Tuệ Sỹ
Ta
chỉ có thể
biết được
diện mạo
của ta khi
nhìn
vào ảnh
phản chiếu
trong
gương. Đó
là ảnh giả, nhưng nó
phản ảnh
trung thực nhất
chính
diện mạo
của ta.
Những người khác nhìn thấy ta bằng chính khuôn
mặt
thực không phải
trong gương, nhưng không thể
biết rõ ẩn
tàng trong
khuôn diện
đó
là
những gì. Tình yêu, thù hận, đam mê, có thể được biểu
hiện qua
đó, nhưng cũng có thể được che dấu để đánh lừa qua đó. Riêng ta nhìn thấy ta trong
gương, hình ảnh
ấy không lừa dối ta. Kinh nghiệm
được tích lũy
để nhận
biết sự vật, nhìn nó từ cái
không phải là nó. Giả hay thực, chân lý
được
khám phá tùy theo góc độ người
nhìn. Sự
khôn ngoan này thật giản
dị, được kinh nghiệm
ngay từ
tuổi
mới lớn, từ khi bắt đầu
hiểu rằng có những điều ta muốn
nhưng người
khác không
muốn và chỉ có thể
giữ được nó nếu biết
buông bỏ nó như thế nào. Biết
cách cho, sẽ biết
cách nhận. Sự thật đơn
giản ấy
cũng chỉ
điểm cho ta
biết rằng, hãy
biết thoát ly thế gian để hiểu rõ thế
gian,
biết quan sát những gì không phải ta để hiểu rõ ta đang
ở đâu.
Ta
lớn lên và khôn ngoan
hơn, bắt
đầu từ chỗ
học để biết
gọi tên từng sự vật; gọi
theo cách của người
khác chứ không phải theo cách mà ta tùy ý muốn. Học để biết
quy luật di chuyển của sự vật, tác động hỗ
tương của cái này lên cái kia;
thuận theo vật, mượn
sức của vật
để tăng cường sức mạnh
của mình. Sự vật
tồn tại trong không gian ba chiều,
di chuyển
trên một mặt
phẳng; mặt trời không thể soi tỏ
vật bên dưới
chậu úp;
cánh tay người không thể bắt
được con chim đang bay ngang qua trên trời; mắt
người
không thể nhìn thấy bên kia vách đá. Sự khôn ngoan bắt đầu được tích lũy theo
hướng
khác; học để biết
cách bốc sự vật ra khỏi
chướng ngại của không gian
ba
chiều, đưa sự vật
di chuyển bên ngoài giới
hạn của
mặt phẳng. Tuổi thơ lớn
lên và
khôn ngoan hơn bằng những câu chuyện thần tiên, những truyện kể
hoang
đường. Có những người không
bình thường
như
tất cả
những người
khác. Đời sống của
họ được kể lại cũng theo lối
không
bình thường
như các chuyện kể
hằng ngày. Họ là
những
nhân vật
huyền thoại, của những mẩu
chuyện thần tiên.
Xá-lợi-phất ngồi
một mình trong hang động
u tịch, mà thân như gỗ
mục, tâm nguội lạnh như tro tàn. Mục-kiền-liên bấm
ngón chân làm rung chuyển cung điện của các thiên thần. A- na-luật nhìn thấy thế giới ba nghìn rõ như
đang
nhìn thấy
quả
xoài trong tay.
Những chuyện như
thế không thể tìm thấy trong sinh hoạt
thường
nhật của xã hội loài người. Với một số người,
đó là các chuyện kể
hoang
đường về những người không bình thường. Với một số khác, đó
là hình ảnh phản
diện, nhưng vô cùng trung thực và sống thực
cho một chân lý
nào đó vượt ngoài khả
năng tư duy luận lý của
con người.
Sự thật
vẫn được
khám phá tùy theo góc độ người
nhìn.
Khi nhìn và thấy mình trong
gương, ta biết
đó là hai nhưng
chỉ là một. Hai mà
không phải
là hai, từ một
Sự thật tầm thường lại mang tính nghịch lý.
Tính nghịch lý nằm ở
đó, ở trong mối quan hệ thường
nhật
của ta và vật. Điều đó
không ảnh
hưởng gì
đến sinh hoạt thực
tế. Cho đến khi
nghịch cảnh,
thất
bại, điều mà ta gọi
là những vấp ngã trên
đường đời, hoặc những khi biết
mình bị phản bội hay chính mình đang phản
bội, những khi ấy
ta cố nhìn sự
vật từ
một ảnh chiếu
khác của nó, cố
gắng
nhìn nó bằng cái không phải nó; là hai mà không
phải là hai.
Đối
với số đông, sự
biến ngang trái
dù trầm
trọng
đến
đâu, phản tỉnh
cũng chỉ
đến một mức
nào đó
rồi vẫn buông xuôi, như người
bị đắm, mặc
cho nước cuốn,
không còn đủ sức bơi ngược dòng
để vào bến an toàn. Với một số người
khác, trật
tự thế
giới bỗng
đảo
lộn. Nó bỗng chốc trở thành
không phải là nó.
Hai mà không
phải là hai.
Vậy, thế nào là không hai? Khi được hỏi như vậy, Duy-ma- cật im lặng.
Đó là chân lý vô ngôn, được diễn tả
bằng sự im lặng của
Duy-ma-cật trước yêu cầu khẩn thiết
của Bồ-tát Văn-thù. Đó là điều
được nhắc
lại trong bài Tựa cho Duy-ma-cật
sở thuyết kinh của Tăng Triệu: “Thánh
trí vốn
vô tri, mà muôn vàn
phẩm loại đều được soi tỏ. Pháp thân vốn
không
hình tượng, nhưng lại
ứng hiện theo
từng
hình tướng
đặc
thù. Vần
điệu chí cao thì vẫn không lời, mà thư
tịch huyền
vi khắp nơi quảng bá.”
Cho nên, tất
cả những gì Phật thuyết, Phật
chế định,
đều
là phương tiện quyền xảo. Nhưng phương tiện ấy
xuất
phát từ cảnh giới thực
chứng của trí tuệ
siêu việt
của Phật,
chứ không phải chỉ là
những thứ bày đặt
tạm thời. Đó là chỗ
mà các
nhà
cải cách
Đại thừa, muốn vận dụng Phật
pháp thích ứng theo từng thời đại,
nhưng vẫn không xa rời yếu
tính của
Pháp.
Duy-ma-cật,
mà các cuộc
luận đạo
với hàng Thanh văn được thấy chi tiết
trong
phẩm này, nhìn từ góc độ xã hội
học, là
một nhà vận
động Đại thừa. Nghĩa
là nhìn từ mặt
ngoài của
hiện tượng, Duy-ma-cật
triệt
để công
kích từ tập
quán tư
duy
cho đến thực
tiễn hành trì
và sở
chứng của các
Đại Thanh văn. Điều
đó dẫn
đến quan điểm cho rằng, trong một
giai
đoạn lịch sử nhất
định, trong nội
bộ phát triển của đạo Phật đã có những mâu thuẫn
gay gắt giữa
bộ phận bảo thủ,
và thành
phần cải cách.
Nhưng,
ở đây chúng ta
không nhìn từ góc độ đó để có quan điểm
đó.
Với chúng ta, Duy-ma-cật
là hình tượng mâu thuẫn nội
tâm của
từng cá nhân học Phật và tu
Phật. Những mâu thuẫn ấy càng lúc càng gay gắt, nhưng tự
bản thân chúng tự
điều
hòa để dẫn người
tu tập
đến
những cảnh giới thực chứng cao hơn. Để thấy, để biết, cảm nghiệm, những gì mà trước, từ vô lượng kiếp
về trước, chưa
hề thấy, chưa
hề biết. Chân lý không có công thức cố định để theo đó
mà kiểm nghiệm giá trị chứng ngộ. Cho nên,
như
kinh Pháp hoa
diễn tả,
các người
con của
nhà phú hộ khi thoát ra
khỏi
căn nhà lửa, bấy giờ
mới thật
ngạc nhiên
thấy
mình nhận
được những thứ
mà trước đây chưa bao
giờ
có trong
ý nghĩ,
trong tưởng tượng, trong tư
duy. Chân lý, là điều được khám phá, chứ không
phải là điều
được chứng minh theo công thức cho sẵn. Quả thật,
không có công thức nhất
định để chúng ta
phê
phán sở tri và sở hành của Duy-ma-cật được giả thuyết là
vượt
trên sở tri và sở
chứng của
ngài Xá-lợi-phất. Cần phải
nhìn
từ phía nội tâm để thấy Xá-lợi-phất là hình tượng phản diện của Duy-ma-cật. Nếu tự
thấy mỗi chúng ta là một Duy- ma-cật, thì sự xuất
hiện của
Xá-lợi-phất như là nhân tố xung đột nội
tâm, vạch ra giới
hạn khắc
nghiệt
giữa ta và thế
giới quanh ta, với những hệ lụy
và giải thoát, giữa thanh tịnh
và ô nhiễm. Phải vượt qua tất cả những giới hạn xung đột ấy, vượt lên
qua nhiều
lớp của
cánh cửa
bất nhị,
để đi cho đến tận cảnh
giới vô ngôn tịch mịch. Trong cõi tịch mịch ấy, khu
vườn
xoài một
thời tanh hôi trụy lạc bỗng bừng sáng thành cõi Phật
trang nghiêm.
Trong
đó, thân thể thường xuyên bị khống chế
bởi quy luật
vật chất, với
những bệnh tật, yếu đuối, thấp hèn, bỗng trở thành Pháp thân bất
diệt, hiển
hiện từ cõi Phật A-súc thanh tịnh.
Không chỉ ngài Xá-lợi-phất. Duy-ma-cật đối biện
với
tất cả mười
Đại Thanh văn. Tất cả được nhận thức
như là những
nhân tố phản diện, cho
thấy những biến
động nội tâm của những người đang muốn vượt qua
giới hạn hư ảo của thế
gian, để nhìn thấy hình ảnh chân thực
của thế
giới này.
Bây giờ chúng ta hãy theo dấu Duy-ma-cật đi
tìm mười vị Đại Thanh văn ấy.