Những mảnh đời ven đường (p.3)

Đời và đạo

Thích Minh Pháp

 

 

Đời và đạo

 

Chiều nay cũng như bao chiều, trời lại chuyển gió cuốn tung cát bụi mịt kéo theo sau là mưa… và mưa, mưa như thác đổ… tràn xuống con hẻm đi vào xóm tôi. Bên khung cửa sổ, tôi ngồi đăm chiêu : Nhìn đời, nhìn nước chảy người lớn thì vội vã hấp tấp, lũ trẻ thì quậy phá nô đùa, còn dòng nước thì hối hả  cuồn cuộn chồng lên nhau rút cạn. Đằng sau cuộc chạy đua ấy, đã để lại mặt đường gồ ghề, nước đọng….Khiến cho bao kẻ phải vấp ngã đường đời.

Thì xa xa nơi hé mở ánh sáng một dáng người gầy guộc đi vào đầu hẻm, tren mình chỉ mảnh áo thô ướt sũng, với chiếc nón lá rách chấp vá ngã màu, và hai tay mang giữ một vật khá nặng nên mỗi bước chân khấp khểnh khó đi, nhưng người ấy, vẫn cố ôm giữ, ôm giữ với hy vọng đầy cả tin.

Bỗng nhiên người ấy dừng lại bên trũng nước, khom mình đặt báu vật xuống. Bất chợt tôi ồ lên, trời! Một viên đá.

Vẫn thế!  Thời gian lặng lẽ trôi : Hè qua thu lại, đông tàn rồi xuân đến con đường hẻm dần dần trở nên bằng phẳng. Người đi qua, kẻ đi lại ít ai biết được việc làm âm thầm vị ngã của bác Tư Thông người bán vé số nhà ở cuối hẻm này.

Đoạn đường ấy, là điểm mở đầu của bọn trẻ ngày hai buổi cắp sách đến trường và là điểm tựa vững vàng nâng đở bao đôi chân non yếu mềm lòng.

Và chiều nay, bên song cửa sổ thiền đường,  tôi vẫn im lặng ngồi đó, tay lần chuổi hạt, mắt hướng nhìn thương xót vài  chú ếch yếu ớt cố gắng  gượng sau cơn mưa, tai thì lắng nghe từng giọt nước nhỏ xuống tí tách…tí tách….

Giật mình, tôi mới sực hiểu ra lời dạy của sư phụ:

“Chớ khinh thường một việc ác nhỏ cho là không có tội, và chớ xem thường một việc thiện nhỏ lại bỏ phí không làm ” Cũng giống như giọt nước chiều nay, lâu ngày ắt sẽ đầy bể, và cũng giống như việc làm bền bỉ nhẫn nại của bác bán vé số, và lại cũng như người chuyên niệm Phật A- Di- Đà… nhiếp tâm vậy !?!  

 

Thoát kiếp

 

 

hình ảnh minh họa

 

……..Gió thổi rào rạt, mưa rơi lâm thâm, cái lạnh buốt tim….. của đêm 30 tháng chạp. Tôi nằm trong tư thế khoan thai, miệng nhóp nhép nhai nắm cỏ hồi chiều, ngẩm lại mà cười, dòng đời thay đổi…. đảo mắt nhìn quanh thấy mọi vật đi vào thế giới yên tĩnh, thu mình dưới cái lạnh về khuya. Thế nhưng, khi nhìn kỷ lại còn vài cô cậu chuột, không chịu ngủ thập thò kiếm ăn đêm. Nằm đó tôi đếm từng giây từng phút mong đợi…. tiếng chuông chùa.

Tôi chào đời vào một buổi sáng với khung cảnh nhộn nhịp, mọi vật sau một đêm ngủ dài, đều vươn mình thể duc tạo nên một nhịp điệu đồng ca đón mừng một ngày mới. Nằm đó tôi ọ ẹ mấy tiếng báo hiệu “ Sự hiện hữu của tôi trên cõi đời này”! Thời thơ ấu là chuổi ngày hồn nhiên, tôi nhìn đời cái gì cũng lạ: Một đán trẻ đánh lộn thôi, tôi cũng ngẩn đầu ngơ ngác nhìn chúng, rồi một chiếc xe bò đã khuất cũng cố hoài nhìn theo…Còn đồng bạn cở tuổi như tôi thì nhìn tôi với cặp mắt ganh tỵ, vì da tôi màu trắng, long trắng lại mập mạp là đứa cưng nhất của ông trưởng làng.

Thế rồi thời gian lặng lẻ trôi. Hè qua thu lại, đông tàn rồi xuân đến. Chú, bác, cô dì của tôi lần lược bỏ tôi ra đi chính mẹ tôi cũng vậy chưa kịp nói thành lời. Nhìn tôi đôi mắt như nhắn nhủ “con hãy bảo trọng” nghe con. Nhìn cảnh tượng lòng tôi rất buồn, khiến giận, lại căm thù…. thì ra tôi đã hiểu tôi đã lớn rồi….

Một ngày hai lượt. Sáng cởi cậu chủ đi, chiều rước cậu về. Có lần, lội qua khúc sông trên mình tôi không những một mà là ba đứa. Chúng đùa giỡn nhau. Giận quá tôi trầm mình xuống, không chỗ dựa, chúng chới với, chẳng hiểu sau? Tôi lại làm việc thiện !?! Rồi ngày tọi theo ông chủ ra đồng, lần đầu họ đặt cái gong vào cổ tôi, tôi thích thú lắm. Sau vài đường đi nháp ông chủ vổ tay trầm trồ khen, quả là không hổ danh “Bạch ngưu” nhà ta. Được khen tôi mệt mài tuân thủ và hậu quả cái vai non nớt của tôi ướm máu, sưng vù…. Bù lại, tôi được ăn ngon, được vổ về an ủi, được ngủ ấm….Nằm đó, tôi cảm thấy an lòng và mỉm cười, nghĩ mình đã làm tròn bổn phận.

Và cái chiều, cái chiều mà cậu chủ dẫn tôi đến bãi đất trống. Ở đấy có một đấu thủ chờ sẵn tôi tên là Năm Xoáy tướng tá vạm vỡ không thua gi tôi, nghe nói nổi tiếng nhất làng.

Mới đối diện chưa kịp làm thủ tục hành chánh.  Năm Xoáy xông vào hút liền, may lắm tôi mới tránh được. Thừa lúc mất trớn tôi ra đòn trả đũa luôn và thế rồi cơn máu hăng nổi lên càng đánh càng say máu…. phút cuối thấm mệt, tôi trở nên quờ quạng lảo đảo…Giúp cho Năm Xoáy ra đòn chắc cú, dẫn đến một cái thua thãm bại phần tôi. Tôi phải vượt qua bao con sông quanh co lánh nạn. Về đến nhà gân cốt tôi rả rời, thở dốc, không sao ? khổ ! cậu chủ nhìn tôi bằng cặp mắt xa lạ, khinh thường thua độ. Nằm đó, nước mắt tôi tự rơi rơi….tủi phận nghĩ sự đời lòng người khó đoán. Suốt cả ngày hôm sau tôi không một cọng cỏ lót bụng. Ấy bât chợt có một chú tiểu đi học về thấy tôi nằm kê mõ với tính hiếu kỳ, giỡn chơi, lại sợ đứng xa chú thảy vào một nắm cỏ. Tôi như “chết đói vớ được cơm” ngốm nhai ngon lành, mừng, chảy cả nước mắt lẫn nước dãi….. chiều mai đi học về vẫn thấy tôi nằm kê mõ, giật mình chú nhìn và nhìn kỹ…và đến gần, biết tôi trọng thương. Chú hoảng hốt, 5 phút sau chú quẫy về một ôm cỏ và ngồi xuống đưa vào miệng tôi từng nắm và hỏi một cách ngây thơ: trâu ơi! Sao trâu bị thương vậy? miếu máo tôi lắt lắt cặp sừng ra hiệu.

Tối hôm đó, tôi không tài nào chợt mắt được hình ảnh chú tiểu cứ quay về, quay về rõ ràng….. thì xa…xa có tiếng chuông ngân nhịp đều với tiếng mõ và tiếng tụng kinh …. Vểnh tai, thì ra là giọng tụng kinh của chú tiểu. Và cứ thế sáng nào cũng vậy, vào canh 4 là tôi thức giấc lắng nghe….lắng nghe… Một sáng nọ. Có tiếng ồn ào hò reo, gượng mình tôi đứng dậy thấy trước sân nhà ông chủ có 2 vật gì kỳ lạ. Nó không có 4 chân mà là 2 cái vòng tròn đen lớn, không có lông cũng chã có sừng, phía sau nó là hàng lưỡi cày, bên trên có mui che, có người ngồi vặn vặn nó liền bò bò chậm rãi thì đằng sau đít nó…Ôi lạ quá! lạ quá! Buột miệng tôi nói “từ nay tôi đã thoát được kiếp trâu rồi”!?!!..

Chia sẻ: facebooktwittergoogle