Kinh nhớ rõ hành xử về thân

kinh

Ngài Tam Tạng Cù Đàm Tăng Già Đề Bà

dịch từ Phạn sang Hán vào đời Tấn.

Tỷ kheo Thích Thái Hòa dịch từ Hán sang Việt.

 

 Tôi nghe như vậy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Ương Kỳ, cùng với chúng đại Tỷ kheo đều đi đến trú xứ An Hòa Na - Kiền Ni.

Bấy giờ, đêm đã qua, trời sáng, Đức Thế Tôn đắp y, ôm bát vào A Hòa Na để khất thực.

Sau khi dùng trưa xong, Ngài thu xếp y bát, rửa tay chân, lấy tọa cụ vắt lên vai đi đến một khu rừng, vào trong một khu rừng ấy rồi, đến một gốc cây, trải tọa cụ ra và ngồi với tư thế kiết già.

Lúc bấy giờ, ăn trưa xong, nhiều Tỷ kheo trong chúng, ngồi tụ tập trong giảng đường, cùng nhau thảo luận việc như thế này:

"Hỡi chư Hiền! Thật tuyệt vời thay! Thật phi thường thay! Đức Thế Tôn với sự hiểu biết cùng tột, quán chiếu cùng tột, tu tập cùng tột, phòng hộ chuyển hóa cùng tột, thực hành thiện viên mãn, ở trong tâm chuyên nhất, Ngài đã phân biệt và công bố rộng rãi, sự tu tập nhớ rõ hành xử về thân."

Đức Phật dạy rằng, nhớ rõ hành xử về thân, có kết quả lớn, có được con mắt lớn, chính là con mắt thấy rõ lý nghĩa đệ nhất.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn từ nơi chỗ ngồi yên lặng, bằng thiên nhãn thanh tịnh siêu việt loài người, Ngài nghe các vị Tỷ kheo sau bữa ăn trưa, tụ tập ngồi tại giảng đường, cùng nhau thảo luận việc như thế này:

"Hỡi chư Hiền! Thật tuyệt vời thay! Thật phi thường thay! đức Thế Tôn với sự hiểu biết cùng tột, quán chiếu cùng tột, tu tập cùng tột, phòng hộ chuyển hóa cùng tột, thực hành thiện viên mãn, ở trong tâm chuyên nhất, Ngài đã phân biệt và công bố rộng rãi, sự tu tập nhớ rõ hành xử về thân."

Đức Phật đã dạy rằng: Nhớ rõ hành xử về thân có kết quả lớn, có được con mắt chính là con mắt thấy rõ lý nghĩa đệ nhất.

Sau khi Đức Thế Tôn nghe xong lời ấy, vào lúc quá trưa, Ngài từ chỗ ngồi yên lặng đứng dậy, đi đến giảng đường, ngồi nơi tòa đã trải sẵn, trước chúng Tỷ kheo.

Bấy giờ Đức Thế Tôn hỏi chúng Tỷ kheo rằng:

"Các thầy hướng đến cùng nhau bàn luận việc gì? Do việc gì mà tập hợp ngồi tại giảng đường?"

Bấy giờ các Tỷ kheo bạch rằng:

Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con là các Tỷ kheo tụ tập ngồi tại giảng đường, cùng nhau thảo luận việc như thế này:

"Hỡi chư hiền! Thật tuyệt vời thay! Thật phi thường thay! Đức Thế Tôn với sự hiểu biết cùng tột, quán chiếu cùng tột, tu tập cùng tột, phòng hộ chuyển hóa cùng tột, thực hành thiện viên mãn, ở trong tâm chuyên nhất, Ngài đã phân biệt và công bố rộng rãi, sự tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Đức Phật đã dạy rằng: Nhớ rõ hành xử về thân có kết quả lớn, có được con MAét chính là con MAét thấy rõ lý nghĩa đệ nhất.

Bạch Thế Tôn! Chúng con hướng đến với nhau luận bàn việc như thế này, vì việc này Mà tụ tập ngồi tại giảng đường".

Đức Thế Tôn lại hỏi các thầy Tỷ kheo rằng:

Tôi đã nói như thế nào sự tu tập nhớ rõ hành xử về thân, về phân biệt và công bố rộng rãi, về đạt được kết quả to lớn?

Lúc ấy, các Tỷ kheo thưa:

Bạch Thế Tôn! Thế Tôn là căn bản của pháp; Thế Tôn là vua của pháp; Pháp do Thế Tôn, kính mong Ngài giảng thuyết. Chúng con nghe xong, đạt được nghĩa lý rộng rãi.

Đức Phật liền dạy:

Hỡi qúy vị hãy lắng nghe, suy nghĩ và ghi nhớ một cách thông minh. Tôi sẽ phân biệt nghĩa lý ấy cho qúy vị.

Lúc ấy các thầy Tỷ kheo vâng lãnh lời dạy và lắng nghe.

Đức Phật hỏi:

Thế nào là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân?

Tỷ kheo khi đi thì biết mình đi, đứng thì biết đứng, ngồi thì biết ngồi, nằm thì biết nằm, ngủ thì biết ngủ, thức thì biết thức, ngủ thức đều biết ngủ thức. Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ đúng là như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình, tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, định tâm rồi, biết rõ nó đúng như là. Ấy là Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là vị Tỷ kheo biết chính xác khi đi vào, đi ra, lúc co, lúc duỗi, khi cúi, khi ngước, chững chạc dung nghi, khoác y tăng già lê và các y ngay thẳng, ôm bát chỉnh tề, đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết chính xác. Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như là thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi, biết rõ nó đúng như là. Ấy là Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là vị Tỷ kheo khi niệm ác bất thiện sinh khởi, liền dùng niệm thiện, pháp thiện để ngưng chỉ, chuyển hóa và đoạn diệt.

Ví như thầy trò thợ mộc, cả hai kéo thẳng dây mực búng lên thân cây, sau đó dùng búa bén để đẽo cho thẳng.

Tỷ kheo cũng như vậy, khi niệm ác, bất thiện khởi sinh, liền dùng niệm thiện, pháp thiện, để ngưng chỉ, chuyển hóa và đoạn diệt.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ, nó đúng như là thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu tập, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm, Mà được tâm định, được tâm định rồi, biết rõ nó đúng như là. Ấy là Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là vị Tỷ kheo hai hàm răng ngậm khít lại, lưỡi uốn lên nóc họng, dùng tâm ý đối trị tâm ý, để ngưng chỉ, trị liệu và đoạn diệt.

Ví như hai lực sĩ bắt một người yếu, trói và mang đi một nơi, tự do đánh đập.

Tỷ kheo cũng như vậy, ngậm khít hai hàm răng, lưỡi ấn lên nóc họng. Dùng tâm ý trị liệu tâm ý, để ngưng chỉ chuyển hóa và đoạn diệt.

Như vậy, Tỷ kheo tùy hành xử của thân như thế nào, biết rõ nó đúng như là thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng đạt, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi, biết rõ nó đúng như là. Ấy là Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là vị Tỷ kheo nhớ rõ hơi thở vào, liền biết mình đang nhớ rõ hơi thở vào, nhớ rõ hơi thở ra, liền bi?t mình đang nhớ rõ hơi thở ra. Thở vào dài, liền biết mình đang thở vào dài, thở ra dài, liền biết rõ mình đang thở ra dài. Thở vào ngắn, liền biết mình đang thở vào ngắn. Thở ra ngắn, liền biết  mình đang thở ra ngắn. Tập thở vào toàn thân, tập thở ra toàn thân. Tập thở vào thân hành ngưng lắng, tập thở ra khẩu hành ngưng lắng.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liên biết rõ nó đúng như là thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là Tỷ kheo có hỷ và lạc do ly dục sinh ra tẩm thấu, thấm nhuần, sung MAõn cùng khắp nơi thân, ở nơi thân này không có chỗ nào là không có hỷ và lạc do ly dục sinh ra.

Ví như người thợ tắm, bỏ viên bột tắm vào chậu, hòa nước xong, đánh nước thấm, sung mãn cùng khắp viên bột tắm, không có chỗ nào là không thấm chất nước.

Tỷ kheo cũng như vậy, có hỷ và lạc do ly dục sinh ra, tẩm thấu, thấm nhuần, sung MAõn cùng khắp nơi thân, ở trong thân thể này không có chỗ nào là không có hỷ và lạc do ly dục sanh ra.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử của thân, là Tỷ kheo có hỷ và lạc do thiền định sinh ra tẩm thấu, thấm nhuần, sung mãn cùng khắp nơi thân, ở nơi thân này không có chỗ nào là không có hỷ và lạc do thiền định sinh ra.

Ví như nước suối trên núi, rất sạch, rất trong, sung mãn tràn đầy, nước từ bốn phương chảy đến, hòa nhập tự nhiên, nước từ đáy suối phun lên tự nhiên, đầy chảy ra ngoài, thấm ướt núi rừng, sung mãn cùng khắp, không đâu là không có nước.

Tỷ kheo cũng như vậy, có hỷ và lạc do thiền định sinh ra tẩm thấu, thấm nhuần, sung mãn cùng khắp nơi thân, ở nơi thân này không có chỗ nào là không có hỷ và lạc do thiền định sinh ra.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử của thân, là Tỷ kheo có lạc không do hỷ sinh ra tẩm thấu, thấm nhuần, sung mãn cùng khắp nơi thân, ở trong thân này không có chỗ nào là không có lạc, do ly hỷ mà sinh ra.

Ví như các loại hoa sen xanh, hồng, đỏ, trắng sinh ra từ nước, lớn lên từ nước, ở dưới đáy nước, rễ, cành, hoa, lá của những hoa sen thảy đều tẩm ướt, thấm nhuần, sung MAõn cùng khắp, không có chỗ nào là không có nước.

Tỷ khưu cũng vậy, có lạc sinh ra không còn hỷ, tẩm thấu, thấm nhuần, sung MAõn cùng khắp nơi thân, ở trong thân này không có chỗ nào là không có lạc, do không còn hỷ Mà sinh ra.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là vị Tỷ kheo ở trong thân này dòng (?) Tâm thanh tịnh, với ý giải thành tựu, bao trùm cùng khắp, ở trong thân này không có chỗ nào là không cùng khắp với tâm thanh tịnh.

Ví như một người trùm chiếc áo dài bảy hoặc tám khuỷu tay, từ đầu đến chân, ở thân thể này, không có chỗ nào là không che kín.

Tỷ kheo cũng như vậy, ở trong thân này dòng (?) Tâm thanh tịnh, với ý giải thành tựu, bao trùm cùng khắp, ở trong thân này không có chỗ nào là không cùng khắp với tâm thanh tịnh.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là Tỷ kheo nhớ tưởng đến sự minh triệt của tuệ, cảm nhận rõ ràng, duy trì rõ ràng, ghi nhớ rõ ràng bởi ý, trước như vậy, sau cũng như vậy. Sau như vậy, trước cũng như vậy. Ngày như vậy, đêm cũng như vậy. Đêm như vậy, ngày cũng như vậy. Dưới như vậy, trên cũng như vậy. Trên như vậy, dưới cũng như vậy. Nh? vậy là tâm không điên đảo, không bị trói buộc. Tu tập tâm minh triệt, rốt cuộc tâm không bị che lấp bởi ám chướng.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là vị Tỷ kheo quán chiếu hình tướng, cảm nhận rõ ràng, duy trì rõ ràng, ghi nhớ rõ ràng bởi ý.

Ví như có người ngồi quán sát người nằm, người nằm quán sát người ngồi.

Tỷ kheo cũng như vậy, quán sát hình tướng, cảm nhận rõ ràng, duy trì rõ ràng, ghi nhớ rõ ràng bởi ý.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là vị Tỷ kheo tùy thân này, theo tính tốt, xấu quán sát từ đầu đến chân, thấy rõ đầy dẫy sự bất tịnh.

Nghĩa là ở trong thân này có lông, tóc, móng, răng, da dày, da non, da mỏng, da ngoài, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già, ruột non, lá lách, dạ dày, phẩn, não và não bộ, nước MAét, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, MAùu, mỡ, tủy, đàm giải, nước tiểu.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi, liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là vị Tỷ kheo quán sát các giới vức ở trên thân. Trong thân ta đây gồm có, giới vức thuộc đất, giới vức thuộc nước, giới vức thuộc hỏa, giới vức thuộc phong, giới vức thuộc không, giới vức thuộc thức.

Ví như đồ tể giết trâu, lột da phơi bày trên đất, phân làm sáu phần.

Tỷ kheo cũng như vậy, quán sát các giới vức ở trên thân. Trong thân ta đây gồm có, giới vức thuộc đất, giới vức thuộc nước, giới vức thuộc hỏa, giới vức thuộc phong, giới vức thuộc không, giới vức thuộc thức.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi, liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là vị Tỷ kheo quán sát nơi tử thi kia, hoặc một, hai ngày, cho đến sáu, bảy ngày bị diều quạ mỗ, bị sài lang ăn, hoặc hỏa thiêu hay chôn cách đều bị tan rã, hư mục.

Thấy như vậy rồi, liền tự so sánh, nay thân này của ta cũng lại như vậy, cũng có điều này, không thể vượt khỏi.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi, liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập hành xử về thân, là vị Tỷ kheo đã từng thấy hài cốt nơi nghĩa địa, sắc xanh mục nát, xương ăn còn thừa phơi trên đất.

Thấy như vậy rồi, liền tự so sánh, nay thân này của ta cũng lại như vậy, cũng có điều này, không thể vượt khỏi.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi, liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập hành xử về thân, là vị Tỷ kheo đã từng thấy nơi nghĩa địa, da, thịt, MAùu rã rời, chỉ còn gân cốt nối liền.

Thấy như vậy rồi, liền tự so sánh, nay thân này của ta cũng lại như vậy, cũng có điều này, không thể vượt khỏi.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm mà được tâm định, được tâm định rồi, liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập hành xử về thân, là vị Tỷ kheo đã từng thấy nơi nghĩa địa, từng đốt xương rời, tản MAùc mọi nơi, xương chân, xương đùi, xương đầu gối, xương bắp vế, xương sống, xương vai, xương cổ, xương sọ, mỗi thứ mỗi nơi.

Thấy như vậy rồi, liền tự so sánh, nay thân này của ta cũng lại như vậy, cũng có điều này, không thể vượt khỏi.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm Mà được tâm định, được tâm định rồi, liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Lại nữa, Tỷ kheo tu tập hành xử về thân, là vị Tỷ kheo đã từng thấy nơi nghĩa địa, xương trắng như Màu vỏ ốc, xanh như Màu chim bồ câu, đỏ như Màu MAùu, mục nát, bể vụn.

Thấy như vậy rồi, liền tự so sánh, nay thân này của ta cũng lại như vậy, cũng có điều này, không thể vượt khỏi.

Như vậy, Tỷ kheo tùy sự hành xử của thân như thế nào, liền biết rõ nó đúng như thế ấy.

Nếu như vậy, thì vị Tỷ kheo ở một mình tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu hành, đoạn trừ các phiền não ở nơi tâm mà được tâm định, được tâm định rồi, liền biết rõ nó đúng như là. Ấy là vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân.

Nếu có vị tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy, công bố rộng rãi như vậy, thì hết thảy thiện pháp ở trong vị ấy, nghĩa là pháp thuộc về phẩm chất của đạo.

Nếu vị Tỷ kheo có tâm ý, hiểu rõ cùng khắp, ví như biển lớn, hết thảy các sông ngòi nhỏ đều đổ vào trong biển lớn ấy.

Nếu có vị tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy, công bố rộng rãi như vậy, thì hết thảy thiện pháp ở trong vị ấy, nghĩa là pháp thuộc về phẩm chất của đạo.

Nếu sa môn, phạm chí nào không thiết lập chân chính sự nhớ rõ hành xử về thân, du hành với tâm ý bé nhỏ, thì có thể thuận tiện cho ma ba tuần theo dõi, kiếm tìm đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí ấy, rỗng trống, không có nhớ rõ hành xử về thân.

Ví như chiếc bình, trống rỗng ở bên trong, không có nước đặt ngay ngắn trên đất, nếu có người đem nước đến đổ vào trong bình, thì Tỷ kheo nghĩ sao? Như vậy, bình ấy có chứa nước được không?

Tỷ kheo đáp rằng: bạch Đức Thế Tôn, bình kia chứa được. Vì sao? Vì bình ấy trống không, không có nước, đặt ngay ngắn trên mặt đất, do đó nó chứa nước được.

Cũng như vậy, nếu sa môn, phạm chí nào không thiết lập chân chính sự nhớ rõ hành xử về thân, du hành với tâm ý bé nhỏ, thì có thể thuận tiện cho Ma ba tuần theo dõi, kiếm tìm đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí ấy trống rỗng, không nhớ rõ hành xử về thân.

Nếu sa môn, phạm chí nào, thiết lập chân chánh nhớ rõ hành xử về thân, du hành với tâm vô lượng, thì không thể thuận tiện cho sự theo dõi, kiếm tìm của Ma ba tuần đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí ấy, không trống rỗng, có nhớ rõ hành xử về thân.

Ví như, chiếc bình bên trong, có chứa đầy nước, đặt vững vàng ở trên đất, nếu có người đem nước để vào trong bình, thì ý Tỷ kheo nghĩ như thế nào? Như vậy, chiếc bình ấy có nhận thêm nước nữa không?

Tỷ kheo đáp rằng: bạch Đức Thế Tôn! Không thể nhận thêm, vì sao? Vì bình kia đầy nước đặt trên đất vững vàng, do đó, không còn nhận thêm. Cũng như vậy, nếu có sa môn, phạm chí có thiết lập chân chính ghi nhớ rõ ràng hành xử về thân, du hành với tâm vô lượng, thì không thể thuận tiện cho việc theo dõi của Ma ba tuần đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí ấy, không trống rỗng, có nhớ rõ hành xử về thân.

Nếu có sa môn, phạm chí nào, không thiết lập chân chính ghi nhớ rõ ràng hành xử về thân, du hành với tâm bé nhỏ, thì thể thuận tiện cho việc theo dõi của Ma ba tuần đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí ấy, trống rỗng, không nhớ rõ hành xử về thân.

Ví như lực sĩ, bưng tảng đá lớn, nặng, vứt xuống bùn lầy, ý Tỷ kheo kia nghĩ như thế nào, tảng đá có bị lún trong bùn lầy chăng?

Tỷ kheo đáp rằng: bạch Đức Thế Tôn! Tảng đá bị lún vào trong bùn lầy. Vì sao? Vì đã nặng mà bùn lầy, do đó đã lún.

Cũng như vậy, nếu có sa môn, phạm chí nào, không thiết lập chân chính ghi nhớ rõ ràng hành xử về thân, du hành với tâm bé nhỏ, thì có thể thuận tiện cho việc theo dõi của Ma ba tuần đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí ấy, trống rỗng, không nhớ rõ hành xử về thân.

Nếu có sa môn, phạm chí nào, thiết lập chân chính sự nhớ rõ hành xử về thân, du hành với tâm vô lượng, thì không thể thuận tiện cho việc theo dõi, tìm kiếm của Ma ba tuần đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí kia không trống rỗng, có sự nhớ rõ hành xử về thân.

Ví như lực sĩ, cầm trái cầu nhẹ bằng lông ném vào cánh cửa đóng kín, ý vị Tỷ kheo nghĩ như thế nào? Cánh cửa có bị đẩy vào chăng?

Tỷ kheo đáp rằng: bạch Đức Thế Tôn! Không thể đẩy vào được. Vì sao? Vì trái cầu lông nhẹ mà cánh cửa đóng vững chắc thì làm sao mà đẩy vào được.

Cũng như vậy, nếu có sa môn, phạm chí nào, thiết lập chân chính sự nhớ rõ hành xử về thân, du hành với tâm vô lượng, thì không thể thuận tiện cho việc theo dõi, tìm kiếm của Ma ba tuần đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí kia không trống rỗng, có sự nhớ rõ hành xử về thân.

Nếu có sa môn, phạm chí nào, không thiết lập chân chính ghi nhớ rõ ràng hành xử về thân, du hành với tâm bé nhỏ, thì có thể thuận tiện cho việc theo dõi của Ma ba tuần đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí kia trống rỗng, không nhớ rõ hành xử về thân.

Ví như người tìm lửa, lấy củi khô làm mẫu, dùng dùi khô mà xát vào nhau, ý Tỷ kheo nghĩ như thế nào, người kia làm như vậy có lấy được lửa không?

Tỷ kheo kia đáp rằng: bạch Đức Thế Tôn! Người kia lấy được lửa, vì sao? Vì người kia lấy củi khô mà xát vào nhau, do đó được lửa.

C?ng nh? v?y, n?u cĩ sa mơn, ph?m chí nào, khơng thi?t l?p chân chính ghi nhớ rõ ràng hành xử về thân, du hành với tâm bé nhỏ, thì có thể thuận tiện cho việc theo dõi của Ma ba tuần đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí kia trống rỗng, không nhớ rõ hành xử về thân.

Nếu có sa môn, phạm chí nào, thiết lập chân chính sự nhớ rõ hành xử về thân, du hành với tâm vô lượng, thì không thể thuận tiện cho việc theo dõi, tìm kiếm của Ma ba tuần đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí kia không trống rỗng, có sự nhớ rõ hành xử về thân.

Ví như người tìm lửa, dùng củi ướt làm mẫu, lấy dùi ướt mà xát vào nhau, ý Tỷ kheo nghĩ như thế nào? Người kia làm như vậy, có lấy được lửa chăng?

Tỷ kheo trả lời; bạch Đức Thế Tôn không thể! Vì sao? Vì dùng dùi ướt mà xát vào  nơi gỗ ướt, do đó không thể được.

Cũng như vậy, nếu có sa môn, phạm chí nào, thiết lập chân chính sự nhớ rõ hành xử về thân, du hành với tâm vô lượng, thì không thể thuận tiện cho việc theo dõi, tìm kiếm của Ma ba tuần đối với vị ấy.

Vì sao?sa môn, phạm chí kia không trống rỗng, có sự nhớ rõ hành xử về thân.

Tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy, công bố rộng rãi như vậy, nên biết rằng, có mười tám thứ công đức.

Những gì là mười tám?

Tỷ kheo có thể nhẫn nại sự đói, khát, lạnh, nóng, muỗi mồng, ruồi, rệp, mặt trời và gió máy áp bức - hoặc có thể kham nhẫn đối với lời nói thô ác, gộc gậy đánh đập; hoặc tâm bị bệnh tật đau đớn hết sức, những điều không vui, đưa đến chết điếng... Đều có thể kham nhẫn.

Đây là đức tính thứ nhất, do tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy và công bố rộng rãi như vậy.

Lại nữa, Tỷ kheo kham nhẫn đối với điều không vui thích. Nếu những điều không vui thích khởi lên, thì được tâm nhiếp phục.

Đây là đức tính thứ hai, do tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy và công bố rộng rãi như vậy.

Lại nữa, Tỷ kheo kham nhẫn đối với những điều khiếp đảm sợ hãi, nếu những điều khiếp đảm khởi lên, thì sẽ được tâm nhiếp phục.

Đây là đức tính thứ ba, do tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy và công bố rộng rãi như vậy.

Lại nữa, Tỷ kheo sinh khởi ba ác niệm gồm: niệm tham, niệm sân, niệm não hại. Nếu ba ác niệm sinh khởi, thì tâm liền nhiếp phục.

Đây là đức tính thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy do tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy và công bố rộng rãi như vậy.

Lại nữa, Tỷ kheo ly dục, ly ác, ly các pháp bất thiện, cho đến ý thành tựu, chứng đắc tứ thiền.

Đây là đức tính thứ tám, do tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy và công bố rộng rãi như vậy.

Lại nữa, Tỷ kheo đoạn hết tam kiết sử, chứng đắc Tu đà hoàn, không còn rơi vào ác pháp, nhất định thẳng hướng đến chánh giác, còn thọ sanh tối đa là bảy lần, sau bảy lần qua lại trong cõi trời, cõi người, chứng kiến được biên cương của sự khổ.

Đây là đức tính thứ chín, do tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy và công bố rộng rãi như vậy.

Lại nữa, Tỷ kheo đoạn hết tam kiết sử, còn tà hạnh, nộ, si nhẹ bớt, chỉ còn một lần qua lại ở cõi trời, cõi người, sau một lần qua lại xong, chứng được biên cương của sự khổ.

Đây là đức tính thứ mười, do tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy và công bố rộng rãi như vậy.

Lại nữa, Tỷ kheo năm hạ phần kiết sử dứt sạch, sống ở trong cõi trời, cõi người liền chứng Niết bàn, đắc pháp không thối chuyển, không trở lại đời này.

Đây là đức tính thứ mười một, do tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy và công bố rộng rãi như vậy.

Lại nữa, Tỷ kheo nếu có an úy, giải thoát, xả ly sắc giới, đạt vô sắc giới, với thiền định giống như vậy, tùy ý thành tựu, thân tác chứng, dùng trí tuệ quán sát biết rõ các lậu hoặc và đoạn trừ các lậu.

Đây là đức tính thứ mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu, mười bảy, do tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy và công bố rộng rãi như vậy.

Lại nữa, Tỷ kheo chứng đắc như ý túc, thiên nhĩ, tha tâm trí,, túc mạng trí, sanh tử trí, các lậu đã sạch, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tùy ý thành tựu, tự mình biết rõ, tự mình giác liễu, tự mình thực hành và chứng nghiệm ở ngay trong pháp hiện tại:"sanh đã hết, phạm hạnh đã thành, điều đáng làm đã lầm, đời sau không tiếp tục nghiệp hữu", biết rõ nó là như vậy.

Đây là đức tính thứ mười tám, do tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy và công bố rộng rãi như vậy.

Tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy, công bố rộng rãi như vậy, thì nên biết có mười tám công đức này.

Đức Phật đã nói như vậy, các Tỷ kheo kia sau khi đã nghe đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

 

 

CHÚ GIẢI:

I.Tổng Luận.

Thiền, ý nghĩa đích thực của nó, là thấy rõ những gì đang diễn ra trên thân, tâm và làm ngưng lắng hết thảy vọng tưởng nơi tâm, để cho thân cũng như ngữ không còn bị điều động bởi những thế lực vọng tưởng ấy, và khiến cho thân hoàn toàn an tịnh.

Người tu tập thiền, là người tập thấy rõ thân thể và làm chủ mọi động tác của mình một cách có ý thức, và đưa ý thức đi kèm với mọi động tác ấy, khiến thấy rõ mọi động tác ấy, nó đúng như là.

Người tu tập thiền, là người tập thấy rõ và theo dõi các cảm thọ đang diễn ra trên thân và tâm, và là người có ý thức rõ ràng, chính xác về những gì xảy ra trên thân và tâm do các cảm thọ ấy đem lại.

Người tu tập thiền, là người tập thấy rõ tâm mình, tập làm cho tâm mình ngưng lắng hết thảy vọng tưởng, hết thảy chấp thủ về tham ái, về giận dữ, về ngu muội, về kêu mạn, về nghi hoặc và tà kiến.

Người tu tập thiền, là người tập thấy rõ bản thân mình là một tập hợp gồm có sắc và tâm, hay gồm có các yếu tố vật lý và tâm lý.

Trong các yếu tố vật lý và tâm lý ấy, không có yếu tố nào được mệnh danh là "ngã". Chúng hiện hữu trong sự tương quan và tương sinh, sắc ấy là tâm, tâm ấy là sắc, sắc có mặt trong tâm và tâm có mặt trong sắc, hết thảy chúng hữu tình từ dục giới cho đến sắc giới đều là như vậy cả.

Người tu tập thiền, là người tập thấy rõ bản thân là một tập hợp giữa sắc và tâm, chúng hoàn toàn không có tự tính thực hữu, nên tâm của vị ấy ngưng lắng mọi vọng tưởng về ngã.

Người tu tập thiền, không những là người tập thấy rõ thân mình là một tập hợp giữa tâm và vật, giữa tâm pháp và sắc pháp, Mà còn thấy rõ vạn pháp, không có pháp nào hiện hữu đơn điệu, trong một pháp liên hệ đến vạn pháp, trong vạn pháp liên hệ đến một pháp, vạn pháp đang có mặt trong một pháp và trong một pháp có mặt hết thảy vạn pháp.

Người tu tập thiền, là người tập thấy rõ, trong đất có các cực vi, trong các cực vi có nước, có lửa, có không khí và ngược lại.

Người tu tập thiền là người tập thấy rõ bàn tay, thấy trong bàn tay là một tập hợp của các cực vi, của hơi ấm, của thể lỏng, của không khí, của không gian, của thời gian và của tâm thức. Và tập nhìn rõ hết thảy các yếu tố trong thân thể cũng đều như vậy.

Người tu tập thiền là người tập nhìn thấy rõ bông hoa là một tập hợp của âm và dương, của mặt trời và mặt trăng, của đất, của nước, của hơi ấm, của không khí, của chủng tử chính nó, của hết thảy mọi thời gian và không gian.

Người tu tập thiền do thấy rõ bản thân của vạn pháp là như vậy, nên tâm chấp thủ pháp không còn tác khởi, tâm vọng tưởng về tính thực hữu của một pháp, hoàn toàn vắng lặng.

Ở nơi tâm của người thiền tập, đã vắng lặng hoàn toàn các vọng tưởng và tính thực hữu của ngã và pháp. Nghĩa là không còn bị "ngã" và "pháp" làm chướng ngại, thì đối với tất cả thiền định, không có loại thiền định nào mà vị ấy không thành tựu, đối với tuệ quán, không có loại tuệ quán nào mà vị ấy không minh triệt, vị ấy tự tại đối với năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới. Và hết thảy pháp lạ đều tùy thuận theo tâm ý của vị ấy. Vị ấy có thể làm lữ khách "rong chơi" giữa đôi bờ sanh tử, hay đi gió về mây, hoặc đưa tay đùa chạm mặt trăng, mặt trời, hoặc ngụm một ngụm là sạch hết nước cả bốn đại dương, cách một bước là chuyển động hết thảy sơn hà, đại địa, hay hét một tiếng là rợn lạnh cả hư vô.

Thiền không phải là lý thuyết, mà là thực nghiệm, không phải là dự tưởng mà là hiện thực, không phải để rao giảng mà lặng lẽ hành trì, nên thiền là con đường tự tri, tự chứng, tự giác liễu.

Người hành trì thiền và sống đời sống của thiền, không phải là người cố chấp hay phá chấp. Vì giữa đời này có cái gì kiên cố đâu mà cố chấp, và cũng chẳng có cái gì kiên cố đâu mà phá chấp. Nên, cố chấp và phá chấp là hai hành động hoàn toàn vô nghĩa đối với Phật giáo đã đành, mà còn hoàn toàn vô nghĩa đối với đời sống của thiền.

Người hành trì thiền, không phải là người cố chấp hay phá chấp Mà là người có cách nhìn về cáhc ứng xử sinh động, để thấy rõ tự thân của những gì đang diễn ra trong đời sống của chính họ.

Thiền là vậy, nên thiền là thực tiễn, sinh động và sâu lắng. Thiền từ chối hết thảy mọi định nghĩa bắt chụp lên nó, vì sao? Vì nghĩa đã định là nghĩa chết, mà thiền không phải là chết, thiền là có ý thức rõ về sự sống để mà sống, sống với những gì không còn lo âu và sợ hãi; sống thanh thản, vững vàng như bước đi của voi chúa xông trận.

Thiền là vậy, nên thiền không còn hạn chế bởi không gian và thời gian. Đời sống của thiền giản dị không còn phương sở. Mọi ý niệm về phương sở không thể bắt chụp lên đời sống của thiền, nếu thiền bị bắt chụp để nhốt vào phương sở, thì thiền đó là thiền chết và trở nên phiền toái, sương mù.

Trong tất cả mọi sự trung thành đối với đời sống của thiền, không có sự trung thành nào hơn là chánh niệm, và trong tất cả mọi sự phản bội, không có gì hơn là thất niệm, là vọng niệm, là hướng ngoại tìm cầu.

Trong tất cả mọi sự tín ngưỡng đối với đời sống của thiền, không có sự kính ngưỡng nào hơn là các " thiền phái ", và trong tất cả mọi sự xúc phạm, thì cũng không ai khác hơn là chính các "thiền phái".

Vì sao? Vì đã là đời sống của thiền, thì không có phái, không có môn, hễ có môn có phái là không phải thiền, không phải là đời sống đích thực của thiền.

Trong kinh "Nhớ Rõ Hành Xử Về Thân" những gì cần thiết để tu tập về thiền và để sống thiền, đức Phật đã dạy rõ - và Ngài đã dạy rõ hơn -thế nào là nhớ rõ hành xử về thân -thế nào là công bố rộng rãi sự tu tập hành xử về thân -và các công đức do tu tập hành xử về thân đưa lại.

Do đó, kinh này là kinh căn bản của sự tu tập thiền, của đời sống thiền, và căn bản của thiền tập là ở đây, mà tự thân của Kinh không hề bị mắc kẹt bởi một trường phái nào trong Phật giáo hay một một phái nào của thiền.

Thực tập theo kinh này, là thực tập để thấy rõ những gì đang diễn ra trên thân tâm của chính mình, và làm ngưng lắng những gì cần phải ngưng lắng ấy, để tâm trở về với sự an tịnh, thuần nhất, vô nhiễm và hoàn toàn trong sáng.

II.  Thích thuật ngữ:

 

Theo Hán bản, thì đề kinh là " Niệm Thân Kinh "

Theo Pàli bản, thì đề kinh là "Kàyagatàsatisuttam"

Từ ngữ kàya là thân; gatà là đi, sự đi bao gồm cả bốn động tác liên hệ đến thân thể như: đi, đứng, nằm, ngồi...

Chữ gatà, trong kinh này sử dụng không phải chỉ để diễn tả sự đi của thân, mà dùng để diễn tả bất cứ một chuyển động nào liên hệ đến thân.

Do đó, từ ngữ này tôi đã dịch là "hành xử".

Từ sati, tương đương với Phạn là Smrti.

Thuật ngữ này, có nhiều nghĩa như sau: nhớ; nhận ra; hiểu biết; chú tâm; tĩnh giác; tỉnh táo; tính minh bạch; tính rõ ràng; tự biết rõ mình; có ý thức về bản thân mình...

Từ ngữ này có quá nhiều nghĩa, nên tôi đã căn cứ vào ý của Kinh mà tạm dịch sati nghĩa là "nhớ rõ".

Vậy, "Kàyagatàsatisuttam", là kinh Nhớ Rõ Hành Xử Về Thân.

Nhà học giả rhysdavids người Anh dịch, Kàyagatàsati là Intentess of mind on the body, nghĩa là sự chú ý của tâm ở trrên thân thể.

Nhà học giả này còn dịch Kàyagatàsati là Realigtion of the vimpermanency of all things, nghĩa là cách nhận rõ sự vô thường của vạn pháp.

Tuy nhiên, Kàyagatàsati dù có dịch và diễn tả bằng cách nào đi nữa, thì vẫn không lột hết được ý nghĩa đích thực của nó.

Do đó, Ngài Samghadeva chỉ dịch kàyagatàsati là ''Niệm thân".

Từ ngữ "Niệm" ở đây, là bao gồm cả gatà và sati vậy.

"Đức Phật dạy rằng, nhớ rõ hành xử về thân, có kết quả lớn, có được con mắt, chiính là con mắt thấy rõ lý nghĩa đệ nhất."

Hán:"Phật thuyết niệm thân hữu đại quả báo, đắc nhãn hữu mục, kiến đệ nhất nghĩa."

Thấy rõ lý nghĩa đệ nhất là thấy gì?

Đó là thấy rõ nghĩa lý chân thật, sâu thẳm và rốt ráo của đạo.

Lý nghĩa này không thể vọng bàn, mà chỉ có bậc thánh trí, tự tri, tự giác liễu và tự chứng nghiệm.

Đoạn kinh này trong Pàli, bản hiện có, hoàn toàn khác với hán.

Pàli:"yàvanõcùi dam tena bhagavatà jànatà passatà arahatà sammà sambuddhena kàyagatàsati bhàvità bahulikatà mahàpphalà vuttà mahàni samsàti".

Nghĩa là:

"Nhớ rõ hành xử về thân như thế này, được đức Thế Tôn, bậc trí giả, bậc kiến giả, bậc A la hán với toàn giác đã trình bày, đã thực hiện đầy đủ, có kết quả lớn và đã có lời tán dương vĩ đại."

"Lại nữa, Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là Tỷ kheo nhớ tưởng sự miinh triệt của tuệ, cảm nhận rõ ràng, duy trì rõ ràng, ghi nhớ rõ ràng với ý."

Hán: "Phục thứ Tỷ kheo tu tập niệm thân, Tỷ kheo giả hiện quang minh tưởng, thiện thọ, thiện trì, thiện ý sở niệm."

Đoạn kinh này, bản Pàli hiện có, văn mạch và ý nghĩa hoàn toàn khác  bản Hán.

Pàli:"Yassa kassaci, bhikkhave, kàyagatàsati bhàvità bahulikatà, antogadhà tassà kusaladhaMà ye keci vijjàbhàgiyà"

Nghĩa là:

Hỡi Tỷ kheo! Đối với những vị nào, đã phát triển, đã làm cho sung mãn sự nhớ rõ hành xử về thân, thì những thiện pháp của vị ấy cường thạnh ở bên trong, đều dẫn đến minh trí."

Trong đây, từ Antogadhà có hai nghĩa: Lý trí ở bên trong; - sức mạnh của nó hoặc cường độ ở trong nó.

Ở đây, tôi chọn chữ "Cường thịnh" để dịch.

Và từ ngữ Vijjàbhàgiyà, có nghĩa dẫn đến sự hiểu biết sáng suốt, thông minh.

Có thể từ "quang minh tưởng" trong bản hán, ngài Tăng già đề bà đã dịch từ chữ vijjàbhàgiyà này chăng?

Nếu đúng, thì tôi đã dịch "quang minh tưởng" là nhớ tưởng đến "sự minh triệt của tuệ". Và như vậy, cũng tương hợp với nghĩa của Hán.

4: Pháp thuộc về phẩm chất của đạo:

Hán:"Đạo phẩm pháp giả".

Pháp thuộc về phẩm chất của đạo, chính là thắng trí (abhijnõàna = abhinõnõà).

Nhờ thắng trí hàn giả mới chứng ngộ, mới có khả năng đi vào và sống trong biển cả giác ngộ.

5:Ma ba tuần: tiếng Phạn là Màrapapiyàn, tên gọi chung của Thiên ma. Ba tuần là biệt danh của ma vương.

Papiyàn có nghĩa là ác, là loài do ác ý mà tựu thành ác pháp. Và cũng còn gọi là loài tội ác. Loài ma này không thích kẻ khác làm thiện, chỉ khuyến khích kẻ khác làm ác.

Lại nữa, đây là loài ma không thích người khác tu tập để thoát ly dục giới, nên nó hay khuấy nhiễu người tu tập.

Vậy, Ma ba tuần có nghĩa là ác pháp.

6: Sa môn: Phạn Sramana, phiên âm là sa môn, tang môn, táng môn, sa môn na. Dịch là: tức, tức tâm, tịnh chí, phạt đạo, bần đạo, công lao, cần tức...

Vậy, sa môn nghĩa là gì? Sa môn là vị có tâm hồn ngưng lắng, yên tịnh, tinh cần ngày đêm tu tập nuôi dưỡng chí đạo.

Hiễn nhiên, sa môn là vị giàu có đạo hạnh, giàu có sự yên tịnh tâm hồn, sống đơn giản và nghèo nàn về vật chất.

Sa môn, không nhất định là đệ tử Phật, mà kể hết thảy tu sĩ của bất cứ tôn giáo nào có hạnh như vậy, có chí như vậy, có đời sống như vậy đều có thể gọi là sa môn cả.

Phạn chí: tiếng Phạn Bvahmacàrin. Nghĩa gốc của nó là người mong cầu pháp của phạm thiên.

Đây là một trong bốn thời kỳ ở trong đời sống của một người Bà la môn giáo.

Tuy nhiên, từ ngữ này trong Phật học không mang ý nghĩa mong cầu pháp của Phạm thiên, mà nó mang những ý nghĩa như sau:

Chẳng hạn; kinh Tăng Nhất A Hàm 41 giải thích phạm chí:

"Phạm chí là người thanh tịnh, là người đã trừ bỏ hết thảy loạn tưởng."

Trong Du Già Luận Ký 19, giải thích:

"Phạm là tịch tịnh, là Niết bàn; chí là mong cầu ở nơi phạm ấy, do đó gọi là Phạm chí."

Nhưng, ở trong Đại Trí Độ Luận 56, lại giải thích rằng: "Phạm chí là tên gọi của những người ngoại đạo xuất gia; hoặc là chỉ những người có vâng lãnh và ứng dụng pháp ấy".

Còn ở trong Kinh này, thì phạm chí là chỉ cho những người tu tập, người đó không thích hợp với Ma ba tuần; Ma ba tuần là luôn luôn tìm cầu sự sơ hở tâm ý của vị đó để nhiễu loạn.

8. Du hành với tâm ý bé nhỏ.

Hán:"Du hành thiểu tâm giả".

Người du hành với tâm ý bé nhỏ là gì?

Đó là người sống giữa cõi đời, hành xử với đời bằng những tâm ý nhỏ nhoi, bằng những tâm ý bám đầy bụi bặm của tham, của sân, của si, của kiêu mạn, của nghi hoặc, của tà kiến, của loạn tưởng...

9. Du hành với tâm ý vô lượng.

Hán:"Du hành vô lượng tâm giả".

Người du hành với tâm vô lượng là gì? Đó là người sống giữa cõi đời, hành xử với đời bằng tâm lượng rộng lớn, ấy là tâm mang đầy chất liệu của từ, của bi, của hỷ và của xả.

Hễ vào đối với tâm mang đầy những chất liệu này, thì không thể bị ma nhiếp phục mà thường có năng lực nhiếp phục được ma.

Sức mạnh của đạo Phật hay người tu tập theo đạo Phật không phải là súng đạn, nhà tù, không phải là tiền bạc hay danh vọng mà là trí tuệ và từ bi.

Trí tuệ có sức mạnh tiêu diệt vô minh, tiêu diệt những hành động sai lầm và ngu muội trong cuộc sống, và có khả năng tiêu diệt mọi dục vọng tầm thường.

Từ bi có sức mạnh hóa giải hận thù, hóa giải nội kết, đem lại sự đối thoại thông cảm và hiểi biết.

Từ bi là sức mạnh bảo vệ đoàn kết, bảo vệ thống nhất và bảo vệ hòa bình.

Vậy, há trí tuệ và từ bi không phải là sức mạnh, thì cái gì là sức mạnh? Vũ lực ư ?  Bạo tàn ư ? Độc tài ư ?

Không, vũ lực không phải là sức mạnh. Sống ở trên đời, kẻ nào sử dụng vũ lực là kẻ ấy bất lực và hèn yếu, là kẻ ấy tham tàn và bạo động, kẻ ấy là quân phiệt và độc tài. Những kẻ ấy, hoàn toàn không có sức mạnh đích thực.

Sức mạnh đích thực, chính là trí tuệ và từ bi. Với sức mạnh này, người ấy đi đến đâu, và ở đâu là ở đó, có phép lạ, có an lạc và hạnh phúc; người ấy đi đến đâu, thì ở đó có văn hóa và văn minh. Và ở đó Ma ba tuần chắp tay kính lễ.

10. Đưa đến chết điếng.

Hán:"Chí mạng dục tuyệt".

Dịch sát: đến mạng sống muốn chấm dứt.

11. Nếu những điều không vui thích khởi lên thì được tâm nhiếp phục.

Hán:"Nhược sanh bất lạc, tâm chung bất trước."

Dịch sát: Nếu sinh khởi điều không vui, thì hoàn toàn không vướng mắc bởi tâm.

12. Hành giả do tu tập nhớ rõ hành xử về thân, mà đoạn sạch hết ba kiết sử, gồm thân kiến thủ(sakkàyaditthi), nghi hoặc (vicikicchà), giới cấm thủ ( sùì labbata - parMAsa).

Bởi đoạn trừ ba kiết sử này, nên hành giả có thể chứng thánh quả Dự lưu hay Tu đà hoàn, mà tiếng pàli gọi là Sotapan - Naphata.

Khi chứng được thánh quả này rồi, hành giả thấy rõ biên cương Khổ đế của đời mình là chỉ còn tái sanh vào Dục giới bảy lần để tiếp tục tu tập, đoạn trừ các hoặc lậu- và hiển nhiên, trong bảy lần tái sinh vào dục giới ấy, vĩnh viễn không bao giờ bị đọa vào đời sống của các ác đạo, như địa ngục, ngạ qủy và súc sanh.

Một vị đã tu tập chứng thánh quả Dự lưu, vị ấy không bao giờ thối thất niềm tin đối với Phật, Pháp, Tăng và Thánh giới.

13. Hành giả do tu tập nhớ rõ hành xử về thân, mà đoạn trừ sạch hết ba kiết sử là thân kiến thủ, nghi hoặc, giới cấm thủ còn các kiết sử như tham dục, sân nhuế, si mê thì bị giảm dần.

Bởi do đoạn trừ ba kiết sử này và làm giảm cường độ của tham, sân và si nên hành giả có thể chứng đắc thánh quả Nhất lai hay Tư đà hoàn mà tiếng Pàli gọi là Sakadàgàmiphala.

Khi chứng được thánh quả này rồi, hành giả thấy rõ biên cương Khổ đế của đời mình là còn tái sinh ở Dục giới chỉ một lần để tiếp tục tu tập, đoạn trừ các lậu hoặc còn lại. Và hiển nhiên, vị đó sẽ không bao giờ rơi vào đời sống của các loài ác đạo.

14. Hành giả tu tập nhớ rõ hành xử về thân mà đoạn trừ sạch năm kiết sử, gồm thân kiến, nghi hoặc, giới cấm thủ, tham dục và sân hận.

Bởi do , đọa trừ sạch hết năm kiết sử này, nên hành giả tự biết mình hết đời này, không còn tái sinh vào Dục giới nữa, mà an trú vào cõi trời Vô phiền (suddhavassa) thuộc Sắc giới, để tiếp tục tu tập, nhằm đoạn trừ các hữu lậu và vô minh lậu.

Như vậy, là hành giả chứng đắc thánh quả Bất lai hay A na hàm, Mà tiếng Pàli gọi là Anàgàmiphala.

15. Hành giả tu tập nhớ rõ hành xử về thân, đoạn sạch hết năm kiết sử, chứng thánh quả A na hàm, tiếp tục tu tập Tứ thánh đế hiện quán, đoạn trừ hết sạch các lậu hoặc thuộc về Sắc giới và Vô sắc giới, dẫn tâm hướng đến quả vị A la hán.

Trong lúc tu tập đoạn trừ các lậu hoặc thuộc về Sắc giới và Vô sắc giới, hướng tâm đến quả vị A la hán, ở giai đoạn này hành giả thành tựu A la hán hướng.

17. Hành giả tu tập nhớ rõ hành xử về thân, đoạn sạch các lậu hoặc thuộc về Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, vượt ra khỏi dòng thác sanh tử, viên mãn về giới, viên mãn về Định, viên mãn về Tuệ, có được sự tịch tịnh tối thượng, thành tựu an lạc và Niết bàn ngay trong pháp hiện tại. Vị ấy tuyên bố:

"Sự tái sinh đã hết,

Thanh tịnh đã chứng thành,

Điều đáng làm đã làm,

Không còn tiếp nghiệp hữu."

Khi tự mình biết rõ, biết chắc chắn với tâm giải thoát, với tuệ giả thoát, tùy ý thành tựu các minh, và với trí tuệ biết rõ mọi nguyên nhân tác duyên sanh tử, cũng như con đường chứng nghiệm để đoạn tận nó và đã đoạn tận. Hành giả đương nhiên chứng đắc A la hán quả: nghĩa là quả vị đã vượt ra ngoài sanh tử, sống đời sống không còn liên hệ đến nhân quả của sanh tử. Hành giả xứng đáng làm mẫu mực, mô phàm cho chư thiên và loài người, và đương nhiên hành giả xứng đáng để cho chư thiên và loài người cung kính cúng dường.

16. Sanh tử trí: trí biết rõ sanh tử, nghĩa là trí thấy rõ Tập đế và Khổ đế. Tức là trí biết rõ những tác nghiệp và cảnh giới thọ sanh tương ưng với những gì do tác nghiệp ấy.

 

III. Nội Dung Của Kinh.

Kinh Nhớ Rõ Hành Xử Của Thân này, nằm ở trong Trung Bộ Nikaya của kinh Nam truyền và ở trong Trung A Hàm của kinh tạng Bắc trruyền.

Nội dung của Kinh gồm có ba phần.

A. Tự Phần:

Duyên khởi đức Phật nói kinh này, là do sau bữa ăn trưa xong, các thầy Tỷ kheo không nghỉ trưa, mà tập hợp nhau lại, tại giảng đường để cùng nhau luận pháp.

Pháp mà các thầy Tỷ kheo đưng luận bàn là pháp nhớ rõ hành xử về thân, cũng như sự hành trì rộng rãi đối với pháp ấy và kết quả tốt đẹp do sự hành trì ấy đem lại.

Chính đây là duyên khởi để đức Phật nói rộng rãi về Kinh này.

Tự phần của Kinh này là kể từ "Tôi nghe như vậy", cho đến... "Ngồi nơi tòa trãi sẵn trước chúng Tỷ kheo".

Trong tự phần này, kinh đã nêu ra các dự kiện để làm chứng cứ cho sự thành tựu một bản kinh do đức phật nói.

1. Thời gian: sau bữa ăn trưa, nghĩa là trời đã thuộc về chiều.

2. Không gian: nước Ương Kỳ, mà tại giảng đường thuộc trú xứ An Hào Na Kiền Ni.

3. Chủ: Là đức Phật.

4. Pháp: Nhớ rõ hành xử về thân.

5. Thính giả: Chúng Tỷ kheo.

 

13. CHÁNH TÔNG PHẦN.

Phần chánh tông của Kinh này là từ. "Bấy giờ, đức Thế Tôn hỏi các Tỷ kheo rằng", cho đến... "Nên biết có mười tám thứ công đức này.".

Nội dung của phần chánh tông có những điểm như sau:

1. Hỏi lý do:

Đức Phật hỏi các thầy Tỷ kheo về lý do tu tập và lý do luận bàn.

2. Trả lời lý do:

Các thầy Tỷ kheo trả lời tụ tập là để bàn luận về pháp. "nhớ rõ hành xử về thân", do đức Thế Tôn đã giảng dạy.

3. Thỉnh thuyết pháp.

Các thầy Tỷ kheo khẳng định đức tin đối với đức Thế Tôn và vị trí của đức Thế Tôn đối với pháp cũng như cung thỉnh Ngài thuyết pháp.

4. Đức Thế Tôn thuyết pháp.

Nội dung của đức Phật dạy gồm:

A. Niệm thân. Niệm thân ở kinh này đức Phật có dạy đến các chánh niệm như sau:

1. Chánh niệm tỉnh giác về thân.

Thực hành chánh niệm tỉnh giác trong bốn oai nghi và các hành xử của thân thể cũng như chánh niệm, tỉnh giác đối với hơi thở, dài, ngắn...

Trong phần này, đức Phật có trình bày về thuận hành, đối trị và ví dụ.

Đối trị và ví dụ.

Nếu khi Tỷ kheo tu tập về niệm thân như vậy mà ác niệm khởi lên, thì hãy dùng thiện niệm để đối trị.

Ví dụ như hai thầy trò thợ mộc kéo căng dây mực trên gỗ rồi búng lên thân cây gỗ, sau đó mới dùng búa bén để đẽo.

Tỷ kheo trong lúc tu tập niệm thân, dùng thiện niệm để đối trị ác niệm cũng như vậy.

Nếu Tỷ kheo tu tập niệm thân như vậy, mà ác niệm vẫn khởi lên, thì hãy dùng hai hàm răng ngậm khít lại với nhau, lưỡi ấn lên nóc họng, dùng tâm ý để đối trị tâm ý.

Ví dụ, như hai lực sĩ bắt trói một người yếu, mang đi tùy ý tra khảo, đánh đập.

Tỷ kheo trong lúc tu tập niệm thân, ngậm khít hai hàm răng lại, dùng tâm ý để đối trị tâm ý cũng giống như vậy.

2. Chánh niệm, tỉnh giác về cảm thọ.

Các Tỷ kheo tu tập nhớ rõ về thân, thì có các cảm thọ sau đây xảy ra trên thân thể.

Ly sanh hỷ lạc: Hỷ lạc do ly dục sanh ra, rồi thấm nhuần khắp cả thân thể, ví như người thợ tắm, hòa bột tắm với nước, rồi tẩm thấm và đánh nước khắp lên thân thể, cả thân thể của vị ấy không đâu không có nước.

Cũng vậy, một vị tu tập nhớ rõ hành xử về thân, hỷ lạc phát sinh do ly dục, hỷ lạc ấy, đều có mặt khắp trên thân thể.

Định sanh hỷ lạc: Hỷ và lạc do thiền định sinh ra, rồi tẩm thấu, thấm nhuần khắp cả thân thể. Ví như suối nước trên núi trong sạch, nước từ bốn phía đổ về hòa nhập một cách tự nhiên và nước từ đáy suối phun lên cũng tự nhiên, tràn ngập thấm hết cả núi rừng, cả núi rừng không đâu là không có nước.

Cũng vậy, một vị tu tập nhớ rõ hành xử về thân có hỷ và lạc do thiền định sanh ra, tẩm thấu và thấm nhuần khắp hết thảy cơ thể, cả cơ thể không đâu là không có hỷ lạc.

Ly hỷ diệu lạc: Lạc tinh tế, mầu nhiệm do ly hỷ mà sinh ra, rồi tẩm thấu và thấm nhuần khắp hết thảy thân thể. Ví như các loài hoa sen xanh, hồng, đỏ, trắng sinh ra, lớn lên từ dưới nước, rễ, cành, hoa, lá gì của nó đều thấm ướt bởi nước.

Cũng vậy, người tu tập nhớ rõ về thân có lạc tinh tế, mầu nhiệm sinh ra do ly hỷ, tẩm thấu và thấm nhuần khắp cả thân thể.

Xả niệm thanh tịnh: Tâm thanh tịnh thuần nhất, là do an trú về xả thọ khiến hỷ và lạc thăng bằng. Khi tâm của một vị tu tập niệm thân hoàn toàn thanh tịnh, thì toàn thể thân của vị ấy không đâu là không thanh tịnh.

Ví như, người trùm chiếc áo dài bảy, tám khủy tay, từ đầu đến chân không chỗ nào là được che khuất bởi chiếc áo dài đó.

Cũng vậy, vị tu tập đã có sự thuần nhất, thanh tịnh của tâm, thì toàn thể thân thể của vị ấy không đâu là không thấm nhuần bởi sự thanh tịnh ấy.

3. Chánh niệm tĩnh giác về tâm.

Ở phần này, đức Phật dạy, vị Tỷ kheo tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là vị ấy luôn luôn nhớ rõ đến sự minh triệt của tuệ (niệm quang minh tưởng), cảm nhận rõ ràng, duy trì rõ ràng, ghi nhớ rõ ràng bởi ý.

Ý ghi nhớ rõ ràng cái gì? Đó là ghi nhớ rõ ràng về thời gian, và không gian có liên hệ đến tâm và tâm không bị trói buộc bởi những liên hệ ấy. Tu tập tâm minh triệt, thì tâm hoàn toàn không bị che lấp bởi bóng tối.

4. Chánh niệm, tỉnh giác về pháp.

Kinh này, đức Phật dạy chánh niệm, tỉnh giác là thấy rõ pháp ở nội thân, là pháp bất tịnh, là một tập hợp gồm có nhiều yếu tố tạo nên.

Đức Phật đã ví dụ nội pháp của thân là một tập hợp nhiều thứ, như một cái bồn, chứa nhiều hạt giống.

Lại nữa, chánh niệm, tỉnh giác về nội pháp, đức Phật dạy phải nhớ rõ và thấy rõ lục đại ở trong thân thể.

Nhớ và thấy ấy, như tay đồ tể giết trâu, lột da phơi bày trên đất, cụ thể phân làm sáu đoạn.

Như vậy, đối với nội pháp, đức Phật dạy, người tu tập nhớ rõ hành xử về thân, phải thấy và nhớ rõ sự kết hợp chung của lục đại nơi thân thể, cũng như sự có mặt của từng đại trong thân thể.

Ở kinh này, đức Phật dạy người tu tập nhớ rõ hành xử về thân, quán chiếu trong chánh niệm, tỉnh giác để thấy rõ tử thi, xương cốt của người và loài vật đã chết phơi bày nơi nghĩa địa, để thấy rõ tính hư hoại bất thực của các sắc pháp bên ngoài và bên trong.

Nhờ có chánh niệm, tỉnh giác về sắc pháp bên ngoài để nhằm thấy rõ và nhớ rõ những nội pháp đang có mặt ở trên thân thể của chính mình.

Như vậy, chánh niệm, tỉnh giác đối với pháp, ở kinh này là chánh niệm và tỉnh giác đối với các pháp đang có mặt ở trong thân thể và ngoài thân thể.

Trong kinh này, phần đức Phật dạy và niệm thân là từ: "Tỷ kheo, khi đi là biết đi, đứng thì biết đứng, ngồi thì biết ngồi, nằm thì biết nằm..." cho đến hết đoạn đức Phật dạy: "quán chiếu, để nhớ rõ xương trắng như xõ ốc nơi nghĩa địa..."

Nội dung của đoạn kinh này, đức Phật đã dạy về tứ niệm xứ, mà chúng tôi đã nêu ra ở trên.

B. Công bố rộng rãi hay nêu rõ niệm thanh tịnh.

Trong kinh này, phần công bố rộng rãi là kể từ: "nếu có vị nào tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy, công bố rộng rãi như vậy... Cho đến... Hết đoạn đức Phật ví dụ người đi tìm lửa".

Ở đoạn kinh này, đức Phật dạy người tu tập nhớ rõ hành xử về thân, là phải phát triển và nuôi dưỡng niệm thanh tịnh.

Vì tác dụng của "niệm thanh tịnh" là loại trừ ác pháp (Ma ba tuần) và làm sung mãn thiện pháp.

Phát triển niệm thanh tịnh là phát triển Tứ vô lượng tâm. Trong đời sống của người tu tập, luôn có niệm thanh tịnh và có Tứ vô lượng tâm, thì đời sống của vị đó, là đời sống của thiện pháp sung mãn và các ác pháp không thể cu hữu trong đời sống của vị tu tập này.

Đời sống của vị nầy, chính là đạo và đạo  là ở chính nơi vị này.

Để minh họa cho đời sống trọn vẹn với thiện pháp, với đạo, đức Phật đã trình bày các ví dụ như sau:

1. Bình đầy nước: dụ cho vị tu tập sung mãn thiện pháp, sung mãn đời sống của đạo. Ác pháp không thể xâm nhập vào.

2. Bình trống không: dụ cho vị tu tập trống rỗng thiện pháp, trống rỗng đời sống của đạo. Do đó, bất cứ ác pháp nào cũng có thể xâm nhập vào đời sống của vị ấy.

3. Lực sĩ bưng tảng đá lớn, nặng vứt xuống bùn lầy và lún ở trong bùn: dụ cho vị tu tập, không có niệm thanh tịnh, không có thiện pháp, không có đời sống của đạo, vị ấy rơi vào ác pháp và bị lún sâu vào ác pháp.

4.lực sĩ cầm trái cầu nhẹ bằng lông, ném vào cánh cửa đứng vững, đóng kín: dụ cho vị tu tập có niệm thanh tịnh, có đầy đủ thiện pháp, có đời sống trọn vẹn với đạo, thì ác pháp không thể xâm nhập, không thể lay chuyển.

5. Người tìm lửa, lấy củi khô làm mẫu, lấy con vấn rơm khô có chứa lửa mà nhen vào: dụ cho vị tu tập không sung mãn thiện pháp, đầy đủ ác pháp, thì tương ưng với ác pháp, do đó, dễ tìm thấy ác pháp trong đời sống của vị đó.

6. Người tìm lửa, lấy củi khô làm mẫu, dùng dùi ướt nhen vào: dụ cho người tu tập có niệm thanh tịnh, sung mãn thiện pháp, có đời sống trọn vẹn của đạo, thì không thể tìm đâu ra một ác pháp ở nơi đời sống của vị ấy.

Như vậy, ở trong sáu ví dụ mà đức Phật đã minh họa này, có ba ví dụ minh họa đời sống của một vị tu tập có học pháp, có hành pháp, có làm cho sung mãn pháp trong đời sống. Do đó, các ác pháp không thể xâm nhập, không thể làm cho lay chuyển và không thể tìm thấy ác pháp trong đời sống của vị ấy.

Còn ba ví dụ, thì minh họa cho đời sống của một người tu tập không có chánh niệm, trống rỗng thiện pháp, trống rỗng đời sống của đạo. Do đó, ác pháp có thể xâm nhập bất cứ lúc nào, có thể làm chuyển động và cuốn hút đời sống của vị ấy vào ác pháp, và trong đời sống của vị ấy, rất dễ tìm thấy ác pháp.

C. Nêu rõ kết quả.

Phần này, là kể từ: "tu tập nhớ rõ hành xử về thân như vậy, công bố rộng rãi như vậy, nên biết rằng có mười tám thứ công đức… cho đến... thì biết có mười tám công đức này".

Ở đây, đức Phật nêu rõ mười tám kết quả, hay mười tám công đức do tu tập nhớ rõ hành xử về thân đưa lại.

1. Có khả năng nhẫn nại với những gì khó chịu do các yếu tố vật lý đem lại.

2. Có khả năng nhẫn nại đối với các tâm lý hay gây ra phiền muộn.

3. Có khả năng nhẫn nại đối với các tâm lý sợ hãi.

4. Có khả năng nhiếp phục dục niệm, sân niệm, hại niệm.

5. Có khả năng nhiếp phục riêng dục niệm.

6. Có khả năng nhiếp phục riêng sân niệm.

7. Có khả năng nhiếp phục riêng sân niệm và hại niệm.

8. Có khả năng chứng đắc Tứ thiền.

9. Có khả năng chứng đắc Tu đà hoàn quả.

10. Có khả năng chứng đắc Tư đà hoàn quả.

11. Có khả năng chứng đắc A na hàm quả.

12. Có khả năng thành tựu an uý, giải thoát.

13. Có khả năng chứng đắc Tứ không định.

14. Có khả năng tùy ý thành tựu (như ý túc).

15. Có khả năng chứng đắc thân tác chứng.

16. Có khả năng thấy rõ hết thảy lậu hoặc thuộc về sắc và vô sắc giới.

17. Có khả năng đoạn trừ hết thảy lậu hoặc.

18. Có khả năng chứng đắc A la hán quả.

Trong đây, theo kinh thì công đức của phần 4, 5, 6, 7 là đề cập tổng, nhưng tôi tách biệt ra để dễ nhận rõ. Và từ 12 đến 17, kinh cũng đề cập tổng, nhưng tôi cũng tách biệt ra để dễ nhận rõ vậy.

 

 

 

C. LƯU THÔNG PHẦN.

Phần này, từ "đức Phật đã dạy như vậy... cho đến, hoan hỷ phụng hành"

Trong phần này gồm có hai phần:

       (Phần một, là kết thúc thời thuyết pháp cho hội chúng.

(Phần hai, là sau khi hội chúng nghe đức Phật thuyết pháp xong, hiểu, vui vẻ và hành trì.

Buổi thuyết pháp kết thúc mà thính chúng nghe, hiểu, thọ trì, thì đó là buổi thuyết pháp thành tựu. Và do sự thành tựu này, khiến cho pháp lưu hóa bất tuyệt, để đem lại lợi ích cho chư Thiên và loài người.

 

IV. ĐỐI CHIẾU GIỮA BẮC VÀ NAM TRUYỀN.

Kinh nhớ rõ hành xử về thân này, đều có ghi lại đầy đủ ở trong kinh tạng Nam truyền và Bắc truyền.

Ở trong kinh tạng Nam truyền, thì kinh này được ghi lại ở trong Majjhima-nikàya. Tên kinh là Kàyagatàsatisuttam.

 Ở trong kinh tạng Bắc truyền, thì kinh này nằm ở Trung a hàm, Đại tạng tân tu, kinh số 81, trang 554, tên kinh là "Niệm thân kinh", gồm có 4225 chữ.

Nội dung của hai kinh có những điểm tương đồng và dị biệt như sau.

1. Về không gian.

Bắc truyền:

Địa điểm để đức Phật nói kinh này là tại nước Ương Kỳ, trong giảng đường của trú xứ An Hào Na-Kiền Sử.

Nam truyền:

Theo Nam truyền, thì đức Phật nói kinh này tại kinh đô Xá Vệ (Sàvatthi), ở rừng Kỳ Đà (Jetavana), trong tinh xá của trưởng giả Cấp Cô Độc (Anàthapindika).

2. Về thời gian.

Nam truyền và Bắc truyền đều đồng nhau về thời gian; nghĩa là đức Phật nói kinh này vào xế trưa, sau khi các Tỷ kheo dùng trưa xong, rồi luận bàn pháp ở giảng đường.

3. Thính chúng.

Nam truyền và Bắc truyền đều đồng nhau về thính chúng là chúng Tỷ kheo.

4. Chủ pháp.

Nam truyền và Bắc truyền đều đồng nhau, đó là đức Phật.

5. Pháp.

Nam truyền và Bắc truyền đều đồng một pháp do đức Phật dạy ở đây là: ''nhớ rõ hành xử về thân".

6. Nội dung:

Bắc truyền:

Nội dung kinh này trong Bắc truyền tuần tự như sau:

a. Đức Phật hỏi lý do.

b. Chúng Tỷ kheo trả lời lý do.

c. Chúng Tỷ kheo thỉnh Phật thuyết pháp.

d. Đức Phật thuyết pháp.

Nội dung đức Phật thuyết pháp tuần tự gồm:

Chánh niệm, tỉnh giác về thân như: đi, đứng, nằm, ngồi...

Chánh niệm, tỉnh giác về cảm thọ của thân như sau:

- Hỷ lạc do ly dục sanh.

- Hỷ lạc do thiền định sanh.

- Lạc do ly hỷ sanh.

- Xả, hỷ và lạc hoàn toàn thanh tịnh.

Chánh niệm, tỉnh giác về tâm như: Nhớ rõ sự minh triệt của tuệ...

Chánh niệm, tỉnh giác về pháp, gồm có quán nội thân và ngoại thân.

Công bố rộng rãi về niệm thanh tịnh, trong đó, đức Phật có minh họa bằng sáu ví dụ; ba ví dụ thuận thiện pháp và ba ví dụ thuận ác pháp.

Phần cuối của nội dung thuyết giảng pháp này, đức Phật đã đề cập đến 18 thứ công đức.

Nam truyền.

Nội dung của kinh này thuộc Nam truyền cũng tương tợ như Bắc truyền.

Tuy nhiên, có những phần ở trong kinh này thuộc về Bắc truyền đề cập trước, thì kinh này thuộc về Nam truyền đề cập sau.

Chẳng hạn, kinh này thuộc về Bắc truyền đề cập trước hết, về phần nhớ rõ hành xử của thân, là chú ý đến các oai nghi và động tác của thân. Trong lúc đó, cũng kinh này, thuộc về nam truyền, lại đề cập trước hết là chú ý, theo dõi hơi thở...

Lại nữa, trong những ví dụ đức Phật dùng để diễn tả pháp trong kinh này, thì kinh này thuộc về Bắc truyền không có ví dụ - về "xe ngựa thuần thục", được điều khiển theo ý muốn của người điều ngự. Trong lúc kinh này thuộc về Nam truyền lại có ví dụ này, để dụ cho một vị tu tập sung mãn về nhớ rõ hành xử của thân, hướng tâm đến thắng trí và rất tinh xảo về pháp, và có thể chứng ngộ bất cứ pháp xứ nào bởi thắng trí ấy.

Lại nũa, phần nói về công đức hay kết quả do tu tập nhớ rõ hành xử về thân đem lại, thì trong kinh này thuộc về Bắc truyền đề cập đến 18 thứ công đức, trong đó kinh nói rất rõ về sự chứng đắc về Tứ thánh quả. Nhưng ở kinh này thuộc về Nam truyền không được đề cập rõ ràng.

Sau này, là mười công đức do tu tập nhớ rõ tu tập nhớ rõ hành xử về thân ở trong kinh này, thuộc về Nam truyền đề cập.

“Lạc bất lạc” bị vị tu tập này nhiếp phục, còn chúng thì không nhiếp phục được vị này.

“Khiếp đảm, sợ hãi” bị vị này nhiếp phục, còn chúng thì không nhiếp phục được vị này.

Kham nhẫn được nóng, lạnh...

Kham  nhẫn được hết thảy khổ thọ về thân.

Chứng đắc bốn định thuộc về Sắc giới.

Chứng đắc Thần túc thông.

Chứng đắc Thiên nhỉ thông.

Chứng đắc Tha tâm thông.

Chứng đắc Túc mạng thông.

Chứng đắc Lậu tận thông.

7.Phần kết thúc và lưu thông.

Phần này cả hai kinh thuộc về Nam truyền lẫn Bắc truyền đều giống nhau.

8. Góp ý:

Nếu một vị tu tập giỏi, vị ấy chỉ nhắm đến đời sống giải thoát và giác ngộ, mà không bị cột trói bởi ý hệ Nam truyền hay Bắc truyền.

Và vị ấy, sẽ nhận ra rằng, Nam tryền hay Bắc truyền, chỉ khác nhau chăng là khác về hoàn cảnh hoằng pháp, chứ không thể khác nhau về pháp. Vì sao?  Vì tất cả pháp mà Nam truyền hoặc Bắc truyền hiện đang truyền, đều có căn bản từ đức Phật.

Nếu một vị tu tập giỏi, vị ấy sẽ nhận ra rằng: Những gì được ghi lại ở trong kinh tạng của Bắc truyền và Nam truyền đều là vì sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, đều là gia tài văn hóa, gia tài đạo đức của toàn thể loài người.

Do đó, chúng ta phải biết tiếp thu, biết gạn lọc, biết vận dụng để thích ứng, nhằm tu tập và hành đạo, khiến pháp của Phật được lưu truyền khắp nơi, khắp chốn, là lợi ích cho hết thảy chư thiên và loài người, chứ không phải cho riêng ai, và riêng một xứ sở nào.

Ngày, 06/08 Ất hợi

Thất lắng nghe.

 

Kinh Nhớ Rõ Hành Xử Về Thân

Mục Lục.

Dịch

Chú Giải

Tổng Luận

Thích Thuật Ngữ

Thích Nội Dung Của Kinh

Đối chiếu giữa Bắc truyền và Nam truyền.

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle