Thích Minh Pháp
1. Không gian theo quan điểm của Phật giáo
1.1.
Khái niệm về Không gian
Không
gian
空間
có nghĩa là trống rỗng, trống không, không thật có,
không có cảnh, không có thể, chốn không gian vô tận, ở đâu cũng có, ấy là cõi
lớn. Cõi ấy bao quát tất cả thế giới, bao quát vạn vật vô cùng vô tận và vạn vật
đều do nơi không gian mà ra. Các thế giới, các tinh tú đều
xoay vần trong không gian, trong chổ trống rỗng, không bờ không bến mênh mông
bát ngát, không gian cũng đồng nghĩa với hư không. Hư không gồm có 3 ý
nghĩa:
a. Bất kỳ chỗ nào, dẫu là cảnh có sắc hay cảnh không sắc đều có hư không.
b. Thể lượng của hư không rộng lớn vô cùng, nó bao trùm tất cả mười phương và
tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) tức là nó bao quát tất cả không gian và thời
gian.
c. Nó vô cùng, vô tận, vạn vật còn chuyển biến trong bốn tướng: Sanh, trụ, dị,
diệt, chứ hư không thì trường tồn.
Theo bộ Luận Câu Xá, Luận Thành Thật và Luận Trung Quán: Không gian là một khái
niệm, nó thuộc về pháp không phải là sắc, không phải là tâm, tức không thuộc vật
chất hay là tinh thần, mà là “do duyên sinh mà có, đã là duyên
sanh thì huyễn hoá không thật vậy ”. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng xác
định: “Không gian không có thật tướng vì đối với hữu tình,tức
sắc tướng mà có. Nếu không gian tự có, thì khi chưa đào đất
sao không thấy không gian?. Nếu do đào đất mà có, thì lẽ ra, khi
đất ra phải là không gian, tại sai chỉ là đất?. Nếu
không do đào đất, thì tại sao khi xúc đất ra thì không có không gian xuất hiện?”
{9,III,237}. Một lần nữa khẳng định không gian
là không thật có, nó chỉ là giả danh, là danh từ do con người qui đặt và cùng
chấp nhận cho đó là không gian.
1.2. Cõi Ta Bà trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới
Trong không gian, có vô lượng vô biên thế giới, cho nên
chúng sanh trong quốc độ cũng có vô lượng vô số. Vậy
cõi Ta Bà (chính là trái đất của chúng ta) được nằm ở đâu? Thì trong thế
giới quan của Phật giáo xác định: Cõi Ta Bà chỉ nằm trong một tiểu thế giới,
nhưng trong không gian có rất nhiều tiểu thế giới. Vậy mỗi một
tiểu thế giới, hình thức của nó được hình thành và cấu tạo đều giống nhau. Chẳng hạn, Trung Ương có núi Tu Di (núi Tu Di cũng gọi là núi Diệu
Cao, bốn thứ báu hợp lại mà thành, ở trung tâm tiểu thế giới. Núi này từ
mặt nước xuống tám mươi muôn do tuần, từ mặt nước trở lên cũng tám mươi muôn do
tuần.
Trên đỉnh núi là chổ ở của Trời Đế Thích) thấu qua biển lớn, ở
trên có Địa luân. Dưới Địa Luân là Kim luân, phía dưới
nữa là Thuỷ luân, lại xuống phía dưới nữa là Phong luân, ngoài Phong luân thuộc
về hư không.
Trên dưới núi Tu Di đều lớn, riêng khoảng giữa là eo nhỏ, nữa lừng núi Tu Di có
trời Tứ Thiên Vương ở, mỗi vị trời đều giúp đỡ một châu, nhân đó gọi là Hộ Thể
Tứ Thiên Vương, đó là tầng trời thấp nhất trong sáu từng trời cõi dục. Phương
Đông là vị trời Trì Quốc Thiên Vương, Phương Tây là vị trời Quảng Mục Thiên
Vương, Phương Bắc là vị trời Đa Văn Thiên Vương và Phương Nam là vị trời Tăng
Trưởng Thiên Vương, còn tầng trời Đao Lợi
thì nằm trên đỉnh núi Tu Di. Chân núi Tu Di có bảy vòng núi vàng (Song Trì, Trì
Trục, Đảm Mộc, Thiên Kiến, Mã Nhĩ, Chướng Ngại, Trì Địa, phần nhiều là những vị
Thánh Hiền và Quỷ Thần ở đó) bao quanh, và bảy vòng nước biển thơm vây quanh
( nước biển này có đủ tám thứ công đức, chất nước thơm, trong trẻo, cho
nên gọi là nước biển thơm). Mỗi một vòng biển, khoảng giữa có một vòng núi vàng vây quanh.
Bên ngoài vòng núi vàng có biển lớn nước mặn ( Biển lớn
nước mặn nằm tại khoảng giữa, một bên là bảy vòng núi vàng, còn một bên nữa là
núi Thiết vi. Nước biển lớn này chất nước mặn cho nên gọi là
biển lớn nước mặn). Bên ngoài biển lớn nước mặn có núi lớn tên là Thiết
Vi ( núi này vây xung quanh núi của một tiểu thế giới.
Ngoài sự vây quanh của núi Thiết vi là hư không) bao
giáp vòng như lan can, nói tóm lại tình trạng của núi này lớp dưới như đá mài.
Giữa hư không trên tầng trời Tứ Thiên vương và tầng trời Đao Lợi có tầng trời Dạ
Ma, tầng trời Đấu Suất, Hoá Lạc, Tha Hoá Tự Tại, đó là 6 tầng trời cõi dục.
Lại trên nữa là 18 tầng trời cõi sắc và 4 tầng trời cõi Vô sắc. {13,15}
Đông Nam Tây Bắc bốn phương, trên không gian biển lớn nước mặn đều có vô số vì
sao và mây, giữa đó có vô số Thái Dương hệ, vô số thế giới của Phương Đông biển
lớn nước mặn, có Đông Thắng Thần Châu ( Vị
hình tướng thân người ở châu này là đẹp hơn hết), hình dáng châu này như nữa Mặt
trăng. Về phía nam có Nam Thiệm Bộ Châu (cũng gọi là Nam Diêm Phù Đề. Diêm Phù
tức là cây Thiệm Bộ. Vì châu này có cây Thiệm bộ nên lấy đó đặt tên là Nam Thiện
Bộ Châu, thế giới chúng ta đang ở), hình dáng của châu này trên lớn dưới nhỏ,
nói tóm như gương mặt của chúng ta. Phương tây có Tây Ngưu Hoá Châu
( đất của châu này có rất nhiều con trâu, lấy trâu để trao đổi, buôn bán
nên gọi là Ngưu Hoá), hình dáng của châu này hình tròn. Phương
bắc có Bắc Câu Lô Châu (cũng gọi là Cu Lô, xưa dịch là Uất Đan Việt.
Mọi người ở châu này đều sống ngàn tuổi, ăn mặc tự nhiên có, chỉ có một đều là
không có Phật Pháp, cho nên sắp vào một trong tám nạn), hình dạng của châu này
thẳng vuông.
Như vậy, một tiểu thế giới gồm có 9 hòn núi, tám biển,
bốn châu, sáu tầng trời cõi dục và ba tầng trời cõi sơ thiền ở trên che khắp cả.
Một Thái Dương hệ gọi là một tiểu thế giới, một ngàn tiểu thế giới hợp lại gọi
là một tiểu thiên thế giới, một ngàn tiểu thiên thế giới hợp lại thành một trung
thiên thế giới, một ngàn trung thiên thế giới hợp lại thành một đại thiên thế
giới. Vậy, đại thiên thế giới là ba lần nhân một ngàn (1 T.G x 1.000 x 1.000 x
1.000) nên gọi tam thiên đại thiên thế giới gồm có 1.000.000.000 thế giới, là số
thế giới của cõi Ta bà thuộc quyền giáo hoá của Đức Thích Ca Mâu Ni.
1.3. Những đại
đơn vị tính trong Không gian
Trong kinh Phật khi nói đến khoảng cách trong tam thiên đại thiên thế giới Đức
Phật thường sử dụng những con số như: Thiên, vạn, ức, thiên ức, bá vạn ức cõi
Phật. Còn khi nói đến cõi giới trong mười phương chư Phật thì Phật thường đem số
hạt cát của sông Hằng, của nhiều sông Hằng, hoặc số hạt bụi của một cõi Phật cho
đến nhiều cõi Phật hoặc Căn Già Sa cõi Phật. Như trong kinh Thất Phật Công Đức
nói: Từ đây qua phương đông cách bốn căn già sa cõi Phật có thế giới tên là Vô
Thắng, Phật hiệu Thiện Danh Xưng Kiết Tường Vương Như Lai….Cách mười căn già sa
cõi Phật có thế giới tên là Tịnh Lưu ly, Phật hiệu Dược Sư Lưu Ly Như Lai”. Về
phương đông cõi này, trải qua 36 hằng hà sa quốc độ có thế giới Tu Di Tướng, vị
giáo chủ là Đức Phật Tu Di Đăng Vương…v…v…Để định lượng về khoảng thời gian giữa
các cõi Phật trong 10 phương, Đức Phật thường dùng những đại danh từ như Hằng hà
sa, A tăng kỳ, Na do tha, Bất tư nghì, Vô lượng vô biên. Theo Thống Tôn Toán
Pháp thì:{1,II,745}
Thập vạn ức: 10.000.000.000.000
Bá vạn ức:
100.000.000.000.000
Thiên vạn ức:
1000.000.000.000.000
Hằng hà sa:
10.000.000.000.000.000.000.000.000.
A
tăng kỳ:
100.000.000.000.000.000.000.000.000.
Na
do tha:
1000.000.000.000.000.000.000.000.000.
Bất tư nghì:
10.000.000.000.000.000.000.000.000.000.
Vô lượng:
100.000.000.000.000.000.000.000.000.000.
Nói về sự vô tận của không gian, trong kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Sơ Phát Tâm Công
Đức thứ 17 có đoạn:
Này Phật tử, giả sử có người trong khoảng một niệm có
thể qua khỏi phương đông vô số thế giới đi luôn như vậy trọn vô số kiếp.
Số thế giới của người này trải qua khó ai biết được. Người thứ hai trong một niệm có thể qua khỏi tất cả thế giới của
người thứ nhất đã trải qua trong vô số kiếp.
cứ lần lượt tuần tự như vậy đến người thứ 10. Chín
phương kia cũng đều như vậy. Thế là trong 10 phương có
cả thảy trăm người. Số thế giới của 100 người này trải qua còn
có thể biết được hạn lượng.
1.4.
Không gian của những cảnh giới thuộc vòng sanh tử luân hồi
Những
chúng sanh
nào chưa hoàn toàn siêu thoát thì vẫn còn ở trong miền Tam giới. Tam giới là:
Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới.
Dục giới thuộc về xứ sở hạ phương, vì chúng sanh ở nơi đây nhiễm năm thứ dục
lạc: sắc dục, tiền của, danh vị, ăn
mặc và ngủ nghỉ. Dục giới cũng gọi là chổ Ngũ thú tạp
cư. Ngũ thú là: Trời, Người, Súc Sanh, Ngạ Quỷ và Địa Ngục. Tạp cư có 2 nghĩa:
thứ nhất trong cõi dục gồm có năm chủng loại ở; thứ hai trong mỗi chủng loại lại
có các chủng loại khác ở lẫn lộn như nơi cõi trời cũng có súc sanh, quỷ thần,
nơi cõi ngưỡi thì cũng có súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Nếu phân chia
theo thứ bậc cao thấp thì trong dục giới có 3 loại: Loại1 là Atula, Súc
sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Loại2 là loài người gồm có nhơn chúng ở bốn phương:
Nam
thiệm Bộ châu, Tây Ngưu Hoá châu, Đông Thắng Thần châu, Bắc Câu Lô Châu. Loại3
loài trời có 6 cõi từ thấp tới cao: Trời Tứ Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hoá
Lạc và Tha Hoá Tự Tại. Trong cõi dục, về hữu tình giới thì kể từ cõi Tha Hoá đến ngục Vô
gián, nếu nói về khí thế giới phải kể đến Phong luân.
Trên Dục giới là Sắc giới, gồm nhiếp hữu tình và khí
thế gian.
Sở dĩ gọi là Sắc giới vì chúng sanh ở cõi này lìa sự nhiễm
dục, từ thân đến cảnh đều là sắc chất trang nghiêm, thanh tịnh.
Cõi này chia ra làm thành 18 thiên ức khác nhau.
Trên Sắc giới là Vô sắc giới.
Được mệnh danh là Vô Sắc giới, vì đây không có sắc uẩn chỉ có thọ, tưởng, hành,
thức,bốn ấm mà thôi. Cõi này không có sắc pháp
biểu hiện nên không có phương sở đời quá khứ, vị lại. Nhưng về phần dị
thục sanh sai khác thì có bốn bậc: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu
xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn bậc này không có riêng xứ sở cao thấp, mà
do nghiệp chúng sanh hơn kém khác nhau.
Chúng sanh tuỳ theo nghiệp lực mà chiêu cảm ra chánh
báo phù hợp với y báo, nghĩa là sanh vào cảnh giới hay thế giới nào phù hợp với
nghiệp báo đã tạo. Hơn nữa ngay trong cùng một cảnh giới, cùng một loài do biệt
nghiệp khác nhau mà có sự nhận thức và cảm thọ về thế giới một cách khác nhau.
Nếu khác loài thì sự nhận thức và cảm thọ còn sai biệt gấp bội.
Ví dụ: Những thứ mà con người gọi là cái bàn, cái ghế, cột, kèo….những con vật
khác đâu có nghĩ như vậy, thậm chí loài Mọt còn cho đó là thức
ăn của chúng. Có những cảnh giới mà
chúng ta chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ thấy như trong Kinh Địa Tạng đã mô tả
những cảnh giới và tội báo trong địa ngục.
Trong phẩm thứ nhất có đoạn:
Thánh Nữ hỏi rằng: Nay tôi làm sao để đến chốn địa ngục đó?
Vô Độc đáp rằng: Nếu không phải do sức oai thần cần phải do nghiệp lực, ngoài
hai điều này ra ắt không thể nào đến đây được.
Như vậy, đối với những cõi trời ở Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới ắt phải cần
sức oai thần hay do phước nghiệp hay sức tu thiền định mới xâm nhập được.
Những khoảng không gian đó không hẳn là những khoảng không gian cụ thể mà con
người nắm bắt hay đo đạt được. Chúng ta có thể đang tồn tại
dưới một dạng thức nào đó của hiện hữu. Đối với âm thanh và ánh sáng cũng
như vậy. Lỗ tai con người chỉ nghe được trong một khoảng tần số sóng rung động
từ 16 HZ đến 16 KHZ, tai người không nghe được vùng sóng hạ âm ( từ 1Khz đến
16Hz), vùng siêu âm ( từ 16Khz đến 10 Mhz) và vùng cực siêu âm ( tần số trên 10
Mhz). Mắt con người cũng chỉ thấy được một khoảng trong dãy phố ánh sáng có bước
sóng từ 0,400Mm đến 0,760Mm, là các màu sắc trong phổ ánh sáng từ màu tím đến
màu đỏ. Chúng ta không thấy được các tia Gama, tia X, tia tử ngoại là những tia có bước sóng ngắn
hơn sóng ánh sáng thấy được. Chúng ta cũng không thấy được các
tia sóng hồng ngoại, sóng vô tuyến điện, là những tia
có bước sóng dài hơn sóng ánh sáng thấy được. Nhưng chúng ta không thể nói rằng
những âm tai không nghe, những tia mắt không thấy là
không tồn tại. Con chó có thể nghe được tần âm thanh rộng hơn tai người. Con rắn có thể thấy được tia
hồng ngoại…rất nhiều loài vật có những giác quan nhạy bén hơn loài người. Ngày
nay chúng ta biết được những âm này, những tia này nhờ
vào những phương pháp và khí cụ đo đạc hiện đại mới biết được.
1.5.
Không gian của những cảnh giới Phật, Bồ tát
Khi nói đến cảnh giới Phật, Bồ tát chúng ta chỉ biết được qua những bộ kinh mà
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói lại, vì cảnh giới ấy chỉ có Phật với Phật, Bồ tát
với Bồ tát biết thôi. Được biết trong 10 phương, mỗi phương có
một cõi Phật để hàm chỉ cho vô biên cõi Phật độ. Kinh Hoa Nhgiêm nói: “Phương đông cõi Ta bà này có một thế giới tên là Mật Huấn, phương nam có
thế giới tên là Phong Dật, phương tây có thế giới tên là Ly Cấu phương bắc có
thế giới tên là Phong Lạc, phương đông bắc có thế giới là Nhiếp thủ, phương nam
là Nhiêu Ích, phương tây nam là Hoan Hỷ, hạ phương có thế giới tên là Quan
Thược, thượng phương có thế giới tên là Chấn Âm. Các đấng Như Lai trong 10 mươi
thế giới này mỗi vị có nhiều danh hiệu cho đến vô lượng chư Phật ở nhiều thế
giới cũng đều như thế”.{10, II, 185}
Cũng vậy trong 10 phương hư không cónhiều thế giới chủng loại, có thế giới nhỏ,
hình tướng chúng sanh và cảnh vật cũng nhỏ; có thế giới lớn, hình tướng chúng
sanh và cảnh vật cũng lớn. Kinh Pháp Hoa nói: “ Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ nơi tướng đại
nhơn là nhục kế và tướng lông trắng giữa chặn mày phóng ra ánh sáng soi khắp tám
trăm muôn ức na do tha hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương đông. Qua khỏi số
các cõi đó có thế giới tên là Nhất Thiết Tịnh Quang Trang Nghiêm…”.{11,508}.
Lại trong kinh Duy Ma Cật có đoạn: “ Bấy
giờ Truởng giả Duy Ma Cật liền vào tam muội, dùng sức thần thông biện bày cho
đại chúng thấy các thế giới ở phương trên. Từ cõi ta bà đi lên trải qua bốn mươi
hai hằng hà sa Phật độ có cõi nước tên là Chúng Hương. Nơi ấy có đức Hương Tích
Như Lai hiện đang thuyết pháp…”.{8,II,405}
Trên đây là những đoạn kinh chỉ ra sự trang nghiêm kỳ
diệu của các thế giới.
Căn cứ vào đó ta có thể suy hiểu ngoài cõi ta bà có nhiều thế giới khác mà nhân
vật và cảnh vật đều phi thường. Lại theo
kinh Hoa Nghiêm, các Phật độ ở mười phương có nhiều chủng loại hình thể khác
nhau. Có thế giới hình vuông hoặc hình dài, có thế giới hình tròn, có thế giới
hình bán nguyệt, có thế giới hình như dòng nước xoáy, có thế giới hình Hoa sen
v.v… Chư Phật ở các thế giới, hoặc dùng sắc tướng làm Phật sự, hoặc dùng âm
thanh làm Phật sự, hoặc dùng mùi hương, trân vị, ánh sáng hay những động tác làm
Phật sự.
Do nghiệp sai biệt của chúng sanh nên cảm vô số thế giới hình loại sai biệt. Có
cõi uế ác, có cõi nghiêm tịnh, có cõi thân người xinh đẹp cao lớn, có cõi thân
người thấp nhỏ xấu thô, có cõi thuần là người nam , có cõi thuần là người nữ, có
cõi nam nữ ở xen lẫn, có cõi loài người do thai, noãn, thấp và hoá sanh, có cõi
các thánh chúng, loài người cùng những tạp loại khác ở lẫn lộn, có cõi toàn là
bận tam thừa thánh nhơn, có cõi thuần là những vị Bồ tát, sự kỳ lạ của thế giới
thật là vô cùng.
Đấy là chúng ta chỉ mới biết được các thế giới trong
tam thiên thế giới mà thôi. Giáo lý đạo Phật còn nói đến “Biển thế giới Hoa Tạng”
hay còn gọi là “ Thế Giới Hải Liên Hoa Tạng Trang Nghiêm” gọi tắt là cõi Hoa
Tạng, là cảnh giới thật báo vô chướng ngại của Đức Tỳ lô Giá Na Như Lai, bao gồm
các cõi Phù Tràng ( còn gọi là thế giới chủng) các biển Hương Thuỷ, các thế giới
Hải, các An Lập Hải….
Thế giới Chủng hay Phù Tràng Phật Sát. Phù tràng Phật sát là gì?.
ấy là một loại thế giới liên tiếp nổi lên giữa biển thế giới bao la vô
hạn, giống như một lá phướng lững lơ. Cứ nhìn những ánh tinh vân do những ngôi
sao nhỏ tiếp cận nhau trên nền trời thì chúng ta có thể hình dung ra loại thế
giới này. Mỗi Phù tràng Phật sát là một loại thế giới riêng, nên cũng gọi là thế
giới chủng. Thế giới chủng này là thế giới Chủng Phổ Chiếu Thập phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh, như biểu đồ
dưới đây:
Dưới đây là một đoạn kinh Hoa Nghiêm diễn tả thế giới Chủng Phổ Chiếu Thập
Phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh, một Phù tràng Phật sát ở trung ương biển Hoa
Tạng: “Có những biển Hương Thuỷ
nhiều bằng số bụi nhỏ của 10 bất khả thuyết cõi Phật, phân bố an trụ như lưới
châu của trời Đế Thích, ở trong biển thế giới Liên Hoa Tạng trang nghiêm, biển
Hương Thuỷ ở trung ương tên Vô Biên Diệu Hoa Quang do Tràng Báu
Ma Ni Vương gọi là Hiện Nhất Thế Bồ tát.
Từ nơi biển này nổi lên hoa sen lớn tên Nhất
Thế Ma Ni Vương Trang Nghiêm. Trên hoa sen có thế giới Chủng
Phổ Chiếu Thập Phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh an trụ.
Được chia thành 20 tầng, phân bố từ thấp đến cao” và đặc biệt tầng thứ 13: “Cõi
Phật trung ương của tầng thế giới thứ 13 tên là Ta bà, lấy chất Kim cang Trang
Nghiêm làm giới hạn, an trú trên các sắc Phong luân, thể tướng cõi này trống
trải, trên có thiên cung trang nghiêm và phủ che, xung quanh có các thế giới
khác nhiều bằng số bụi nhỏ của 13 cõi Phật vi nhiễu. Vị giáo chủ ở bản hiệu là
Tỳ Lô Giá Na Như Lai” (Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ là hoá thâncủa vị này).{10,III,119}
Lại một tầng khác cao hơn đó là thế giới Hải. Nếu đem thế giới chủng so sánh thế giới Hải lại còn kém xa.
Đây chỉ nói riêng về thế giới Hải Liên Hoa Tạng Trang Nghiêm còn gọi là biển Hoa
Tạng hay Hoa Tạng thế giới, Hoa Tạng giới….là thế giới Hải có chứa thế giới
Chủng của Chúng ta.
Thế giới chủng ở trung tâm cõi Hoa Tạng là thế giới chủng có chúng ta đang sống
tên là Phổ Chiếu Thập Phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh, xung quanh thế giới chủng
này đi ra 10 phương, mỗi phương có một bất khả thuyết Phật sát vi trần số thế
giới chủng. Họp chung lại gọi là cõi Hoa Tạng, chỉ có
là một thế giới Hải trong vô số thế giới Hải khác.
Bàn đến thế giới Hải là nói đến cảnh giới mênh mông
rộng rãi không lường được, không ngần mé. Tựa hồ thế giới đến đây là cùng cực. Thế nhưng chưa hết, lớn
hơn thế giới hải còn có pháp giới An Lập hải hay còn gọi là An
lập hải. Một An lập hải đại khái gồm có những thế giới hải nhiều bằng số bụi nhỏ
của 8 bất khả thuyết cõi Phật. Như trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới
thứ 39, bậc thiện đại tri thức hiện thân làm chủ dạ thần tên là Tịch Tịnh Âm đã
có mô tả.
Sở dĩ gọi là thế giới An lập hải, bởi pháp giới là danh
mục của chân tâm. Thể dụng của chân tâm rất sâu rộng, tánh và tướng vô ngại, lấy tâm
làm pháp, lấy tâm làm giới, nên xưng là pháp giới. Trong pháp giới có
những diệu tướng sai biệt trang nghiêm, tập hợp thành từng khu vực riêng, không
lẫn lộn nhau nên gọi là An lập. Mỗi cõi An lập bao trùm vô lượng vô biên thế giới hải.
Vì nó có tánh cách rộng mênh mông như biển cả bao trùm muôn trượng nên gọi là
“Hải”. So sánh với An lập hải, thế giới Hải tuy cũng gọi là biển thế
giới, nhưng chỉ là vùng biển nhỏ, thua hẳn trùng dương rộng rãi bao la.
Như vậy, chúng ta thấy cảnh giới của chư Phật rộng rãi vô biên. Nếu không vào đại môn giải thoát, không chứng được tam muội thì
không thể nào hiểu nổi.
Dưới đây là những câu chuyện nói lên sự qua lại của các thế
giới Phật, Bồ tát.
Mục Kiền Liên du hành cõi Phật.[14,
68-70]
Mục kiền liên là vị có thần thông đệ nhất trong hàng đệ
tử Phật. Trong kinh có mô tả. Có lần Ngài vận thần túc
thông bay qua 10 ức cõi Phật đến một quốc độ, nơi ấy đức Thế Tự
Tại vương là giáo chủ và đang thuyết pháp. Mục kiền liên rất hoan hỷ, bèn nhẹ
nhàng đi vào pháp hội….đức Phật Thế Tự Tại vương thuyết pháp xong, một vị Bồ tát
đảnh lễ Phật hỏi:
Như Lai! Trong khi Ngài đang thuyết pháp, chẳng biết từ đâu bò đến một con đại
trùng ( sâu lớn), trông thật quái dị, chúng con muốn đuổi nó đi.
Đức Phật vội ngăn:
Đừng nói thế! Đó là Mục kiền liên, đệ tử thần thông bậc nhất
của đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở cõi Ta bà.
Sao họ nhỏ bé như vậy?
Đức Phật giải thích:
Các ông đừng khinh thị tôn giả này, ông ấy có đại thần
lực, đại oai đức, ông ấy hành hoá tự tại dạo chơi các quốc độ, thân thể thấp bé
chẳng qua là vì chúng sanh ở mỗi quốc độ nghiệp lực chẳng đồng.
Nói xong đức Phật từ từ nhìn Mục kiền liên:
Tôn giả!Ông từ phương khác đến, có thể đối với chúng Bồ
tát để tử của ta mà hiện thần thông để trừ nghi hoặc cho họ?
Mục kiền liên bèn thừa oai thần Phật, hoá hiện các thứ thần kỳ, chúng
bồ tát thấy rồi đều sanh lòng hoan hỷ.
Tôn giả Mục Kiền Liên không những thường du hoá các cõi Phật mà còn thừa thần
lực xuống địa ngục quán sát chúng sanh thọ quả báo. Có lúc
ngài trả lời cho các loài quỷ thần về nhân duyên quả báo. Tôn giả còn là
một người con đại hiếu, tìm thấy mẫu thân trong địa ngục và vì cứu mẹ đã thỉnh
Phật phát khởi pháp Vu Lan bồn.
Diệu Âm Bồ tát đến cõi Ta Bà: [11,
510-511]
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Diệu Âm Bồ tát thứ 24 có đoạn: “…khi ấy, Đức Phật
Tịnh Hoa Tú Vương Trí bảo Diệu Âm Bồ tát. Thiện nam tử, hình thể cõi ta bà
kia nơi cao chổ thấp không bằng nhau, có những núi đá và đầy dẫy sự dơ
xấu. Thân Phật và Bồ tát ở cõi ấy đều kém nhỏ mà thân của ông cao đến bốn vạn
hai ngàn do tuần, sắc tướng của ông do trăm ngàn muôn phước tập hợp lại thành,
sáng rỡ nhiệm mầu xinh đẹp bậc nhất. Tuy nhiên, khi qua cõi kia, ông chớ vì thế
mà khinh thường họ…”.
Và còn rất nhiều phẩm kinh nói đến các vị Phật, Bồ tát
qua lại để thính pháp nghe kinh cúng dường.
Như vậy, sự di chuyển trong vũ trụ mà trong kinh mô tả là sự
việc khá phổ biến.
Theo lời kinh thì không thấy có sự hao tốn về thời gian trong
việc di chuyển, cũng không dùng đến những phương tiện máy móc, khoảng cách dù
cách xa bao nhiêu. Sự di chuyển hình như cũng diễn ra
nhanh chóng tức thời.
2. Thời gian theo quan điểm của Phật giáo
2.1
Khái niệm về Thời gian
Thời gian?? cũng là một khái
niệm, khái niệm này theo Tâm lý học Phật giáo, tức thông qua các bộ Luận từ Câu
Xá, Thành Thật cho đến Duy Thức Học, thì nó thuộc về pháp, không phải là sắc,
không phải là tâm, tức không thuộc vật chất hay là tinh thần. Do đó, quả quyết
thời gian là có thực tính, là không đúng. Còn đứng ở góc độ tâm mà nói, thì do
tâm phân biệt chấp thủ của chúng sanh, của con người mà có, kỳ thật là không.
Như kinh Kim Cang Bát Nhã nói: “ Quá khứ không thể có,
hiện tại không thể có, vị lai
không thể có, ba đời không thể có”. Như vậy thời gian là duyên
sanh tính không, ba đời là duyên sanh như huyễn như hoá.
Song các bộ phái Phật giáo cũng như ngoại đạo và chúng
sanh đều chấp là có thật. Sự thật ấy dựa trên cơ sở vật chất
hay tác dụng của sự vật, hoặc sự vận hành của vạn vật và con người mà xác lập có
thời gian.
Thời gian không có hình tướng, tiềm ẩn thiên di lặng lẽ chuyển hoá, cho nên ta
không thể biết! Lấy thể của muôn vật thiệt di chuyển biến mà
biết có thời gian. Do đó, thời gian là tính chất liên tục của không gian.
Không gian là tính chất tồn tại của thời gian. Không
gian là không gian của thời gian, thời gian là thời gian của không gian.
Cho nên xa rời muôn vật làm sao có thời gian?.
Do vậy, Luận Trung Quán khẳng định: “Thời gian đã không có thật, nếu có là do duyên sanh mà có, đã là duyên sanh thì
huyễn hoá không thật vậy?” Vậy cũng chỉ là do con người qui ước với nhau
mà thôi.
2.2. Những đại đơn vị tính Thời gian
Các thế giới đều phải chuyển biến, sự vật hiên tượng, con người cũng đều phải
chuyển biến. Trong kinh Phật gọi một chu kỳ của sự chuyển biến đó kéo dài trong một đại kiếp.
Vậy kiếp là gì? Kiếp là thời kỳ rất dài, thật khó lấy
số năm tháng ngày mà kể.
Kiếp có ba thứ: Tiểu Kiếp, Trung Kiếp, Đại Kiếp.
Tiểu Kiếp: Lấy đời sống
người ta 10 tuổi mà khởi sự, cứ qua 100 trăm thì đời sống thêm một tuổi,
đến lúc đời sống người ta được 84000 năm đó là tăng kiếp chí cực. Rồi lấy đời
sống của người ta 84000 tuổi mà tính, cứ qua 100 trăm thì đời sống bớt 1 tuổi,
cho đến lúc đời sống người ta chỉ còn 10 tuổi, đó là giảm kiếp chí cực. Một kỳ
tăng kiếp và một kỳ giảm kiếp như vậy cọng thành một ngàn sáu trăm tám mươi vạn
(16.800.000) năm, tức là trọn một tiểu kiếp.
Trung Kiếp: Lần lượt đủ
20 tiểu kiếp, cọng là ba vạn ba ngàn sáu trăm vạn năm (16.800.000 x 20 =
336.000.000) tức là tròn một trung kiếp.
Đại Kiếp: trải qua một
trung kiếp thứ nhất, kêu là thành kiếp, trải qua một trung kiếp thứ hai, kêu
là trụ kiếp, trải qua một trung kiếp thứ ba, kêu là hoại kiếp, trải qua một
trung kiếp thứ tư, kêu là không kiếp. Hiệp bốn kỳ trung kiếp ấy cọng là mười ba
vạn bốn ngàn bốn trăm vạn năm (336.000.000 x 4 = 1.344.000.000) tức là trọn một
đại kiếp.
Phàm các thế giới trong Thập Phương Tam Thế đều trải qua bốn kỳ đó là: Kiếp
thành, kiếp trụ, kiếp hoại và kiếp không.
Kiếp Thành: Khi thế giới
đã tiêu hoại, chỉ còn một khoảng hư không trống rỗng, trải qua một thời
gian rất lâu xa. Do nghiệp lực của của chúng sanh, bấy giờ từ nơi không gian
hiện ra đám mây to rộng che khắp một vùng lớn bằng khoảng Tam Thiên Đại Thiên
Thế Giới. Đám mây này chuyển biến qua các giai đoạn, đông tụ lại tạo thành thế
giới. Tóm lại, kiếp thành là giai đoạn thế giới đang thành lập, thời gian
này kéo dài 20 tiểu kiếp.
Kiếp trụ: Là chỉ khoảng
thời gian thế giới đã thành có thể khiến cho chúng sanh được an trụ và thọ dụng. Kinh Ho Nghiêm nói: “ Tam thiên đại thiên thế giới đã thành lập.
Khiến cho vô lượng chúng sanh được nhiều sự nhiêu ích. Những loài thuỷ tộc được sự nhiêu ích của nước.
Những loài ở thuộc địa được sự nhiêu ích của đất. Những
loài ở cung điện được sự nhiêu ích của cung điện.
Những loài ở hư không được sự nhiêu ích của hư không.”.
Tóm lại thời gian của kiếp trụ cũng gồm 20 tiểu kiếp. Mỗi tiểu kiếp khi
tăng khi thạnh đều có bốn bậc Luân Vương ra đời. Lúc giảm cực đều có tiểu Tam
Tai:
Kiếp hoại: Khi kiếp trụ
đã mãn, thế giới bắt đầu hư hoại, đây gọi là kiếp
hoại. Sự hư hoại xảy ra trên hai phương diện: Thú hoại và Giới hoại.
Thú hoại là chỉ cho sự hư hoại của chúng sanh trong các
thú tức là hữu tình giới.
Lúc đó những chúng sanh nào có phước nghiệp liền được sanh về
các tầng trời không hư hoại hoặc sanh về các thế giới khác tương xứng với nghiệp
của mình. Những chúng sanh nghiệp nặng, sau khi thân xác tiêu hoại liền được
chuyển sanh về các cõi ác đạo ở phương khác.
Giới hoại là sự hư hoại của non sông vạn vật tức là thế
giới.
Trong kiếp hoại có Đại Tam Tai khởi lên thiêu huỷ vạn vật.
Sự hoại diệt thế giới kéo dài trong 20 tiểu kiếp.
Kiếp Không: Sau khi đã
trải qua kiếp hoại, vạn vật bị tiêu tan, chỉ còn một khoảng không gian vô
hình. Trạng thái này kéo dài trong 20 tiểu kiếp mới qua giai
đoạn thành lập của thế giới tương lai. Thời kỳ này gọi
là Không Kiếp. Không kiếp không có ngày đêm thời tiết làm sao để biết
được là trải qua 20 tiểu kiếp?. Đây là do trí huệ vô
ngại của Đức Phật thấy suốt mười phương, so sánh với các cõi trời không hư hoại
và kiếp trụ ở thế giới phương khác nên rõ biết thời gian ấy trải qua 20 tiểu
kiếp.
Trong một đại kiếp, ba kiếp: Thành, Hoại, Không đều không có chúng sanh ở. Cảnh
giới và hữu tình giới chỉ thể hiện đầy đủ trong kiếp trụ. Như một năm có 4 mùa
Xuân, Hạ, Thu, Đông thì một đại kiếp phải trải qua bốn kiếp tướng là Thành, Trụ,
Hoại, Không. Những thế giới phải biến đổi vần xoay không dứt.
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ví như lá trong rừng, có non,
già, khô,
rụng. Thế giới trong các sát chủng cũng có thành, trụ, hoại, không”. [10,
II, 305]
Trong kinh cũng có ví dụ để chỉ sự lâu dài của một kiếp: Ví như có một hòn đá 40
dặm. Cứ 100 năm đem chiếc áo tiên chỉ nặng 3 cân mà phất vào hòn đá một lần.
Lần hồi như vậy, chừng nào hòn đá mònvà tiêu hết đó là một kiếp. Vì chổ
so sánh ấy nên người ta gọi là kiếp thạch ( đá kiếp).
Lại có thí dụ nữa, ví như có một cái thành lớn bề cao
và bốn mặt đều được 40 dặm. Người
ta bỏ đầy hạt cải vào trong thành ấy.
Ví như có một người nào trường thọ, cứ qua một năm thì lấy ra
một hột cải. Như vậy, chừng nào lấy hết hột cải trong
thành thì vừa tròn một kiếp.
(giới tử kiếp)
Bởi dùng thông thường quá nên chữ kiếp có nghĩa là trải
qua, thành ra nhiều người dùng tiếng kiếp mà gọi một đời người (kiếp người). Là hơi
lạm dụng.
2.3. Thọ mạng của chúng
sanh trong Lục đạo
Chúng sanh chìm đắm trong phần
đoạn sanh tử trải qua con đường luân hồi đó, không ngoài sáu đường. Người bị luân hồi sanh tử ấy là phỏng thuật theo tình
trạng của chúng sanh đi, đến, qua, lại cũng như bánh xe lăn vòng tròn, giáp vòng
không có đầu manh mối gọi là vô thỉ không có chổ nào không cùng khắp cho nên gọi
là xoay vòng trong sáu đường, đó là: Trời, Người, Atula, Ngạ Quỷ, Súc Sanh và
Địa Ngục. Thọ mạng của chúng sanh trong sáu đường này đều có sự sai biệt.
Thọ mạng của chúng sanh ở Thiên Thú cũng có hơn kém tùy
mỗi tầng trời.
Như về Dục Giới Trời Tứ Vương thọ 500 tuổi, một ngày đêm nơi
đây bằng 50 năm cõi người. Trời Đao Lợi thọ 1000 tuổi,
một ngày đêm nơi đây bằng 100 năm cõi người. Trời Dạ Ma thọ 2000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 200 năm ở cõi
người.
Trời Đấu Suất thọ 4000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 400 năm
cõi người.
Trời Hoá Lạc thọ 8000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 800 năm
ở cõi người.
Trời Tha Hoá thọ 16000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 1.600
năm cõi người.
Thọ mạng của Chư Thiên ở cõi Sắc thì lấy kiếp làm lượng.
Như về sơ thiền, Trời Phạm Chúng thọ nữa trung kiếp, trời Phạm phụ một trung
kiếp, trời Đại phạm thọ một trung kiếp rưởi.
Về nhị thiền, trời Thiểu quang thọ hai đại kiếp, trời Vô lượng
quang thọ bốn đại kiếp, trời Quang âm thọ tám đại kiếp. Về tam thiền,
trời Thiểu Tịnh thọ 16 đại kiếp, trời Vô lượng tịnh thọ 32 đại kiếp, trời Biến
tịnh thọ 64 đại kiếp. Về tứ thiền, trời Vô vân thọ 125 đại
kiếp cứ như thế tăng gấp đôi cho đến trời Sắc cứu cánh thọ 16.000 đại kiếp.
Trong đây, trừ Vô tưởng thiên thọ lượng đồng với Quảng Quả thiên. Ở cõi
vô sắc, trời Không vô biên thọ 20.000 đại kiếp cứ tăng gấp đôi cho đến trời Phi
Phi Tưởng thọ 80.000 đại kiếp ( theo Luận Câu Xá, A Tỳ Đàm, Kinh Giáo Lượng Thọ
Mạng).
Chúng sanh ở nhơn thú, thọ mạng tuỳ nơi có hơn kém. Người ở Châu Nam Thiên
bộ thọ mạng bất định, như vào ở lúc kiếp cực tăng thì sống đến 84.000 tuổi, ở
vào lúc kiếp cực giảm chỉ sống có 10 tuổi. Người ở Châu Đông Tỳ Đề Ha thọ 250
tuổi, người ở Châu Tây Cù Đà Ni thọ 500 tuổi, Châu Bắc Uất Đan Việt thọ 1000
tuổi. Nhân loại ở Bắc Châu thọ mạng nhất định, không có chết yểu, còn ba châu
kia thì có khi chết yểu giữa chừng ( theo Luận Du Già
Sư Địa).
Loài hữu tình ở Atula thú thọ mạng cũng bất định, tuỳ theo
Súc sanh atula, Ngạ quỷ atula, Nhân atula, Thiên atula mà có thọ mạng ít nhiều
hơn kém. Riêng thiên Atula thọ mạng bằng Chư Thiên, như La hầu Atula vương và
thuộc chúng ở thành Quang Minh thọ 5000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 500 năm
ở cõi người. Dõng Kiên Atula vương và thuộc chúng ở thành Tịnh Mạng thọ 6000
tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 600 năm ở cõi người. Hoa Mang Atula vương và
thuộc chúng ở thành Tỳ Xá La thọ 7000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 700 năm ở
cõi người. Tỳ Ma Chất Đa Atula vương và thuộc chúng ở thành Tỳ Xá La thọ 8000
tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 800 năm ở cõi người. ( theo Kinh Chánh Pháp Niệm).
Loài hữu tình ở Ngạ Quỷ và Bàng Sanh thú thọ mạng dài ngắn không định, hoặc
trong sát na
như cực vi trùng hoặc muôn ức năm như loài Ngạ Quỷ. Các loại Rồng và Kim Xí Điểu
thọ mạng một trung kiếp, cũng có khi giữa chừng chết yểu (
theo Luận Du Già, Kinh khởi Thế ).
Loài hữu tình ở Địa Ngục tội ác sâu nặng nên thọ mạng
rất lâu dài.
Chúng sanh ở ngục Đằng Trượt thọ 500 tuổi, một ngày một đêm
nơi đây bằng 16.200 câu đê (10.000.000) năm cõi người. Chúng sanh ngục
Hắc Thắng thọ 1000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 32.400 câu đê năm cõi người.
Chúng sanh ngục Chúng Hiệp thọ 2000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 64.800 câu
đê năm cõi người. Chúng sanh ngục Khiếu Hoán thọ 4000 tuổi, một ngày đêm nơi đây
bằng 129.600 câu đê năm ở cõi người. Chúng sanh ngục Đại Khiếu Hoán thọ 8000
tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 259.200 câu đê năm cõi người. Chúng sanh ngục
Diêm Nhiệt thị 16.000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 518.400 câu đê năm cõi
người. Như thế cứ tăng gấp đôi cho đến ngục Cực Nhiệt chúng sanh thọ nữa trung
kiếp; ngục Vô Gián chúng sanh thọ một trung kiếp ( theo
Kinh Giác Lượng Thọ Mạng, Luận A Tỳ Đàm).
Nói về Ta Bà thế giới, thì con người và các sinh vật khác đều sống
chung với nhau. Nhưng có sự sai biệt rất lớn về thọ mạng của nhau. Ví như con
Phù du sớm sanh tối mất, chắc hẳn nó chưa biết đến cái gọi là một tuần, lại có
một loài gọi là con Ve Sầu, từ lúc biến thành Ve cất tiếng kêu sầu vào mùa hè
đến giữa mùa thu thì đã bặt tiếng im hơi, chắc hẳn nó không biết đến cái gọi là
một năm. Đến như con người mấy ai sống quá 100 năm ắt mà khó biết đến cõi trường
thọ của loài Rùa, loài Hạc…Nhưng con người tuy từng trải ở cõi đời chẳng được
bao năm, nhưng nhờ có trí khôn biết kế thừa tri thức, nên phải nói con người là
sinh vật duy nhất trên thế gian lãm thông kim cổ. Nhưng dù thế
nào, con người cũng không sống thêm được nữa. Bởi vì cả
nhân loại cũng bị chi phối bởi “sức tàn phá của thời gian”.
Trong kinh Phật có nói danh từ “tiểu kiếp” là thời gian kéo dài 16.678.000 năm.
Cái thời gian mà Phật gọi là “ tiểu” thì con người cũng khó có thể hình dung ra được,
huống chi nói đến trung kiếp, đại kiếp…Quả là cái thời gian nằm ngoài tri thức
kinh nghiệm của con người. Ngoài ra còn có những danh từ như: Bàn Thạch Kiếp,
Giới Tử Kiếp, Hằng Sa Kiếp, Vi Trần Kiếp, Hải kiếp….
Là những bội bội số của Đại kiếp kể trên. Nếu không có
một trí tuệ vượt ra khỏi sanh tử, vượt ra khỏi thời gian thì làm sao có thể biết
đến.
2.4. Thời lượng và Thọ lượng của mười
phương chư
Phật và Bồ tát
Trong mười phương, mỗi phương đều có vô biên Tịnh độ và
Uế độ. Các cõi đều có Phật ra đời và giáo hoá chúng sanh nên
trong kinh thường gọi là Phật độ hay Phật sát. Mỗi cõi Phật, hoặc lấy một, mười,
trăm, ngàn, muôn,ức, triệu cõi đại thiên là làm một
Phật độ. Hoặc lấy một hằng hà sa hay nhiều hằng hà sa
cõi đại thiên làm một Phật độ. Như trong Kinh Pháp Hoa, Đức Thích Ca Mâu Ni đã
thọ ký cho ngài Phú Lâu Na, sau vô lượng A tăng kỳ kiếp
sẽ thành Phật, hiệu là Pháp Minh Như Lai. Đấng Điều Ngự này lấy một hằng hà
sa cõi đại thiên làm một Phật độ cõi nước tên là Thiện Tịnh, cảnh vật ở
bổn quốc đều do bảy báu hợp thành, Phật đó sống lâu vô lượng vô số kiếp. Trong
chúng đó, đệ tử lớn của ta là Kiều Trần Như Tỳ Kheo sẽ cúng dường sáu muôn hai
nghìn ức Đức Phật vậy sau đặng thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai và 500 vị Tỳ
Kheo kia thứ tự sẽ là Phật đồng hiệu là Phổ Minh. Chánh pháp cùng Tượng pháp thọ mạng kiếp nhiều ít. Lại nữa
trong phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16: “Như thế, từ ta thành Phật
nhẫn lại, thật là lâu xa, thọ mạng vô lượng a tăng kỳ kiếp Đức Như Lai dầu chẳng
diệt mà nói diệt độ vậy”.[11,396]
Lại trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thọ Lượng thứ 31 có nói về thời lượng tương
đương của các cõi giới: “ Lúc bấy giờ, Tâm Vương Đại Bồ
tát ở trong chúng hội bảo chư Bồ tát
rằng: Chư Phật tử ở cõi Ta Bà, thế giới của Thích Ca Mâu Ni Phật đây một kiếp
nơi Cực Lạc thế giới của cõi A Di Đà Phật là một ngày một đêm. Một kiếp ở Cực
Lạc thế giới là một ngày một đêm nơi Ca Sa Tràng thế giới của cõi Kim Cang Kiên
Phật. Một kiếp ở Ca Sa Tràng thế giới là một ngày một đêm nơi Bất Thối Chuyển Âm
Thanh Luân thế giới của cõi Thiện Thắng Quang Minh Liên Hoa Khai Khu Phật…v…v..”.[10,II,215]
Riêng thời lượng và thọ lượng ở cõi Ta Bà được tính như sau: Trong một đại kiếp,
ba trung kiếp: Thành, Hoại, Không đều không có người ở, Khí thế giới và Hữu tình
thế giới duy thể hiện đầy đủ trong kiếp trụ. Cứ theo ba giai đoạn thời gian: quá
khứ, hiện tại và vị lai thì đại kiếp qua đi được gọi là Trang Nghiêm, đại kiếp
hiện tại gọi là Thiện Hiền, đại kiếp sẽ đến gọi là Tinh Tú.
Đây gọi là ba đại kiếp của cõi Ta Bà, trong ba đại kiếp này một kiếp đều có 1000
vị Phật ra đời. Ở kiếp Trang Nghiêm thì trong kinh Trang Nghiêm Kiếp
Thiên Phật Danh nói: “ Đại kiếp của thời quá khứ tên
là Trang Nghiêm, trong kiếp này có 1000 bậc chánh giác ra đời, vị đầu tiên là
Hoa Quang Như Lai, vị sau rốt là Tỳ Xá Phù Phật. Vì 1000 đức Thế Tôn ra đời làm
cho y báo và chánh báo của kiếp này được Trang Nghiêm nên gọi là Trang Nghiêm
kiếp”. Ở kiếp Thiện Hiền, trong kinh Từ Aân kiếp Chương nói: “ Kiếp hiện
tại tên là Hiền kiếp vì có 1000 đức
Phật ra đời và rất nhiều bậc hiền thánh”. Trong kinh Bi Hoa có đoạn: “
Thế giới của Đức Phật ấy gọi là Ta bà đang ở vào đại kiếp tên là Thiện Hiền, vì trong đại kiếp này có 1000
đức Thế Tôn đã thành tựu đại bi tâm, xuất hiện ra
đời”. Ở kiếp Tinh Tú, trong Phật Tổ Thống Ký nói: “
Đại
kiếp của thời vị lai gọi là Tinh Tú.trong kiếp này có 1000 đấng Điều Ngự ra đời, vị đầu tiên là Nhật Quang,
vị sau rốt là Tu Di Tướng. Một ngàn vị Phật xuất hiện sáng rõ như các ngôi sao
lớn trên trời,nên gọi kiếp sẽ đến là kiếp Tinh Tú”. [8, 176-178]
Đây là nói lược về ba đại kiếp theo
ba giai đoạn thời gian. Xin nói rộng thêm kiếp hiện tại của
chúng ta đang sống là Hiền Kiếp. Trong Hiền Kiếp có 1000 đức Phật ra đời,
vị đầu tiên là Câu Lưu tôn, vị sau cùng là Lâu Chí. Trong 20 tiểu kiếp của kiếp
trụ, 8 tiểu kiếp trước không có Phật ra đời, đến tiểu kiếp thứ 9 lúc nhơn thọ
giảm còn sáu muôn tuổi, khởi thỉ có đức Phật Câu Lưu Tôn xuất hiện. Khi nhơn thọ
giảm xuống còn bốn muôn tuổi, có Phật Câu Na Hàm Mâu Ni xuất hiện, nhơn thọ giảm
xuống còn hai muôn tuổi có Phật Ca Diếp xuất hiện, nhơn thọ giảm xuống còn 100
tuổi có Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện. Như thế trong tiểu kiếp thứ 9 có bốn đức
Phaät ra ñôøi, sang tieåu kieáp thöù 10, luùc nhôn thoï töø 84.000 giaûm coøn
80.000 tuổi có Phật Di lặc ứng thế độ sanh. Từ tiểu kiếp thứ 11 đến tiểu kiếp
thứ 14, trong thời gian này không có Phật ra đời, qua tiểu kiếp thứ 15, có 994
nối tiếp nhau xuất thế. Trong bốn tiểu kiếp thứ 16, 17, 18, 19
không có Phật ra đời. Đến tiểu kiếp thứ 20 lúc nhơn thọ 84.000 tuổi đức
Lâu Chí Như Lai xuất hiện, thuyết pháp độ sanh. Sau khi Phật Lâu Chí niết bàn,
mãn tiểu kiếp cuối cùng thế giới này bắt đầu vào giai đoạn hư hoại để chuyển
sang sự thành lập của kiếp Tinh Tú tương lai.
Đệ tử Phật giáo khi sám hối, có vị lễ Tam Thiên Phật đó chính là lạy 3000 đức
Như Lai trong ba đại kiếp Quá khứ, Hiện Tại và Vị lai, có bài kệ tổng quát như
sau:
“Trang Nghiêm Hoa Quang Tỳ Xá Phù
Hiền Kiếp Câu Lưu, Lâu Chí Phật
Tinh Tú, Nhật Quang, Tu Di Tướng
Như thế, Chư Phật độ chúng sanh.” [8, 179]