Ngàn vạn dậm tìm về Yên tử

Ngàn vạn dậm tìm về Yên tử

 

Ninh Hạ- Nguyễn Đức Tâm

 

Cổng vào tháp Tổ

 

Từ nội theo hướng đông  bắc. Qua Hòn Gay, Uông . Phố quán bụi đen than mỏ. Lần theo đường Mỏ Vàng Danh. Qua chín suối mười đèo.  Chín khúc quanh của suối Giải oan chảy băng qua đường đi. Mười dốc đường đi qua khe núi hẹp. Mùa hạ suối nước không sâu, chảy róc rách theo lối đi. Tiếng suối, tiếng chim, tiếng xào xạc của cây rừng dẫn đường đến chùa Lân không xa chân núi Yên tử.

Từ nền của ngôi chùa xưa, nay Thiền viện Trúc Lâm quy hoành tráng, trên lưng núi cao lồng lộng, nhìn về hướng đông nam, nội cách xa 115 cây số. Với tôi, nhìn về bên kia Thái Bình Dương thì đã ngàn vạn dậm. Sau khi lễ Phật, báiTăng Tổ, lần theo bực cấp dốc dài xuống núi, khởi đầu hành trình chiêm bái vùng địa linh đất tổ.

 

Nơi, hơn bảy trăm năm trước, nhà vua lỗi lạc Trần Nhân Tông (1279-1293), sau 14 năm tại vị 5 năm làm Thái Thượng Hoàng, truyền ngôi cho con, Trần Anh Tông (1293-1314), đến tu hành 8 năm, đắc đạo, hoàng pháp thị tịch. Nơi cội nguồn của thiền phái hồn tộcViệt. Nơi ba nhánh thiền tông Việt nam, ni đa Lưu chi (Vinitaruci), Ngôn Thông, Thảo Ðường hợp chung thành một dòng: Thiền Trúc Lâm Yên Tử Tổ Trúc Lâm Ðầu Ðà, Ðiều Ngự Giác Hoàng. Từ đó, Yên Tử Việt Nam với Trần Nhân Tông, núi Linh Thứu Ấn Ðộ với Ðại Ca Diếp núi Tung Sơn Trung Quốc với Tổ Bồ đề Ðạt Ma, ba núi thiêng mạch nguồn Thiền tông Phật Giáo.

 

Từ chân núi cho đến đỉnh cao, khách hành hương vất vả theo bước thiền hành của chư tổ. Thăm chùa am xưa. Nhớ về những thánh nhân, tăng tổ, vua quan, dân đãđây, ghé qua đây hay đang yên nghỉ trong lòng những mộ tháp bao năm hưng phế. Lại nghĩ về hai triều , Trần. Ðặc biệt hai nhà vua lừng lẫy. Thái Tổ, Trần Nhân Tông. Một người từ bỏ chốn thiền môn thanh đạm, bước vào triều đình xây nghiệp lớn tại vị cho đến cuối đời. Một người từ ngôi cao hiển hách, quyền uy bậc nhất. Ðánh bại xâm lược Nguyên, Mông, giữ nước oai dũng lạ thường, bỏ quyền lực phú quý cung đình, bước vào chốn thiền môn, sơn cao núi thẫm, quyết chí tu trì độ chúng sinh.

 

 

Chùa . Am xưa.

 

Lên Yên Tử, khách hành hương hay vãn cảnh ngày nay thể lựa chọn lộ trình tùy theo sức khỏe, lòng tin Phật vọng Tổ. Nói như vậy, tôi vốn sức khỏe, cũng đã đi nhiều nơi thăm nhiều chỗ. Thế nhưng trên ngọn Yên tử này, trèo chưa tới đỉnh cũng đã đuối mệt muốn bỏ cuộc. Nằm sãi trên tảng đá lớn cheo leo. Chợt nghe tiếng xôn xao nói cười từ trên dốc đỉnh. Nghe tưởng rất gần xa. Không gian rất gần lối đi thì xa. Một lúc khá lâu, qua khúc quanh một tốp người đi xuống, trẻ già đủ. Một cụ gầy nhom, cười toe, miệng món chẳng còn mấy răng. Gắng lên em. Niệm Phật tới liền !” Chắc cụ đã thấy nét mặt đoán ra tâm trạng của tôi. “Qua (tôi) đây 74 tuổi rồi còn leo tới được. Qua từ Châu đốc theo con ra đây lạy Tổ, lạy Phật. Tháng trước qua lên lễ chùa ÐenTây ninh. Còn sức đi được ngày nào thì đi”. Móm mém cười. Thở mệt. chống gậy, lần xuống núi. Nhìn cụ tôi như được tiếp hơi. Ðường dốc núi thẳng dựng chắn ngang trước mặt chẳng còn đáng ngại.

 

 

 

   Ga dưới cáp treo

"ngoài nhìn vào nhà Ga cứ tưởng một ngôi chùa mới. Mái cong. Ngói đỏ. Hoành phi. Câu đối. Cờ phướn màu ."
 

Từ năm 2002, khách thăm Yên Tử thể đi cáp treo. Rút ngắn một phần đoạn đường dốc để đến chùa Hoa Yên, rồi từ đây leo bộ lên cao. Cáp treo hai Ga. Ga Dưới Ga Trên. Kiến trúc lớn đẹp. Ga dưới quán ăn chay, mặn nơi bán quà lưu niệm, phòng hướng dẫn du khách. Tổ chức khá chu đáo, trật tự. Không cảnh níu kéo nài nỉ bán mua, chụp hình lưu niệm, như hầu hết các nơi du lịch trên đất Bắc. Ở ngoài nhìn vào nhà Ga cứ tưởng một ngôi chùa mới. Mái cong. Ngói đỏ. Hoành phi. Câu đối. Cờ phướn màu .

 

Nhưng hãy men theo lối đi dọc sườn núi. Vất vả nhọc nhằn. đoạn khá hiểm nguy. Nhưng thú vị biết bao. Xúc động biết bao. Chiêm ngưỡng chùa am, lăng mộ . Ngắm nhìn phong cảnh. Rừng tiên, núi Phật. Núi cao ngất lẫn mây. Rừng trùng điệp xanh. Trúc tre, tùng bách, sứ đại cổ niên. Dốc núi đá cuội tròn trơn. Cheo leo. Quanh co. Thẳng dựng.

Nơi nơi như còn vương dấu tích huyền thoại của các Tổ Trúc Lâm.

Hàng trăm Chùa am bảo tháp của Yên Tử, qua chiến tranh phá hoại trộm của, chỉ còn lại mươi chùa rải dọc sườn núi. Chùa Lân, Chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Thiền Ðịnh, chùa Một Mái, chùa Bảo Ðài, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu. Tận cùng trên đỉnh non cao chùa Ðồng. Chùa Vân Tiêu nay cũng không còn, chỉ còn lại mấy mộ tháp. Trên lộ trình chính thức cho du lịch không tên Chùa Thiền Ðịnh, chùa Bảo Ðài, nhưng lại khu Huệ Quang Kim Tháp.

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle