quy mô bằng và vượt lễ khai mạc
Hội thảo Hoằng pháp Bình Dương 2011
Minh Thạnh
Sau lễ khai mạc
Hội thảo Hoằng pháp 2010 ngoạn mục với 20.000 người
tham dự tại sân vận
động Kiên Giang, mới đây tăng ni Phật tử
Việt Nam lại chứng kiến một bước đột phá “đại nhảy vọt” với 45.000 người tham dự lễ khai mạc Hội thảo Hoằng pháp 2011 hoành tráng
chưa
từng thấy tại sân vận
động tỉnh Bình Dương.
Nghe những câu chuyện về những cuộc lễ Phật Đản trước đây từ năm 1964, tổ chức tại những quãng trường lớn của Sài Gòn,
số lượt người tham dự, có nguồn
tin nói đến gần cả hàng trăm ngàn, mà những
khung ảnh chụp không thể nào bao
quát hết, chúng ta có
thể nghĩ rằng đó là một sự
kiện đặc biệt, và có thể chỉ
còn là
quá
khứ.
Nhưng không, 20 ngàn tăng ni Phật
tử có mặt tại một Đại lễ Phật giáo ở sân vận động của một tỉnh cuối cùng của dải đất Tổ quốc, một tỉnh biên giới đất rộng người thưa, với khoảng 80% tăng ni Phật
tử tham dự là người
tỉnh nhà, thì quả thật,
đây không phải chỉ là sự kiện,
mà là một
sự phát hiện trở lại tiềm năng tự thân của Phật giáo Việt Nam.
Để chỉ một năm sau, số
lượng tăng ni Phật tử
tham dự một cuộc lễ như vậy tăng lên hơn gấp
đôi, ngồi kín cả các
khán đài của một sân vận động
lớn ở miền
Đông Nam Bộ. Người viết bài này đứng
giữa rừng người, rừng cờ Phật giáo đó, cứ
ngỡ là trong một giấc mơ.
Nhưng đấy chỉ mới là một
đại lễ Phật giáo được một tỉnh đứng ra tổ chức,
số đại biểu từ các tỉnh thành khác về
dự chỉ là sự hiện
diện tượng
trưng. Ấy
vậy
mà số lượng huy động đã đến được
chừng ấy.
Từ đó, suy nghĩ
về việc quy tụ một
số người đông đảo, về dự những đại lễ Phật giáo truyền thống như lễ Phật Đản, thì tiềm năng về số lượng tăng ni tham dự
mà Phật giáo chúng ta
đã phát hiện trong sự khẳng định đó, hoàn toàn có
thể trở thành một hiện thực, một truyền thống và có thể duy
trì hàng
nhiều thập niên sau cho
con cháu, trong bối cảnh hoàn toàn thuận
lợi như hiện nay.
Số đông, trước hết không phải vì giáo
hội, hay vì một ban tổ chức nào đó, mà là
vì lợi ích của tất
cả những người có phúc duyên tham
dự. Hàng vài chục ngàn người, thậm chí có thể đến
hàng trăm ngàn tăng ni Phật
tử đã sẵn sàng cho những ngày hội Phật như thế, để được thụ hưởng pháp lạc.
Như thế, vấn đề còn lại chỉ về phía giáo
hội, về phía chư
tôn đức có nhiệm vụ tổ chức.
Trước các Hội thảo
Hoằng pháp ở Kiên Giang và
Bình Dương, vấn đề hoàn toàn khác.
Sau thành công về
quy tụ số lượng Phật tử ở những lễ hội Phật giáo trên, vấn
đề trách nhiệm đối với những vị lãnh đạo
giáo hội có trách nhiệm
tổ chức Đại lễ Phật Đản trở nên nặng
nề hơn rất nhiều.
Kiên Giang, một tỉnh tận cùng Tổ quốc.
Bình Dương, một tỉnh mới phát triển, với Thủ Dầu Một chỉ là một thị
xã, cũng đã tổ chức được những ngày hội Phật tại sân vận
động quy mô đến thế, hoành tráng đến thế, thì không lẽ những tỉnh thành đông đảo dân cư, như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… hay những địa phương có truyền thống Phật giáo, như Thành phố Huế, Thành phố Quy Nhơn… lại có thể
thua kém Kiên Giang,
Bình
Dương trong việc tổ chức các ngày hội Phật.
Phật đản: Lễ rước Phật tại Huế
Con số
20.000 tăng ni Phật tử quy tụ tại
sân vận động Kiên Giang và 45.000 tăng ni Phật
tử quy tụ tại sân vận động
Bình Dương là một mức
chuẩn mà Phật giáo các tỉnh thành trên toàn
quốc phải lấy đó làm vấn đề
suy nghĩ. Chư tôn đức
Giáo hội tại Kiên Giang, Giáo hội
tại Bình Dương còn tổ chức được như thế, đạo tâm của tăng
ni Phật tử Kiên Giang
và Bình
Dương
còn lên
đến
mức như thế.
Vậy thì, Ban Trị sự Giáo hội
các tỉnh thành khác trên
toàn quốc thì sao, trong
đó có rất nhiều tỉnh thành có dân cư
cũng như số lượng tăng ni Phật
tử đông đảo hơn nhiều so với Kiên Giang hay Bình Dương.
Chi phí cho một
cuộc lễ là một việc
khác và
quy
tụ được
đông đảo số người tham dự lại
là một việc khác.
Quy tụ được số người tham dự lễ
Phật đản ngày càng nhiều,
chi phí thực tế tổ chức sẽ giảm xuống, vì số đông
hơn được
thụ hưởng pháp lạc của cuộc lễ, thì chi phí đầu tư cho cuộc
lễ sẽ càng hiệu quả. Vì cùng
một
mức đầu tư, mà số
người được
phục vụ tăng lên nhiều
lần, tác dụng tinh thần của cuộc lễ được nhân rộng.
Quy
mô
tổ chức lễ Phật Đản là diện mạo Phật giáo của tỉnh, của thành phố. Quy
mô cuộc lễ thể hiện bản lĩnh, năng lực, sự khéo léo
tài tình trong việc tổ chức của Ban Trị sự tỉnh.
Vì vậy, chắc chắn, sau 2 sự kiện Phật giáo thành công ở Kiên Giang và
Bình Dương, việc tổ chức lễ Phật Đản trên phạm vi toàn quốc chắc chắn sẽ không còn ở mức độ như trước.
Đã đến lúc Phật giáo ở khắp các địa phương ý
thức lại thế mạnh tiềm tàng của mình, tâm đạo nhiệt thành của tăng ni Phật tử,
để tổ chức ngày Hội Phật sắp tới vượt hay ít ra là không
thua kém Phật giáo hai tỉnh Kiên Giang và
Bình Dương.
MT