Nghệ thuật PHẬT GIÁO Đông Nam Á

nghe thuat

Robert L. Brown

University of California, Los Angeles

Los Angeles County Museum of Art 

 

Bồ Tát Di-lặc, Ma-thâu-la, thế kỉ 2.

Nền nghệ  thuật Phật giáo sớm nhất ở Đông Nam Á được xác định vào khoảng thế kỷ thứ 6 stl. Những tác phẩm điêu khắc này chủ yếu là các tượng Phật, thể hiện theo phong cách và biểu tượng hình họa rất gần gũi với tượng Phật Ấn Độ. Mối liên hệ giữa Đông Nam Á và Ấn Độ đã diễn ra sớm hơn, vào đầu kỷ nguyên Tây lịch như được công nhận từ các nguồn tư liệu tiếng Hán và các hiện vật đã tìm kiếm được, như tiền đồng và thuật chạm ngọc (glyptics) Ấn Độ. Động cơ của mối quan hệ này là buôn bán, chủ yếu là giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Đối với Đông Nam Á, ban đầu chưa phải là điểm đến mà chỉ là điểm nghỉ chân trong chuyến đi. Hai tôn giáo ở Đông Nam Á–đạo Phật và Ấn Độ giáo, trong tiến trình này, không có ý nghĩa cải đạo, truyền giáo (proselytization) hoặc là thực dân (colonization) mà từ sự hội tụ pha tạp giữa các thương gia cùng các thủy thủ bản xứ và Ấn Độ. Trong khi điều này có thể giúp để giải thích sự xuất hiện về sau của nghệ thuật Phật giáo ở vùng Đông Nam Á, nhưng nó không giải thích được toàn bộ Phật giáo và nền nghệ thuật như thế nào từ thế kỷ thứ 6 trở đi khi nó vốn đã được thừa nhận và quen thuộc trong địa phương.

Các thể  chế chính trị quốc gia (nation-states) ở vùng Đông Nam Á là một mô thức nghèo nàn về cơ cấu địa lý của nền nghệ thuật Phật giáo. Những dân tộc tạo nên hình thái nghệ thuật Phật giáo sớm nhất là Pyu, Mon, Khmer, và Cham ở chính quốc. Những phạm trù này này không rõ ràng, và về mặt ngôn ngữ thì đặt nền tảng trên những văn bia (inscription) bằng ngôn ngữ bản địa. Đảo Indonesia và Bbán đảo Malay cũng hình thành một nhóm mang tính ngôn ngữ riêng.   

Lục  địa: Pyu, Mon, Khmer, và Cham

Dân tộc  Pyu sinh sống ở miền Trung và miền Bắc Miến Điện (Burma), với dân tộc Śrī Ksetra (ngày nay là Prome) cung hiến nhiều công trình thủ công nhất. Trong số này gồm có ba ngôi tháp (stūpa) bằng gạch hình ống trụ (tháp Bawbawgui cao 150 feets khoảng 46 mét) và vài ngôi chùa nhỏ bằng gạch, trong thờ tượng Phật. Thêm vào đó, nhiều tượng Phật bằng kim loại và bằng đá, cùng hằng hàng ngàn bàn thờ dâng lễ bằng đất sét. Sự phát hiện ra 20 tấm lá bằng vàng (mỗi tấm chừng 6 ½ x 1 ¼ inches 16,5 cm x 3,2 cm), được kết lại với nhau thành một thủ bản, gồm những chương trong A-tỳ-đạt-ma (Abhidharma)1[1] và Luật tạng (Vinayapitaka) được khắc bằng tiếng Pāli, chỉ cho thấy có mối quan hệ với truyền thống Thượng tọa bộ (Theravāda). Thực vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là thủ bản Pāli sớm nhất hiện đang còn. Căn cứ vào khoa nghiên cứu hoa văn khắc trên đá, họ xác định được niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 5 stl.

Dân tộc Mon sinh sống ở miền Trung và miền Nam Miến  Điện (Burma) và ở Thái Lan. Họ cũng như  dân tộc Pyu, phần lớn là Phật tử, họ còn khắc trên đá những bài thơ tiếng Pāli vốn rất gần gũi với kinh luận. Sự hiện hữu của một số hình tượng Bồ-tát và hình khắc nổi từ truyện Bản sanh (Jātaka) cho thấy rằng dân tộc Mon cũng hiểu biết khá biết thông thạo các truyền thống Phật học có nguồn gốc ngôn ngữ Sanskrit. Dân tộc Mon ở Thái Lan (có ‘vương quốc’ thường được xem là Dvāravatī), đã có một truyền thống kiến trúc rực rỡ và để lại một số lớn các tượng Phật bằng đá, bằng đồng, và đất nung. Thêm vào đó, họ làm ra vài biểu tượng độc đáo, gồm biểu tượng Chuyển pháp luân2[2] bằng đá được gắn trên những thân cột, cũng như mô tả hình ảnh Đức Phật cưỡi trên loài sinh vật có cánh, vốn vẫn chưa giải thích được. Hàng tá khu vực di tích của dân tộc Mon, như Nakhon Pathom và Ku Bua, đã được nhận dạng, nhưng không còn một công trình kiến trúc nào tồn tại. Từ những chứng cứ về khảo cổ học, chúng ta biết đó là kiến trúc bằng gạch, và kiến trúc ấy gồm tháp Chula Phatom Chedi ở Nakhon Pathom [Vùng Đông Nam Á gọi tháp (stūpa) là chedi (chi-đề)], tháp ấy được trang trí bằng vữa stucco và hình đắp nổi bằng đất (terra-cotta), lấy nội dung trong truyện Bản sanh, xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 8.

Dân tộc Khmer sinh sống ở Kampuchia (Cambodia), cũng như ở  miền bắc Thái Lan và vùng châu thổ (delta) Việt Nam. Không như dân tộc Pyu và Mon, phần lớn họ là người theo Ấn Độ giáo từ thế kỷ thứ 12, dù đạo Phật cũng đã lưu hành ở đó. Người Khmer dựng lập vương triều Angkor nổi tiếng vào năm 802 stl. Họ không chỉ cai trị Cambodia mà còn nhiều quốc gia trong lục địa hầu như đến 500 năm. Thế nên thời kỳ tiền Angkor phát sinh một số những kiến trúc Phật giáo và Ấn Độ giáo nổi tiếng nhất chưa từng có. Các hình tượng Phật giáo chủ yếu gồm tượng Phật và tượng hai vị Bồ-tát Quán Thế Âm và Di-lặc.

Điêu khắc bằng đá, được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 7 và thứ 8, có khuynh hướng cắt thành ba chiều, nên các cánh tay được tạc bằng đá, duỗi thẳng vào không trung. Đặc trưng nghệ thuật điêu khắc ba chiều của Khmer kéo dài hằng hàng thế kỷ, một phần phản ánh cách thờ các tượng này ở giữa chánh điện nhỏ, nơi tượng có thể được nhìn thấy từ nhiều phía. Văn bia và nghệ thuật cho thấy rằng đạo Phật ít quan trọng hơn Ấn Độ giáo từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 12. Quốc vương Khmer, Vua Jayavarman VII (trị vì 1181–1220), đã tạo một sự thay đổi cơ bản sự hộ trì của Hoàng gia từ Ấn Độ giáo sang Phật giáo của Hoàng gia.

Dưới triều  đại Vua Jayavarman VII, đế chế Khmer cai trị lục  địa Đông Nam Á rộng hơn trước nhiều, từ miền duyên hải Việt Nam lên đến biên giới Thái Lan-Miến  Điện. Vua Jayavarman cật lực xây dựng các tượng đài. Ông xây dựng đền Bayon, một ngôi đền được trùng tu ba lần trong thời gian ông trị vì tại kinh đô Angkor Thom. Mỗi vị vua của thời đại Angkor đều kiến lập một ngôi chùa trên núi với hình chóp nhọn nhiều tầng bên trong có thể tôn trí tượng các thần Ấn Độ giáo, thường là thần Śiva3[3] để thiết lập mối quan hệ vương vị với thần. Bayon là ngôi chùa trên núi của vua Jayavarman, và vị thần mà vua thờ ở trung tâm ngôi đền không phải là Śiva, cũng chẳng phải là Viṣṇu,4[4] mà là Đức Phật ngồi kiết già trên mình cuộn của con rắn thần (nāga) bảy đầu. Vua cũng xây dựng hai ngôi chùa để hồi hướng cho cha mẹ mình, một ngôi chùa cho mẹ nhân danh Phật mẫu Bát-nhã ba-la-mật-đa,5[5] và một ngôi chùa cho cha nhân danh Bồ-tát Quán Thế Âm. Thực vậy, ba hình tượng này này (Đức Phật ngồi trên mình rắn thần, Bát-nhã ba-la-mật-đa, và Bồ-tát Quán Thế Âm) được thể hiện thường xuyên trong nghệ thuật như một bộ ba, và là biểu tượng trung tâm của Phật giáo dưới triều Jayavarman.

Chùa Bayon có một vòng cung gồm các điện thờ vây quanh một ngôi tháp trung tâm cao 140 feet khoảng 42 mét, trong đó tôn trí tượng Phật ngồi trên rắn thần. Trên các điện thờ là những tượng của các vị thần bản địa được mang đến kinh đô từ các địa phương trong suốt thời kỳ các đế chế. Các vị thần này được tôn trí phụ thuộc vào tượng Phật của vua Jayavarman. Ngôi chùa có 54 ngôi tháp được đặt trên đỉnh tháp bởi những khuôn mặt khổng lồ. Những khuôn mặt này này, đếm được chừng hai trăm cái, được sắp đặt để được có thể trông thấy chung quanh một trục. Chính thành phố Angkor Thom cũng được bao quanh bởi một bức tường chừng hai dặm hơn 5 kilomet vuông với 5 cổng, mỗi cổng được dặt đặt trên đỉnh gồm bốn khuôn mặt quay về bốn hướng. Mặc dù các học giả đã cố gắng giải thích các khuôn mặt này này, nhưng chưa có một thuyết nào hoàn toàn đứng vững. Một thuyết có thể chấp nhận được, gương mặt ấy là của Bồ-tát Quán Thế Âm, là vị Bồ-tát có khả năng quán sát khắp thế gian với con mắt từ bi (karuā). Tâm lượng từ bi ấy của vua Jayavarman đối với các loài hữu tình được biểu hiện qua các bài văn bia của ông và việc ông xây dựng 102 bệnh viện suốt trên khắp vương quốc của mình. Thêm vào đó, chùa Bayon có một số lượng lớn các điêu khắc nổi trong các phòng trưng bày chung quanh. Những điêu khắc nổi này, tuy vậy, không mô tả các truyện từ kinh Phật mà phần lớn là những cảnh trong các trận chiến của vua Jayavarman chống lại quân Cham, cũng như các thể loại phong cảnh đáng chú ý, như cảnh đá gà và chợ. Những điêu khắc nổi này cũng cho thấy hai vị thần Śiva và Viṣṇu đều được thờ.

Trong số  hàng trăm tượng đài khác mà vua Jayavarman tạo dựng, tượng Neak Pean (rắn cuộn) là đáng chú ý  nhất. Công trình gồm một cái hồ hình vuông, mỗi cạnh 230 feet 70 mét, mặt hướng về các bậc cấp bằng đá, và một đảo nhỏ bằng đá vây quanh một đền thờ ở chính giữa. Hai con rắn được chạm khắc quấn vào nhau ở dưới nền của hòn cù lao nhỏ. Có bốn hồ nhỏ hơn vây quanh và hướng về hồ lớn; những hồ này thông với những con kênh để nước có thể chảy vào hồ chính rồi chảy sang bốn hồ nhỏ. Nước chảy qua cái đầu bằng đá của con người (phía đông), đầu cọp (nam), đầu ngựa (tây), đầu voi (bắc). Chủ nghĩa tượng trưng này này rõ ràng cho thấy cái hồ được xem như một bản sao của hồ A-nậu-đạt (Anavatapta) trên núi Hy-mã-lạp-sơn (Himalaya), từ đó bốn con sông thiêng Ấn Độ chảy ra. Điện thờ trung tâm có ba cánh cửa ảo khắc hình Bồ-tát Quán Thế Âm, nhân vật mà đền thờ này này tôn kính. Một tượng ngựa đá ba mặt được gắn với hình người đặt trên nước, đây là hóa thân Bồ-tát Quán Thế Âm trong hình tướng con ngựa Balaha, người đã nỗ lực cứu thoát các thuỷ thủ bị đắm thuyền. Chúng ta biết qua các du khách Trung Hoa từ thế kỷ thứ 13 rằng, nước từ tượng Neak Pean được tin là có thể rửa sạch mọi tội lỗi.

Đền Khmer Bayon Temple ở Angkor Thom, Cambodia vào thế kỷ thứ 12, có 52 (gốc là 54) ‘tháp hình khuôn mặt’. Mỗi tháp có bốn tượng, như biểu tượng cho tâm từ bi rộng khắp của Bồ-tát Quán Thế Âm, khi ngài đang quán sát khắp thế gian.

Các khu di tích của dân tộc Cham là ở miền trung và  nam Việt Nam (Vương quốc xưa tên là Champa). Văn bia khắc trên đá có mối liên hệ với Ấn Độ sớm nhất, bằng tiếng Sanskrit, ở Đông Nam Á là từ làng Võ Cảnh6[6] ở miền Nam Việt Nam, xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 3 stl.

Những tượng Phật có đường nét mang sác sắc thái Ấn  Độ sớm nhất hiện đang còn xuất hiện sau trễ hơn nhiều, từ thế kỷ thứ 7, và hoàn toàn thuộc về Ấn Độ giáo. Một ngôi chùa Phật giáo, tuy vậy, được kiến trúc ở Đồng Dương,7[7] trung phần miền Trung Việt Nam vào thế kỷ thứ 9 và 10, thuộc Phật giáo Đại thừa với những yếu tố Mật giáo (tantric), nhìn bên ngoài như một ngôi trường làng. Các tác phẩm điêu khác khắc đá gồm hình tượng các nhân vật thể hiện những điệu bộ, y phục, và đồ trang sức độc đáo. Bồ-tát Quán Thế Âm và Nữ thần Tara đều là trọng tâm, và vào năm 1978, một pho tượng nữ thần Tara bằng kim loại được phát hiện, cao chừng 50 inches 127 cm, cho thấy rằng các tượng lớn bằng kim loại cũng được thực hiện cùng lúc đó. Phong cách điêu khắc Đồng Dương được đánh giá cao trong truyền thống nghệ thuật Đông Nam Á, với những đặc điểm như lông mày dài và mảnh, và dùng biểu tượng như sâu kèn để trang trí tóc và hào quang.   

Indonesia và Bán đảo Mã  Lai

Nghệ  thuật Phật giáo càng trở nên đa dạng hơn khi truyền bá đến Indonesia và bán đảo Mã-lai. Cũng như ở trong lục địa, cả Ấn Độ giáo và Phật giáo đều được đồng thời truyền từ Ấn Độ sang như là kết quả của việc giao thương. Hai vương quốc có liên quan đến Ấn Độ sớm nhất trong vùng Đông Nam Á được thành lập vào thế kỷ thứ 5 trên đảo, một ở Borneo và một ở Java. Các bia được khắc bởi lệnh của ‘Vua’ do sự chú ý đến nghi lễ của Bà-la-môn và biểu thị sự tuyên bố rằng Ấn Độ giáo đối với các thủ lãnh địa phương ở Đông Nam Á như là một phương tiện gia tăng quyền lực của họ thông qua việc vận dụng sự chia sẻ vốn từ vựng trong tín ngưỡng Ấn Độ.

Hai vương quốc này này hầu như đã biến mất, với sự  xuất hiện trở lại của các tín ngưỡng Ấn Độ  ở Trung Java vào thế kỷ thứ 8. Trong suốt thời kỳ hơn 200 năm (730–950), hàng trăm tượng đài bằng đá và gạch được xây dựng và  hàng ngàn tượng được làm bằng đá và kim loại. Chính trong thời kỳ Trung Java này này mà tượng đài Phật giáo Borobudur được xây dựng (800–830).

Một vài tượng đài Phật giáo đã được nghiên cứu sâu rộng như Borobudur. Đó là một kiến trúc vĩ  đại, chừng 370 feet và 113 feet 35 mét chiều cao. Xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ, gồm hàng triệu tảng đá khối cắt từ nham thạch, nổi lên như một kim tự tháp với bốn khối vuông và ba tầng hình tròn. Có 1300 tấm panel đắp nổi minh họa một loạt các truyện tích Ấn Độ, gồm truyện Bản sanh (jJātaka) và truyện cuộc đời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni rút trong Kinh Phổ Diệu 8[8] (Lalitavistara). Trong các hốc tường và trong các tháp là 504 pho tượng Phật lớn như người thật, mỗi tượng đều cắt theo hình tròn. Thêm vào đó, khoảng 1.472 ngôi tháp nhỏ, 72 ngôi tháp lớn theo dạng khoét thủng, và riêng một tháp lớn đóng kín, đặt nằm trên đỉnh để trang trí cho toàn bộ cấu trúc.9[9]

Là một tượng đài của Phật giáo Đại thừa, có lẽ  với những khía cạnh thuộc Tan-tra thừa (Mật giáo–tantric), Borobudur đã bất chấp mọi kiến giải đơn giản về ý nghĩa và cách dùng của nó. Như với Phật giáo Đồng Dương và nghệ thuật của nó đã trình bày ở trên, hoặc các tượng Phật cưỡi trên loài chim của vua Dvāravatī, nghệ thuật Phật giáo Đông Nam Á ở Borobudur đã phát triển thành một dạng Phật giáo mang bản sắc địa phương và độc đáo. Không như Phật giáo ở vùng Đông Á, Phật giáo Đông Nam Á không qua thời kỳ phiên dịch các kinh điển cổ Ấn Độ sang ngôn ngữ bản địa, và như chúng ta được biết, họ cũng không tạo ra những kinh điển mới cho riêng mình. Họ dùng kinh điển Ấn Độ từ bản gốc tiếng Sanskrit hay Pāli. Kết quả là chúng ta có kinh điển Ấn Độ nhưng nghệ thuật lại là Đông Nam Á, nghệ thuật có liên quan Ấn Độ nhưng phù hợp với bản địa trong kiểu thức và sự mô tả qua hình tượng (iconography). Tóm lại, chúng ta thường chẳng có cách nào để biết mức độ mà tầm kiến giải của bản địa có được ẩn dấu giấu sau lớp áo Ấn Độ.

Còn có  những tượng đài Phật giáo quan trọng khác ở  Trung Java. Đó là Candi Sewu, có lẽ được xác  định niên đại vào khoảng cuối thế kỷ  thứ 8, nơi tôn thờ Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. Nó có một nội điện trung tâm với gắn liền với bốn điện thờ phụ có định hướng, và được bao quanh bởi 250 điện thờ nhỏ hơn. Kết cấu Mạn-đà-la này này cũng được thấy ở Borobudur, với sự cấu trúc các tượng Phật thành một hệ thống 7 tượng Phật khác nhau bởi các thủ ấn (mūdra) và hướng tôn trí. Vào thời kỳ Trung Javanese, cả Ấn Độ giáo và Phật giáo đều cùng tồn tại, với phức hợp tượng đài Loro Jonggrang, thờ thần Śiva, Viṣṇu, và Phạm thiên (Brahma), được xây dựng cùng thời với tượng đài Borobudur.

Giữa thời kỳ Trung Java, nhiều tượng Phật và tượng các thần của Ấn Độ giáo được mạ đồng, vàng và bạc. Sự gần gũi về phong cách và  hình tựợng mô tả của những pho tượng bằng kim loại này này có một phần của các pho tượng thời kỳ Pāla (thế kỷ thứ 8-12) mà di tích ở Ấn Độ đã được khảo sát. Quốc vương Pāla là một trong những vị hộ pháp chính của Phật giáo sau cùng ở Ấn Độ, và nhờ ông ta mà Tu viện phức hợp ở miền Đông Ấn Độ như Nālanda10[10] được hưng thịnh. Còn có những chứng cứ lịch sử và văn bia về sự giao hảo thường xuyên giữa các tu viện này này ở Ấn Độ và các tu viện ở Indonesia.

Khoảng vào giữa thế kỷ thứ 10, Trung Java dường như  bị lãng quên, các công trình nghệ thuật bị  đình chỉ. Nguyên nhân là do sự bộc phát núi lửa  ở Merapi.

Triều  đình Trung Java phải dời đô qua miền Đông Java, với loại hình kiến trúc và nghệ thuật rất lạ, vốn đã phát triển ở đó qua vài vương triều khác nhau. Vào khoảng thế kỷ thứ 16, Hồi giáo trở nên có ảnh hưởng lớn suốt cả các đảo Indonesia, ngoại trừ đảo Bali.

Đạo Phật tiệp tiếp tục truyền bá suốt thời kỳ Đông Java (từ thế kỷ thứ 10 - thế kỷ thứ 15), nhưng không quan trọng như bằng đạo thờ thần Thấp-bà (Śaivism). Tín ngưỡng và nghi thức Mật giáo (Tan-tra thừa–Tantric) trở nên trội vượt trong cả Phật giáo lẫn tín ngưỡng Thấp-bà, và cả hai tín ngưỡng đều pha trộn nhiều phương pháp. Pháp điểm đạo11[11] (Kalacakra) được hình thành, và các quốc vương được đồng nhất với thần Thấp-bà hoặc Đức Phật sau khi chết. Hình tượng trong các chùa theo hình thức các vị Hộ thần Phật giáo, như Bát-nhã ba-la-mật-đa, với ý biểu tượng cho vua và hoàng hậu sau khi chết sẽ trở nên được nhiếp dẫn trong các thần. Thực vậy, cách dùng hình tượng các thần như là ‘chân dung’ của cả thần và nhân danh hoàng gia là điều đã diễn ra trong thời của vua Jayavarman VII ở Angkor vào cùng thời điểm, và cũng thấy ở vương quốc Champa. Hoàng gia Khmer, Cham, và Javanese đã dùng hình tượng các thần này theo cách tương tự, về mặt thực tiễn có lẽ từ sự thừa nhận sớm nhất về mối liên hệ với nghệ thuật Ấn Độ.

Có một sao lục về nghệ thuật Phật giáo tìm thấy được ở đảo Sumatra, nhưng chủ yếu là ở các khu vực mà ngày nay gọi là miền nam của bán đảo Thái; nghệ thuật này được tạm gán cho nhãn hiệu Śrīvijaya12[12] về mặt phong cách, được xác định niên đại vào khoảng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 13. Śrīvijaya đi vào lịch sử vào thế kỷ thứ 7 với vài bức văn bia ở đảo Sumatra. Cùng thời gian đó, nhà chiêm bái Trung Hoa Nghĩa Tịnh13[13] (Yijing; 635–713), cho chúng ta biết rằng ông đã trải qua vài năm ở Śrīvijaya, bắt đầu từ năm 671 để học tiếng Sanskrit trên đường sang Ấn Độ, và rồi trải qua hai thời kỳ từ 685 đến 695 (với một thời gian ngắn sang ở Trung Hoa năm 689) để dịch kinh và viết hồi ký. Śrīvijaya tiếp tục hiện hữu hầu như 500 năm, và văn bia trên bán đảo có đề cập chuyện ấy. Vấn đề ấy đã tìm ra được. Nơi mà ngài Nghĩa Tịnh lưu trú có lẽ là Palembang14[14] ở đảo Sumatra, nhưng chỉ đến cuối những năm 1970, mới có tìm thấy được những chứng cứ khảo cổ học mới tìm thấy được. Phần lớn các công trình ở Śrīvijaya được làm bằng tranh và tre, và những người sống trên thuyền không để lại tông tích.

Model of Borobudur Temple, Java

A model of Borobudur, a Hindu-Buddhist temple on the island of Java in Indonesia, reveals in this aerial view the eight stone terraces built in steps, one on top of the other. Constructed in the 9th century and abandoned in the 11th century, Borobudur influenced the design of many other temples.

Phần lớn nghệ thuật Phật giáo có liên quan với Śrīvijaya đã được tìm thấy ở bán đảo Thái Lan từ những khu vực như Chaiya và Nakhon Si Thammarat.

Nghệ  thuật góp phần vào những đặc tính chung như đề tài theo Đại thừa Phật giáo, với hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm rất là phổ biến. Nhưng đúng hơn là nhìn những chất liệu này này, vốn rất  đa dạng trong phong cách, như các tượng của Śrīvijaya, nó sẽ có ích hơn khi sắp đặt và thảo luận về chúng theo vùng vì sự hiện hữu của đế chế trị vì ở Śrīvijaya là một vấn đề của ngày nay.   

Miến  Điện, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Bên cạnh ngôn ngữ Khmer của Cambodia ngày nay, còn có các nhóm ngôn ngữ khác trội vượt trên lục địa Đông Nam Á ngày nay: Miến Điện, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Mỗi một nhóm ngôn ngữ này, và các quốc gia mới mà chúng vừa hình thành chủ yếu đều là Phật giáo. Miến Điện xuất hiện trong lịch sử vào khoảng thế kỷ thứ 11, nhưng dân tộc Mon vẫn tiếp tục một thời gian chia sẻ quyền lực với người Miến Điện. Miến Điện hướng đến Sri Lanka để đón tiếp chư tăng và kinh điển Phật giáo Thượng tọa bộ, và họ đã xây một dựng một thánh tích Phật giáo lớn nhất trên thế giới ở Pagan trên bờ sông Irrawaddy.

Được kích thích bởi nhiệt tâm thực sự trong việc tạo công đức qua sự cúng dường Tăng-già, có đến 2000 tượng đài bằng gạch (chùa và tháp) được xây dựng qua một thời kỳ dài 200 năm. Mặc dù ngày nay, những công trình này đã bị lãng quên, những nhưng còn một số khác, như Tu viện A-nan-đà, vẫn được tiếp tục thờ phụng chu đáo.

Tu viện A-nan-đà  ở Pagan, Myanmar (Burma), màu trắng với những tháp nhọn mạ vàng. Tháp có độ cao đến 172 feet 52 mét.

Ảnh của Robert D. Fiala, Concordia University, Seward, Nebraska. Reproduced by per- mission.

Tu viện A-nan-đà  được vua Kyanzittha xây dựng do vua Kyanzittha vào đầu thế kỷ thứ 12. Như công trình Bayon and và Borobudur, Tu viện A-nan-đà có ấn tượng vì  kích thước và tính đa dạng của nó. Tu viện có  mô hình pha tạp kiến trúc Hy-lạp, với cổng hướng ra bốn phía, mỗi cổng dẫn đến một tượng Phật đứng bằng gỗ. Các pho tượng Phật đứng này này đứng dựa vào một khối đá xây ở trung tâm chừng 175 feet 17 mét vuông. Các tượng Phật, mỗi tượng cao 31 feet 9,5 mét, được đồng nhất với bốn Đức Phật đã thị hiện trên đời, Đức Phật Câu-lâu-tôn Câu-lưu-tôn (俱留孫) ở phương Bắc,15[15] Đức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni ở phương Đông,16[16] Đức Phật Ca-diếp ở phương Nam, 17[17] Đức Phật Cồ-đàm18[18] ở phương Tây. Có hai gian trưng bày phía trong, sát trong hốc tường, nơi được tôn trí những tác phẩm điêu khắc bằng đá, và bên ngoài toà nhà là một dãy dài đá lát bằng men, gồm 912 tấm mô tả những câu chuyện Bản sanh (Jatakas) được sắp xếp theo từng tầng trên mái, với chiều cao đến 172 feet 52 mét.

Miến  Điện, cũng như Thái Lan, ngày nay là một quốc gia Phật giáo, và Phật giáo ở đây được chính thức bảo trợ bởi chính phủ. Ngôi chùa tháp nổi tiếng Shwedagon, ở Ngưỡng Quang (Rangoon) thường đông đúc người đến chiêm bái, vì có các tượng đài Phật giáo khắp nơi, và tượng Phật phần lớn bằng đồng, đều được đúc với khối lượng lớn. Đương thời Thái Lan chia sẻ nhiều truyền thống Phật giáo cùng với Miến Điện, gồm cả Phật giáo Thượng toạ bộ. Không rõ khi nào thì dân tộc Mon ở miền Trung Thái Lan (Dvāravatī) không còn làm tượng nữa, có lẽ là vào khoảng thế kỷ thứ 9, nhưng dân tộc Mon lại có một vương quốc ở miền bắc Thái Lan, vùng Haripunchai cho đến thế kỷ thứ 13. Thời kỳ này tương đương với giai đoạn mà dân tộc Thái xuất hiện trong lịch sử, khi cuộc cách mạng chống lại lãnh chúa Khmer và lập nên vương quốc Sukhothai đầu tiên của người Thái. Cũng như Miến Điện, họ hướng về dân tộc Mon ở miền hạ BurmaSri Lanka để tiếp thu Phật giáo.

Dân tộc Sukhothai ở miền Bắc Thái Lan có nhiều tượng đài Phật giáo, nhưng không có tầm vóc như các tượng ở Pagan hay Angkor, và đến nay phần lớn đã bị tiêu trầm. Nhưng vùng này này phát triển một phong cách tượng Phật mới nổi tiếng do nét uyển chuyển, đường lượn xuôi chảy, vốn còn lưu lại phong cách ưa chuộng của người Thái, vẫn tiếp tục sản xuất hàng ngàn pho tượng Phật theo kiểu này này. Quyền lực chính trị của Sukhothai tàn lụi nhanh chóng, vì vương triều Ayutthaya, một vương quốc Thái khác được hình thành năm 1350, chẳng bao lâu chiếm ưu thế ở phần lớn Thái Lan, và cũng kiểm soát cả phần lớn cả Cambodia. Dân tộc Khmer rời bỏ thủ đô Angkor năm 1431 vì sự tấn công của người Thái. Phật giáo Thượng tọa bộ đến lúc đó đã được lưu truyền từ triều đại Jayavarman VII, đã lan rộng suốt khắp Cambodia và Lào. Ngôi đền Angkor Wat nổi tiếng được xây dựng vào thế kỷ thứ 12, như là ngôi đền trên núi của Suryavarman II để thờ thần Viṣṇu của Ấn Độ giáo, đến thế kỷ thứ 14 được chuyển thành một ngôi chùa Phật giáo.® 

Thích Nhuận Châu  dịch từ Encyclopedia of Buddhism.

Mac Millan Refference. USA. 2003.

Do R.E. Buswell chủ biên.

 

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác