen những bông Sen
khổng lồ (mỗi bông 24 cánh), mỗi bông sen sẽ cách nhau 150m, chiều cao từ mặt
nước lên hoa là 3,5m. 7 hoa sen khổng lồ sẽ nằm theo 1 trục dọc giữa sông Hương,
lấy tâm điểm là bến Nghinh Lương Đình (trước mặt Phu Văn Lâu).
Đúng 19h45 tối 10/05/2011 (tức ngày 08/04 ÂL) sẽ diễn ra lễ “Thắp sáng 7 hoa Sen trên sông Hương”, sen khổng lồ sẽ tỏa sáng
lung linh trong 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày, kéo dài cho đến hết ngày rằm tháng Tư
âm lịch cho du khách, dân chúng và Phật tử chiêm ngưỡng.
Với sự chuẩn bị chu đáo, hy vọng mùa Phật đản năm nay (Tân Mão 2011) sẽ thành
công tốt đẹp và sẽ đem đến sự an lành cho người dân xứ Huế nói riêng và trên
khắp thế giới nói chung.