Minh Thạnh
Tuy là nằm trong loạt bài được
gợi ý từ bài viết “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, với nội dung
chính là dành sự quý trọng dành cho một thiểu số Phật tử tinh hoa.
Nhưng đề tài bài viết này chúng
tôi suy nghĩ đã lâu,vì ý kiến như trên cũng là ý kiến của một số nhà nghiên cứu
Phật học, rằng với sự cao siêu, trí tuệ, đạo Phật không thể là đạo của số đông
được,và nếu đạo Phật có trở thành thiểu số đi nữa, thì cũng là lẽ đương nhiên,
cũng như nói “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, “cho nên hậu đại học bao giờ cũng ít hơn
trung học là điều tất yếu trong hệ thống giáo dục!”.
Đức Dalai Lama và
Tiến sĩ Petra Roth, Thị trưởng TP. Frankfurt
Ngày 02/08/2009:
Đức Dalai
Lama thuyết giảng tại sân vận động Commenbank-Arena,
thành
phố Frankfurt - CHLB-Đức: có khoảng 38.000 người đến tham dự
Tôi xin phép thảo luận một cách
hiểu khác quan điểm trên ở ba trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, theo tôi,
là đáng lưu ý hơn cả, đáng lấy làm thận trọng hơn cả, vì đây là một nội dung
chính mà đạo Tin Lành sử dụng để cải đạo tín đồ Phật giáo, không chỉ ở Việt Nam,
mà trên khắp châu Á, miền đất của đạo Phật.
Họ có 6 lập luận chính. Những
lập luận này mâu thuẫn nhau, nhưng luôn được nhắc đến nhau, tùy trường hợp mà
vận dụng.
Thí dụ, tiến hành diễn biến cải
đạo tín đồ Phật giáo đối với người có trình độ học vấn cao, thì họ sẽ nói rằng
hãy từ bỏ đạo Phật đi, vì đạo Phật là một thứ mê tín dị đoan, không thích hợp
với thời đại văn minh.
Đó là cách nói mà những người
phụ trách cải đạo nói với tôi, khi họ tìm cách tiếp xúc với tôi trong công viên,
khi nhận từ tôi lời tự giới thiệu (nói đùa), là đạo diễn truyền hình, học ở Liên
Xô về.
Còn với Phật tử mà họ biết là có
trình độ học vấn thấp, là người lao động chân tay, thì họ cải đạo bằng cách nói
đạo Phật trí tuệ cao siêu lắm, sách vở “tràng giang đại hải”, rất khó hiểu, là
một hệ thống triết học phức tạp chứ không là một tôn giáo, không thích hợp cho
số đông, trong khi đạo của họ dễ hiểu, đơn giản, chỉ cần tin theo là được lên
thiên đàng, chẳng cần tu học nhức đầu.
Cũng tại công viên Tao Đàn, một
người cải đạo khác đã nói với tôi như thế, khi tôi trả lời (cũng đùa) câu hỏi về
nghề nghiệp: bán hủ tiếu mì gõ!
Nhưng không thể chỉ dẫn những
câu chuyện cá nhân như vậy để “thuyết minh” với bạn đọc. Các đạo muốn cải đạo
Phật giáo thường không trình bày rõ trên giấy trắng mực đen những lập luận kỳ
quái và mâu thuẫn nhau như vậy.
Nhưng, để nói có sách, mách có
chứng, mời bạn đọc có thể vào địa chỉ
http://www.oocities.com/.../tedesco1.html, tìm đọc bài nghiên cứu của tác
giả Frank. M. Tedesco có nhan đề “Questions
for Buddhist and Christian cooperation in Korea”. Trong phần 4, phần chính
của tài liệu này, tác giả có dẫn lại 6 lập luận chính của Tin Lành dùng để cải
đạo tín đồ Phật giáo Hàn Quốc.
“1) Buddhism is superstition
2) Buddhism is idol worship
3) Jesus is Got, but
Shakyamuni’s is (was) a human being
4) Buddhism is too difficult to
understand. It is a philosophy, not a religion. Believe in Jesus is easy to
understand and to do
5) Buddhism is baseless. It has
no substance at its roof. It is responsible for the wrong doing of its monks and
nuns.
6) Buddhism is an evil religion
that must be eradicated from the face of the earth”
Lấy cơ sở bản dịch máy của
Google khá dễ hiểu và chính xác, có thể diễn giải lại như sau:
1) Phật giáo là mê tín dị đoan
2) Phật giáo là tôn thờ ngẫu
tượng
3) Chúa Giêsu là Thiên Chúa mà
Thích Ca Mâu Ni đã là một con người.
4) Phật giáo là quá khó hiểu. Nó
là một triết học, không phải là một tôn giáo. Niềm tin vào Chúa Giesu là dễ hiểu
và dễ làm.
5) Phật giáo là vô căn cứ. Nó
không có chất ở gốc. Nó chịu trách nhiệm cho việc làm sai trái của các tăng ni
của mình.
6) Phật giáo là một tôn giáo xấu
xa, nó phải được loại trừ khỏi mặt đất”
Còn một cơ sở lý luận nữa,
thường không viết rõ trong các văn bản, nhưng được triển khai rộng rãi trong
thực tế. Đó là Phật giáo là cộng sản, theo kiểu mục sư Tin Lành xông vào Tổ đình
Tào Khê ở Hàn Quốc hò hét “ai không theo Giesu là đảng cộng sản”, nói Phật giáo
là cộng sản.
Chúng ta tập trung khảo sát vào
điểm thứ 4 trong số những điểm kể trên: “Phật giáo là quá khó hiểu. Nó là một
triết học, không phải là một tôn giáo. Niềm tin vào chúa Giesu là dễ hiểu và dễ
làm”.
Căn cứ vào lập luận này, những
người xúc tiến việc cải đạo tín đồ Phật giáo tin tưởng rằng Phật giáo không thể
thích hợp cho số đông, vì số đông phần lớn là người ít học (trình độ chỉ ở mức
tiểu học, trung học cơ sở), chỉ có thể thích hợp với một thiểu số có học (đại
học, hậu đại học chẳng hạn). Họ áp dụng triệt để lập luận này trong thực tế,
tranh thủ cải đạo số đông những Phật tử có trình độ Phật học thấp và thực tế đã
đạt được kết quả đáng kể.
Nay nếu chúng ta lập luận bỏ mặc
số tín đồ không am hiểu nhiều về Phật pháp, cho rằng không cần thiết, không quan
trọng, không đáng kể trong đạo Phật, là “hạt lép”, bỏ mặc cho họ cải đạo, thì vô
tình, giữa những người trong chúng ta có những suy nghĩ như vậy đã tiếp sức cho
các thế lực cải đạo, chuyển giao một bộ phận tín đồ cho họ.
Trường hợp thứ hai cũng là cố
gắng thể hiện một đạo Phật cao siêu, trí tuệ, và cũng thật
khó hiểu. Trong khi đó, những nội dung căn bản, dễ hiểu nhất của Phật giáo như
từ bi, yêu thương chúng sinh bất kể là người hay động vật bảo vệ sự song thành
của người khác. Đó là trường hợp chúng ta thường thấy trên Supreme Master TV.
Đài này giới thiệu đủ loại tôn
giáo, nhưng đối với đạo Phật thì thường giới thiệu lời văn Kinh Pháp Hoa, phân
thành nhiều kỳ, minh họa ảnh tĩnh, tất nhiên khó hiểu.
Còn những giáo pháp căn bản của
đạo Phật, như yêu thương chúng sanh, tu nghiệp thanh tịnh, làm các việc lành…
thì Thanh Hải Vô thượng sư diễn thuyết rất sinh động, nhưng không dẫn xuất xứ,
mà được thể hiện như giáo pháp của bà ta nghĩ ra, trước hiểm họa hiện nay đe dọa
Trái đất.
Đối tượng mà Thanh Hải tranh thủ,
tập trung là đối tượng số đông, người có học vấn không cao, phù hợp với đối
tượng, mà nhiều ý kiến từ Phật giáo cho là không cần thiết.
Trường hợp thứ ba, chúng tôi
muốn nói đến thời kỳ mà Phật giáo Việt
Nam
có nhiều trí thức cư sĩ am hiểu Phật học nửa đầu thế kỷ XX. Có thể kể đến các
ông Trần Trọng Kim, Trần Văn Giáp, Ngô Tất Tố, Thiều Chửu, Đoàn Trung Còn… Họ đã
biên soạn nhiều công trình nghiên cứu Phật học rất giá trị, tầm cỡ, nhưng thời
kỳ này cũng là thời kỳ suy vi của Phật giáo Việt Nam, một số tôn giáo nội sinh
tại Việt Nam xuất hiện với những giáo lý căn bản xuất phát từ giáo lý sơ đẳng
của đạo Phật, và cũng là thời kỳ chư tôn đức bắt đầu ý thức được sự suy vi của
Phật giáo Việt Nam, bắt đầu công cuộc chấn hưng Phật giáo, để tìm lại số đông
tín đồ nắm được giáo lý phổ thông, căn bản sơ cấp (không phải là hậu đại học).
Điểm lại 3 trường hợp trên,
chúng tôi không có mong muốn gì khác hơn, là kính đề nghị quý tăng ni quý đạo
hữu có quan điểm đạo Phật là đạo trí tuệ, đạo cao siêu, chỉ thích hợp cho một
tầng lớp tinh hoa thiểu số, và không cần đến số đông có trình độ thấp kém, bỏ
mặc cho họ cải đạo xét lại cách nghĩ như vừa nói.
MT