Nhà nước Liên Xô có thể được
coi là tồn tại từ tháng 11/1917 (theo Tây Lịch) đến cuối năm 1991. Trong suốt
thời gian hơn 70 năm này, nhà nước Liên Xô đã có những chuyển biến quan trọng
trong quan điểm, từ đó đưa đến những chính sách khác nhau đối với Phật giáo.
Bài viết này bước đầu lý giải vì
sao đã có những bước chuyển đổi quan trọng trong cách nhìn của nhà nước Liên Xô
đối với Phật giáo Liên Xô.
Phật giáo được ghi nhận đã có
mặt trên lãnh thổ Nga từ cuối thiên niên kỷ thứ I sau công nguyên.
Năm 1741, triều đình nước Nga Sa
hoàng chính thức công nhận Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Nga và từ đó đã có
một số hậu thuẫn nhất định đối với Phật giáo.
Sở dĩ Phật giáo Nga có được sự
hậu thuẫn đó, vì triều đình Nga lúc bấy giờ hiểu rõ về Phật giáo nói chung. Họ
đã thấy được bản chất của đạo Phật và từ bi, ôn hòa tôn trọng và hậu thuẫn cho
sự phát triển Phật giáo ở Nga chỉ có lợi cho nhà nước Sa hoàng.
Điều này có liên hệ mật thiết
đối với những thành tựu của khoa Đông phương học của Viện Hàn Lâm Khoa học Nga
Saint Petersburg lúc đó nói riêng và ngành Đông Phương học của Nga nói chung.
Tổng thống Nga Dmitry
Medvedev
Cuối thế kỷ XIX tại Nga có một
ngành khoa học gọi là Buddhology, độc lập với Sinology (Trung Quốc học) và
Indology (Ấn Độ học).
Các trí thức hàng đầu của Nga,
đặc biệt là các viện sĩ hàn lâm và các nhà quý tộc đã ảnh hưởng lớn đối với quan
điểm và chính sách của chính phủ Sa hoàng.
Theo chúng tôi, có thể ghi nhận
mối quan hệ đặc biệt giữa Phật giáo Nga với Viện Hàn lâm Khoa học Nga lúc đó gọi
là Viện Hàn lâm Khoa học Saint Petersburg, sau đó trở thành Viện Hàn lâm Khoa
học Liên Xô.
Chính mối quan hệ đặc biệt này
đã quyết định quan hệ Phật giáo Liên Xô với nhà nước Liên Xô những năm sau đó.
Sau Cách mạng Tháng Mười, về cơ
bản, Phật giáo tại Liên Xô vẫn được đối xử trong sự tôn trọng nhất định, dù là
không tránh khỏi một số vấn đề trong bối cảnh nhiễu nhương của nội chiến.
Các viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa
học Nga (lúc đó vẫn còn gọi dưới tên Rossiikaya Akademya Nauk) đã can thiệp với
nhà nước để bảo lãnh cho Lạc ma A. Dorzhiev được tự do. Tương quan giữa bộ ba
Phật giáo – Viện Hàn lâm Khoa học – Chính phủ cơ bản vẫn trong thế ổn định.
Chính phủ vẫn lắng nghe ý kiến về Phật giáo từ các viện sĩ.
Dân ủy Phụ trách giáo dục (tức
Bộ trưởng) Liên Xô, giáo sư Anatoly Vasileyvich Lunacharsky (1875 - 1933) đã chỉ
đạo Viện Bảo tàng mở cuộc triển lãm về nghệ thuật Phật giáo vào tháng 8/1919.
Các nhà khoa học Nga đã giữ vai
trò quan trọng trong sự kiện này với các bài thuyết trình về cuộc đời Đức Phật
(Oldenburg) giáo lý Phật giáo (Shtchebatsky), Phật giáo Tây Tạng và Mông Cổ (Vladimoztsov),về
thế giới quan Phật giáo hiện đại ở Viễn Đông (Rosenberg)…
Năm 1921 chính quyền địa phương
thành phố Petrograd
cũng đáp ứng yêu cầu của Lạc ma A.Dorzhiev về việc bảo vệ và tái thiết từ viện
Phật giáo tại đây… Năm 1922 vị kiến trúc sư thánh đường Hồi giáo tại Petrograd
được bổ nhiệm phụ trách trùng tu và đặt hoạt động trùng tu dưới sự giám sát của
Hội đồng Bảo tàng và bảo tồn di tích của Petrograd.
Trong khi đó,dân ủy phụ trách
ngoại giao (bộ trưởng ngoại giao) của chính phủ Xô Viết dưới thời Lenin, ông
Giorgy Visilievich (1872-1936), vốn là quý tộc tham gia cách mạng, ngài là đại
diện ngoại giao chính thức của Tây Tạng tại nước Nga. Điều này khiến cho Lạc ma
lãnh đạo Phật giáo Nga có vị thế đặc biệt và được bảo vệ
Chư
tăng tại nước Nga Xô Viết cũng bày tỏ sự tôn trọng đối với chính quyền Xô Viết.
Sau nội chiến, nhiều ngôi chùa Phật ở Viễn Đông được trùng tu. Theo Giáo sư Trần
Quang Thuận, vùng Trans Baikal
“nhiều ngôi chùa mới được xây dựng và rất nhiều thanh niên xuất gia. Năm 1916
tại vùng này có tất cả 36 ngôi chùa, 16.000 Lamas, con số này được tăng lên cao
gấp bội” (Phật giáo Nga, nhà xuất bản
Tôn giáo, Hà Nội, 2008).
Trong suốt thời gian lãnh đạo,
Lênin cũng có quan điểm nhìn nhận và đối xử với Phật giáo thông qua sự tự vấn
của Viện Hàn lâm Khoa học. Giữa Lênin và viện sĩ
Oldenburg
còn có tình cảm riêng. Anh của Lênin, Alesandr Ulyanov, người bị chính phủ Sa
hoàng xử tử năm 1887 vì chỉ trích, ám sát Nga hoàng Aleksandre III, từng là bạn
đồng môn với viện sĩ Oldenburg. Lênin đã giao cho viện sĩ
Oldenburg
nhiệm vụ khôi phục lại hoạt động của viện Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Năm 1921, Dân ủy phụ trách giáo
dục Lunacharsky, người cũng được coi là nghiên cứu về Phật giáo, cử
Shtchebatskoy đến Châu Âu mua sách tham khảo cho Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Mối
quan hệ nghiên cứu Phật học giữa Hàn lâm Khoa học Nga với các học giả Phương Tây
phát triển một bước.
Dân ủy Giáo dục Lunacharskey
cũng nhận xét như sau về Oldenburg
(theo Wikipedia bản tiếng Nga: “[Oldenburg] là một trong những kết nối mạnh
nhất, cần thiết nhất giữa Liên Xô với giới trí thức trên thế giới và đã hoạt
động trong vai trò này với sự nổi bật đáng tôn trọng”
Năm 1924, Lênin từ trần. Năm
1929, Oldenburg
cũng thôi giữ chức vụ Tổng thư ký Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô.
Cũng trong năm này,đã có những
xáo trộn lớn về mặt nhân sự Viện Hàn Lâm Khoa học. Việc sa thải các nhà khoa
học,là trong khối khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là trong ngành sử học đã
diễn ra liên tục trong nhiều năm.
Năm 1929, trước khi bãi nhiệm,
Oldenburg
đã phải vất vả can thiệp để trọn bộ Luận
lý học Phật giáo viết bằng tiếng Nga của Shtchebasky được xuất bản.
Sau những xáo trộn quan trọng về
cán bộ nghiên cứu năm 1934 Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô (đổi tên từ năm 1925)
chuyển về Moskva.
Vào những thời gian này, việc
các ông Oldenburg, Lunacharsky lần lượt qua đời, mối quan hệ ba bên Phật giáo -
Viện Hàn Lâm Khoa học - Nhà nước coi như không còn.
Ngôi chùa đầu tiên bị đóng cửa
vào năm 1929 là chùa Alar xây dựng năm 1814 ở tỉnh Irkutsk.
Năm 1934, tự viện tại
Leningrad
bị đóng cửa.
Về phía họat động khoa học thì
từ năm 1930,Viện Văn hóa Phật giáo trực thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô, do
viện sĩ Shtchebatsky làm giám đốc,mới vừa thành lập không lâu bị giải thể, sáp
nhập vào Viện Nghiên cứu phương Đông.
Bước chuyển đổi quan điểm này
đối với Phật giáo có liên hệ mật thiết với những thay đổi ở Viện Hàn Lâm Khoa
học Liên Xô và vị thế của Viện đối với quan chức nhà nước Liên Xô bây giờ. Thời
gian khoảng sau khi Lênin qua đời, những ý kiến trong khoảng giữa
những năm 1930 về việc giữ gìn và bảo tồn ở mức tối thiểu các bộ sưu tập cổ vật
nghệ thuật và thư viện Phật giáo, cũng chỉ được giải quyết hạn chế. Mục từ “Phật
giáo tại Nga” bản tiếng Nga Wikipedia cho biết: “Trong gần hai thập kỷ, tại Nga,
việc nghiên cứu Phật giáo bị ngưng hoàn toàn”
Sau khi Stalin từ trần, dưới
thời Tổng Bí thư Khruchev, quan điểm về Phật giáo có chuyển biến dần dần. Điều
này diễn ra song song với sự khởi sắc trở lại của Viện Nghiên cứu Đông Phương,
Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô.
Tuy nhiên, về phía chính phủ vẫn
còn ý kiến khác biệt.
Năm 1957, nhà nghiên cứu Phật
giáo Tây Tạng và Mông cổ Yuri Roerich (1902 - 1960) được mời trở về Liên Xô
giảng dạy tại Viện Nghiên cứu Đông Phương, Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô. Học
giả này đã tập họp được một nhóm nghiên cứu Phật học người Nga như Aleksandr
Moisevich Piatigorsky, Skirm, Geresimov Glagov, Elizavenkova.
Dưới sự hướng dẫn của Roerich
nhóm nghiên cứu này cố gắng khôi phục hoạt động nghiên cứu theo trường phái
Oldenburg
– Shtchebatskoy. Tuy nhiên, vị trí ngành Buddhology trong Viện Hàn Lâm Khoa học
Liên Xô không thể như xưa, kéo theo đó, việc hồi phục Phật giáo tuy khởi động
nhưng chỉ kết quả chừng mực.
Một bộ phận nhỏ trong tủ sách
Phật học do Oldenburg và Shtchebatskoy chủ xướng, quyển
Kinh Pháp Cú, bản dịch tiếng Nga, được tái bản.
Ý kiến từ các nhà ngoại giao
Liên Xô, rằng Phật giáo Liên Xô sẽ đóng vai trò vào việc xây dựng quan hệ giữa
Liên Xô và các nước thế giới thứ ba theo Phật giáo như Tích Lan, Miến Điện… cũng
có một số tác động. Nhưng, trong truyền thống chung của nước Nga, phải đợi đến
tiếng nói từ Viện Hàn Lâm Khoa học. Lần này là vai trò của Viện sĩ Valery
Isaevich Rudoy (1940-2009).
Từ năm 1980, các tác phẩm nghiên
cứu Phật học của I. Rudoy đã tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho Phật giáo
Liên Xô. Năm 1989, được coi là năm chính thức khẳng định trường phái
Oldenburg
– Shtchebatskoy trong Viện Nghiên cứu Đông Phương, Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô.
Tại phân viện ở
Leningrad, cũng
nổi lên tên tuổi của Evgeny Alekseevich Torchinov (1956-2003). Nhà nghiên cứu
Phật học này đã công bố các bản dịch Kinh
Kim Cương, Bát Nhã Tâm Kinh.
Mối quan hệ Phật giáo – Viện Hàn
Lâm Khoa học – Nhà nước được tái lập.
Trong những năm 1980, 1990, nhà
nước Liên Xô đã coi Phật giáo là một tôn giáo trí tuệ, có ích.
Liên Xô được giới thiệu với thế
giới là một quốc gia có sự hiện diện của Phật giáo Liên Xô có tổ chức Phật giáo
với trụ sở trung ương đặt tự viện Ivolginsk, Buryat, được xây dựng từ 1970. Tiếp
theo, những công trình nhỏ trước đó liên tiếp mở rộng trong những năm sau.
Sự kiện cuối cùng của tiến trình
chuyển đổi quan điểm của nhà nước Liên Xô đối với Phật giáo là việc hoàn trả tự
viện Gunzechoney, Leningrad vào năm 1990.
MT