Quản lý giáo dục và nhận thức sai
lệch về giáo dục không như là một sản phẩm công (public goods) là nguyên nhân
dẫn đến điều này. Sự không ý thức rõ trách nhiệm còn nảy
sinh từ phía cơ quan chủ quản thì sao có nhiều hy vọng đào tạo nên những lớp
người trách nhiệm.
Lầm lẫn giữa bản chất và hiện tượng
Tư duy giáo dục trả lời cho câu hỏi: Chúng ta muốn đào tạo
nên những con người như thế nào? Hầu như mọi ý kiến đã thống nhất ở những điểm
căn bản- để Việt Nam có thể sánh vai với các nước khác trên thế giới, giáo dục
đào tạo phải sản sinh ra những con người tự chủ, độc lập trong tư duy, có lương
tâm và tinh thần trách nhiệm.
Tất nhiên, biểu hiện ra bên ngoài của
những con người tự chủ ấy là khối lượng tri thức được trang bị và phẩm chất đạo
đức cần thiết. Ấy vậy mà, những người có khối lượng tri
thức và phẩm chất đạo đức lại chưa chắc đã là những con người tự chủ. Sự
lầm lẫn trong quan điểm giáo dục của chúng ta bắt đầu ngay từ khâu mở đầu này:
Chúng ta đã lầm lẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa căn cốt bề sâu và biểu
hiện bề mặt.
Nói như Montaigne, nền giáo dục trong
nhiều năm qua của chúng ta giúp đào tạo nên những "cái đầu đầy" hơn là những "cái
đầu thông minh". Đó là những con người thụ động, bị
lệ thuộc, không phát huy được tính chủ động sáng tạo và tinh thần phản biện của
mình trong quá trình học tập và sinh sống. Sự hô hào đổi mới
phương pháp dạy học (lấy học sinh làm trung tâm) trong bối cảnh không có sự thay
đổi trong tư duy như thế không thể đem lại những biến chuyển khả quan.
Bên cạnh đó, ý hướng cung cấp đầy đủ
và hệ thống tri thức ngày càng giàu có của nhân loại cho học sinh dẫn đến tình
trạng quá tải trong nội dung chương trình giáo dục. Nói cách khác,
giáo dục của chúng ta mới tồn tại ở khía cạnh truyền đạt tri thức và chuẩn tắc
đạo đức chứ chưa tồn tại ở khía cạnh truyền dạy cách thức chiếm lĩnh tri thức và
trau dồi năng lực làm người.
Một nền giáo dục như vậy là chưa công
bình, thiếu trách nhiệm, không đảm bảo được tính chất dân chủ và tiến bộ. Song, vẫn có một nghịch lý nảy sinh từ thực trạng này: Giáo dục không
đầy đủ, thiếu đồng bộ mà vẫn rất cồng kềnh, nặng nề.
Với bộ môn ngữ văn trong nhà trường,
rất dễ dàng nhận thấy sự ôm đồm như thế. Nội dung chương trình sách giáo khoa
càng sửa càng quá tải, tuy đáp ứng được mục tiêu tích hợp nhưng không tránh được
chồng chéo.
Tác phẩm tuyển chọn có bài hay nhưng
khó, trong khi ở chỗ khác lại quá thiên về tính chức năng khi cung cấp nhiều mẫu
văn bản hành chính và văn bản nhật dụng. Cách bố trí khung chương trình nặng nề, việc hình thành hiểu biết về văn
học sử, bố trí bài học có chỗ chưa phù hợp với năng lực học sinh,...
Việc đổi mới tư duy giáo dục vì vậy không thể bỏ qua việc cải
tổ cách biên soạn sách giáo khoa, nhất là ở khâu nhận thức văn học như là nguồn
nuôi dưỡng tinh thần, xúc cảm và các năng lực thẩm mỹ, nhân văn chứ không đơn
thuần là sự hiểu biết kiến thức văn học nghệ thuật.
Nguy cơ cho an sinh xã hội
Cần có những thay đổi tư duy mang tính cách mạng: Bồi dưỡng
trí tuệ cảm xúc (EQ) mới là nhiệm vụ căn bản của giáo dục văn học. Vì thế, sẽ là
rất phí phạm thời gian và làm quá tải việc dạy học văn học theo hướng tích hợp
ngữ và văn, cảm thụ tác phẩm và nhận thức lịch sử văn học, văn chương kinh điển
và văn nhật dụng,... như trong sách giáo khoa hiện nay.
Để đáp ứng được các đòi hỏi về giảm tải, về nguyên lý học đi
đôi với hành theo hướng bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc, có thể thay đổi nội dung
chương trình sách giáo khoa theo hướng: Trả phân môn làm văn về cho phân môn
tiếng Việt với tư cách là phân mục đào tạo cách thức tạo lập văn bản. Môn văn
học chuyển đổi theo hướng giới thiệu tinh hoa văn học trong nước và thế giới
theo các chuyên đề từ dễ đến khó (như văn học Việt Nam hiện đại, văn học dân
gian, văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây, văn học Hy La, thơ Đường,...).
Điểm mấu chốt dẫn tới sự ôm đồm của môn ngữ văn là yêu cầu về
khả năng viết bài luận (nghị luận văn học, nghị luận xã hội chứ chưa nói đến
nghị luận văn - triết) của học trò, thậm chí của sinh viên- một vấn đề không thể
do một mình môn ngữ văn có thể giải quyết mà từ trước đến nay đều riêng trút lên
vai môn ngữ văn trong nhà trường.
Đó là lý do mà vai trò của các khoa học xã hội nhân văn cơ
bản ("humanities" hay "liberal arts") luôn được giáo dục phương Tây nhấn mạnh và
nhờ đó mà đào tạo được các lớp người mang ý thức cá nhân sâu sắc, giàu tinh thần
trách nhiệm. Điều tưởng chừng như mâu thuẫn ấy lại là một thực tế ở các xã hội
lấy sự tự chủ của cá nhân làm căn bản.
Trong khi ở một nước có nền tảng cố kết cộng đồng như ở ta, ý
thức trách nhiệm lại vắng bóng trong hầu hết các sinh hoạt cộng đồng, từ xây
dựng gia đình, đoàn thể xã hội đến các hành vi sống, thậm chí, nhỏ nhặt như cách
đi lại trên đường phố... Phải chăng, đó không phải là sản phẩm
của một nền giáo dục còn nhiều lầm lẫn và bất cập?
Vậy từ đâu mà học sinh qua giai đoạn
giáo dục cơ bản vẫn không có khả năng viết bài luận như là 1 yêu cầu của việc sử
dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ và có hiểu biết cơ bản về những kiến thức nhân sinh? Ngoài lý do cách xây dựng chương
trình giáo dục văn học, vấn đề cơ bản nằm ở nhận thức vai trò của các khoa học
xã hội nhân văn (humanities) trong việc kiến tạo nên năng lực người.
Chương trình giáo dục phổ thông (và cả đại học) của ta khiến
học sinh hầu như hẫng hụt về các kiến thức căn bản này. Theo GS Cao Huy Thuần,
ngoại trừ nền giáo dục Pháp đang phân vân giữa việc chuyên môn hóa từ đầu vào
đại học hay từ năm thứ 2 của đại học trở đi, hầu hết các nền giáo dục Âu - Mỹ
đều dành 2 năm đầu của giáo dục đại học để tiếp tục bồi dưỡng cho sinh viên các
kiến thức văn hóa cơ bản, tức các môn triết học và khoa học xã hội nhân văn,
nghệ thuật.
Thậm chí, ở nhiều nước tiên tiến, mô hình đại học cộng đồng
với 2 năm giáo dục kiến thức văn hóa căn bản để bồi dưỡng tâm hồn và nhận thức
người dân là rất hữu ích cho việc nâng cao dân trí. Trong khi đó ở ta, giáo dục
cơ bản chưa thể nói là đồng bộ đã tính đến phân ban.
Sự sụp đổ của ban C trong những năm qua là một bài học cần
được lưu tâm: Sự coi thường ban C vẫn là nguy cơ tiềm tàng cho sự thiếu hiểu
biết và trau dồi trí tuệ cảm xúc trong khi ngay ở ban này, chúng ta vẫn chưa xóa
đi quan niệm môn chính môn phụ dẫn tới tình trạng học văn mà vẫn thiếu các kiến
thức liên ngành để hoàn thiện bài luận.
Tất nhiên, giáo dục hướng nghiệp là cần thiết nhưng không thể
tổ chức theo chiều hướng phân hóa ngay từ trong chương
trình giáo dục cơ bản. Đó là nguy cơ thực sự cho an sinh xã hội, cho dù việc
phân hóa có xuất sắc đến đâu, tức khả năng trí tuệ (IQ) có hoàn thiện đến thế
nào thì xã hội cũng chỉ tạo ra được nhiều cỗ máy lý trí, vận hành hiệu quả và
nghiêm ngặt chứ không phải những con người có rung cảm, yếu tố quan trọng nhất
để kết cấu xã hội trách nhiệm và tình người.
Trí tuệ và tâm huyết các bậc thức giả
Rõ ràng, theo quan niệm trên, thì nhiệm vụ "nâng cao dân trí"
như là nền tảng xây dựng 1 xã hội lành mạnh phải thực sự được chú ý bên cạnh 2
nhiệm vụ "đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài" như là khâu then chốt
để phát triển đất nước.
Bởi thứ nhất, trên nền tảng dân trí
cao sẽ có nhiều cơ hội nảy sinh nhân tài. Thứ 2, trong điều kiện đất nước còn nghèo, nâng cao dân trí chính là đảm
bảo cơ hội được tiếp cận với các hoạt động giáo dục cho toàn dân, tránh nguy cơ
gây ra sự phân hóa xã hội trong tương lai bởi sự phân hóa giàu nghèo và các cơ
hội học tập trong hiện tại.
Thay đổi phương pháp từ nhận thức mới là vô cùng khó khăn:
Làm sao có thể thay đổi tư duy của bao thế hệ giáo viên bằng các lớp bồi dưỡng
ngắn hạn mà cả giảng viên và cơ quan chủ quản vẫn chưa thể đổi mới tư duy chính
mình? Do đó, thay đổi hoàn cảnh dạy học sẽ giữ vai trò đột phá; nội dung chương
trình khác, cách thức kiểm tra đánh giá khác dễ thực hiện hơn với sự góp sức của
một đội ngũ chuyên gia.
Không quá khó để có thể bồi dưỡng
được số lượng hạn chế các chuyên gia như thế ở cấp sở và phòng giáo dục. Đồng thời, ở bộ phận đại học, hình thành
các lớp chuyên đề và tái hoạt động phong trào hướng đạo sinh và trại hè cho học
sinh với nòng cốt là các sinh viên đã được đào luyện.
Đây là việc chúng ta có thể làm được nếu có quyết tâm cải tổ
nền giáo dục. Để rồi, từng bước cải tổ đồng bộ cả hệ thống, từ các cấp
quản lý đến quy hoạch trường lớp theo chiều hướng hiện
đại hóa và toàn cầu hóa.
Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) mới là nhiệm vụ căn bản
của giáo dục văn học
Cải tổ cả một hệ thống giáo dục trên
đà khủng hoảng là không dễ dàng, cần huy động trí tuệ và tâm huyết của nhiều bậc
thức giả. Nền giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng
sâu sắc của nền giáo dục "hàn lâm" như Pháp, Nga, còn nay lại đang có xu thế ngả
theo chiều hướng giáo dục Mỹ.
Khi nền tảng giáo dục của chúng ta
thua rất xa so với Pháp (giáo dục Pháp vẫn đang phải đối mặt với các nguy cơ bất
ổn tiềm tàng) thì hướng tới nền giáo dục Mỹ với nhiều điểm khả thủ là một tham
chiếu hợp lý.
Tuy vậy, đã theo học thì phải học tập đến cốt lõi của
vấn đề.
Chúng ta vẫn coi việc xây dựng trường tư, tạo điều kiện cho
sự hình thành các trường ngoài công lập để xã hội hóa học tập mà không đặt ra
các thiết chế (cùng với các quyền lợi) nhằm ngăn chặn việc đầu tư kinh doanh vị
lợi, khuyến khích tinh thần trách nhiệm từ hình thức cổ phần giáo dục hiện tại
thì không khi nào chúng ta có được các trường tư "theo kiểu Mỹ" (tồn tại chủ yếu
với tư cách các trường, công ty vô vị lợi) một cách đúng nghĩa, vì sự phát triển
giáo dục.
Quản lý giáo dục và nhận thức sai
lệch về giáo dục không như là một sản phẩm công (public goods) là nguyên nhân
dẫn đến điều này. Sự không ý thức rõ trách nhiệm còn nảy
sinh từ phía cơ quan chủ quản thì sao có nhiều hy vọng đào tạo nên những lớp
người trách nhiệm.
Ở Mỹ, ngay từ những nhà giáo dục nền tảng khởi xướng Tân giáo
dục như John Dewey, giáo dục luôn được coi là bản thân sự sống chứ không phải sự
chuẩn bị đơn thuần cho cuộc sống tương lai, còn học tập là niềm vui chiếm lĩnh
sự sống chứ không phải một gánh nặng trau dồi tri thức nhọc nhằn.
Vai trò của khoa học xã hội và nhân văn
Vậy vai trò của giáo dục văn học,
rộng ra là khoa học xã hội và nhân văn, được cắt đặt như thế nào?
Theo Dewey, giáo dục phát triển ở cá nhân cả thuộc tính tự nhiên, xã hội và văn
hóa (hiểu như là căn bản kiến thức để sống một cách có phẩm giá).
Giáo dục đem lại lợi ích cho cá nhân, nhưng đem lại nhiều lợi ích hơn cho xã hội
bởi hiệu quả xã hội, sâu xa cũng chính là mục tiêu giáo dục.
Vai trò xã hội của giáo dục sau này
được các lý thuyết gia kinh tế hiện đại phát triển và áp dụng vào việc minh bạch
tài chính trong hoạt động giáo dục, nên trách nhiệm xã hội từ phía Nhà nước đối
với giáo dục cơ bản là bắt buộc. Ngược lại, từ cơ
hội được hưởng thụ giáo dục, người học phải có trách nhiệm với cá nhân mình và
toàn xã hội, trước nhất là ở mức độ căn bản đạo đức và văn hóa.
Đó là lý do mà vai trò của các khoa học xã hội nhân văn cơ
bản ("humanities" hay "liberal arts") luôn được giáo dục phương Tây nhấn mạnh và
nhờ đó mà đào tạo được các lớp người mang ý thức cá nhân sâu sắc, giàu tinh thần
trách nhiệm. Điều tưởng chừng như mâu thuẫn ấy lại là một thực tế ở các xã hội
lấy sự tự chủ của cá nhân làm căn bản.
Trong khi ở một nước có nền tảng cố kết cộng đồng như ở ta, ý
thức trách nhiệm lại vắng bóng trong hầu hết các sinh hoạt cộng đồng, từ xây
dựng gia đình, đoàn thể xã hội đến các hành vi sống, thậm chí, nhỏ nhặt như cách
đi lại trên đường phố... Phải chăng, đó không phải là sản phẩm
của một nền giáo dục còn nhiều lầm lẫn và bất cập?
Theo Văn nghệ Trẻ
*Đầu đề và các đề mục nhỏ là của Tuần Việt Nam