Những mảnh đời ven đường (p.2): Bên khung cửa thiền

Bên khung cửa thiền

 

Phần 2: Bên khung cửa thiền

 

 

 

BÀI HỌC HỒI ẤY

 

Một hồi kiểng vang lên, cả đại chúng thức dậy, chuẩn bị cuốc, xẻng, gióng, gánh… ra đồng làm việc. Đi đầu sư huynh Minh Đạo dõng dạc câu: Nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực: (một ngày không làm một ngày không ăn ) chắc có lẻ chiều nay trời mưa, chư huynh đệ được nghỉ sớm đấy ! thế là: “Nhất nhựt thiểu tác nhất nhựt đa thực”  (Một ngày làm ít lại được ăn nhiều). Nghe vậy cả đại chúng cười ồ lên….thì quả nhiên nửa tiếng đồng hồ sau mây đen kéo ùn ngụt, hướng mặt trời lặn going nổi ầm ầm…. gió phương Bắc thổi về dữ dội…và cơn mưa đã ập đến, mưa nhiều,  mưa nặng hạt. khiến cho mọi người kiếm chỗ trú mưa.

Dưới chồi tranh chư huynh đệ tập trung ngồi quanh kể chuyện tiếu lâm.

 

Riêng tôi tôi tìm một gốc ngồi tấm mình nhìn trời mưa… Mỗi hạt mưa rơi như đi vào ký ức tôi. Tôi ngồi đó, nhưng nghĩ về một thời thơ ấu xa xưa. Đó là những kỷ niệm hồn nhiên hồi còn ở quê nhà. Hình dáng các bạn trẻ chăn trâu tắm mình dưới cơn mưa, bất kể trên đầu sấm sét, mặc cho áo quần ướt sũng, chiếc nón lá tả tơi… Nhưng vẫn cảm thấy vui sướng, vui nhất là lội qua khúc sông, khi mà chú trâu giận lặn sâu khiến cho các bạn chới với hoảng chân kêu la thất thanh.

Rồi những ngày giá rét đi cắt cỏ, nhớ lần hôm ấy, trời mưa lớn con đường mòn trơn trượt, trên vai tôi một gánh cỏ xanh, tôi gắng vượt qua những xanh, tôi gắng vượt qua những chặng đường gồ ghề, nước đọng. Thế rồi! Tôi cũng về được đến nhà.

 

Cha tôi vội vàng chạy ra sân đở lấy gánh cỏ nặng trĩu trên vai tôi xuống, ánh mắt người đầy ái ngại và thương cảm liền thốt lên.

Ham cắt chi nhiều dữ vậy con! Còn nhỏ gánh nặng vậy vẹo xương còn gì? tôi cậu bé hơn mười tuổi cảm thấy người nhẹ hẫng đi khỏi đôi vai đau bỏng không còn phải gồng lên khổ sở, dưới chiếc đòn gánh cong oằn kia nữa, long hãnh diện lắm. Cũng như bao đứa trẻ nghèo khác, tôi phải đỡ đần cha mẹ từ khi còn rất nhỏ tuổi.

Thôi con đi nghỉ, thay áo quần nhanh kẻo lạnh để Cha mang ra cho trâu ăn.

Đang rũ chiếc quần dài, chưa kip mặc vào tôi bỗng giật thót người lên.

 

Tuấn… Tuấn! Ra đây ba hỏi.

Biết có chuyện chẳng lành, tôi vội vàng chạy ra chuồng trâu. Cha tôi cầm trên tay mấy quả bắp còn xanh, vẻ mặt căn thẳng. Hồn vía bay lên mây, lúc ấy tôi mới sực nhớ ra rằng mình đã để quên mấy trái bắp mới vặt trộm giấu trong giỏ cỏ.

Ai cho con vậy ?

Dạ…..dạ…… Tôi ấp úng.

Nói mau. ! Ai cho, hay là con bẻ trộm?

Da…. Dạ…. mấy đứa tụi nó bẻ trước con cũng bắt trước bẻ vài trái về nướng cho em Hùng – nhanh trí tôi đổ thừa.

Vào nhà, lên giường mau!

 

Thế là một trận mưa đòn xối xả đổ xuống người tôi. Cha tôi đánh như cố xưa đuổi một cái gì đó ghê tởm lắm. Mãi đến khi Mẹ tôi khóc…và nội tôi từ đầu xóm mua cau trầu chạy về liền lăn xả vào ôm chặt lấy tôi, cha tôi mới vứt cây roi xuống nền nhà một cách giận dữ:

Nhớ suốt đời nha con.!

 

Và rồi ông vội vả đi ra đồng. Tôi khóc nức nở. Đau quá ! oan ức quá ! Nội vừa lấy dầu xoa lên những vết lằn rớm máu vừa chửi : “Tổ cha cái thằng đánh con mà không biết đau lòng” Mấy trái bắp non có đáng là bao. Tội nghiệp thằng nhỏ!”

Đó là trận đòn của hơn mười năm về trước vậy mà tôi cảm thấy rành rọt. như mới hôm qua. Mỗi khi xao lòng cầm của ai vật gì đó dù rất nhỏ, tôi chợt nhớ đến cha tôi và kịp dừng tay lại. Đến bây giờ xuất gia thọ giới tôi mới hiểu, ngày ấy bằng phương pháp sư phạm đậm đặc tính cách nông dân. Người đã khắc sâu vào tâm khảm tôi một chân lý : Gieo hành vi - gặt thói quen, gieo thói quen gặt nhân cách, hay nói cách khác “Một lần cắp vặt bao lần khác người ta nghĩ mình cắp vặt”

Đùng…!  Tiếng sấm sót lại làm tôi giật mình cắt đứt chút ký ức và cũng là lúc sư huynh Minh đạo vổ vào vai tôi. Về Minh Pháp ơi ! Về ăn cơm. Chiều nay ba mươi Sám hối đó!

 

À….à…. Sám hối hả !

…….à…….Sám hối ….! ? !


 

ĐỢI ĐÒ

 

Reng……reng……reng.

Reng……reng……reng.

Nghe tiếng chuông hai huynh đệ cứ nạnh qua nạnh lại.

-         Thầy kêu huynh đấy. !

-         Không phải đâu nghe tiếng chuông gấp vội kiểu này theo huynh nghĩ là Thầy kêu đệ đấy!

Huynh, lúc nào cũng đoán mò. Thôi được để đệ lên trước cho.

Khi sư đệ trở xuống, tôi liền hỏi: Thầy có sai bảo làm việc gì không? Sao mặt đệ buồn quá vậy?

-         Dưới quê gọi điện thoại lên báo tin Bà nội của đệ qua đời và Thầy bảo hai huynh đệ chuẩn bị kinh kệ, chuông mõ về quê lo đám tang.

-         Trên chuyến xe chiều nhộn nhịp cảnh chen lấn, hai huynh đệ cũng về được bến đò. Vừa lúc ấy, trời lại đổ cơn mưa lắc rắc nhẹ hạt.

Chà, đò chưa qua ! huynh chắc lưỡi thôi huynh ngồi tạm dưới chòi tranh này đợi đò, tiện thể để đệ qua chợ mua một ít bông trái cây.

 

Sư đệ quay lưng đi, cùng là lúc mưa rơi càng lúc càng nặng hạt, bao phủ mù mịt cả mặt sông. Thế mà, có một đám trẻ vẫn an nhiên dầm mưa chạy giỡn. đứa thì xách giỏ cá, đứa thì ôm cái quần, đứa thì vác cần câu, phía sau treo vài con chim lung lẳng……. nhìn chúng, làm tôi nhớ lại kỷ niệm một thời cách đây mười mấy năm. Hôm ấy đi học về sớm bạn tôi rủ.

-         Tuấn ơi, mấy hôm rày tớ thấy chim ở đâu bay về làng mình nhiều quá, bọn mình làm ná dây thun, chiều mai đi bắn đem về nướng ăn.

-         Ôi ! Thật là có gì ngon bằng ! Tôi cổ động tán thành, chiếc ná dây thun được làm xong, tôi liền bắn thử vài viên coi có đạt chỉ tiêu không? Đến viên thứ tư tôi liền nhắm ngay vào cây thuốc lá, ở đấy có mấy con chuồn chuồn đang bay lượn. tôi nghe cái phụt…

-         Úi chà ai chọi đá.

 

Nghe tiếng hét của chị tôi, ông nội  cũng ở gần đó đứng lên đưa mắt nhìn quanh thấy tôi cúi khom mình chạy trốn.

-         Tuấn lại đây ông bảo.

Nghe gọi, người tôi giật thóc lên, mặt tái méc, một tay thò, một tay thụt. cái gì sau lưng đưa đây ông coi, không thể dấu được nữa rồi, tôi liền đưa ra. Thấy chiếc ná dây thun, ông liền quát giận dữ!

 

Lên nhà trên, ông đốt một cây nhang thật dài bảo tôi quỳ trước bàn Phật Bà Quan Âm ( theo tôi được biết, ông nội tôi tu tại gia thọ Bồ Tát giới gì đó nên ông có những tình thương như Bồ Tát ). Rồi ông đen chiếc ná dây thun ra chặt. vừa chặt ông vừa răn dặn phòng ngừa: Từ rày về sau mà ông thấy còn làm ná dây thun nữa thì đừng có trách ông. Tôi thầm tiếc nuối mới lần đầu sao mà xui xẻo  sớm quá.

 

Cũng buổi chiều hôm ấy, tôi theo mấy anh chị ra đồng đắp đất mấy ngôi mộ. Tôi thấy có những vũng nước sắp cạn nhưng ở đấy có rất nhiều con cá nhỏ, chúng đang vẩy vùng bơi lội. tôi cũng không biết tôi khởi loại tình thương gì, tôi liền vớt chúng ra sông lớn thả. Mỗi lần thả, thấy chúng  ve vẫy cái đuôi mừng quýnh… làm tôi rất thích thú. Từ niềm vui đó, bao nhiêu cá trong vũng nước còn lại đều được đem ra thả hết. dọc đường về lòng tôi vui sướng làm sao! Thấy mình như làm được một việc gì đại lắm.

 

Qua nữa tháng sau, cũng không biết động cơ khách quan hay chủ quan và cũng không biết nhân duyên nào khiến tôi đến gặp Ba Mẹ xin đi xuất gia. Nghe tôi xin đi tu Ba tôi quả thật ngạc nhiên, còn Mẹ tôi thì quả quyết can ngăn:

Tu hành cực khổ lắm con ơi, không dể như con tưởng đâu. Biết bao nhiêu người đi tu mà có mấy ai thành công. Nếu con muốn xuất gia Ba Mẹ cho con nửa tháng để suy nghĩ cho kỹ.

 

Trong nửa tháng ấy, trong đầu tôi cứ mườn tượng vẽ nên một nếp sống mà nếp sống ấy tôi chưa hề biết đến và cũng chưa hề có một ai chỉ dẫn và cũng chưa từng đọc cuốn sách nói về xuất gia. Nhưng trong lòng tôi thì nôn nao, nung nấu, mong sớm ngày cha mẹ cho đi.

Thế rồi cái gì đến rồi cũng sẽ đến. hôm ấy là một buổi sáng đẹp trời, chim muôn hót líu lo, tiếng động cơ máy đò ngang dồn dập nổ vang. Tôi kính cẩn lạy Mẹ, lạy Cha:

Thưa Mẹ cho con đi, mẹ ở lại nhớ giữ gìn sức khỏe.

Nói đến đó bỗng bà rưng rưng nước mắt liền ôm tôi và căn dặn phòng hờ: Nếu tu có cực lắm thì xin thầy về nha con, nghe vậy Ba tôi liền đính chính: Chưa gì đã có ý định thối lui rồi. Ông thấy đó, con còn thơ dại đâu có biết chuyện cực chuyện khổ là gì…

 

Rời Mẹ, cứ mỗi bước là mỗi lần tôi ngoảnh lai nhìn Mẹ…. thấy Mẹ như một pho tượng không nhúc nhích, cũng không tiếng dặn dò….cứ vậy xa dần…rồi xa dần khất sau những rặm tre làng. Tôi chỉ biết lủi thủi theo Cha cho kịp chuyến đò ngang.

huynh ! huynh ! sao còn ngồi đó, đò qua rồi kìa.

Giật mình tiếng gọi làm chút ký ức đi qua. Tọi liền nhanh miệng thuận theo lời nói sư đệ : À….à…..đò qua thì mình qua đò…

 

 


 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle