Những mảnh đời ven đường (p.2)

manh doi

Thích Minh Pháp

 

hình ảnh minh họa

Mẹ ơi đâu rồi

            Ngày nào cũng như ngày nào, ở nơi con hẻm 462 đường Cách Mạng Tháng Tám không rộng lắm và cũng không dài lắm nhưng lại có biết bao người rao bán hàng. Từ chiếc máy cân đo bằng điện tử:

…....    Xin hân hạnh kính chào quí khách

            Xin hân hạnh kính chào quí khách

Đây là máy cân đo chiều cao huyết áp, trọng lượng

            Xin hân hạnh phục vụ quí khách

            Xin hân hạnh phục vụ quí khách

Rồi đến, trên chiếc xe đạp cọc cạch phía trước gắn một loa phía sau cũng một cái vang lên inh ỏi:

“ Công ty dược phẩm vừa cho ra đời một sản phẩm mới đó là keo dính chuột có khả năng diệt chuột, muỗi, gián tức thì.

            Xin quí khách mau nhanh kẻo hết.

            Xin quí khách mua nhanh kẻo hết.

……    và xen lẫn trong tiếng loa phóng thanh quảng cáo đó là một giọng rao nhuần nhuyễn, được phát ra từ bước chân va đôi vai gầy:

-         Đậu hủ đây! Đậu hủ đây!

-         Vừa ngon vừa bổ vừa rẻ đây!

-         Ê ! đậu hủ…. đậu hủ..

Nghe tiếng gọi gánh đậu hủ mừng rở và quay lại thì:

-         A…a? Chị Chín có phải Chị…?

-         Í cha ! Tám có phải là Tám không?

-         Dạ em là Tám dài dòng đây?

-         Sao lại lạc vô tận trong đây?

-         Dạ em lên thăm người thân ở trong hẻm này.

-         Í cha ! Lâu quá lâu quá không gặp lại, em nay gặp lại thấy em đẹp và trẻ ra.

Đặt gánh đậu hủ xuống là bao nhiêu nặng nhọc, cực khổ dồn nén bấy lâu nay, nay có dịp tuôn trào qua nghĩa cử và lời nói:

-         Chuyện gì tính sau, em phải ăn cho thỏa thích xem đậu hủ chị nấu có ngon không?

-         Chị Chín, em nghe người ta nói chị bán cháo lòng gì đó, sao lại đổi qua nghề này?

-         Chuyện dài lắm em ạ, ăn cái đã Chị sẽ kể cho em nghe:

       Chị đổi nghề này cũng gì buồn quá, buồn gì thằng Tuấn nhà chị. Em biết từ ngày Cha nó lâm bệnh rồi qua đời một mình chị phải lo hết mọi việc. Từ việc buôn bán kiếm tiền, rồi việc nhà cho đến gửi con ăn học thế mà…

         Bỗng chị chắc lưỡi do dự, nghĩ có nên kể ra hay không nên, chị liền than:

    -       Người ta có nội có ngoại, có bà con đêm hôm khuya sớm góp ý cho nhau. Còn chị như em đã biết đó. Cha mẹ chị thì bị mất trong chiến tranh, loạn lạc… một mình chị từ đất mũi Cà Mau khăn gói lên Sài Gòn kiếm sống gặp được anh Trung ở tận ngoài xứ Huế cũng không bà con vào thành phố Hồ Chí Minh làm phụ thợ hồ. Ngoài vui sướng nhất của chị là sinh được cháu Tuấn, khi cháu được 5 tuổi với bước chân tập tễnh vào lớp mầm non cũng là lúc anh Trung gặp căn bịnh nang y ngặt nghèo.

    -       Nói đến đó đôi mắt chị rưng rưng hoe đỏ, nhưng chị làm ra vẻ không có gì, thuận tay chị lấy chiếc khăn trong túi áo lau nhẹ rồi vỗ vai tôi như muốn khoe điều gì.

    -       Em biết không hạnh phúc nhất của chị hồi đó là ngày ngày đi làm về ngắm nhìn cháu là chị quên đi tất cả mỏi mệt, vất vả. Tối đến ôm con vào lòng nghe con thỏ thẻ kể chuyện học trên lớp được điểm mười, được cô giáo khen ngoan hiền lễ phép. Giây phúp ấy chị sung sướng khôn cùng, chị thầm cảm ơn trời Phật đã ban cho chị một đứa con như thế ai mà chẳng hạnh phúc phải không em? Và chị cũng còn nhớ cái ngày cháu thi đổ vào cấp III. Hai mẹ con ôm nhau mừng khôn xiết, giá mà Ba nó còn sống thì vui biết mấy? Khi ấy chị còn nói với cháu “không có Cha chắc con bị thiệt thòi nhiều lắm” Lúc đó cháu vừa nói : “Mẹ cũng là Ba của con, mẹ là tất cả của đời con”

    -       Đến đây chợt không kể nữa mà lặng đi…Bỗng nhìn tôi chăm chăm. Buộc miệng tôi nói: Chị là người phụ nữ hơi bất hạnh nhưng bù lại chị có được cháu Tuấn ngoan hiền như vậy cũng là an ủi phần nào phải không chị?

    -       không như em nghĩ chuyện đời khó nói, dẫu là điều tất nhiên hẳn vẫn có điều ngẫu nhiên đấy, đúng là hoàn cảnh gia đình chị.

    -       Như em biết đấy, khi cháu vào lớp 10 thấy cháu đỉnh đạt lại chăm chỉ, chị nghĩ phải để cho cháu có một thế giới riêng yên tâm học hành, vì nghĩ như vậy nên chị ít gần gũi hỏi han cháu mà chỉ biết cặm cụi kiếm tiền. Hơn nữa cái sở học của cháu cao hơn mình nhiều, mình cũng không biết góp ý thế nào nên cứ mỗi lần cháu xin tiền nói là đóng phí này học thêm kia. Chị đều cho đầy đủ cứ nghĩ sợ con mình thua thiệt chúng bạn.

            Ai ngờ điều tai hại ấy, đã ập xuống đầu chị một nỗi đau đớn kinh hoàng. Chị phát hiện ra con trai chị nghiện ma túy. Nhưng chị cứ ngỡ cho đó là một sự hiểu lầm mà thôi, chị đã tìm hiểu những người bạn thân quen của cháu có phải sự thật là như vậy không? Nhưng sự thật vẫn là sự thật đúng là ma túy đã lan tràn vào học đường rồi. Thế là chị lặn lội tìm hỏi mọi nơi đưa cháu đi cay nghiện.

            Sau một thời gian ở trại cháu đã dứt cơn nghiện và cháu khỏe mạnh hẳn lên. Ngày đón cháu từ trại về cháu đã khóc thãm thiết xin lỗi mẹ và hứa từ bỏ ma túy. Lúc đó, chị thấy hạnh phúc hơn cả ngày chị sinh ra cháu.

            Nhưng mọi chuyện lại không như khát vọng của chị. Chỉ một tháng sau con trai chị nghiện trở lại. Chị trở nên điên dại và đau đớn, chị đã khóa cửa nhốt cháu trong phòng. Chị như chết nữa người khi nhìn qua cửa sổ thấy cháu vật vả như một vật trong cơn đói thuốc. Lần này chị lại gởi cháu đến một trại cay nghiện ngoài đảo nhằm để cách ly thế giới quỷ quái này. Khi chị nhận được thư của cháu gởi về nói rằng ma túy đã ra khỏi người cháu.Chị mừng vô tận suốt đêm đó chị không tài nào chợt mắt được. Chị thấy cuộc sống bất đầu có ý nghĩa đối với chị. Chị ra đảo đón cháu về, lần này chị không đi bán cháo lòng nữa mà mở cửa hàng tập hóa bán tại nhà để có thời gian chăm sóc cháu. Sau ba tháng kể từ ngày ngoài đảo về cháu hầu như chỉ ở nhà, đi đâu cũng xin phép, cháu bất đầu xem lại sách vở để đến trường. Tất cả những điều đó đã mở ra tương lai cho cháu. Chị cảm tưởng như cháu được hồi sinh lần nữa.

            Nhưng chị hoàn toàn tuyệt vọng khi con chị lại nghiện trở lại lần nữa. Lúc đó chị đau đớn vô cùng và căm thù con chị, chị đã nhốt cháu vào phòng và xích chân cháu lại. Em biết đấy nghiện đến lần thứ ba thì con người cháu trở thành một con ma rồi. Chị không bao giờ tưởng tượng được con chị, hai năm trước khỏe mạnh và đẹp trai làm sao. Thế mà bây giờ cháu nằm liệt dưới sàn nhà trắng nhợt người ngợm hôi thối. Mỗi lần bước đến cửa sổ bên cửa sổ nhìn con chị, chị chỉ biết gục đầu vào những song sắt mà khóc, khóc, khóc mãi… Đêm đêm khi cơn thèm thuốc cháu lại gào khóc chưởi bưới điên dại như một con vật. Chị nghĩ không ra thứ thuốc gì mà làm cho con người ta hoang dại mất lý trí đến thế. Vậy là làm nầy không giống như hai lần trước chị đến phường trình  lên công an nói tình trạng của cháu như thế và nhờ các chú gửi cháu đi cay nghiện một nơi thật xa. Vì xa quá, với thêm thay đổi nơi ở của trại cai ngiện nhằm để người cai nghiện thích nghi môi trường mới. Lần lần chị mất liên lạc.

            Kể đến đây chị òa khóc dữ dội, tôi vội ôm lấy chị vỗ về an ủi. Nhìn dáng chị ốm o tiều tụy, mắt hốc hác quầng thâm khiến tôi chạnh lòng nghĩ đến ai đã từng làm mẹ mới thấm thía câu nói : “ Cánh có cõng nắng cõng mưa mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương ” ?

            Thôi chị đi bán đây, giờ này quí thầy sắp ra chơi.

-         Sao chị đến chùa bán hả?

-         Ừ bán ở chùa mới là mau hết.!

-         Hén gì chị không bán cháo lòng mà bán đậu hủ. Bán đậu hủ thì bán ở chùa mới là đúng hệ. Buộc miệng tôi giỡn.

-         Tật em giỡn hoài, chị đổi sang bán đậu hủ cũng có nguyên nhân của nó, chị liền phân giải.

-         Em cũng biết đấy, từ khi cháu Tuấn đi cai nghiện chị ở nhà một mình buồn quá nên chỉ có một việc là đi chùa lễ Phật lạy sám hối cầu mong cho cháu sớm khỏi bệnh, thì đập vào mắt chị hình ảnh quí thầy trong giờ ra chơi dể có cái gì giải khát… làm lóe lên ý nghĩ sáng kiến trong chị. À thế là vừa bán đậu hủ cho quý thầy chị lại được nghe kinh kệ mỗi ngày.

-         Thôi chị đi bán đây chiều ghé nhà chị chơi.

Nhìn chị đặt đòn gánh lên vai gồng lên một cái, ruột gan tôi như thắt lại. Khi mà giữa thành Phố đô thị tấp nập luôn chen lấn tranh giành nhau thì thử hỏi nọ có giành cho chị một khoảng không gian để mà đi tới hay va quẹt thì chuyện gì sẽ xãy ra. Nghĩ cảnh đó mà thương thay thân phận bọt bèo…! ?

-         Ai là Nguyễn Ngọc Tuấn. Da, em !

-         Chúc mừng em. Em được cán bộ cấp trên xét duyệt đủ điều kiện cho xuất

Trại trở về lo làm ăn. Nhận được tờ giấy chứng nhận Tuấn tung tăng chạy nhảy. Mẹ ơi ! Mẹ ơi! Con sẽ về với Mẹ.

            Trên chuyến tàu hoàng hôn Tuấn rời vùng đất khỉ ho cò gáy trở về thành Phố văn minh. Bước vào đầu hẻm 462 Tuấn không còn nghe tiếng rao báo cháo lòng quen thuộc mà trước kia Tuấn đã từng nghe mà thay vào đó một bài kinh Báo Hiếu Cha Mẹ phát ra từ chiếc máy casstle của một ông già ăn xin tật nguyền nằm trên chiếc xe lăn được đứa cháu kéo rề rề đi hết hang cùng ngõ hẻm. Lời kinh ấy:

                        “Thế Tôn lại bảo A Nam

                        Ơn Cha nghĩa Mẹ mười phần phải tin.

                        …………………………………

                        Thương con như ngọc như vàng

                        Ơn Cha nghĩa Mẹ sánh bằng thái sơn.

            Lời kinh như đi vào thực tại, như muốn nhắn nhủ với mọi người là: 

                        “Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc

                        Đừng để buồn len đôi mắt mẹ nghe không…!?

            Tuấn đứng đó mà lịm đi, hướng mắt nhìn về nhà mình thấy vẫn im lìm…im lìm bất động, thì hai dòng nước mắt tự nó rơi rơi…!?

 

Ba lời khuyên

    -       Anh Năm đi đâu mà vội vàng vậy ! Chú Tư hàng xóm hỏi.

    -       Thôi ghé đây làm một cốc cho ấm lòng cái đã, chuyện gì còn đó lăng xăng hoài cũng mệt thân.

    -       Tôi thấy cuộc sống thời buổi bây giờ trang đua, vội vàng quá ! Nào là kinh tế thị trường, nào là cạnh tranh kinh doanh, xem đồng tiền là trên hết, lắm lúc đánh mất nhân cách đạo đức của con người.

    -       Theo anh thì sao? Theo tôi cở tuổi như mình cũng không ham bôn ba tranh giành làm chi cho mệt cái thân già anh Năm ạ !

    -       À ! Nghe tin thằng Tuấn con anh được ngành thể dục thể thao đề cử đi thi đấu ở tận bên Mỹ, có phải vậy không ?

    -       Không giấu gì chú mày, tôi cũng chuẩn bị lên phường lo một số giấy tờ tùy thân của thằng Tuấn. Hai hôm nữa nó được đại diện nhóm bóng tennes đường phố đi thi đấu giải ngoại hạng Mỹ.

    -       Xin chúc mừng anh, cạn nào!

            Đang bưng cốc rượu, tay ông Năm rung rung vì xúc động…..

            Ngày Tuấn lên máy bay trong khung cảnh nhộn nhịp, bạn bè đến chúc mừng cổ động Tuấn phải cố gắng hết mình vì màu cờ sắc áo. Còn mẹ Tuấn thì chu đáo, bà căn dặn : “ Qua bên con nhớ mặc áo ấm, ở xứ người lạnh lắm không như xứ mình cái gì chứ sức khỏe là hàng đầu con ạ ” Riêng ông Năm thì cẩn thận gọi Tuấn ra một góc dặn dò. Nghe lời Cha dặn Tuấn gật, gật đầu dạ…dạ…vâng….vâng. Cũng là lúc tiếp viên hàng không hối thúc Tuấn vào phòng cách ly.

            Ngồi trên máy bay Tuấn thấy mình trang trọng, chững chạc hơn không còn là cậu bé lấm lem cát bụi chỉ biết uống nước lạnh suốt ngày. Đôi lúc, Tuấn thấy hảnh diện lắm tự hứa thầm trong lòng mình phải cố gắng và cố gắng hơn.

            Quả là không phụ lòng Cha Mẹ và bạn bè đồng nghiệp. Tuấn đã trải qua những ngày thi đấu đầy gian nan cực khổ bằng cả sức lực và nội tâm. Kết quả, Tuấn được ban tổ chức trao giải thưởng “Người hùng Châu Á”

            Về đến khách sạn bạn bè Tuấn đã chuẩn bị sẵn một bữa tiệc nhỏ ý là để chúc mừng “ Kẻ đem chuông đi dụng xứ người ” Nể bạn Tuấn gượng uống cầm lòng. Hơn nữa, trong thân tâm Tuấn vẫn còn nhớ lời Cha dặn. Nhưng bởi tiếng khen, tiếng chúc tụng, tiếng tân bốc…. Tuấn thấy mình sáng giá và nổi bật làm sao. Từ men chiến thắng đã len lõi trong người, men rượu men bia tự lúc nào không hay.

            Ngay khi ở nhà hàng Tuấn đã say sưa bởi những bản nhạc du dương trầm bổng, với những bước chân uyển chuyển nhẹ nhàn với ánh mắt cuốn hút đưa tình kèm theo bao lời âu yếu, thỏ thẻ, tỉ tê… Tuấn như quên hết đằng sau những chuỗi ngày cực khổ mà hiện ra một nếp sống tự do, vui chơi, thổi mái. Những khi nhìn lại túi tiền thưởng Tuấn thấy vơi vần, kiểm lại không đủ mua vé máy bay, Tuấn đâm ra hoảng hốt cũng là lúc người bạn gái thủ thỉ chỉ bày đưa Tuấn đến một sòng bạc lớn. Tuấn chỉ biết nghe theo người đẹp đặt lá này dở lá kia. Tuấn không ngờ : “ phước đáo trùng lai ” đến với mình không thể nghĩ.

            Có tiền Tuấn trang trãi, mua sắm quá cáp chuẩn bị ngày về quê.

                        ………………………….

            Nhìn thấy món quà có giá trị ông Năm nữa tin nữa ngờ, vì trước đó vài hôm ông đã xem tin tức thể thao. Ông liền gặp hỏi Tuấn.

-         Tiền thưởng đâu có là bao, sao con mua quà nhiều vậy?

-         Nghe Cha hỏi Tuấn áp a…. ắp úng, dạ, dạ đâu có!

-         Ông Năm hình như biết được chuyện, nét mặt ong đăm chiêu chau mày ông buồn bả đi lên nhà trên nằm nghỉ, nhìn trên tầng nhà ông thấy rường cột dọc ngang, mái ngói bên trong cũng có hiện tượng ngã màu thay đổi.

-         Còn Tuấn sau khi có “của trời cho” Tuấn sa vào con đường ăn chơi, bạn bè ngày một đông. Đến những lúc gần hết tiền, Tuấn liền tìm đến sòng bạc thử vận may. Nhưng sự đời đâu dể suông sẽ như nó nghĩ. Cuối cùng, Tuấn chỉ còn có chiếc xe Dream cầm chân. Tuấn lại tham gia vào cá cược bóng đá trong trận chung kết World cúp giữa Brazil và Pháp, hầu mong lấy lại một phần nào. Thế rồi, ai ngờ chiếc xe hai bánh không có cánh mà vẫn bay như thường.

Tuấn thất tha thất thiểu trong bộ quần áo tả tơi, với đôi mắt hóc hác thiếu ngủ, phần do đói bụng Tuấn lịm đi trên một gò đất hoang. Tiếng gió thổi ù ù bên tai, Tuấn nghe văng vẳng  đâu đây 3 lời khuyên khẩn thiết của Cha mình. Thứ nhất con không nên uống quá nhiều bia và rượu : Thứ hai là không vào những nơi nhảy múa ca hát : Thứ ba là không tham gia vào sòng bạc đỏ đen. Tuấn tự hỏi lòng, cha mình là một nhân hay một siêu nhân cũng đúng mà một siêu nhân thì đúng hơn. Đang mơ mơ màng màng Tuấn thiếp đi mặc cho bốn bề trống trãi…

-         Anh Năm đi đâu mà mặt thiểu não như bánh bao chiều vậy? Cũng chú Tư hàng xóm hỏi.

-         Lần này cũng không giấu gì chú mày, thằng Tuấn nhà tôi đã bỏ nhà ra đi cũng không biết đi đâu ! Cũng tại gì nó không nghe lời tôi nên mới ra nông nổi này.

-         Ôi zdời ơi! Anh cứ lo xa nghĩ quẫn. Ở đời “Thất bại là mẹ của thành công” Trong cái xui vẫn có cái hên cơ mà, anh lo cho mệt xác. Cạn nào anh Năm.

Đang bưng cốc rượu mà cổ ông Năm cảm thấy đắng ngắt, đôi mắt hoe đỏ.

Nói đến Tuấn thì sau khi tỉnh dậy, Tuấn gắng gượng lê bước cố sao kiếm được cái lót bụng. thì xa…xa… có tiếng trống thúc hồi xen lẫn tiếng chuông. Tuấn nhắm hướng mà đi tới… và mở ra trước mắt Tuấn là một ngôi chùa cổ kính khuất sau rặng cây. Tuấn đứng đó mà mắt nhìn chăm chăm…Buộc miệng Tuấn quở: Ôi! Sao có những người thanh thoát ung dung tự tại đến thế !?! Thì cũng vừa lúc các vị sư đi kinh hành ngang qua. Bất chợt Tuấn chấp tay cung kính cúi đầu.

Đói quá, Tuấn đánh bạo lần lui xuống bếp kiếm cơm ăn. Không ngờ, Tuấn được thầy tri khố đón tiếp một cách nồng hậu lịch thiệp như bao thí chủ. Thấy điều kiện thuận lợi, Tuấn cung kính chấp tay thưa thiệt với thầy về ý nguyện “xuất gia” Điều này được trình lên sư cụ trụ trì và được sư cụ chấp thuận.

Đêm nay bên khung cửa sổ Thiền đường văng vẳng vang lên bài kinh “ Đa dục vi khổ, sinh tử bì lao, tùng tham dục khởi, thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại ” Lời kinh ai đọc sap mà thâm thúy sâu xa như đi vào thực tại. ? Lời kinh ấy muốn nhắc nhở rằng : Người sống nơi thế gian mà có nhiều tham dục, tất nhiên có nhiều sự đau khổ. Cảnh sanh tử lao nhọc nơi thế gian, tam giới này điều do kết quả lòng tham dục vậy. Cho nên, người học đạo giải thoát cần phải tu tập thực hành hạnh sống đúng với pháp thiểu dục vô vi nghĩa là phải sống với tâm thanh tịnh, vô cầu… thì thân tâm sẽ được an nhiên tự tại, vượt thoát mọi sự đau khổ. Lời kinh ấy được đọc đi đọc lại một cách nhuần nhuyễn thuộc lòng… Cũng là lúc ngọn gió vô tình đã phất nhẹ lên tâm hồn chú sadi đưa chú vào giấc ngủ an lành: Ba hồi kiểng trị nhựt vang lên…khiến Tuấn giựt mình bừng tỉnh cũng là lúc mặt trời vừa ló dạng….

 

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle