Những mảnh đời ven đường (p.2): Bên khung cửa thiền (2)

Phần 2: Bên khung cửa thiền (2)

Phần 2: Bên khung cửa thiền (2)

Minh Pháp

 

TRỞ VỀ

Hương các loài hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay.

………………..

 

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay.

- Chao ôi! Huynh học gì mà học nhiều quá vậy! Đệ nghe người ta nói học nhiều quá thì bị khùng đấy!

- Đệ khùng thì có, cả ngày không chịu học cứ ra đồng nhổ cỏ, hái rau biết đời nào nên thân?

     - Ý…í… Huynh quên rồi sao! Có thực mới giựt được đạo, ai như huynh chỉ biết học mà không biết làm.

     - Đệ…đệ này…!

     - Quảng Thái đâu rồi lên đây Thầy bảo?

Nghe lời Thầy gọi, Quảng Thái nhanh chân lên phòng khách đứng rón rén chấp tay:

     - Thầy vừa hay tin ở trên Thành phố mở lớp cơ bản Phật học, Thầy muốn cho các con theo học nhưng trong chùa huynh đệ ít quá. Hơn nữa, con là người có chí học nên Thầy có ý cho con đi. Thầy thiết nghĩ: Tu mà có học thì mới rạng ngời chánh pháp, học mà có tu thì mới lợi đạo ít đời. Chính Tổ Quy Sơn xưa kia cũng thường nhắn nhủ. “Phàm người xuất gia là cất bước đến phương trời cao rộng, tâm hình thoát tục, nối thạnh dòng thánh, hang phục ma quân nhằm đề trả bốn ân, cứu giúp ba cõi”. Con hãy ghi nhớ mà cố gắng học hành.

     - Quảng Ngộ, sư đệ! Dậy đi thôi, trời sáng rồi.

     - Ái chà ! Huynh đi chi mà sớm quá vậy. Thế huynh đã lạy tạ sư phụ chưa?

     - Huynh lạy tạ rồi.

     - Đợi tí, để đệ ra lấy xe đưa huynh đi.

Trên chiếc xe đạp cọc cạch, hai huynh đệ vượt qua bao đoạn đường khúc khuỷu quanh co gồ ghế nước đọng… thì xa xa văng vẳng tiếng gà gáy, tiếng ếch nhái kêu ộp ộp… xe thì vẫn chạy nhưng sư huynh nôn nóng hối thúc, còn sư đệ thì đạp thong thả từ từ…

-         Huynh lên Thành phố nhớ gởi thư về cho đệ nha.

-         Nhớ thì nhớ nhưng đệ phải đạp xe nhanh lên.

-         Ý huynh muốn nhanh thì đệ đạp nhanh nhưng mà dể bị té đấy!?

Lên Thành phố có đủ điều kiện học hành, Quảng Thái chăm chỉ miệt mài không những học ngày mà còn học đêm, không những nội điển mà cả ngoại điển. Quảng Thái học quên ngày quên tháng…

-         A lô! Cho tôi gặp chú Quảng Thái.

-         Xin lỗi Thầy đợi một chút.

-         A lô! Quảng Thái hả con? Con vẫn khỏe chứ! Hai hôm nữa giổ tổ con về được không?

-         Bạch sư phụ dịp này con rất bận, bận ôn thi anh văn! Thầy thứ lỗi cho con, năm sau con sẽ tranh thủ về. Con thầm nghĩ cái hiểu biết của mình chỉ là một phần rất nhỏ của cái chưa biết…

Thế là thêm một năm nữa Quảng Thái đằm mình trong câu chữ tiếng tây, tiếng tàu, trong cơn lốc vọng ngoại kiếm được bằng này, lấy được bằng kia.

-         A lô! Xin lỗi cho tôi gặp chú Quảng Thái.

-         A lô! Thầy đợi chốc lát.

-         A lô ! Quảng Thái đó hả

-         Bạch sư phu dạ con.

-         Sao tới đây giỗ Tổ con định về không? Dưới chùa Thầy mới nhận hai chú tiểu, con về thăm để cho huynh đệ biết mặt.

-         Xin Thầy thứ lỗi cho con. Ba hôm nữa con chuẩn bị ôn thi “tin học” Con cảm thấy kiến thức là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả.

Quảng Thái quay về lăn vào học, bỏ cả công phu bái sám, bài vở thì ngày một nhiều nhưng sức người thì có hạn, Quảng Thái cảm thấy mệt mỏi rồi ngã bệnh.

-         A lô! Xin lỗi, nhờ nhắn dùm chú Quảng Thái.

-         A lô! phải chú Quảng Thái đấy không?

-         Bạch sư phụ dạ con.

-         Năm nay con có về được không?

-         Dạ năm nay con tranh thủ về.

Trên chuyến xe chiều muộn màng có cả tăng lẫn tục, có cả người giàu người nghèo, có kẻ thì được học có kẻ thì không được học, tạo nên một đường đi giữa hai hàng ghế. Ở dãy ghế cuối cùng có hai cha con, Cha thì mang kiếp cầm ca, con thì mang kiếp cầm lon xin tiền. Bản nhạc được vang lên. “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi…” Tiếng đàn lời nhạc hòa quyện giao nhau du dương trầm bổng đưa mọi người vào giấc ngủ nhẹ nhàng thư thoát. Quả như văn hào người Pháp Cervante có nói : “Khi ngủ mọi người đều bình đẳng”

-         Đến đến rồi bà con ơi!

-         A ha ! Sư huynh.

-         Ôi chao ! Sư đệ sao đệ biết mà ra đón?

-         Thầy bảo đấy. Lên xe đi sư huynh.

-         Cũng lại chiếc xe đạp này hả?

-         Ôi! Huynh biết không, nó là bền, ba năm rồi mà đệ vẫn chưa thay gì cả, phụ tùng toàn là hàng “ Việt Nam chất lượng cao ” không hà !

-         Lúc nào đệ cũng giỡn được, cài đệ này…

 

-----*--*--*------

-   Sao mặt sư huynh buồn quá vậy ? Huynh thành phố hả! Đi, đi với đệ ra thăm lúa trổ đòng đòng cho đỡ buồn. Huynh biết không hồi đó đệ cấy lúa là phải giăng dây, bây giờ đệ cấy là khỏi giăng mà vẫn thẳng như thường.

-  Ôi cái việc cỏn con ấy mà!

-  Thôi huynh không đi thì thôi, đệ đi đây…

Dang sư đệ thanh thoắt khuất sau rặng cây. Quảng Thái bước lui nặng nề uể oải. Bất chợt bên khung cửa sổ thiền đường vang lên:

     “Chớ bảo tuổi già mới học đạo

        Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh.”

Rồi phòng đối diện cũng lại vang lên:

     “Tìm trâu tìm dấu chân trâu

        Dấu còn trâu chẳng mất đâu bao giờ

        Những người học đạo chớ ngờ

        Vô tâm thì đạo có cơ dễ tìm.”

     -  Ai đọc vậy cà? Quảng Thái tự hỏi rồi rảo bước thì thấy hai chú tiểu đang học bài.

Đêm đó Quảng Thái không tài nào chợt mắt được, cứ vằng vặt giữa hai thế giới thực, thế giới ảo. Thế giới nào là thế giới thực? Thế nào là thế giới ảo? Phải chăng giữa thế giới thực là thế giới ảo, giữa thế giới ảo cũng là thế giới thực...?   see you again” cũng là “again you see ” và “Sắc tức thị không” Cũng là “Không tức thị sắc”  Đang mơ mơ màng màng thì ba hồi kiểng trị nhựt vang lên… Quảng Thái giựt mình tiếc rẻ sao thời gian nhanh quá vậy. Vươn mình Quảng Thái bước ra sân hít thở không khí thì lại gặp sư đệ Quảng Ngộ, đang cặm cụi quét sân, miệng nhóp nhép học bài:

      “Bụi trần che lấp chân như

            Quyết đem chỗi tuệ quét trừ nghiệp nhân

            Lá ngã nhân chuyên cần quét sạch

            Cỏ phong trần nhổ quách đuổi xa…?!

-         Đệ nói cái gì mà đuổi xa??

-         Ý quên, đệ nói “Cỏ phong trần nhổ quách quăng xa…! ”

-         À …à … “Nhổ quách quăng xa.!..?!?

 Ở TRỌ

Tịch tình tang, tịch tình tang

Ai mang công chúa xuống hang lên lầu!

-         Sư huynh, sư huynh điện thoại của Huynh đổ nhạc kìa!

-         Bắt điện thoại dùm huynh đi.

-         Bấm nút nào đây – đệ bấm nút ok là được.

-         Ok, xin lỗi ai đầu dây, dạ con là Minh Khai, xin gặp thầy Quảng Thái – điện thoại của huynh nè.

-         A lô… Minh Khai hả có chuyện gì không?

-         Dạ, con muốn thỉnh hai Thầy mai đưa dám dùm con.

-         Í cha! Không được rồi, hiện giờ hai huynh đệ đang ở chùa sư phụ dưới Trà Vinh.

-         Có chuyện gì trên Thành phố hả huynh?

-         Thầy Minh Khai thỉnh đi đám.

     -   Ờ có cái điện thoại di động này tiện quá ha, làm đệ nhớ lại câu chuyện thời Phật còn tại thế, khi Tôn Giả A Nan bị Ma Đăng Già bắt vô động tính giở trò làm chuyện bậy bạ….Thì lúc ấy Đức Phật phóng quang thấy A Nan gặp nạn, liền sai Tôn Giả Xá Lợi Phất mang ngũ đệ thần chú Lăng Nghiêm đến giải cứu A Nan. Đệ nghĩ, giá như Tôn Giả A Nan có cái điện thoại di động giống như cái này thì gọi về Tôn Giả Xá Lợi Phất hay Tôn Giả Mục Kiền Liên đến cứu giúp thì đâu có làm khổ cho Đức Phật.

    - Đệ, cái đệ này, cứ suy luận tầm bậy, lại bịa chuyện phạm thượng không hà, lại còn xúi quẫn cho huynh.

    - Cóc…cóc…cóc…

    - Ai gõ cửa vậy! Sư phụ cho gọi Thầy Quảng Tâm.

      Nghe Thầy gọi, Quảng Tâm vội vã mặc chiếc áo dài nhanh chân lên phòng sư phụ đứng ngay thẳng chấp tay.

     -      Thầy vừa nhận điện thoại của một người bạn đồng tu hồi đó ở bên Pháp, là muốn xin một thầy trẻ tuổi dự khóa học: “Điểm tiếp cận giữa Phật giáo và khoa học.” thầy xét thấy trong các đệ tử con là người chịu khó, siêng học, thích nghiên cứu lại giỏi… nên Thầy chọn con đi. Thầy nhớ có nhà triết học thông thái ở thế kỷ 19 tên là Các-mác có câu nói “Không có con đường nào bằng thẳng thênh thang ở trong khoa học và chỉ những người nào không sợ chồn chân mỏi gối, trèo lên những con đường nhỏ bé gập ghềnh của nó thì mới hy vọng đạt đến đỉnh cao xán lạn của khoa học mà thôi.” Thầy nghĩ, ở trong khoa học có cái khó nhất định của khoa học, nhưng đối với người xuất gia tu học Phật giáo lại có biết bao khó khăn gập ghềnh, nằm rải rác trên chặng đường để đi đến giác ngộ giải thoát. Do vậy con phải cố gắng hơn nhiều.

  Một buổi sáng đầu tuần, mây trôi lãng đãng trên chiếc VietNam Ariline 307 ù…ù… cất cánh đưa Thầy Quảng Tâm rời đất nước Việt Nam thân yêu đi du học với bao đôi mắt hy vọng trông đợi nhìn theo.

      Đặt chân lên đất nước cộng hòa Pháp mở ra một Thành phố cây xanh và các tòa nhà cổ kính với tháp Eiffel hùng đứng sừng sững như cánh cổng của trời, chào đón tất cả mọi Tăng Ni Phật tử, nhà nghiên cứu khoa học khắp mọi nơi trên thế giới đến tham dự. Thì xa xa là ngôi trường rộng lớn có tường rào chạy bao quanh. Bên trong được thiết kế ngăn nắp có qui mô: Từ chiếc tàu con thoi, bệ phóng, kính viễn vọng, rada ăngten…. được dựng lên khắp nơi. Ở giữa là những phòng thí nghiệm, về hạt, về sóng, về poroton….Cho đến thế giới vi mô nhỏ nhất như phân bào, đơn bào. Tóm lại, trường này là một mô hình thu nhỏ của những gì mà con người sáng kiến, từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính khoa học nói về thế giới và con người. Qua những giờ học lý thuyết trên lớp đều có thời gian thực hành, bằng máy móc hiện đại để chứng minh, rằng ngoài trái đất chúng ta còn có hằng hà sa số thế giới, thế giới có sự sống, thế giới không có sự sống, sống ở thế giới này một ngày bằng sống ở thế giới kia một trăm năm, tính giãn nở của không gian, tính tương đối của thế giới, rồi tìm ra vi khuẩn ký sinh trùng trong một bát nước, trong một cơ thể sống, và rất nhiều môn học lý thú khác nhau… Đặc biệt có nhiều tác phẩm bất hủ của các bậc vĩ nhân, các công trình vĩ đại của các nhà bác học thiên tài,lại còn nhiều mô hình nghiên cứu thí nghiệm còn bỏ dở…. giúp cho người học tạo thêm tính tò mò sáng kiến.

      Thế là thời gian thắm thoát một năm học trôi qua và bấy nhiêu thời gian đó cũng đã giúp cho Thầy Quảng Tâm có cái nhìn về khoa học mà cách đây hơn 25 thế kỷ đức Phật đã từng dạy cho các đệ tử của Ngài. Điều này được nhà bác học thế kỷ 20 Cha đẻ của thuyết tương đối Albent Eristein khẳng định “Điểm khởi đầu của Phật giáo là điểm kết thúc của khoa học.” Rời đất nước luôn đề cao cái đẹp, cái nghệ thuật thẩm mỹ, trở về đất nước giàu lòng nhân ái vị tha, tâm trạng Thầy Quảng Tâm vừa thấy hồi hộp vừa thấy gần gũi.

-         A Di Đà Phật, con kính chào Thầy.

-         Mô Phật, Thầy Minh Khai ơi, Thầy Quảng Thái đâu, sao không đi với Thầy hả?

-         Dạ, Thầy Quảng Thái hoàn tục rồi!

-         Mới có một năm mà đã thay đổi nhiều! Thôi, chúng ta lên xe về quê…

….. Dọc con đường làng với hai hàng tre xanh xa xa là những ụ khói rơm, những đàn cò trắng xà xuống đậu trên lưng trâu, những chiếc nón lá nhấp nhô cử động…. Hình ảnh đồng quê Việt Nam lướt nhẹ man mác khi xe băng qua làm nhớ lại những ngày huynh đệ sống bên nhau được nuôi lớn từ đồng lúa vườn cam… Thế mà giờ đây, thế mà bây giờ? Phải chăng cuộc sống con ngườ muôn màu muôn vẻ, có sự thay đổi hỗ trợ tương quan chăng?

-         A Di Đà Phật mời Thầy Quảng Tâm vào thọ trai ạ!

-         Mô Phật, quí Thầy dùng trước.

-         Thầy Quảng Tâm, sao Thầy buồn vậy?

-         Thầy Minh Khai, Thầy có thể đi với tôi về quê Thầy Quảng Thái một chuyến.

-         Không được rồi đệ, mình phải về Thành phố gấp.

-         Thôi được. Để Quảng Tâm đi một mình cũng được.

-         Quê Thầy Quảng Thái ở tận dưới Bạc Liêu. Đệ có địa chỉ đây huynh theo địa chỉ đó mà đi.

-         Cám ơn Thầy Minh Khai.

Dưới ánh nắng trưa hè oi bức, trên quốc lộ 1A là một cảnh náo nhiệt bởi tiếng còi xe hú xin đường qua mặt, tranh giành nhau từng người khách, để lại phía sau là hình ảnh Thầy Quảng Tâm trên chiếc xe Honda cũ kỹ, hứng chịu biết bao là bụi khói, nhưng Thầy vẫn ung dung vượt khó, vượt qua bao đoạn đường gồ ghề, có đoạn phải xuống xe qua phà. Đến đây người tấm mệt, xe biếng nhác. Thầy cho xe dừng ở một quán nước giải khát. Bước vào quán, liền có ba cô gái trẻ đẹp ra mời chào?

-         Mời Thầy vào trong này, ngoài kia còn nắng nóng. Thầy uống nước gì?

-         Cho Thầy chai tăng lực number one.

Ly nước đá và chai tăng lực number one bưng ra, thì cả ba cô gái liền kéo ghế ngồi quanh Thầy tò mò hỏi chuyện. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho đệ tử thứ 99 của Tôn Giả A Nan đây. Quảng Tâm suy nghĩ nên đề phòng vẫn hơn, liền với tay lấy cái điện thoại di động trong cái đẫy để sẵn trong túi áo, hễ có bất trắc thì gọi ngay liền. Thầy Quảng Tâm liền tằng hắng một tiếng lấy lại sự ổn định của tâm, vươn vai ngồi ngay thẳng, mặt vẻ nghiêm nghị.

     -      Dạ thưa Thầy, cho con hỏi một việc mà lâu nay con vẫn thắc mắc. Con nghe người ta nói cái mõ trên chùa mà chạm biểu tượng con con cá chép? Sao lại không chạm con cá bự hơn, có tiếng tăm hơn, như con cá voi cá mập chẳng hạn?

     -      À con cá chép có điển tích của nó. Đặc biệt là nó không hề ngủ cả đêm lẫn ngày, gõ lên mõ có ý nghĩa làm cho con người ta luôn luôn thức tỉnh.

     -      Thôi nào, để Thầy ngồi nghỉ tụi bây hỏi nhiều quá Thầy mệt biết không?

      -     Không được, lâu lắm tớ mới được gặp Thầy. Cậu thấy đó, bọn mình đâu có rảnh rỗi mà đi chùa.

      -     Thế quê con ở mô mà nghe giọng miền trung rặc vậy? Không giấu gì Thầy, quê con ở tận Thừa Thiên Huế. Ông bà Cha Mẹ nhiều đời đi chùa đến đời con thì ít đi, vì lo làm ăn. Con vào đây phụ bán café để kiếm tiền trả nhà trọ, nghề con theo học là nghề thợ may.

      -     Còn con quê ở xứ nào, sao nghe giọng thủ đô quá.

      -     Dạ, con quê ở Hải Phòng, con theo ba mẹ xuống Cà Mau lập nghiệp, nhưng con lại thích tự lập, nên lên Cần Thơ học nghề uốn tóc cũng vì thiếu tiền phòng trọ nên mới vào phụ bán café ạ.

      -     Còn con thì khỏi hỏi cũng biết, nghe giọng là biết miền cò bay thẳng cánh.

      -     Dạ, con cũng giống như hai bạn ấy con đến đây phụ bán, cũng chỉ vì nơi ăn chỗ ở, quê con ở Đồng Tháp, cha mẹ nghèo quá, anh chị em lại đông.

Rời quán nước mà tâm trạng Thầy Quảng Tâm luôn nghĩ ngợi về hai chữ.nhà trọ”. Phải chăng chúng ta đây cũng đều ở trọ? Đúng vậy, chúng ta đã ở trọ trong bụng Mẹ chín tháng 10 ngày, trải dài 18 năm ở trọ nhà cha mẹ, được cha mẹ nuôi nấng dạy bảo đến lúc phải rời cha mẹ về Thành phố ở trọ đi học, học xong, lấy vợ cũng mướn nhà trọ, nhà trọ này hết hợp đồng lại chuyển đến nhà trọ khác. Cứ thế, cứ thế, cứ trọ hết kiếp này ta lại trọ sang kiếp khác. Đúng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát:

                        “Con chim ở đậu cành tre

                          Con cá ở trọ trong khe suối nguồn.

                          Trăm năm ở trọ ngàn năm…”

-         bip…bip…bip… Thầy chạy xe kiểu gì kỳ vậy không nhìn đường hả! Tâm Thầy để ở đâu?

-         Dạ xin lỗi Bác, vì nhà người thân ở trong hẻm này nên quẹo xe nghịch đường xin Bác thứ cho.

-         Một lẻ một, một lẻ ba, một lẻ năm trên bốn chữ N… Đúng là nhà này rồi, sao thây vắng vẻ hoang tàn vậy ta?

Đứng trước cửa nhà rồi mà Thầy Quảng Tâm vẫn cảm thấy do dự. Cũng đúng thôi, cổng tam quan cửa chùa luôn luôn rộng mở đâu có gõ, đâu có kêu ai, ai vào thì cứ vào, ai ra thì mặc ra. Nhà trọ cửa không thì không tốn tiền, có khác nhà trọ cửa có, phải cửa đóng then cài, bắt buột phải gõ thôi!

-         Cóc…cóc…cóc….Có ai ở trong nhà không?

-         Có…có…. dạ có, cánh cửa vừa mở ra.

-         A Thầy Quảng Tâm, sao Thầy biết địa chỉ này, thật là gian nan cho Thầy quá.

-         Mời Thầy vào nhà để con dắt xe cho.

-         Mô Phật, làm phiền thí chủ.

Thật là sau một năm chia tay, hai huynh đệ tri kỷ nay gặp lại là bao nhiêu mừng mừng, là bấy nhiêu tủi tủi kẻ lễ hỏi han.

-         Về đến sân bay nghe tin huynh hoàn tục đệ không tin, sự cố gì mà huynh phải làm vậy?

-         Cũng tại cái duyên trần chưa trả xong.

-         Hay là vì cái điện thoại chết tiệt này?

-         Thầy Tâm cứ vậy hoài làm con hổ thẹn quá. Thôi chúng ta nói chuyện khác đi. Sao Thầy đi Pháp có học hỏi gì nhiều không?

-         Có chứ, mình qua bên ấy mới thấy sự học hỏi tìm tòi khám phá của người đang thiếu khát. Còn mình ở trong cái có sẵn lại làm biếng bỏ quên. Nhưng theo Quảng Tâm nghĩ, cuộc sống con người thì có hạn, mà đem so với cái vô hạn thì không là gì cả. Nhưng chúng ta dù ở hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác cũng nên tận dụng cái hữu hạn mà mình có được.

-         Thầy Quảng Tâm nói chí phải, xin mời Thầy uống nước.

-         Được rồi anh cứ để đấy, đâu có xa lạ gì, chà, chà, nhà cửa sau không sửa sang lại?

-         Dạ nhà mướn Thầy ạ?!

-         Hả nhà mướn có phải nhà trọ không. ???

-         Dạ nhà mướn là nhà trọ!

-         Cũng lại là nhà trọ nữa rồi, Thầy Quảng Tâm chắc lưỡi thở dài….

 

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle