Như vậy, mỗi
ngày qua là mỗi ngày tôi cầm
chổi quét lá và nhổ
cỏ sân chùa. Tối hôm ấy, Thầy gọi tôi lên Phương
trượng và dạy tôi cách
thỉnh chuông.
Thầy ngồi
đó, thật yên lặng, và trao cho
tôi dùi
chuông
Gia trì, rồi bảo tôi đánh
vào cái
chuông.
Tôi lúng túng và đánh
theo bản năng. Nghe tiếng chuông, Thầy cười và nói: “Đánh
chuông như vậy, thì chuông
cũng sợ và người nghe chuông
cũng
hư lỗ tai”.
Thầy dạy, trước
khi thỉnh chuông con phải đứng thật yên lắng hay ngồi thật yên lắng, tập trung tâm ý lại, theo dõi ba
hơi thở vào và ra
thật sâu, sau đó chắp
tay vái, nắm dùi chuông
lên, với ý thức rõ ràng,
đưa dùi chuông chạm nhẹ vào chuông
để thức chuông, sau đó
đưa dùi đánh nhẹ vào chuông và
chuông sẽ ngân lên tiếng.
Rồi ta phải
tập trung tâm ý để theo dõi
tiếng chuông ngân lên ngắn
hay dài, âm phát ra thanh
hay đục, tiếng
ngân lên tròn hay chưa tròn.
Thầy dạy: thỉnh chuông là cả một
công phu tu tập. Nếu ta
thỉnh chuông với tâm như
thế nào, thì tiếng chuông sẽ phản hồi đúng như tâm ta vậy.
Ta thỉnh chuông với tâm vội
vã, thì
tiếng
chuông cũng vội vã như
tâm ta
vậy;
ta thỉnh chuông với tâm đằm thắm, sâu lắng, thì tiếng chuông ngân lên, cũng
sâu lắng, đằm thắm như tâm ta
vậy. Ta thỉnh chuông với tâm nguyện rộng lớn, thì tiếng chuông ngân lên,
lan xa
và rộng lớn như tâm vậy. Và ta thỉnh chuông với tâm ý thức trọn vẹn, thì tiếng chuông ngân lên
cũng trọn vẹn như tâm ta vậy.
Nên, con hãy thực tập thỉnh chuông mỗi ngày.
Như vậy, mỗi ngày đi qua, là mỗi ngày tôi thực tập thỉnh chuông Gia trì
và Đại hồng chung
sớm tối.
Sau một thời
gian thực tập, Thầy tôi gọi tôi
và dạy: ‘Tiếng chuông Gia trì và
Đại hồng chung điệu
thỉnh, đứng
xa nghe
đã
tròn”.
Nghe lời Thầy dạy, trong lòng vui mừng,
đầy khích lệ, nhưng thật ra chưa
đủ để
tự tin.
Thích
Thái Hòa