Nguyên Châu
Chúng ta – là những người chưa giác ngộ – như là gã
cùng tử tự lưu đày, như là kẻ lạc
đường trong
sa mạc
hoang vu, bị ru ngủ trong
những khúc hát ưu trầm,
buông mình theo những giấc mộng hải hồ. Và đôi khi,
chúng ta, cũng đã tự mình bỏ
nhà ra đi
để tìm những chốn phồn hoa phố thị, bước vào “khung cửa hẹp”, hay chạy theo những
phù phiếm bên ngoài, mà
bỏ quên căn cội mạch nguồn, kho tàng vô
giá sẵn có trong mình.
Tuy nhiên, bên
cạnh đó, trong vườn tâm của mỗi
chúng ta, như đức Phật đã dạy, ai cũng
có hạt giống giác ngộ và thương
yêu, ai
cũng
có thể trở nên một
vị Phật, một vị toàn giác trong
mai sau. (Nhất thiết chúng sanh giai
hữu Phật tánh).
Thiền, thường
được thực
hành trong cuộc sống, giúp cho con
người
sống và thấy được những nét mầu nhiệm của thực tại, chứ không phải là để đi tìm kiếm
một Thượng
đế mà chúng ta chẳng
bao giờ nhìn rõ mặt,
hay một giá trị đang còn ẩn náu
bên chân trời xa vời
sau những lớp mây đen
và những đám sương mù. Hầu như,
đa phần chúng ta chẳng
bao giờ sống vừa đủ với những gì mà mình đã
nhìn thấy trước mắt, với những gì đã được
nắm trong lòng bàn tay; chúng ta lại thích
sống với cái sẽ là hơn là cái đang là. Đời sống thiền là đời sống giúp mình trở
về với cái đang là đó, giúp mình tiếp
xúc với cái tinh anh
của hoa sen. Hoa sen biểu thị cho đức
Phật, bởi vì hoa sen
có một tính cách sinh
từ bùn, lớn lên từ
bùn nhưng không nhiễm mùi bùn. Đức Phật
cũng thế, sanh ra trong
đời, lớn lên trong đời
mà không nhiễm mùi đời. Như vậy,
hoa sen
là
Phật và Phật cũng là hoa sen;
hoa sen
tượng
trưng cho bản tâm thanh
tịnh trong mỗi chúng sinh. Bản tánh giác ngộ ấy đang ẩn tàng dưới đáy bùn,
tuy chưa đủ điều kiện vươn lên để trở thành một đóa hoa tuệ giác, song nó vẫn
không mất đi, đến một lúc nào đó, khi nhân duyên hội đủ, thì nó sẽ đâm chồi nẩy
lộc, mang đến hương thơm cho đời, như Văn học Dân gian Việt
Nam thường nói:
Trong đầm
gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen
nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn.
Biết được điều đó rồi, thì hành giả sẽ bước những bước chân vững chãi, trầm
tĩnh và an nhiên giữa muôn ngàn cơn dông tố bão bùng, để đem giáo lý trí tuệ và
từ bi đến chân trời, góc bể mà chẳng nệ hà, gian khổ, và nắng mưa... Xem mọi khó
khăn trong cõi phù vân này như là: một bài học tự nhắc nhở chính mình, cuộc thử
lửa của tâm hồn, một cuộc lịch nghiệm sóng gió giữa biển đời chao đảo để làm nên
sức bật của một mùa xuân hào hùng. Rằng trong đời thường, không có giác ngộ nào
không qua hiểm nguy, không có sự giải thoát nào không qua cay đắng. Và, sống với
nhau, bên nhau trọn đời trong cuộc sống thường ngày sao tránh khỏi những lúc xô
xát, bất hòa. Chính những khổ
đau, những giọt nước mắt giữa đường trường mới hướng dẫn mọi người quay về với
Đạo, giúp người ta thấy được giá trị chân thực và bức thiết của Đạo. Có một nhà
văn, người Nga đã viết: “Hãy khao khát Chân Thiện Mỹ như đứa con thơ khao
khát sữa mẹ. Hãy tìm kiếm Chân Thiện Mỹ như kẻ lạc đường tìm vì sao Bắc Đẩu. Hãy
hướng về Chân Thiện Mỹ như hoa hướng dương vươn mình theo ánh mặt trời.”
Nếu biết thực tập thiền quán, thì hành giả sẽ tiếp xúc được với mạch nguồn
sinh động của sự sống, còn không, thì cũng dễ sinh đơn điệu,
nhàm chán, khi mà nhịp sống đô thị hiện đại đang phát triển, ngoại trừ những
hạng người thích trôi nổi giữa dòng đời định mệnh, trầm luân bên
bờ phi hữu, như thi sĩ Vũ Hoàng Chương từng nói:
Lang thang từ độ luân hồi,
U minh nẻo trước xa xôi
dặm về.
Dù với cách nào đi nữa, đã dấn thân làm kiếp phù vân, thì mình cũng phải tự
hướng đến cuộc đời bằng những hành động và nhận thức của mình đã chọn lựa. Đức
Phật, Ngài đã hiện hữu như một con người, dùng nhiều phương tiện: con đường của
Thanh văn, Duyên giác, và Bồ-tát (Tam thừa), là dựa trên trình độ nhận thức,
trong điều kiện không gian và thời gian khác nhau. Con đường của Thanh văn và
Duyên giác, là con đường chính do Ngài đã dùng nhiều phương tiện mà tạo ra; còn
con đường của Bồ-tát, là con đường của những hành giả phát nguyện dấn thân để
hành đạo, thích làm điều gì đó có ý nghĩa cho đạo, nhận thức rõ sự giải thoát
không phải chỉ cho mình, mà cho tất cả mọi người chung quanh; đạo Phật bên
ngoài, là những hình thức tín ngưỡng với nhiều hệ phái, tông môn, nhiều lễ nghi;
và bên trong, là một rừng giáo lý vừa rộng lại vừa sâu, vừa cao lẫn vừa thấp,
thật là đa diện và đa hướng. Rốt ráo chỉ có một con đường chung cho mọi người mà
thôi, đó là con đường của Nhất thừa (Phật thừa) – con đường Khai, Thị, Ngộ, Nhập
tri kiến của chư Phật. Và con đường này được gọi là Hiển tam quy nhất,
nghĩa là mở ra ba, nhưng cuối cùng chỉ trở về một mà thôi, đó là cái Diệu Pháp,
là Nhất thiết chủng trí mà chư Phật đã nói trong kinh Pháp hoa: “Xá-lợi-phất!
Nay ta cũng lại như thế, rõ biết các chúng sanh có những điều ưa muốn, những
điều mê chấp, tôi tùy thuận theo căn cơ mà dùng các món nhân duyên, những lý lẽ,
những thí dụ, dùng nhiều sức phương tiện, vì vị đó mà nói pháp. Xá-lợi-phất! Như
thế vì để chứng đặng một Phật thừa, tức là cái Nhất thiết chủng trí.” (Kinh
Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phương Tiện, quyển 1, Hòa thượng Trí Tịnh (dịch),
Nxb Tôn giáo, 2001, tr. 65-66). Đây là khía cạnh mầu nhiệm của kinh Pháp Hoa mà
tính chất này đã soi sáng, ảnh hưởng sâu đậm đến tâm hồn của người Phật tử Á
Đông theo truyền thống Đại thừa.
Một ngày kia, hành giả sẽ tri nhận rằng, núi sông không còn gồ ghề, biển
không còn sóng động, đất trời hòa nhập vào nhau, không còn thấy khoảng cách giữa
có và không, còn và mất, thì khi ấy tâm của hành giả sẽ
hướng về với diệu pháp, và thiền lộ sẽ mở rộng mênh mông để đón nhận
những bước chân trầm tĩnh và sáng suốt, trở về với bản tâm thanh tịnh của chính
mình.