Minh Thạnh
Trong bối cảnh những mũi nhọn
cải đạo tín đồ Phật giáo đang thọc sâu, đánh mạnh vào Phật giáo Việt Nam, thì
đáng tiếc, trong dịp lễ Phật Đản PL2555, một số cơ sở địa phương của Phật giáo
lại tự quyết định chỉ tổ chức lễ Phật Đản giới hạn trong sân chùa, thay vì ở
những địa điểm công cộng như công viên, sân vận động…
ảnh: Lễ Phật đản tại khuôn viên
chùa Vĩnh Nghiêm, Tp HCM
ảnh: Đại lễ Phật đản tại sân Vận
Động quân khu 7, Tp HCM, năm 2008
Tổ chức trong khuôn viên chùa,
tất yếu diện tích tổ chức cuộc lễ sẽ giới hạn số người tham dự (vì tăng ni Phật
tử có muốn đi dự đông đảo cũng không có chỗ đứng)
Riêng phía ban tổ chức, thì cũng
sẽ rất khó tiến hành công tác vận động người tham dự.
Một cuộc lễ mà ban tổ chức không
thể vận động đông đảo người dự đã là một thất bại về công tác tổ chức.
Đây không phải là một thất bại
vì lý do khách quan, dù trong thực tế có vẻ như vậy: giới hạn không gian của địa
điểm tổ chức. Mà là một thất bại có nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân từ việc
lựa chọn địa điểm.
Số người tham dự lễ Phật Đản từ
khoảng 20.000 người chẳng hạn trong một sân vận động, giảm xuống khoảng hai ba
ngàn trong một sân chùa diện tích thu hẹp nhiều vì giải phóng mặt bằng làm đường,
xây tháp tổ… thì quả là một thất bại về công tác tổ chức.
Sự thất bại đó có quan hệ như
thế nào đến hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo, vốn từng ngày, từng giờ theo dõi
các hoạt động của Phật giáo, chực chờ khai thác những điểm mà họ xét có thể khai
thác được, lợi dụng nó cho việc cải đạo tín đồ Phật giáo, đẩy mạnh nó lên một
tầng nấc mới.
Từ hàng mấy trăm năm trước, các
thế lực cải đạo đã cố hết sức chứng minh Việt Nam không phải là một quốc gia
Phật giáo, Phật giáo chỉ là tôn giáo thiểu số ở Việt Nam, đạo chính ở Việt Nam
là đạo “Hiếu”, đạo thờ ông bà, hay đạo tổ tiên.
Theo họ, Phật giáo, với bản chất
mê tín dị đoan, đang ngày càng thiểu số hóa, ngày càng khô cạn sinh khí, tín đồ
thưa thớt, lão hóa.
Trong cách tư duy như thế, thì
khi Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo ở các thành phố lớn, tổ chức những cuộc lễ
long trọng, thu hút nhiều vạn người tham dự, tạo không khí nhiệt thành, đông vui,
sôi nổi…, thì tất nhiên, những thế lực cải đạo trở
nên ngại ngùng, lúng túng, bối rối. Họ không mong những thành quả như thế từ
Phật giáo Việt Nam.
Trước một số đông tín đồ Phật
giáo tập hợp mừng Đại lễ Phật Đản, ánh mắt của những thế lực cải đạo sẽ là những
ánh mắt bẻn lẽn, lấm lét và đương nhiên đỏ chạch, vì tỵ hiềm, ghen tức.
Thế nhưng, khi một số Phật giáo
địa phương, nhất là ở các thành phố lớn, tự thiểu số hóa tín đồ trong buổi Đại
lễ mừng Phật Đản, thì đó chính là điều các thế lực cải đạo, chờ đợi, mong muốn
Đại lễ Phật Đản đã mất vị thế
tôn nghiêm, bề thế nơi công cộng, quay về lại một sân chùa chật chội, mang tính
nội bộ. Số người tham dự tất nhiên phải giảm 80% - 90%. Một cuộc mít tinh tụ hội
quần chúng từ đẳng cấp thành phố tuột áo xuống cấp…phường. Như một sự “cầu được,
ước thấy” của các thế lực cải đạo. Giáo chủ của họ linh hiển rồi chăng, khi Phật
giáo lại liên tục bó tay mình trong những cơ hội hoằng pháp như thế?
Nhìn vào điều này, trước tiên,
những người lính xung kích cải đạo thêm phấn chấn tinh thần. Họ đã không hề sai?
Cánh đồng mơ ước của họ lại nối liền, đã không còn bị cắt xẻ bởi số đông của
Phật giáo. Đó là động lực để những kẻ cải đạo cực đoan lao vào đám lửa cải đạo
một cách không băn khoăn, dè dặt
Vô tình, hiện thực thiểu số hóa
tín đồ Phật giáo trong dịp Đại lễ Phật Đản đã là liều thuốc trợ lực, khuyến
khích những kẻ cải đạo vững tin ở tương lai thiểu số hóa Phật giáo, mà “bề trên”
thường vẽ ra như chiếc bánh ngon lành, béo bở trước mặt họ.
Kế đến, đó là bằng chứng để
thuyết phục những đối tượng cải đạo, về một tôn giáo về chiều, ngắc ngoải, xuống
dốc, không hề gắn liền với dân tộc, vì đã chẳng có được số đông vững bền ở ngay
tại một thành phố lớn gần 10 triệu dân. Một sự so sánh rất là có lợi, rất là
thuyết phục “Hãy đếm số người trên các bức ảnh”, “Hãy nhìn thấy tỷ lệ cao số phụ
nữ, lão bà trên các bức ảnh”. Vô tình, sự lựa chọn của Phật giáo một thành phố
lớn đã cho những kẻ cải đạo một thứ “vũ khí” lợi hại bằng trực quan, bằng diễn
tiến thực tế, hình ảnh cụ thể.
Các nhà lãnh đạo Phật giáo chắc
chắn sẽ tự tin hơn, tự hào hơn, hãnh diện hơn, vinh dự hơn khi đứng lên vẫy chào
số lượng tín đồ hàng nhiều vạn người đang cung kính chắp tay phía dưới lễ đài,
chật kín sân vận động.
Và một cảm giác ngược lại tất
yếu sẽ nảy sinh khi phía dưới lễ đài Phật đản, số tín đồ ít đi có thể đến 10
lần!
Tác động cải đạo của cảm giác
thiểu số hóa không chỉ tạo hiệu ứng bên ngoài Phật giáo, mà nó cũng có thể tạo
một sự xáo động nào đó nhất định bên trong chính Phật giáo, trong tâm lý của
từng tăng sĩ, từng tín đồ.
Trong một chiều hướng ngược lại,
các tôn giáo đưa việc cải đạo làm mục tiêu hàng đầu đã tỏ ra hết sức chú trọng
đến việc tập họp số đông và phô diễn nó, để phải chăng, tạo ra một hiệu ứng so
sánh có lợi cho họ.
Số lượng tín đồ là đại lượng hết
sức quan trọng để thể hiện sức mạnh về mọi mặt. Đó là một điều hiển nhiên trong
lịch sử và cũng là một thực tế đang diễn ra hiện nay.
Để ý, chúng ta sẽ thấy những bức
hình đám đông hàng chục vạn người tập họp hành lễ trên các trang web cải đạo,
góc chụp rất rộng (wide), ghép nối tiếp, đã được thể hiện nhằm phô diễn sức mạnh
đám đông tín đồ trải rộng.
Trong dịp truyền hình trực tiếp
cuộc lễ “phong thánh” một nhà lãnh đạo tôn giáo phương Tây, đám đông hàng triệu
người đã được thể hiện một cách hết sức đặc biệt bằng những kỹ thuật quay phim
cầu kỳ, thậm chí, dường như được chú trọng không kém hình ảnh vị chủ lễ. Trong
con mắt truyền thông, có lẽ đám đông có tiếng nói mạnh hơn cả vị chủ lễ.
Cố gắng ngăn chận việc cải đạo
tín đồ Phật giáo trong mối quan hệ với sự quy tụ được số đông tín đồ Phật giáo,
đặc biệt là trong các đại lễ Phật giáo nhất là đại lễ Phật đản, là điều rõ ràng
qua nội dung trình bày ở trên.
Mong rằng điều này được lưu ý
chia sẻ, vì hạnh nguyện hoằng pháp và hộ pháp đối với Phật giáo Việt
Nam.
MT