Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân
Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch:
Đạo Sinh
Chương 8
Phân biệt định
Phần 27
Phần trước đã nói về (kṛto nirdeśaḥ) các
công đức (guṇa) do các trí (jñāna) thành tựu. Phần này sẽ bàn về các công
đức thuộc về một thể tánh khác là định (samādhis, đẳng trì), v.v..
Trước tiên hãy nói về sở y chỉ (āśraya) của các công đức này, tức là các trạng
thái của tâm mà các công đức này sinh khởi từ đó. Các
sở y chỉ này là các loại định.
Trong số này, trước hết hãy nói về các tĩnh lự.
靜慮四各二
於中生已說
定謂善一境
并伴五蘊性
初具伺喜樂
後漸離前.
Mỗi tĩnh lự có hai loại;
Trong đó đã nói về sinh
Định là thiện tâm chuyên một cảnh
Cùng với trợ bạn là ngũ uẩn.
Sơ tĩnh lự có đủ tứ, hỷ, lạc;
Về sau xả ly dần một chi ở trước.]
Luận: Khác với các định Vô sắc (ārūpyas), tĩnh lự là các định thuộc sắc pháp (rūpa),
làm sở y cho tất cả các loại công đức. Có khi chúng mang tính chất chung (sādhāraṇa) có khi lại mang tính chất riêng, có khi
thuộc vô lậu (anāsrana), có khi lại thuộc hữu lậu.
Có bốn tĩnh lự là sơ tĩnh lự, đệ nhị tĩnh lự, đệ tam tĩnh lự và đệ tứ tĩnh lự.
Mỗi tĩnh lự có hai loại định là Định tĩnh lự (samāpattidhyāna), tức là tĩnh lự
nhân (kāraṇadhyāna); và Sinh tĩnh lự (upapattidhyāna), tức là tĩnh lự
quả (kāryadhyāna).
Sinh tĩnh lự đã được giải thích ở chương thứ ba của cuốn luận này (lokanirdeśa):
Ba tĩnh lự đầu tiên đều có ba loại; tĩnh lự thứ tư có tám loại.
Định tĩnh lự, nói chung (abhedena), được định nghĩa như
là sự chuyên chú của thiện tâm đối với một cảnh (śubhānāṃ cittānām āikagryam), bởi vì các tĩnh lự đều lấy đẳng trì (samādhi)
làm tự tánh. Nếu đẳng trì có kèm theo
các pháp trợ bạn (sānuga) thì định tĩnh lự bao hàm cả năm uẩn (skandhas).
(Hỏi) Tại sao gọi là “chuyên tâm một cảnh” hoặc “đẳng trì” (āikagrya; nhất
cảnh tánh)?
(Đáp) Bởi vì các tâm chỉ có độc nhất một cảnh (ekālambanatā cittānām).
(Kinh bộ) Nếu vậy, cái được gọi là “tam-ma-địa” (samādhi) chính là các tâm có
cùng một cảnh độc nhất (cittāny evaikālambanāni); và không thể thừa nhận có thêm
một thực pháp biệt lập, một tâm sở pháp nào đó có tên là tam-ma-địa?
(Tỳ-bà-sa) Cái được gọi là tam-ma-địa là một pháp biệt lập, có khả năng giúp
cho các tâm tập trung, chuyên chú vào một cảnh độc nhất.
Các tâm tập trung này không phải là tam-ma-địa.
(Kinh bộ) Có nhiều vấn đền được đặt ra ở đây (1) các tâm vốn có tính chất
sát-na diệt (kṣaṇika) cho nên mỗi tâm chỉ duyên một cảnh độc
nhất. Như vậy còn cần gì đến đẳng trì (samādhi, tam-ma-địa)?
(2) nếu nói rằng đẳng trì giúp cho tâm thứ hai không bị
phân tán hoặc tách hướng (avikṣepa) khỏi cảnh sở duyên của tâm thứ
nhất thì như vậy đẳng trì sẽ không có tác dụng gì đối với tâm thứ nhất vốn được
xem như tương ưng với đẳng trì này. (3) Tại sao lại lập thêm đẳng trì là một
pháp riêng biệt? Tại sao không nhận rằng rằng sở dĩ các tâm
không chuyên chú vào một cảnh là nhờ có các nhân và các nhân này chính là cái mà
các ông gọi là đẳng trì? (4) Các ông đã định nghĩa đẳng tri như một đại
địa pháp (mahābhūmika); như vậy, lẽ ra tất cả các tâm đều có tính chất “nhất
cảnh chuyển” (ekāgra).
(Tỳ-bà-sa) [trả lời vấn đề thứ tư] không thể như vậy bởi vì đẳng trì có
lực rất yếu liệt.
(Kinh bộ) Các tâm khi duyên cùng một cảnh thì lập thành đẳng trì và đẳng trì
không tồn tại độc lập với các tâm này. Bởi vì kinh nói
rằng bốn tĩnh lự là “sự luyện tập loại tâm tăng thượng” (adhicittaṃ śikṣa; tăng thượng tâm
học), là “yếu tố chủ chốt của việc làm cho tâm thanh tịnh”
(cittapariśuddhipradhāna, tâm thanh tịnh tối thắng).
(Hỏi) Ý nghĩa của tĩnh lự là gì?
(Đáp) Nhờ có tĩnh lự, hành giả mới “định tĩnh” (samādhita; tịch tĩnh) và
có khả năng “thẩm lự” (upanidhyāna). Upanidhyai có nghĩa là “tri nhận
chính xác”; như kinh (Mahāvyutpatti, 81; Dīgha, iii. 241; Aguttara, ii. 21) nói:
“người nào có định mới biết được như thật”. Ngữ căn dhyai được dùng với nghĩa
upanidhyāna.
Vì thế, theo Nhất thiết Hữu bộ, thẩm lự lấy tuệ (prajñāna) làm thể;
[trong khi theo các bộ phái khác thì thẩm lự lấy sự suy nghĩ (cintā) làm thể.]
(Hỏi) Nếu các tĩnh lự (dhyānas) đều có tự tánh là đẳng trì (samāpatti) thì
tất cả các loại đẳng trì, dù thiện, bất thiện hay vô ký đều là tĩnh lự?
(Đáp) Không phải như vậy. Chỉ loại đẳng trì nào
có được những tính chất thù thắng nào đó (prakasrṣayukta)
mới được gọi là tĩnh lự.
Cũng giống như thế gian, chỉ có mặt trời được gọi là “phát quang” chứ không phải
là loài đom đóm (khadyokta).
Tĩnh lự là loại đẳng trì thù thắng nhất, nó có đầy đủ các chi (angasamāyukta),
vận hành nhờ vào chỉ (śamaha) và quán (vipaśyanā) được buộc vào cán cân
(yuganaddhavāhin, có nghĩa là cả chỉ và quán đều ở vào thế ngang bằng nhau), là
loại đẳng trì được kinh gọi là “hiện pháp lạc trụ” (dṛṣṭadharmasukhavihāra) và “lộ trình dễ đi” (sukhapratipad, lạc
thông hành), tức lộ trình mà nhờ đó hành giả có thể biết được nhiều hơn và dễ
dàng hơn. Vì thế loại đẳng trì thù thắng này mới có tên là
tĩnh lự.
(Hỏi) Nếu tĩnh lự là loại đẳng trì bao gồm các chi thì loại đẳng trì nhiễm ô
(kliṣṭa), tức loại đẳng trì tạo
ra “khoái cảm” hoặc tương ưng với khoái lạc (āsvādanasaṃprayukta),
tại sao cũng được gọi là tĩnh lự?
(Đáp) bởi vì loại đẳng trì nhiễm ô này chính là sự thẩm lự (upanidhyāna) bất
chánh.
(Hỏi) Nhưng sự thẩm lự này sẽ sinh ra các kết luận rõ ràng là bất chánh.
[Thật vậy, người ta tu tập tĩnh lự nhiễm ô với một tâm làm mồi cho dục tham
(kāmarāga) và tình trạng này không thể được xem là tĩnh lự].
(Đáp) Không phải như vậy. Chúng ta gọi tình trạng
nhiễm ô này là “tĩnh lự” bởi vì nó tương tợ như (pratirūpa) loại tĩnh lự thật.
Cũng giống như thế gian vẫn dùng từ “bại chủng” (pūtibīja, hạt giống thối) không
phải để chỉ cho một hòn sỏi, v.v., mà là một vật tương tợ như hạt giống, cho dù
hạt giống này không còn khả năng nảy mầm. Kinh cũng có
nói đến các tĩnh lự bất thiện.
(Hỏi) Dựa vào các tính chất gì để lập thành các loại tĩnh lự?
(Đáp) Loại tĩnh lự thứ nhất là sự tập trung vào một cảnh (aikāgrya; nhất
cảnh tánh) có đủ tứ hỷ lạc [có nghĩa là tương ưng với loại tứ (vicāra) có đủ hỷ
và lạc, tương ưng với hỷ (prīti) và tương ưng với lạc (sukha)].
Nói như vậy cũng hàm nghĩa là “có đủ tầm” (vitarka) bởi vì nhất định phải có tầm
đi kèm theo, cũng giống như khói luôn luôn đi kèm theo
lửa. Không thể có trường hợp tứ tương ưng với hỷ và lạc mà lại
không tương ưng với tầm.
Tính chất của loại tĩnh lự thứ hai, thứ ba và thứ tư là đoạn trừ dần mỗi một
trong ba chi này. Khi
xả bỏ tứ thì loại tĩnh lự thứ hai chỉ còn hỷ và lạc; khi xả bỏ hỷ thì loại tĩnh
lự thứ ba chỉ còn lạc; và khi xả bỏ lạc thì loại tĩnh lự thứ tư hoàn toàn không
có cả ba chi.
Chính vì thế mà “sự tập trung vào một cảnh” nói trên được chia thành bốn nhóm,
hoặc bốn tĩnh lự.
(Hỏi) trên đây đã nói về tĩnh lự, vậy “vô sắc” (arūpyas) là gì?
Tụng đáp:
無色亦如是
四蘊離下地
并上三近分
總名除色想
無色謂無色
後色起從心
空無邊等三
名從加行立
非想非非想
昧劣故立名.
[Vô sắc cũng như vậy, có bốn uẩn, sinh từ xả ly hạ địa,
Cùng với ba cận phần ở trên
Đều gọi
chung “trừ sắc tưởng”.
Vô sắc là không có sắc;
Về sau sắc khởi từ tâm.
Ba loại không vô biên, v.v.
Được gọi tên theo gia hành;
Phi tưởng Phi phi tưởng
Vf muội liệt nên có tên như vậy.]
Luận: Vô sắc là các loại đẳng trì và các đời sống ở Vô sắc giới (ārūpyadhātu),
có số lượng và thể tánh giống như các tĩnh lự.
Có bốn Vô sắc và mỗi Vô sắc lại có hai loại là “sinh” và “định”. Loại Sinh vô sắc (eṣāmārūpyāṇāṃ
upapattayaḥ) đã được giải thích ở chương
thứ ba.
Về loại định Vô sắc thì thể của chúng, nói chung, cũng là sự
“chuyên chú của các thiện tâm vào một cảnh độc nhất”.
Chính vì hai sự giống nhau này mà tụng văn nói rằng Vô sắc cũng giống như tĩnh
lự.
Tĩnh lự có năm uẩn làm pháp trợ bạn; nhưng Vô sắc chỉ có bốn uẩn bởi vì tất cả
các loại sắc pháp (dhyānasaṃvara, anāsravasaṃvara) đều
không có ở Vô sắc giới (anuparivarta-karūpābhāvāt).
Tất cả các loại Vô sắc đều là sự “chú tâm vào một cảnh”; nhưng chúng lại được
chia làm bốn loại bởi vì sự chú tâm này xuất phát từ sự tách rời (viveka) với
một địa thấp hơn.
Không vô biên xứ (ākāśānantyāyatana) là loại đẳng trì xuất phát từ sự tách rời
khỏi loại tĩnh lự thứ tư; và tiếp tục như vậy cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ
[hoặc Hữu đảnh (bhavāgra)] là loại xuất phát tách rời khỏi Vô sở hữu xứ (ākiṃcanyāyatana).
(Hỏi) “Tách rời” (viveka, ly) có nghĩa là gì?
(Đáp) Tức là loại đạo (ānantrya, vimuktimārga) mà hành giả đã mang vào đó
để thoát khỏi một địa thấp hơn, bởi vì đạo này đã quay lưng đối với hành giả
(vairāgyagamanāttadvaimukhyagamanāt).
Các Vô sắc căn bổn (maula) cùng với các giai đoạn chuẩn bị (sāmantaka, cận phần)
cho ba loại Vô sắc căn bổn cao hơn còn được gọi là “trừ khử khái niệm về sắc”
(vibhūtarūpasaṃjña; trừ
sắc tưởng).
Cận phần đầu tiên, tức giai đoạn chuẩn bị cho Không vô biên xứ, không có tên gọi
này bởi vì nó có cảnh sở duyên là tĩnh lự thứ tư và ở tĩnh lự này thì khái niệm
về sắc vẫn chưa được vượt qua.
Sở dĩ các Vô sắc mang tên “trừ sắc tưởng” là vì không có sắc pháp ở các loại
định này.
Các bộ phái khác (nikāyāntariyāḥ) nói rằng điều này phải được chứng minh rõ ràng (sādhyam
tāvad etad) bởi vì chúng tôi vẫn cho rằng có sắc (rūpa) ở các loại định Vô sắc.
(Hỏi) Nếu vậy, làm sao có thể gọi các định Vô sắc là Vô sắc?
(Đáp) Sở dĩ gọi tên như vậy là vì sắc pháp đã được giảm thiểu (īṣadrūpā ārupyāḥ) ở các định Vô sắc này; cũng giống như ta
thường gọi một vật có màu đỏ nhạt là “hơi đỏ” (āpingala).
(Hỏi) Nếu vậy, theo các ông Vô sắc giới sẽ có loại sắc
gì?
i. Nếu nói rằng sắc này không phải là thân cũng không phải là ngữ mà chỉ là loại
do các luật nghi thuộc thân và ngữ (kāyavākṣaṃvaramātra = loại sắc tạo thành một phần của pháp xứ) tạo
thành thì làm sao luật nghi có thể tồn tại khi không có thân và ngữ?
Và làm sao một sở tạo sắc (bhautika) như luật nghi lại có thể hiện hữu mà không
có sắc pháp đầu tiên, không có các đại chủng (mahābhūtas)? Nếu cho rằng
luật nghi thuộc thân và ngữ có thể hiện hữu mà không cần đến sự hỗ trợ của sắc
pháp đầu tiên của Vô sắc giới cũng giống như luật nghi vô lậu hiện hữu mà không
cần đến các đại chủng có cùng tánh, tức vô lậu, thì giải thích này không có giá
trị; bởi vì luật nghi vô lậu có sở y chỉ là các đại chủng hữu lậu thuộc về địa
mà thánh giả đã sinh ra ở đó.
Lời chứng minh về sự không hiện hữu của sắc pháp này không chỉ có giá trị đối
với sự sinh ở Vô sắc giới mà còn đối với các loại định Vô sắc, [các loại định mà
trong đó không có luật nghi thuộc sắc].
ii. Nếu cho rằng chúng sinh Vô sắc giới có các sắc căn (rūpīndriya) thì làm sao
có thể nói rằng sắc thuộc Vô sắc giới là vi tế? Có phải
các ông sẽ trả lời rằng vì kích cỡ của các sắc căn này quá nhỏ bé (parimāṇālpatvāt),
chúng sinh ở đó thuộc về loại sắc vi tế (īṣadrūpa) cho nên mới được gọi là “Vô sắc”? Nếu trả lời như vậy
thì các vi sinh vật ở dưới nước lẽ ra cũng phải gọi là “Vô sắc”.
Nếu cho rằng ở Vô sắc giới, các sắc pháp rất trong suốt (accha; cực thanh diệu)
thì chúng sinh ở trung hữu và sắc giới vẫn có sắc pháp rất trong suốt.
Nếu cho rằng sắc pháp ở Vô sắc giới trong suốt hơn và chỉ có loại sắc này với
gọi là “Vô sắc” thì lẽ ra phải dành lại tên gọi “Vô sắc giới” cho một địa cao
hơn Vô sắc giới; bởi vì các thân này sẽ trở nên trong suốt hơn tùy theo từng
loại định ở các địa khác nhau của các thân này (samāpattivad upapattiviśeṣāt).
Hơn nữa sắc thân của chúng sinh ở Sắc giới (hoặc ở tĩnh lự) không thể được tri
nhận bởi loại mắt ở một địa thấp hơn bởi vì sắc thần này quá trong suốt. Như vậy sẽ có gì khác với loại sắc mà các
ông gán ghép cho Vô sắc giới.
Cuối cùng nếu các ông cho rằng hai giới (dhātu) đầu tiên được đặt tên dựa vào
cảnh (anvarthasaṃjñā) của
chúng trong lúc Vô sắc giới lại khác thì đây chỉ là một lời khẳng định vô căn
cứ.
iii. Người ta cho rằng chủ trương sắc pháp hiện hữu ở Vô sắc giới có bốn luận
cứ: (1) Kinh nói rằng thọ (ayus) và noãn kết hợp với nhau (saṃsṛṣṭa); (2) danh (tức bốn uẩn không thuộc sắc pháp) và sắc nương
tựa vào nhau giống như hai bó lau; (3) Danh sắc (nāmarūpa) đều có thức (vijñāna)
làm nhân; (4) thức không đến, không đi một cách độc lập từ sắc, thọ, tưởng và
các hành (saṃskāras).
(Samyutta, ii. 53)
Các đoạn kinh trên chưa có ý nghĩa nhất định bởi vì còn cần phải tìm hiểu chúng
(saṃpradhāryatvāt): (1) Kinh nói
rằng thọ tương ưng với noãn và noãn vốn thuộc về sắc pháp; tuy nhiên, nói như
vậy có phải là nhằm chỉ cho tất cả các loại thọ hay chỉ là loại thọ ở Dục giới?
(2) Kinh nói rằng danh và sắc nương tựa vào nhau; nhưng nói như vậy có phải nhằm
chỉ cho tất cả các giới hay chỉ có Dục giới và Sắc giới? (3) Kinh nói danh sắc
đều lấy thức làm nhân (vijñāna pratyayaṃ nāmarūpam); nhưng khi nói như vậy
có phải kinh muốn dạy rằng tất cả các thức đều là nhân của danh sắc - tức là
loại thức có nhân là các hành thuộc Dục giới hoặc Vô sắc giới, hay là loại thức
có nhân là các hành thuộc Vô sắc giới, [có nghĩa là một thức được tạo ra bởi các
nghiệp dị thục của một hiện hữu thuộc Dục giới, v.v.] (4) Kinh không thừa nhận
thức đến (āgati) hoặc đi (gati) một cách độc lập từ bốn “nơi ở của thức” (vijñānasthiti,
thức trụ), tức tách rời với sắc, thọ, tưởng và hành; tuy nhiên có phải kinh có ý
cho rằng “tách rời khỏi tất cả các xứ (athitis)”?
Có thể người ta sẽ nói rằng kinh đã trình bày một cách tổng quát (aviśeṣavacanāt); và chúng ta không nên
diễn giải thêm (na saṃpradhāryam etat), chúng ta không có
quyền nghĩ rằng kinh nói như vậy là nhằm chỉ cho Dục giới, v.v..
Tuy nhiên phát biểu trên không hợp lý bởi vì nếu cứ bám theo từng từ một của
kinh văn thì sẽ gặp phải những kết luận phi lý như sau: (1) Thọ (āyus) nhất định
sẽ đi kèm theo noãn, cho dù đó là loại noãn ở ngoài thân (ngoại noãn); (2) ngoại
sắc cũng sẽ y chỉ vào danh; (3) ngoại sắc sẽ có thức làm nhân; (4) sẽ có đoạn
thực ở Sắc giới và Vô sắc giới bởi vì kinh chỉ nói một cách chung chung là có
đến bốn loại thức ăn; cũng như đã nói chung chung là có đến bốn thức trụ; vì thế
mà các ông đã kết luận rằng vẫn có sắc trụ ở Vô sắc giới.
(Hỏi) Có phải các ông sẽ nói rằng không phải như vậy bởi vì khi trình bày
chung về bốn loại thức ăn, kinh đã xác định có các trường hợp ngoại lệ,
kinh có nói về một loại chư thiên “đã vượt qua các cõi trời sống nhờ đoàn thực”,
nói về loại chư thiên “sống bằng hỷ”. Nếu nói như vậy cũng
không hợp lý, nhưng chẳng phải kinh cũng nói rằng sắc pháp không hiện hữu ở Vô
sắc giới sao? Kinh nói: (1) “Nhờ các định Vô sắc nên tách rời được các
sắc pháp” (rūpaṇāṃ niḥsaraṇam ārūpyāḥ); (2) “các sự giải thoát
rất tịch tĩnh này, nằm ngoài các sắc pháp, chính là các định Vô sắc…”; (3) “có
những hiện hữu không có sắc, hoàn toàn vượt ra ngoài mọi khái niệm về sắc”
(Madhyama, 24, 12): Như vậy, nếu có sắc pháp ở trong các loại hữu hoặc trong các
loại định thuộc về Vô sắc giới thì chúng sinh ở đó lẽ ra phải có các tưởng về
sắc; và kinh sẽ không thể nói rằng hành giả đắc được các đời sống này và các
định này bằng cách vượt ra ngoài mọi khái niệm về sắc.
Những người không đồng ý với chúng tôi sẽ trả lời rằng có nhiều đoạn kinh khác
nhau đã không nhằm trình bày một cách tổng quát về sắc pháp mà chỉ nhắm đến loại
thô sắc thuộc về một địa thấp hơn. Tuy nhiên, nếu nói như vậy thì (1) lẽ ra phải hiểu giống như
cách trên về đoạn kinh nói về đoạn thực, và như vậy đoạn thực sẽ tồn tại một
cách vi tế ở Sắc giới và Vô sắc giới; (2) lẽ ra phải nói rằng hành giả tách rời
khỏi các sắc pháp là nhờ vào các loại tĩnh lự và các tĩnh lự đều thuộc về Vô sắc
giới bởi vì chúng nằm bên trên các thô sắc của một địa thấp hơn là Dục giới; (3)
lẽ ra phải nói rằng hành giả tách rời được thọ (vedanā), v.v. là nhờ các định Vô
sắc bởi vì các định này nằm bên trên loại cảm thọ của các địa thấp hơn, và phải
gọi các định này là “không có thọ”, v.v. Trong khi kinh lại không giải thích như
vậy; vì thế phải chấp nhận rằng các định Vô sắc vượt lên trên tất cả các sắc
pháp, bất kể đó là loại sắc pháp gì.
(Hỏi) Làm thế nào để có thể gọi các định Vô sắc là sự “thoát ra khỏi” (niḥsaraṇa)
các sắc pháp? Bởi vì Thế tôn không thừa nhận trường hợp
hữu (bhava) lại chính là sự thoát ra khỏi hữu.
(Đáp) Đúng là Thế tôn đã nói như thế bởi vì hành giả không thể ra khỏi một hữu
(hoặc một cách hiện hữu) nào đó bằng chính sự hiện hữu này; mặt khác, dù đang
hiện hữu với một cách thế nào đi nữa thì người ta vẫn không thể thoát ra khỏi
tất cả các loại hiện hữu (asarvaniḥsaraṇa), hoặc một loại hiện hữu riêng biệt nào đó (anatyantaniḥsaraṇa).
Cuối cùng Thế tôn đã nói rằng trong các tĩnh lự có sắc, thọ, tưởng, hành và
thức; trong các định Vô sắc có thọ, tưởng, hành và thức. Nếu thật sự vẫn có sắc trong các định Vô
sắc, tại sao Thế tôn không nói rằng có sắc như ngài đã nói về tĩnh lự?
Qua hai lập luận được trình bày ở trên cho thấy rằng không có sắc pháp ở Vô sắc
giới. Luận sư nào cho rằng vẫn có sự hiện hữu
của sắc pháp ở Vô sắc giới thì đó là một chủ trương sai lạc và phi lý.
(Hỏi) Nếu vậy, khi một chúng sinh đắc được sự hiện hữu ở Vô sắc giới thì
sắc thân tương tục của vị này sẽ bị cắt đứt trong nhiều kiếp; và rốt cuộc khi
chúng sinh này tái sinh vào một giới thấp hơn thì sắc pháp của vị này sẽ từ đâu
mà có?
(Đáp) Lúc đó sắc sẽ từ tâm sinh. Có nghĩa là trước đó đã sinh khởi
một nhân, tức một nghiệp nào đó, v.v., và nhân này đến khi “chín” sẽ trở thành
sắc (sắc dị thục nhân); dấu vết (vāsanā, huân tập) của nhân này vốn nằm ở tâm và
đến giai đoạn này thì công năng của nó đã “chín”; vì thế loại sắc pháp hiện đang
sinh khởi chính là sắc pháp sinh từ tâm.
(Hỏi) Như thế, tâm ở Vô sắc giới làm thế nào có thể tồn tại mà không tương
ưng vào sắc?
(Chất vấn) Tại sao tâm không thể tồn tại nếu không có sắc?
(Trả lời) Bởi vì ở cõi này (Dục giới) chưa bao giờ có trường hợp có tâm mà
không có thân.
(Giải thích) Nếu cứ dựa vào lý lẽ trên thì các ông sẽ phủ nhận khả năng vượt qua
đoạn thực của các chúng sinh ở Sắc giới. Vả lại trước đây chúng tôi đã
giải thích về sở y của tâm ở Vô sắc giới là chúng đồng phần (nikāya) và mạng căn
(jivata).
(Hỏi) Trên đây đã giải thích tên gọi chung của các định
Vô sắc. Có phải các định này có các tên riêng như Không vô
biên xứ, v.v. là vì chúng duyên không (ākāśa), v.v.?
(Đáp) Không phải. Ba Vô sắc ở dưới (Không vô biên xứ, Thức vô biên
xứ, Vô sở hữu xứ) có tên gọi riêng là vì ở giai đoạn gia hành đã có sự suy nghĩ
về không gian, v.v..
Tên gọi của loại Vô sắc thứ tư được lập thành là do tưởng (saṃjñā) ở đó rất yếu ớt. Nhưng dù tưởng không rõ ràng hoặc không
linh hoạt (paṭu), Vô sắc thứ tư này không phải là không có tưởng (Phi phi
tưởng).
Chắc chắn ở giai đoạn gia hành của Vô sắc này người ta đã nghĩ rằng “tưởng là
bệnh hoạn! Tưởng là ung nhọt! Tưởng là
tên bắn!.
Vô tưởng là sự si ám (saṃmoha)! Không phải có tưởng cũng
không phải không có tưởng (naivasaṃjñānāsaṃjñāyatana)
mới là tịch tĩnh, mới là thù thắng!”; tuy nhiên không phải vì giai đoạn gia hành này mà Vô sắc
thứ tư được đặt tên như vậy.
(Hỏi) Tại sao hành giả khi đang ở vào giai đoạn gia hành lại xem Vô sắc
thứ tư là “không phải tưởng cũng không phải vô tưởng”.
(Đáp) Câu trả lời chắc chắn phải là “vì tưởng quá yếu liệt” (mṛdutvāt
saṃjñānām). Đó là lời giải thích về tên gọi của nó.
(Hỏi) Trên đây đã nói về các Vô sắc. Đẳng chí là gì?
Tụng đáp:
此本等至八
前七各有三
謂味淨無漏
後味淨二種
味謂愛相應
淨謂世間善
此即所味著
無漏謂出世.
[Có tám đẳng chí căn bổn;
Bảy loại đầu đều có ba loại
Là vị, tịnh, vô lậu;
Loại cuối cùng có hai loại là vị và tịnh.
Đẳng chí vị là tương ưng với ái;
Đẳng chí chí tịnh là thiện thế gian,
Là cảnh chấp trước của đẳng chí vị.
Đẳng chí vô lậu là xuất thế.]
Luận: Bốn tĩnh lự và bốn Vô sắc là tám định căn bổn (maulasamāpattidravyas, căn
bổn đẳng chí).
Bảy đẳng chí căn bổn đầu tiên có thể có ba loại; đẳng chí thứ tám, vì sự yếu ớt
của tưởng (saṃjñāmādyāt) [và từ đó dẫn đến sự yếu
ớt của quán (vipaśyanā)], cho nên không bao giờ thuộc về vô lậu (anāsrava).
Loại đầu tiên, tức Vị đẳng chí (āsvādanasamāpatti), là loại định tương ưng với
ái. Vì ái chấp trước và thưởng thức cho nên có tên là “thưởng vị”
(āsvādana). Vì thế loại định tương ưng với ái chính là “định thưởng vị” hay
“định khoái lạc”.
Tịnh đẳng chí (śuddha, śuddhaka) là loại định (samādhi, đẳng trì) thiện thuộc
thế gian. Đẳng trì này có tánh thiện khi sinh khởi nhờ tương ưng với
các “bạch pháp” như vô tham (alobha), v.v..
Tịnh đẳng chí là cảnh mà Vị đẳng chí đam trước.
Ngay khi Tịnh đẳng chí diệt thì lập tức sinh khởi Vị đẳng chí, đam trước loại
Tịnh đẳng chí vừa diệt này. Lúc đó mặc dù hành giả đã ra khỏi (vyutthita)
Tịnh đẳng chí mà hành giả đang đam trước (sở vị định) nhưng hành giả vẫn được
định (nhập) bởi vì nhờ có loại Vị đẳng chí mà hành giả phải nương vào đó để đam
trước (năng vị định).
Vô lậu đẳng chí là loại siêu thế gian. Nó không thể là nhân hoặc cảnh của ái vì
thế nó không bị đam trước.
Trong tám đẳng chí, chỉ các tĩnh lự - chứ không phải bốn Vô sắc - mới có các chi
(anga), [bởi vì chỉ (śamatha) và quán (vipaśyanā) đều cân bằng nhau].
(Hỏi) Mỗi tĩnh lự có bao nhiêu chi?
Tụng đáp:
靜慮初五支
尋伺喜樂定
第二有四支
內淨喜樂定
第三具五支
捨念慧樂定
第四有四支
捨念中受定.
[Sơ
tĩnh lự có năm chi:
Tầm, tứ, hỷ, lạc, định.
Đệ nhị có bốn chi:
Nội tĩnh, hỷ, lạc, định.
Đệ tam có năm chi:
Xả, niệm, tuệ, lạc, định.
Đệ tứ có bốn chi:
Xả, niệm, trung thọ, định.]
Luận: Sơ tĩnh lự - khi thuộc tánh thanh tịnh hoặc vô lậu - thì có đủ năm chi là
tầm (vitarka), tứ (vicāra), hỷ (prīti), lạc (sukha) và tâm nhất cảnh tánh (cittaikāgratā
= samādhi, đẳng trì).
Theo truyền thuyết, đẳng trì vừa là tĩnh lự (dhyāna) vừa là một chi của tĩnh lự;
trong khi các chi khác chỉ là chi của tĩnh lự chứ không phải là tĩnh lự.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, tĩnh lự vẫn có năm chi cũng
giống như đoàn quân được chia làm bốn nhánh: Đoàn quân vẫn không tồn tại tách
rời với các nhánh của nó.
Đệ nhị tĩnh lự có bốn chi là hỷ, v.v. - tức hỷ, lạc, tâm nhất cảnh tánh - cộng
thêm nội đẳng tịnh (adhyātmasaṃprasāda).
Đệ tam tĩnh lự có năm chi: (1) xả (upekṣā), nhưng
không phải thọ xả (vedanopekṣa) mà là
hành xả (saṃskāropekṣā), tức là một loại hỷ (prīti) nhắm
thẳng đến bất kỳ một cảnh nào đó (anābhogalakṣaṇa); (2) niệm (smṛti), tức không đánh mất nguyên nhân
hoặc động lực (nimitta) của sự bình đẳng này (upekṣanimittāsaṃpramoṣa); (3)
chánh tuệ (saṃprajñāna), tức là sự hiểu biết có liên quan đến niệm ở trên;
(4) lạc; (5) đẳng trì.
Đệ tứ tĩnh lự có bốn chi: (1) hành xả thanh tịnh (upekṣapariśuddhi),
(2) niệm thanh tịnh (smṛtipariśuddhi), (3) phi khổ phi lạc
thọ (aduḥkhāsukhā vedanā) hoặc xả thọ, (4) đẳng trì.
(Hỏi) Như vậy, nếu xét về danh xưng thì có đến mười tám chi. Nhưng nếu
không phân tích một cách chi ly như thế thì mười tám chi này lập thành bao nhiêu
thực pháp?
Tụng đáp:
此實事十一
初二樂輕安
內淨即信根
喜即是喜受.
[Có mười một thực pháp:
Trong hai tĩnh lự đầu, lạc chỉ là khinh an;
Nội tịnh là tín căn;
Hỷ chính là hỷ thọ.]
Luận: Có mười một thực pháp, bao gồm năm chỉ ở sơ tĩnh lự, cộng thêm (1) nội
tịnh của đệ nhị tĩnh lự; (2-5) xả, niệm, chánh tuệ và lạc của đệ tam tĩnh lự;
(6) phi lạc phi khổ thọ của đệ tứ tĩnh lự. Tất cả tạo thành
mười một pháp riêng biệt.
Như vậy, có các chi của sơ tĩnh lự không phải là chi của đệ nhị tĩnh lự.
Tất cả gồm bốn trường hợp: (1) Chi của sơ tĩnh lự không phải là chi của đệ nhị
tĩnh lự: Đó là tầm và tứ; (2) chi của đệ nhị tĩnh lự không phải là chi của sơ
tĩnh lự: đó là nội tịnh; (3) các chi chung cho các chi tĩnh lự đầu tiên: đó là
hỷ, lạc, tâm nhất cảnh tánh; (4) các chi không thuộc hai tĩnh lự đầu tiên: đó là
các chi còn lại.
Sự tương ưng giữa các chi của hai tĩnh lự còn lại cũng được lập thành
theo
các nguyên tắc trên.
(Hỏi) Tại sao lại nói rằng lạc của đệ tam tĩnh lự tạo thành một chi mới?
Không phải ở hai tĩnh lự đầu tiên vốn đã có lạc sao?
(Đáp) Bởi vì lạc của đệ tam tĩnh lự mới chính là lạc thọ (sukha vedanā); trong
khi ở sơ tĩnh lự và đệ nhị tĩnh lự, cái được gọi là “lạc” chỉ là khinh an (praśrabdhi
= karmaṃyatā): ở
đó chỉ có khinh an (praśrabdhisukha), tức là loại lạc chỉ có ở trong khinh an.
Trong hai tĩnh lự đầu tiên không thể có lạc căn (sukhendriyāyogāt = asaṃbhavāt). - Tại sao? - Bởi vì (1)
lạc ở các tĩnh lự này không thể là loại lạc thuộc về thân (thân thọ lạc): Đối
với một người đang nhập định thì không có năm thân thức; (2) lạc ở các tĩnh lự
này không thể là lạc thuộc về tâm (caitasika; tâm lạc thọ) bởi vì các tĩnh lự
này đã có hỷ. Hỷ này chính là hỷ thọ (saumanasya); và cả hỷ và
lạc đều cùng hiện hành là điều không thể chấp nhận được.
Nhưng người ta cũng không thể cho rằng chúng vận hành tiếp nối nhau bởi vì sơ
tĩnh lự có đến năm chi trong khi đệ nhị tĩnh lự chỉ có bốn.
Luận thuyết của Tỷ dụ sư (Dārṣṭāntika):
i.
Ở ba tĩnh lự đầu tiên, không có lạc căn thuộc tâm (tâm thọ lạc căn) mà chỉ có
lạc căn thuộc thân, tạo thành lạc chi của các tĩnh lự này [và cùng hiện hành một
lần với định].
(Hỏi) Nếu chủ trương như vậy, các ông phải giải thích tại sao kinh có nói: “Lạc
căn (sukhendriya) là gì? - Loại lạc thuộc về thân (kāyika) và tâm (caitasika)
sinh khởi nhờ vào lạc xúc chính là lạc căn”.
(Tỷ dụ sư) trích dẫn trên không chính xác vì đã thêm vào chữ “tâm”.
Trong tất cả các bộ phái chỉ đọc thấy chữ “thân”. Hơn nữa, khi đề cập đến
một chi của đệ tam tĩnh lự là lạc, kinh đã nói thật rõ ràng rằng ở tĩnh lự này
hành giả “cảm nhận được lạc quan chính thân của mình” (sukhaṃ....kāyena saṃpravedayate;
thân sở thọ lạc). Nếu cho rằng chữ “thân” (kāyena) có nghĩa là ý thân (manaḥkāyena = manaḥsamudāyena)
và vì thế phải dịch là “hành giả cảm nhận được lạc qua chính tập hợp là ý này”,
thì tại sao kinh còn dùng đến chữ “thân” để diễn tả ý nghĩa trên.
ii.
Giải thích của Tỳ-bà-sa cho rằng lạc chi của hai tĩnh lự đầu tiên chính là khinh
an (praśrabdhi - karmaṇyatā) là một giải thích không thể đứng vững; bởi vì khinh an
của đệ tứ tĩnh lự chắc chắn phải lớn hơn khinh an của hai tĩnh lự đầu tiên,
nhưng kinh đã không nói rằng đệ tứ tĩnh lự có lạc chi.
Nếu Tỳ-bà-sa đáp rằng: “Khinh an của hai tĩnh lự đầu tiên được gọi là lạc bởi vì
khinh an này thuận với lạc thọ, trong khi khinh an của đệ tứ tĩnh lự lại không
có tính chất này” thì Tỷ dụ sư sẽ trả lời: “khinh an của đệ tam tĩnh lự cũng
giống như khinh an của hai tĩnh lự đầu tiên, tức cũng thuận với lạc thọ; tại sao
Tỳ-bà-sa không nói rằng đệ tam tĩnh lự có khinh an lạc - tức loại lạc được bao
nhiếp trong khinh an - mà lại nói rằng chỉ có lạc thọ - tức loại lạc được bao
nhiếp trong tâm thọ lạc.”
Nếu Tỳ-bà-sa trả lời: “Ở đệ tam tĩnh lự, khinh an bị làm cho tổn giảm (upahata) bởi hành xả”, thì Tỷ dụ sư
sẽ bác bỏ giải thích này: Chính hành xả làm cho khinh an tăng trưởng bởi vì
khinh an của đệ tam tĩnh lự lớn hơn khinh an của hai tĩnh lự đầu tiên.
Cuối cùng, khế kinh nói: “Khi chư thánh đệ tử vẫn còn ở trong định sau khi đã
chứng được loại hỷ phát sinh từ sự xả ly thì lúc đó năm pháp đã được đoạn trừ ở
người này, đồng thời dã thành tựu sự tu tập năm pháp là hỷ, khinh an, lạc, tuệ
và định”. Theo kinh này, khinh an đã được đặt tên khác
với lạc; như vậy khinh an phải tách rời với lạc thì sự liệt kê năm pháp này mới
được hoàn chỉnh. Vì thế ở hai tĩnh lự đầu tiên, lạc không phải
là khinh an.
iii.
Vấn nạn của Tỳ-bà-sa: Muốn cho lạc của hai tĩnh lự đầu tiên trở thành một loại
thọ thuộc về thân, trở thành một loại thân lạc thọ thì ở người đang nhập định (samāpanna)
cần phải sinh khởi thân thức (kāyajñāna). Tuy nhiên điều này
không thể xảy ra được.
Trả lời của Tỷ dụ sư: Trong khi nhập định, thân được thâm nhập (spharaṇa) bởi một loại gió (vāyu)
do thắng định (samādhiviśeṣaja) sinh khởi; và loại gió này [vốn cũng là một loại xúc]
được cảm nhận một cách hoan lạc (sukhavedanīya = sukhavedanānukūla; thuận sinh
lạc thọ ) [và được gọi tên là khinh an]. Vì thế vẫn có sinh khởi một loại thân thức [cùng với lạc thọ tương
ưng với thân thức này].
Phê bình của Tỳ-bà-sa: Khi loại thức này sinh khởi, sẽ có sự “phân tán của tâm
hướng đến một cảnh ở ngoài” (bahirvikṣepa, bāhyaviṣayavikṣepa); và
nếu như vậy, hành giả sẽ thối thất tam-ma-địa (samādhibhraṃśa).
Trả lời của Tỷ dụ sư: Không phải như vậy, bởi vì thân lạc thọ vốn được sinh khởi
từ định, tức vẫn nằm ở bên trong thân, cho nên vẫn thuận hợp với tam-ma-địa.
Phê bình của Tỳ-bà-sa: Nhưng hành giả sẽ thối thất tam-ma-địa vào sát-na thân
thức sinh khởi?
Trả lời của Tỷ dụ sư: Không thể như vậy; và lý do tại sao thì cũng giống như
những gì chúng tôi vừa mới trình bày ở trên: loại thức này vẫn thuận hợp với
định; và ngay khi thức này vừa diệt thì định lại sinh khởi.
Tỳ-bà-sa: thân căn hoặc xúc căn (kāyendriya) thuộc Dục giới làm sao có thể sinh
khởi xúc thức thuộc Sắc giới để cho các ông gọi đó là khinh an được?
Tỷ dụ sư: Vấn nạn này không đúng; bởi vì vẫn có sự sinh khởi của xúc thức nhờ
vào khinh an (duyên khinh an thức).
Tỳ-bà-sa: Thật khó khăn khi cho rằng khinh an
là xúc. Giả sử như hành giả đang đắc được loại tĩnh lự xuất thế (anāsrava, vô
lậu) thì lúc đó xúc (praśrabdhi) và xúc thức (kāyavijñāna) sẽ dính kế với nhau
và sẽ đều là vô lậu, bởi vì đối với các chi của tĩnh lự vô lậu thì không thể có
chi này thuộc vô lậu và chi kia lại thuộc hữu lậu. [Trong khi
kinh đã nói: “Tất cả nhãn…. xúc đều thuộc hữu lậu”].
(Tỷ dụ sư) Nói như vậy cũng không có gì sai.
Bởi vì thân khinh an (kāyasya karmaṇyatā) đã được định nghĩa
giống như là một giác chi. Nếu Tỳ-bà-sa trả lời: “Mặc dù không phải là một giác
chi nhưng khinh an đã được định nghĩa như vậy là vì nó thuận hợp với giác chi có
tên là khinh an, và đây là loại khinh an thuộc về tâm”, thì chúng tôi sẽ trả lời
rằng nếu giải thích như vậy thì cũng có thể xem thân khinh an là vô lậu. Nếu
Tỳ-bà-sa trả lời: “thân khinh an không thể là vô lậu bởi vì kinh đã tuyên bố
rằng tất cả các xúc đều là hữu lậu” thì chúng tôi sẽ trả lời rằng kinh này nói
như vậy là có ẩn ý (mật ý thuyết), tức để nhằm chỉ cho các loại xúc không phải
là khinh an, và các xúc thức không phải là loại xúc thức tri nhận về khinh an.
Tỳ-bà-sa: Làm sao có thể chấp nhận một số chi của tĩnh lự vô lậu là vô lậu và
một số chi khác lại không phải là vô lậu?
Tỷ dụ sư: Bởi vì chi vô lậu không khởi cùng thời (ayaugapadya) với chi không
phải vô lậu; người ta biết rằng thân lạc thọ không thể hiện hữu cùng thời (asamavadhāna)
với tâm hỷ thọ.
Tỳ-bà-sa: nếu vậy, sơ tĩnh lự sẽ không có đủ năm chi,
và đệ nhị tĩnh lự cũng không có đủ bốn chi.
Tỷ dụ sư: Nếu khế kinh kể thêm các chi lạc và hỷ cho hai tĩnh lự đầu tiên thì đó
là vì hai tĩnh lự này, theo thứ tự trên, vẫn có khả năng có lạc và hỷ; cũng
giống như kinh đã kể thêm cho sơ tĩnh lự hai loại tâm tầm và tứ vốn chỉ có thể
sinh khởi nối tiếp nhau.
Tỳ-bà-sa: Chúng tôi đã khẳng định rằng tầm và tứ cùng khởi vào một lúc; vì thế
tỷ dụ mà các ông đưa ra để chứng minh cho sự không cùng khởi của các chi đã
không đứng vững được.
Tỷ dụ sư: Tỷ dụ này vẫn đứng vững; bởi vì tầm vốn thuộc loại tâm thô hiển và tứ
vốn thuộc loại tâm vi tế đều tương vi với nhau cho nên không thể cùng khởi vả
lại chúng tôi không nói rằng nếu không cùng khởi là sai. Chúng tôi đang đề cập
đến vấn đề “các chi”: người ta xác định tính chất khác nhau của đệ nhị tĩnh lự
và các tĩnh lự kế tiếp bằng cách loại trừ (apakarṣa) hai,
ba và bốn chi. Chính vì lẽ này mà sơ tĩnh lự được kể là có năm chi; bởi vì người
ta muốn định nghĩa các tĩnh lự khác bằng cách loại trừ dần các chi đầu tiên
trong số các chi này. Chính vì thế mà tưởng (saṃjñā) và các pháp khác của sơ tĩnh lự không
được xem như là chi, chỉ vì chúng không được loại trừ ở các tĩnh lự kế tiếp.
Nếu các ông không chấp nhận cách giải thích này thì tại sao sơ tĩnh lự chỉ có
năm chi?
Tỳ-bà-sa: Sở dĩ chỉ có năm chi này được gọi là chi là vì chúng có lợi (tư) cho
sơ tĩnh lự (upakāratvāt).
Tỷ dụ sư: Không phải vậy, bởi vì niệm và tuệ còn có lợi cho sơ tĩnh lự hơn cả
tầm và tứ.
Tuy có bộ phái đã chủ trương cách trình bày vừa được nêu ra ở trên nhưng các
luận sư đời trước (pūrvācāryas) vẫn không giải thích giống như vậy. Vì thế mà vấn đề này cần phải suy nghĩ
thêm.
(Hỏi) Nội đẳng tịnh (adhyātmasaṃprasāda) là gì?
(Đáp) Khi sự khuấy động của tầm và tứ chấm dứt, chuỗi tương tục sẽ vận hành một
cách tịch tĩnh và trong sáng (praśāntavāhitā): Đó gọi là nội đẳng tịnh. Giống
như một dòng sông gợn sóng, chuỗi tương tục cũng vậy: Khi bị tầm và tứ khuấy
động, nó sẽ không được yên tĩnh và trong sáng [đây là giải thích của Kinh bộ].
Tuy nhiên, để chấp nhận được giải thích này thì Nội đẳng tịnh phải không thể là
một thực pháp có thể tánh riêng; và như vậy sẽ không có mười một thực pháp trong
các tĩnh lự. Vì thế cần
nói rằng chính tín là tịnh (prasāda).
Tịnh là một thực pháp: Đó là tín (śraddhā). Hành giả, khi đắc được địa của đệ
nhị tĩnh lự, sẽ có được một lòng tin sâu xa (thâm tín): Hành giả thừa nhận rằng
chính các địa của định cũng có thể được đoạn trừ. Lòng tin này
chính là Nội đẳng tịnh. Tín được gọi là tịnh vì có tính
chất của tịnh. Sau khi xả ly ngoại cảnh, tín vận hành một cách bình đẳng
vì thế gọi là “nội đẳng” (adhyalmaṃ sama). Tịnh là pháp nằm ở bên trong và bình
đẳng nên gọi là “nội đẳng tịnh”.
Theo các luận sư khác (Kinh bộ), tầm, tứ, định và nội đẳng tịnh không phải là
các pháp có riêng thực thể (dṛvyāntara).
(Hỏi) Nếu không phải có riêng thực thể, làm thế nào có thể nói rằng chúng
là các tâm sở?
(Đáp) Các phần vị khác nhau của tâm có tên là tâm sở (caitasika) vì chúng
sinh khởi ở tâm nhưng A-tỳ-đàm (Abhidharma) không thừa nhận chủ trương này (phi
ngã sở tông).
(Kinh bộ) Trên đây các ông có nói rằng hỷ (prīti) là hỷ thọ (saumanasya).
Như vậy các ông đã lập thành định nghĩa bằng cách nào?
(Hỏi) Hỷ không phải là hỷ thọ, nếu hỷ không phải là hỷ thọ thì
theo các ông pháp nào mới là hỷ thọ?
(Đáp) Chúng tôi dựa
theo một bộ phái khác. Theo bộ phái này, ngoài hỷ thọ
ra còn có một pháp riêng: Đó là một tâm sở, có tên là hỷ. Lạc
của ba tĩnh lự là hỷ thọ (saumanasya); vì thế hỷ (prīti), vốn khác với lạc, cho
nên cũng khác với hỷ thọ.
(Giải thích) Không thể chấp nhận lạc ở các tĩnh lự là hỷ thọ được.
Hỷ mới là hỷ thọ; và điều này đã được các kinh chứng minh. Trong kinh Viparītasūtra, đức phật nói: “Ở đệ tam tĩnh lự,
hỷ căn (saumanasayendriya) sinh khởi trước đó bị hủy diệt hoàn toàn (vô dư diệt
hỷ); ở đệ tứ tĩnh lự, lạc căn (sukhendriya) bị hủy diệt hoàn toàn”. Trong một
kinh khác, đức phật nói: “Vì đoạn trừ lạc căn, khổ căn (duḥkhendriya), vì sự hủy diệt trước đó
của ưu căn (daurmanasyendriya) và hỷ căn”. Cả hai bản kinh này đều chứng minh
không có hỷ căn ở đệ tam tĩnh lự. Vì thế hỷ chính là hỷ thọ.
(Hỏi) Có các chi vừa nói ở trên ở các tĩnh lự nhiễm ô (kliṣṭa)
không?
(Đáp) Không có.
(Hỏi) Những chi nào không có ở tĩnh lự nhiễm ô?
Tụng đáp:
染如次從初 無喜樂內淨
正念慧捨念
餘說無安捨.
[Nhiễm tĩnh lự, theo thứ tự từ đầu,
Không có hỷ, lạc; nội tịnh;
Chánh niệm, tuệ, xả, niệm.
Có chỗ nói khinh an là xả.]
Luận: Sơ tĩnh lự, khi bị nhiễm ô, sẽ không có hỷ và lạc “sinh từ sự xả ly”; bởi
vì sơ tĩnh lự này không xa lìa được các phiền não Dục giới (kleśāviviktatvāt).
(Vibhāṣā, 160,
15),
Đệ nhị tĩnh lự không có nội đẳng tịnh vì bị các phiền não khuấy động
(kleśāvilatvāt), các phiền não làm cho chúng không được thanh tịnh (kleśair
aprasannatvāt).
Đệ tam tĩnh lự không có niệm (smṛti) và tuệ (saṃprajanya)
vì bị loại lạc nhiễm ô làm cho mê loạn (kliṣṭasukhasaṃbhramitatvāt).
Đệ tứ tĩnh lự không có xả tịnh (upekṣāpariśuddhi)
và niệm tịnh (smṛtipariśuddhi) vì bị các phiền não làm cho nhiễm ô
(kleśamatinatvāt).
Có luận sư nói: (1) Không có khinh an ở hai tĩnh lự đầu
tiên; (2) không có xả ở hai tĩnh lự cuối bởi vì khinh an và xả là các pháp chỉ
hiện hữu ở thiện tâm (kuśalamahābhūmika; đại thiện địa pháp).
Kinh (Madhyama, 5, 1; Majjhima, i. 454, ii, 261; Anguttara, v.v... 135) dạy rằng
ba tĩnh lự bị lay động (sa-injita) vì các tai hoạn
(apakṣālas).
第四名不動 離八災患故
八者謂尋伺
四受入出息.
[Đệ tứ gọi là bất động
Vì xa lìa tám tai hoạn
Tám tai
hoạn là tầm, tứ,
Bốn thọ, hơi thở vào và hơi thở ra.]
Luận: Đệ tứ tĩnh lự được gọi là bất động bởi vì đã thoát khỏi tám tai hoạn.
(Hỏi) Tám tai hoạn là gì?
(Đáp) Dó là tầm, tứ, lạc, khổ, hỷ, ưu, hơi thở vào (āśvāsa), hơi thở ra
(praśvāsa). Cả tám loại này đều không có ở đệ tứ tĩnh lự vì thế chỉ có tĩnh lự
này là bất động. Thật ra kinh nói rằng sở dĩ đệ tứ tĩnh
lự bất động là vì không bị tầm, tứ và hỷ, lạc khuấy động.
[Mà không có ý đưa thêm các loại hơi thở vào, v.v. cho đệ tứ tĩnh lự; kinh chỉ
muốn nêu ra sự khác nhau với các tĩnh lự khác].
Có luận sư khác cho rằng đệ tứ tĩnh lự bất động bởi vì tĩnh lự này giống như một
cây đèn ở nơi kín đáo không bị gió lay động.
(Hỏi) Có phải những sự sinh ra của tĩnh lự (dhyānopapattayaḥ)
hoặc những sự hiện hữu ở Sắc giới, cũng có các cảm thọ (vedanās) giống như các
loại định của tĩnh lự?
Tụng đáp:
生靜慮從初 有喜樂捨受
及喜捨樂捨
唯捨受如次.
[Sinh ở tĩnh lự: Từ tĩnh lự đầu tiên, theo
thứ tự
Có hỷ, lạc, xả thọ;
Hỷ, xả; lạc, xả;
Chỉ có xả.]
Luận: Sinh ở sơ tĩnh lự có ba thọ là (1) lạc thọ, tương ưng với ba thức (nhãn,
nhĩ, thân); (2) hỷ thọ, thuộc ý thức giới (); (3) xả thọ, tương ưng với
bốn thức (nhãn, nhĩ, thân, ý).
Sinh ở đệ nhị tĩnh lự có hai thọ là hỷ và xả, đều thuộc về ý (manas) giới. Không có lạc bởi vì không có năm thân thức
(vijñāna).
Sinh ở đệ tam tĩnh lự có hai thọ là lạc và xả, đều thuộc về ý giới.
Sinh ở đệ tứ tĩnh lự chỉ có một thọ là xả.
Trên đây là sự khác nhau về các thọ giữa các đời sống và các loại định thuộc
tĩnh lự.
(Hỏi) Ngoài đệ nhị tĩnh lự, nếu ba thức (nhãn, nhĩ, thân) cũng không có giống như tầm và tứ thì chúng sinh ở
ba cõi trời cao hơn của tĩnh lự làm thế nào để có thể nhìn thấy, nghe và xúc
chạm? Làm thế nào có thể khởi các biểu nghiệp về thân và ngữ?
(Đáp) chúng tôi không nói rằng chúng sinh ở các cõi này không có nhãn thức, v.v.
Họ vẫn có các thức này nhưng không thuộc về các địa của đệ nhị, đệ tam và đệ tứ
tĩnh lự.
(Hỏi) Tại sao?
Tụng đáp:
生上三靜慮 起三識表心
皆初靜慮攝
唯無覆無記.
[Sinh ở ba tĩnh lự cao hơn
Khởi ba thức và tâm phát biểu nghiệp,
Đều thuộc về sơ tĩnh lự,
Chỉ có tánh vô phú vô ky.]
Luận: Nhãn thức, v.v. và loại thức sinh khởi biểu nghiệp không hiện hữu ở đệ nhị
tĩnh lự và các tĩnh lự cao hơn. Nhưng chúng sinh ở các tĩnh lự
này vẫn có thể làm hiện khởi (saṃmukhīkurvanti)
các thức này, cũng giống như họ có thể làm hiện khởi một hóa tâm (nirmāṇacitta) thuộc một địa thấp hơn; và nhờ vào các thức này mà họ
vẫn nhìn thấy, nghe, tiếp xúc và khởi biểu nghiệp.
Bốn thức được chúng sinh ở đệ nhị tĩnh lự và các tĩnh lự cao hơn làm cho hiện
khởi như thế đều thuộc về địa của sơ tĩnh lự. Như vậy, chúng không bị nhiễm ô bởi vì các
chúng sinh này đã xả ly (virakta) các địa thấp hơn; chúng cũng không phải thiện
bởi vì thiện pháp của một địa thấp hơn là loại thiện hạ liệt.
(Hỏi) Sự đắc được (lābha) các loại định (samāpattis, đẳng chí) của Sắc giới và
Vô sắc giới xảy ra như thế nào khi chúng thuộc loại thanh tịnh (śuddhaka) hay
nhiễm ô?
Tụng đáp:
全不成而得 淨由離染生
無漏由離染
染由生及退.
[Hoàn toàn không thành tựu mới có thể đắc.
Tịnh định do ly nhiễm sinh;
Vô lậu định do ly nhiễm sinh;
Nhiễm định do sinh và thối thất.]
Luận: Người nào không thành tựu các đẳng chí này (atadvān, tadasamanvāgataḥ) thì đắc được chúng bằng cách xả
ly một địa thấp hơn (adhobhūmivaitāgyāt) hoặc bằng cách sinh vào một địa thấp
hơn (adhobhūmyupapattitas); ngoại trừ đệ tứ đẳng chí của Vô sắc giới (Hữu đảnh)
chỉ đắc được bằng cách xả ly đệ tam đẳng chí.
(Hỏi) Ý nghĩa của câu nói “người nào không thành tựu chúng (toàn bất
thành)” là gì?
(Đáp) Có nghĩa là “người nào đã không đắc được chúng hoặc đã đánh mất
chúng”.
Thật ra, một người thành tựu được các định thanh tịnh thuộc loại “thuận thối
phần” (hānabhāgīya), v.v., có thể nhờ vào gia hành để đắc được các định thanh
tịnh thuộc loại cao hơn (nirvedhabhāgīya, thuận quyết trạch phần); người nào
thành tựu được các định thanh tịnh thuộc loại “thuận trụ phần” (sthitibhāgīya)
có thể vì bị thối thất mà đắc được các định thanh tịnh thuộc loại “thuận thối
phần”.
Tỳ-bà-sa có nói: “Có thể đắc một tĩnh lự thanh tịnh nhờ ly nhiễm không?
Có thể xả bỏ một tĩnh lự thanh tịnh nhờ ly nhiễm không?
Có thể đắc được một tĩnh lự thanh tịnh nhờ vào thối thất không?
Có thể xả bỏ một tĩnh lự thanh tịnh nhờ vào thối thất không?
Có thể đắc được một tĩnh lự thanh tịnh nhờ sinh ra không?
Có thể xả bỏ một tĩnh lự thanh tịnh nhờ sinh ra không? - Có thể. Đó là
trường hợp sơ tĩnh lự thuộc loại ‘thuận thối phần’: (1) Người ta đắc được tĩnh
lự này nhờ xả ly Dục giới; (2) người ta đánh mất tĩnh lự này nhờ xả ly Phạm thế
(brahmaloka) [tức nhập vào đệ nhị tĩnh lự]; (3) người ta đắc được tĩnh lự này
khi thối thất sự xả ly Phạm thế; (4) người ta đánh mất tĩnh lự này khi thối thất
sự xả ly Dục giới; (5) người ta đắc được tĩnh lự này khi tái sinh ở cõi trên ở
Phạm thế; (6) người ta đánh mất tĩnh lự này khi tái sinh vào Dục giới.” [Đối với
các định của các địa khác cũng như vậy (Huyền tráng)] Người ta
đắc được các định vô lậu (anāsrava) nhờ vào ly nhiễm; tức cũng chỉ cho trường
hợp “người nào không thành tựu chúng”.
Thánh giả xả ly một địa thấp hơn thì đắc được loại định vô lậu
thuộc một địa cao hơn.
Điều này chỉ xảy ra đối với hành giả đã hoàn toàn bị mất loại
định này.
Đối với người đã thành tựu một định thì đắc được định này với phẩm tánh vô lậu
trong những điều kiện khác. Nhờ vào tận trí (kṣayajñāna),
họ đắc được định vô lậu thuộc nhóm vô học (asaikṣa); nhờ vào sự hoàn thiện các căn
(indriyasaṃcāra), họ đắc được định vô lậu
thuộc nhóm hữu học (śaikṣa) hoặc vô học tùy
theo từng trường hợp. [Loại định vô lậu, vốn đã thành tựu, vẫn được đắc bằng gia hành hoặc
thối thất, như đã được giải thích ở trên, (Huyền tráng)].
(Hỏi) Chẳng phải một hành giả đã nhập “Chánh tánh ly sinh”
(samyaktvaniyāma) vẫn đắc được loại định vô lậu trong lần đầu tiên sao?
(Đáp) Không thể. Bởi vì những người tu theo
thứ tự (ānupūrvika) có thể nhập vào “chánh tánh ly sinh” nhờ nương vào vị chí
định (anāgamya), người này không nhất định phải đắc được loại định căn bổn
(maulasamāpatti). [Trong khi kinh chỉ bàn đến trường hợp nhất định sẽ đắc được định,
(Huyền tráng)].
Người nào thối thất sự xả ly một địa sẽ đắc được loại định nhiễm ô của định này. Người nào chết ở một định cao hơn nhưng
lại sinh vào một địa thấp hơn sẽ đắc được loại định nhiễm ô của địa thấp hơn
này.
(Hỏi) Có bao nhiêu loại định (đẳng chí) sinh khởi sau bao nhiêu loại định?
Tụng đáp:
無漏次生善 上下至第三
淨次生亦然
兼生自地染
染生自淨染
并下一地淨
死淨生一切
染生自下染.
[Kế tiếp vô lậu, sinh khởi thiện,
Thượng địa, hạ địa, đến địa thứ ba;
Kế tiếp tịnh, sinh khởi cũng như vậy;
Cộng thêm nhiễm định ở cùng địa;
Nhiễm định sinh tịnh định, nhiễm định ở cùng địa
Và tịnh định của một hạ địa.
Khi chết, từ tịnh định sinh đủ loại nhiễm định;
Từ nhiễm định sinh nhiễm định của tự và hạ địa.]
Luận: 1. Ngay sau sơ tĩnh lự vô lậu sẽ sinh khởi sáu định: (1-2) Định tịnh vô
lậu ở cùng địa; (3-6) định tịnh vô lậu của đệ nhị và đệ tam tĩnh lự.
2. Ngay sau vô sở hữu xứ vô lậu (ākiṃcanyayatana) sẽ sinh khởi bảy định:
(1-2) định tịnh và vô lậu ở cùng địa; (3-6) định tịnh và vô lậu Thức vô biên xứ
(vijñānānantyāyatana) và Không vô biên xứ (ākāśānantyāyatana); (7) định tịnh của
Phi tưởng Phi phi tưởng xứ (naivasaṃjñānāsaṃjñāyatana)
bởi vì xứ này không có loại định vô lậu.
3. Ngay sau đệ nhị tĩnh lự sẽ sinh khởi tám định: (1-2) định tịnh và vô lậu ở
cùng địa; (3-8) định tịnh vào vô lậu của đệ tam, đệ tứ và sơ tĩnh lự.
4. Ngay sau Thức vô biên xứ vô lậu sẽ sinh khởi chín định: (1-2) hai định ở cùng
địa; (3-6) bốn định, trong đó hai định thuộc Không vô biên xứ và hai định thuộc
đệ tứ tĩnh lự; (7-9) ba định, trong đó hai định thuộc Vô sở hữu xứ và một định
thuộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.
5. Theo các nguyên tắc trên, ta thấy rằng có mười định sinh khởi kế tiếp các
định thuộc tĩnh lự và Vô sắc không được nêu rõ trên đây.
Có thể tóm lược nguyên tắc trên như sau:
Ngay sau vô lậu (anāsrava), cho đến địa thứ ba - dù hướng lên cao hay xuống thấp
- sẽ sinh khởi một thiện (śubha).
Chữ “thiện” nhằm chỉ cho loại định tịnh (śuddhaka) và vô lậu bởi vì chúng đều
thuộc tánh thiện ().
Ngay sau một định vô lậu, ta có: (1) Hai loại định ở cùng địa với vô lậu này,
tức định tịnh và vô lậu; (2) hoặc hai loại định (tịnh hoặc vô lậu) thuộc một địa
cao hơn hoặc một địa thấp hơn cho đến địa thứ ba theo
hai hướng (ūrdhvādhobhūmike yāvat tṛtīyāt). Bởi vì khoảng cách quá lớn nên hành giả không thể siêu việt hai địa
này.
Ngay sau loại trí (anvayajñāna), ta có thể nhập định Vô sắc; nhưng sau pháp trí
(dharmajñāna) thì không thể được bởi vì trí này chỉ nương và duyên một địa thấp
hơn (adharālambanatvāt).
Trên đây là các định sinh khởi từ định vô lậu (anāsravasamāpatti, vô lậu đẳng
chí).
Ngay sau tất cả các định tịnh có thể sinh khởi định nhiễm ô ở cùng địa. Phần còn lại giống như các trường hợp của
định vô lậu. Sau một định vô lậu không thể sinh khởi
định nhiễm ô.
Ngay sau một định nhiễm ô có thể sinh khởi một định tịnh hoặc nhiễm ở cùng địa.
Và định tịnh của một địa thấp hơn.
Vì bị bức bách bởi các phiền não ở cùng địa - tức các phiền não thuộc riêng về
định nhiễm ô của một địa thấp hơn - mà hành giả đã khởi tâm tôn trọn đối với
loại định tịnh của một địa thấp hơn. Vì thế, ngay sau định nhiễm ô thuộc một
địa cao hơn (đệ nhị tĩnh lự) đã có thể sinh khởi loại định tịnh thuộc một địa
thấp hơn (sơ tĩnh lự).
(Hỏi) nếu hành giả có thể phân biệt được sự khác nhau (chánh liễu tri) giữa hai
loại định tịnh và nhiễm thì lẽ ra phải chuyển từ một định nhiễm cao hơn sang một
định tịnh thấp hơn. Tuy nhiên vì bị nhiễm ô nên hành giả không có khả năng phân
biệt được điều này: Như vậy hành giả làm sao có thể khởi một định tịnh ngay sau
một định nhiễm?
(Đáp) Nhờ vào nguyện lực (praṇidhana) trước đó. Hành giả đã phát nguyện: “mong sao ta
có thể đắc được loại định tịnh ở một địa thấp hơn! Ta phải làm gì đối với loại
định nhiễm ở địa cao hơn?” Chuỗi “tương tục” chuyển được là nhờ nguyện lực; vì thế về sau đã
sinh khởi được một định tịnh thuộc địa thấp hơn tiếp nối với loại định nhiễm của
loại cao hơn. Cũng giống như một người đã quyết định
nằm ngủ cho đến một thời điểm nào đó cho nên đã đi ngủ và thức dậy vào lúc thời
điểm đã định này.
Loại định vô lậu, cho dù ở vào bất cứ địa nào, cũng không bao giờ sinh khởi tiếp theo sau một định nhiễm ô [không có sự sinh khởi hỗ tương
giữa hai loại này. Trong khi, loại định tịnh có thể cùng với
hai loại vô lậu và nhiễm ô hỗ tương sinh khởi].
Trên đây đã nói rằng loại định nhiễm ô tiếp nối một định tịnh hoặc nhiễm ô thì
luôn luôn thuộc cùng địa với loại định mà nó tiếp nối. Điều này chỉ xảy ra cho các trường hợp
đang nằm tại định. Nếu vào lúc mạng chung
thì tiếp theo sau một định tịnh đắc được lúc còn sống sẽ có thể sinh khởi một
tâm nhiễm ô thuộc tất cả các địa. Vào lúc mạng chung,
tiếp theo sau các định thuộc Sắc giới và Vô sắc giới chỉ có thể sinh khởi một
tâm nhiễm ô thuộc cùng địa hoặc thấp hơn.
(Hỏi) Trên đây có nói một định vô lậu có thể nối tiếp một định tịnh, như
vậy, có phải tất cả các loại định tịnh đều có thể sinh khởi định vô lậu?
Tụng đáp:
淨定有四種 謂即順退分
順住順勝進
順決擇分攝
如次順煩惱
自上地無漏
互相望如次
生二三三一.
[Định tịnh có bốn loại
Là thuận thối phần,
Thuận trụ phần, thuận thắng tiến phần,
Thuận quyết trạch phần;
Tuần tự thuận hợp với phiền não,
Với tự địa, với thượng địa, với vô lậu;
Theo thứ tự này cũng hỗ tương
Sinh hai, ba, ba, một phần.]
Luận: Định tịnh có bốn loại: Thuận thối phần (hānabhāgīya), Thuận trụ phần
(sthitibhāgīya), Thuận thắng tiến phần (viśeṣabhāgīya) Thuận quyết trạch phần (nirvedhabhāgīya).
Tuy nhiên định tịnh ở Phi tưởng Phi phi tưởng xứ chỉ có ba loại, tức loại trừ
Thuận thắng tiến phần bởi vì ở xứ này không còn có địa cao hơn.
(Hỏi) bốn loại này là gì?
(Đáp) Khi định tịnh thuộc loại có khuynh hướng dẫn đến sự sinh khởi của
phiền não thì ta gọi định tịnh này là Thuận thối phần.
Khi định tịnh có khuynh hướng dẫn đến một địa thuộc riêng nó thì được gọi là
Thuận trụ phần.
Khi định tịnh có khuynh hướng dẫn đến một địa cao hơn thì gọi là Thuận thắng
tiến phần.
Khi định tịnh có khuynh hướng dẫn đến một định vô lậu thì gọi là Thuận quyết
trạch phần. Vì thế chính từ loại định tịnh thuộc nhóm cuối cùng này đã nảy sinh
định vô lậu.
(Hỏi) Sự hỗ tương sinh khởi của bốn loại này là gì?
(Đáp) Kế tiếp thuận thối phần là thuận thối phần và thuận trụ phần.
Kế tiếp thuận trụ phần là ba phần, tức loại trừ thuận quyết trạch phần.
Kế tiếp thuận thắng tiến phần là ba phần, tức loại trừ thuận thối phần.
Kế tiếp thuận quyết trạch phần chỉ có thuận quyết trạch (vị tự phi dư).
(Hỏi) trên đây có nói “ngay sau một định tịnh hoặc vô lậu của một địa nào đó có
thể sinh khởi một định tịnh hoặc vô lậu thuộc địa thứ ba hướng về địa cao hơn
hoặc thấp hơn”. Và khi định này sinh khởi thì hành giả có
thể vượt qua một địa và thay đổi tính chất của định, tức là hành giả đã tu loại
“siêu đẳng chí” (vyutkrāntakasamāpatti). Như vậy làm thế nào để tu loại “định siêu việt này”?
Tụng đáp:
二類定順逆
均間次及超
至間超為成
三洲利無學.
[Hai loại định thuận, nghịch,
Cùng loại, khác loại, gần nhau, vượt qua;
Đến định “khác loại” là thành mãn
Ba châu, lợi căn, vô học.]
Luận: Siêu đẳng chí theo hai hướng “thuận”, tức các
định được tính theo thứ tự đi lên (anuloma); và “nghịch” tức các định được tính
theo thứ tự đi xuống.
Trong hai cách này đều có cả định vô lậu và định hữu lậu. [Chỉ kể đến loại định tịnh chứ không phải là định nhiễm].
Tám địa: Tức năm tĩnh lự và năm Vô sắc.
Kế liền nhau (thứ) từ từ gần đến gần.
Siêu việt một địa (siêu) tức bỏ qua một địa.
Tu tập gia hành (prayoga) có bốn giai đoạn tiếp nối nhau: (1) tu tám định hữu
lậu theo thứ tự thuận và nghịch; (2) khi sự tu tập này đã kiên cố thì tu tiếp
bảy định vô lậu theo thứ tự thuận và nghịch; (3) khi sự tu tập này đã kiên cố và
để có được lực tự tại đối với định thì phải chuyển từ sơ tĩnh lự hữu lậu và đệ
tam tĩnh lự thuộc cùng phẩm tánh; chuyển từ loại tĩnh lự này vào Không vô biên
xứ; lại chuyển từ loại tĩnh lự ở xứ này vào vô sở hữu xứ; và lại chuyển xuống
theo chiều nghịch như vậy, tất cả các định này đều thuộc hữu lậu; (4) khi sự tu
tập này đã kiên cố thì lại tu tập các định vô lậu giống như vậy theo hai hướng.
Khi hành giả có thể chuyển từ sơ tĩnh lự hữu lậu vào đệ tam tĩnh lự vô lậu, từ
đệ tam tĩnh lự vô lậu vào Không vô biên xứ hữu lậu, từ Không vô biên xứ hữu lậu
vào vô sở hữu xứ vô lậu, và lại nghịch chuyển theo cách này thì lúc đó hành giả
thực hiện được sự “thuận chuyển” vào đệ tam tĩnh lự thuộc một phẩm tánh khác (dị
loại) cũng như sự “nghịch chuyển” từ tĩnh lự này và sự tu tập “siêu đẳng chí”
(vyutkrāntakasamāpatti) xem như đã viên mãn.
Không thể vượt qua hai địa và nhập vào đệ tứ tĩnh lự bởi vì đệ tứ địa cách quá
xa.
Siêu đẳng chí chỉ được tu tập bởi những người ở ba châu (dvipas), bởi các
A-la-hán thuộc nhóm “bất thời giải thoát” (asamayavimukta) bởi vì họ đã đoạn
diệt phiền não, đã có lực tự tại đối với định.
Các A-la-hán thuộc nhóm kiến chí (dṛṣṭiprāptas) đều là hàng lợi căn
(tīkṣṇendriya) và có lực tự tại đối với định nhưng lại thiếu điều
kiện đầu tiên (hữu dư phiền não). Các A-la-hán thuộc nhóm “Thời giải thoát” đã đoạn tận phiền não
nhưng lại thiếu điều kiện thứ hai (định bất tự tại) cho nên cả hai nhóm này đều
không thể tu siêu đẳng chí.
(Hỏi) Có bao nhiêu tĩnh lự và Vô sắc được tu tập, được “làm hiện khởi” (saṃmukhībhāva)
bởi chúng sinh ở các địa khác?
Tụng đáp:
諸定依自下
非上無用故
唯生有頂聖
起下盡餘惑.
[Các định nương từ địa, hạ địa,
Không phải thượng địa vì vô dụng;
Chỉ có sinh ở Hữu đảnh mới khởi thánh định
Thuộc hạ địa để diệt tận phiền não còn lại.]
Luận: Các tĩnh lự và Vô sắc đều nương vào chúng sinh ở cùng địa hoặc một địa
thấp hơn.
Một chúng sinh ở Hữu đảnh (bhavāgra) có thể khởi định của Hữu đảnh. Các chúng sinh ở các địa thấp hơn cho đến
Dục giới cũng có thể khởi loại định này. Các định ở các
địa khác cũng có thể được hiện khởi bởi chúng sinh đang ở cùng địa với các định
này, hoặc ở các địa thấp hơn. Nhưng một chúng sinh ở
một địa cao hơn không thể khởi loại định thuộc một địa thấp hơn.
Định thuộc một địa thấp hơn không chứng tỏ có ích lợi gì cho một chúng sinh đang
ở một địa cao hơn bởi vì loại định này so ra quá tầm thường.
Trên đây là nguyên tắc chung; ngoài ra vẫn có trường
hợp ngoại lệ: Một chúng sinh sinh ở Hữu đảnh khởi loại “thánh định” (ārya), tức
loại định vô lậu thuộc Vô sở hữu xứ, để trừ diệt các phiền não thuộc về Hữu
đảnh. Thật vậy, thánh đạo vô lậu (anāsrava) không thể được tu tập ở Hữu đảnh
(svasyābhāvāt); trong lúc đó vô sở hữu xứ lại ở rất gần (abhyāsa = saṃnikṛṣṭatva).
(Hỏi) Cảnh sở duyên của các định tĩnh lự và Vô sắc là gì?
Tụng đáp:
味定緣自繫
淨無漏遍緣
根本善無色
不緣下有漏.
[Vị định chỉ duyên tự địa;
Tịnh vô lậu duyên tất cả;
Căn bổn thiện Vô sắc
Không duyên hữu lậu thuộc hạ địa.]
Luận: Loại định tương ưng với ái (Vị định) duyên “hữu” (bhava) của nó, tức là
“hữu thuộc về dịa của nó”: Ở đây “hữu” là chỉ cho hữu lậu (anāsrava) [đây là một
cách trình bày khác về luận thuyết ở chương tám phần sáu: Vị định có sở duyên là
định tịnh (śuddhaka), tức thiện hữu lậu chứ không phải vô lậu].
Nó không duyên một địa thấp hơn bởi vì hành giả tu tập vị định thuộc một địa nào
đó tức đã xả ly địa thấp hơn địa này. Nó cũng không
duyên một địa cao hơn bởi vì các địa đều được xác định, được giới hạn bởi ái.
Nó cũng không duyên vô lậu vì nếu vậy sẽ trở thành thiện.
Loại định thiện (subha), tức tịnh hoặc vô lậu, duyên tất cả các pháp, tức các
pháp có hiện hữu, hữu vi cũng như vô vi.
Các định thiện được tu tập ở các địa căn bổn của Vô sắc - tức trái với các định
thuộc tĩnh lự (dhyāna) và các định được tu tập ở các cận phần địa (sāmantakas)
Vô sắc - không duyên các pháp hữu lậu thuộc các địa thấp hơn (sāsrvāyajñānapakṣa), mà chỉ có các pháp thuộc cùng
địa hoặc một địa cao hơn.
Đối với các pháp vô lậu thì các định thiện cũng có duyên; chúng duyên toàn bộ
loại trí (avayajñāna), tất cả các loại trí (sarvānvayajñānapakṣa); chúng không duyên pháp
trí (dharmajñāna) (vốn có sở duyên là Dục giới ở quá xa); chúng cũng không còn
duyên diệt pháp (vốn thuộc vô lậu) của một địa thấp hơn (adhobhūminirodha).
Các địa được tu tập ở các cận phần địa Vô sắc cũng duyên một địa thấp hơn bởi vì
chúng có một vô gián đạo (ānantaryamārga) vốn chỉ duyên các địa thấp hơn.
(Hỏi) Trong ba loại định vô lậu, tịnh, và nhiễm của các tĩnh lự và các Vô
sắc thì loại nào có khả năng đoạn trừ phiền não?
Tụng đáp:
無漏能斷惑
及諸淨近分.
[Vô lậu có khả năng đoạn hoặc,
Và các cận phần của định tịnh.]
Luận: Tất cả các định vô lậu đều có khả năng đoạn trừ các phiền não; nhưng các
định tịnh đều không có khả năng này, huống là các định nhiễm.
Định tịnh không đoạn các phiền não thuộc một địa thấp hơn bởi vì hành giả đã xả
ly (virakta) đối với địa thấp hơn, đã thoát khỏi các phiền não của địa thấp hơn;
định tịnh cũng không đoạn các phiền não ở cùng địa bởi vì loại định này không
ngăn được các phiền não; nó cũng không đoạn các phiền não thuộc một địa cao hơn
vì các phiền não này xảo diệu hơn loại định này.
Các cận phần của tĩnh lự và Vô sắc nếu thuộc loại “tịnh” thì cũng có thể đoạn
các phiền não bởi vì chúng đối trị một địa thấp hơn.
(Hỏi) Có bao nhiêu cận phần (sāmantakas)?
Tụng đáp:
近分八捨淨
初亦聖惑三.
[Có tám cận phần: Tánh tịnh, xả thọ;
Sơ cận phần cũng là thánh định, hoặc cả ba loại.]
Luận: Mỗi một căn bổn (maula) có một cận phần, tức là loại định mở đầu (nhập
môn), nhờ đó mới có thể nhập vào định căn bổn.
(Hỏi) Có phải các cận phần cũng có ba loại nhiễm, tịnh và vô lậu giống như các
định căn bổn? Có phải chúng cũng có cùng các thọ (tức hỷ thọ đối với hai tĩnh lự
đầu, lạc thọ đối với đệ tam tĩnh lự và xả thọ đối với đệ tứ tĩnh lự) giống như
định căn bổn?
(Đáp) Các cận phần chỉ có một loại là tịnh (śuddha) và tương ưng với xả thọ bởi
vì chúng “chuyển” nhờ vào công năng (yatnavāhya = abhisaṃskāravāhya),
bởi vì sự kinh sợ ở địa thấp hơn chưa diệt, bởi vì các cận phần là con đường
thanh tịnh giúp hành giả xả ly một địa thấp hơn. Như vậy,
chúng chỉ có xả thọ; và không tương ưng với sự đam trước (vị).
Cận phần đầu tiên có tên là “Vị chí” (anāgama), gồm hai loại là tịnh (śuddhaka)
và thánh (ārya), tức vô lậu.
Loại tâm ở định cận phần có khả năng giúp chúng sinh kết sinh là loại nhiễm ô
(kliṣṭa); nhưng loại tâm cận phần giúp hành giả nhập định thì không
thuộc loại nhiễm ô - điều này đã được bàn đến ở trên.
Các luận sư khác nói rằng loại cận phần vị chí này cũng tương ưng với “Vị”.
(Hỏi) tĩnh lự trung gian (dhyānāntara) có khác với cận phần không?
(Đáp) Có khác. Cận phần là cánh cửa của sự xả ly
một địa thấp hơn; trong khi điều này lại không xảy ra đối với tĩnh lự trung
gian.
中靜慮無尋
具三唯捨受.
[Tĩnh lự trung gian không có tầm
Cả ba loại, chỉ có xả thọ.]
Luận: Sơ tĩnh lự căn bổn và sơ cận phần đều tương ưng với tầm và tứ. Trong bảy định cao hơn (tức các căn bổn cùng với cận phần) đều không
có tầm và tứ. Chỉ có tĩnh lự trung gian có tứ (vicāra)
mà không có tầm (vitarka); vì thế nó thù thắng hơn sơ tĩnh lự nhưng lại không
bằng đệ nhị tĩnh lự.
Đó là lý do tại sao loại định này được gọi là tĩnh lự trung gian.
Điều này cho thấy ở các địa cao hơn đều không có tĩnh lự trung gian bởi vì các
địa này không có một phần cao hơn và một phần thấp hơn (viśeṣābhātvāt, thăng giáng) giống như sơ tĩnh lự.
(Hỏi) Tĩnh lự trung gian thuộc về bao nhiêu loại?
Nó có loại thọ gì?
(Đáp) Tĩnh lự trung gian có thể tương ưng với “vị”, tịnh, vô lậu.
Giống như các định cận phần, nó cũng có loại thọ bất khổ bất lạc vì tương ưng
với xả căn (upekṣendriya), cũng “chuyển” bằng công năng (abhisaṃskāravāhin) vì thế không tương ưng với hỷ thọ (saumanasya) và
được xem như là “lộ trình khó đi” (duḥkhā pratipad, khổ thông
hành).
(Hỏi) Quả của tĩnh lự trung gian là gì?
(Đáp) Là Đại phạm (mahābrahmā). Hành giả nào tu tập loại định này ở mức cao nhất sẽ tái sinh làm Đại
phạm.
(Hỏi) Trên đây đã giải thích các loại đẳng chí (samāpatti) vậy đẳng trì
(samādhis) là gì?
Tụng đáp:
初下有尋伺
中唯伺上無.
[Sơ
tĩnh lự và bên dưới tĩnh lự trung gian
Có tầm và tứ;
Tĩnh lự trung gian chỉ có tứ; bên trên đều không có.]
Luận: Kinh (Madhyama, 17, 22; Dīrgha, 9, 2; Saṃyukta, 18, 25) nói rằng có ba loại đẳng trì: (1) Đẳng trì có
tầm và tứ; (2) đẳng trì không có tầm chỉ có tứ; (3) đẳng trì không có tầm và tứ.
Tĩnh lự trung gian là loại đẳng trì không có tầm mà chỉ có tứ.
Tất cả đẳng trì nằm dưới tĩnh lự trung gian đều được gọi là “có tầm và tứ”.
Đây là trường hợp của sơ tĩnh lự và tất cả các đẳng trì khác nương vào sơ tĩnh
lự.
Bên trên tĩnh lự trung gian, tất cả các đẳng trì đều được gọi là “không có tầm,
không có tứ”, tức từ cận phần của đệ nhị tĩnh lự cho đến đệ tứ Vô sắc.
(Hỏi) Kinh (Dīrgha, 8, 12; Ekottara, 16, 15; 41, 16) dạy rằng có ba loại
định gọi là Không đẳng trì (śūnyatasamādhi), Vô tướng đẳng trì
(ānimittasamādhi), Vô nguyện đẳng trì (apraṇihitasamādhi). Như vậy, các loại đẳng trì này là gì?
Tụng đáp:
空謂空非我
無相謂滅四
無願謂餘十
諦行相相應
此通淨無漏
無漏三脫門.
[Không là hành tướng không, phi ngã;
Vô tướng là bốn hành tướng của Diệt đế;
Vô nguyện là mười hành tướng còn lại;
Tất cả đều tương ưng với hành tướng của các đế;
Thuộc loại tịnh hoặc vô lậu;
Nếu vô lậu tức trở thành ba giải thoát môn.]
Luận: Loại đẳng trì tương ưng (saṃprayukta) với các hành tướng
(ākāra) của Diệt đế (nirodhasatya) - tức là loại định, trong đó hành giả quán
sát diệt pháp - được gọi là Vô tướng đẳng trì. Vì thế đẳng trì
này có bốn hành tướng.
(Hỏi) Tại sao có tên gọi này?
(Đáp) Bởi vì Niết-bàn hoặc diệt pháp (nirodha) vốn đã thoát khỏi mười tính
chất (nimittas, tướng) nên gọi là “vô tướng” (animitta).
Như vậy, loại đẳng trì có Niết-bàn làm sở duyên là loại “vô tướng”. Mười
“tướng” này là (a) năm xứ (āyatanas), tức năm nguồn ở bên ngoài của sự nhận thức
thuộc về các giác quan, như hình sắc và hiển sắc, âm thanh, v.v.; (b) nam tánh
và nữ tánh; (c) ba tướng hữu vi (saṃskṛtalakṣaṇas) là
sinh, trụ dị và diệt.
Loại đẳng trì tương ưng với hai hành tướng không (śūnya) và vô ngã (anātman)
được gọi là không đẳng trì. Như vậy loại này có hai hành tướng cuối
cùng của khổ đế.
Vô nguyện đẳng trì là loại đẳng trì tương ưng với các hành tướng khác của các
đế. Một mặt là các hành tướng vô thường
(anitya) và khổ (duḥkha) (tức
hai hành tướng đầu tiên của khổ đế) và bốn hành tướng của tập đế, tức các hành
tướng vốn gợi lên sự “kinh sợ” (udvega); mặt khác là bốn hành tướng của Đạo đế
bởi vì đạo tương tợ như chiếc bè và cần phải được xả bỏ.
Loại đẳng trì có mười hành tướng này nhằm vượt qua các sự vật thuộc về không,
khổ, tập và đạo: Vì thế có tên là “Vô nguyện” (apraṇihita), tức không có ý chí
hướng đến.
Trái lại, Niết-bàn dưới bốn hành tướng của nó - tức là cảnh sở duyên của vô
tướng đẳng trì - thì không nên được xả bỏ; và hai hành tướng cuối cùng của khổ
đế là không và vô ngã - tức là các cảnh sở duyên của không đẳng trì - lại không
gợi lên sự “kinh sợ” bởi vì hai hành tướng này thuộc về Niết-bàn cũng như các
hành pháp (saṃskṛtas).
Cả ba đẳng trì nói trên đều có hai loại là tịnh (śuddhaka) hoặc bất nhiễm
(amala), tức vô lậu, tùy theo chúng là đẳng trì thế
gian hay xuất thế gian. Nếu thuộc về thế gian thì chúng có ở
mười một địa; nếu là xuất thế gian thì chúng hiện hữu ở những địa nào có thánh
đạo.
Khi các đẳng trì này thuộc loại vô lậu thì chúng được gọi là “cánh cửa giải
thoát” (vimokṣamukha,
giải thoát môn) bởi vì chúng thật sự là “cánh cửa” (dvāra) của Niết-bàn hay giải
thoát (mokṣa). Như vậy có: Không giải thoát môn (śūnyatavimokṣamukha), Vô tướng giải thoát môn (animittavimokṣamukha), và Vô nguyện giải thoát môn (apraṇihitavimokṣamukha).
Kinh (Ekottara, 26, 5) còn nói đến ba loại đẳng trì khác là Không không đẳng trì
(śūnyataśūnyatāsamādhi), Vô nguyện vô nguyện đẳng trì (apraṇihitāpraṇihitasamādhi),
và Vô tướng vô tướng đẳng trì (animittānimittasamādhi).
(Hỏi) Các loại này có những tính chất gì?
Tụng đáp:
重二緣無學
取空非常相
後緣無相定
非擇滅為靜
有漏人不時
離上七近分.
[Hai loại đầu duyên vô học,
Có hành tướng không và vô thường;
Loại sau duyên phi trạch diệt
Của vô tướng định với hành tướng định;
Thuộc tánh hữu lậu; người và “bất thời giải thoát” tu tập;
Xả ly bảy cận phần ở trên.]
Luận: Hai đẳng trì đầu tiên duyên đẳng trì của hàng vô học; có nghĩa là chúng
lần lượt có các sở duyên là không đẳng trì và vô nguyện đẳng trì đã được một
A-la-hán chứng đắc.
Không không đẳng trì xem không đẳng trì - vốn quán sát các pháp là không và vô
ngã - như là không mà không phải là vô ngã, bởi vì sự quán sát về vô ngã
(anātman) không gợi lên sự kinh sợ giống như sự quán sát về không (śūnya).
Vô nguyên vô nguyện đẳng trì duyên vô nguyện đẳng trì của hàng vô học - tức loại
đẳng trì vốn quán sát các sự vật dưới hành tướng vô thường, khổ, v.v. - và xem
loại đẳng trì này là vô thường. Vô nguyện vô nguyện đẳng trì không xem vô nguyện đẳng trì là
khổ (duḥkha),
cũng không phải là nhân, tập, duyên, sinh (hetu-samudaya-pratyaya-prabhava); bởi
vì vô nguyện đẳng trì vốn thuộc vô lậu cho nên không phải là khổ, không phải là
nhân: Cho dù vô nguyện đẳng trì là đạo (mārga) thì vô nguyện vô nguyện đẳng trì
cũng không xem nó là đạo, như, hành, xuất (mārga-nyāya-pratipad-nairyāṇika) bởi vì mục đích hành
giả theo đuổi là chán bỏ vô nguyện đẳng trì.
Vô tướng vô tướng đẳng trì duyên phi trạch diệt (asamkhyākṣaya) và xem nó là tĩnh (śānta).
Có nghĩa là vô tướng vô tướng đẳng trì có sở duyên là phi trạch diệt (apratisaṃkhyānirodha)
của vô tướng đẳng trì, và quán sát diệt pháp (nirodha) này dưới hành tướng
“tĩnh”. Nó không lấy trạch diệt (pratisaṃkhyānirodha)
của vô nguyện đẳng trì làm sở duyên bởi vì đẳng trì này vốn thuộc vô lậu
(anāsrava) và không thể có “trạch diệt” về những gì thuộc tánh vô lậu.
Và trong số bốn hành tướng được dùng để quán sát “trạch diệt” là diệt, tĩnh,
diệu (praṇīta) và
ly (niḥsaraṇa) thì “tĩnh” là hành tướng duy nhất thích hợp ở đây. Thật
vậy, hành tướng “diệt” thuộc về phi trạch diệt nhưng cũng thuộc về “phi thường
diệt” (anityatānirodha); phi trạch diệt không phải là “diệu” vì vốn thuộc tánh
vô ký (avyākṛta) cũng
không phải là “ly” vì không phải là sự “xả ly” đối với các phiền não (visaṃyoga).
Ba đẳng trì này chỉ thuộc về hữu lậu; bởi vì chúng chán ghét thánh đạo [: Chúng
quay lưng lại thánh đạo khi xem thánh đạo chỉ là không, v.v.] Và những pháp như thế không thể là pháp bất nhiễm (vô lậu) được.
(Hỏi) Ba loại này được ai tu tập?
(Đáp) Chúng chỉ được tu tập bởi con người ở ba châu (dvīpas) chứ không phải
chư
thiên; và chỉ bởi các A-la-hán thuộc hàng “bất động” (akopya).
Các đẳng trì này nương vào mười một địa là Dục giới, Vị chí, tám định căn bổn
(các tĩnh lự và Vô sắc, tức loại trừ các định cận phần) và tĩnh lự trung gian.
Kinh nói rằng có bốn sự tu tập đẳng trì (samādhibhāvanā): “Có một cách tu tập
đẳng trì. Nếu cách này được tu, được tập, được tăng thạnh, sẽ đưa đến kết quả là
sự thành tựu được pháp lạc ở thế giới này (hiện pháp lạc trụ)”, v.v..
為得現法樂
修諸善靜慮
為得勝知見
修淨天眼通
為得分別慧
修諸加行善
為得諸漏盡
修金剛喻定.
[Để đắc hiện pháp lạc,
Tu các tĩnh lự thiện;
Để đắc thắng tri kiến;
Tu tịnh thiên nhãn thông;
Để đắc phân biệt tuệ,
Tu các gia hành thiện;
Để đắc chư lậu tận,
Tu kim
cang dụ định.]
Luận: (1) Khi nói “sơ tĩnh lự thiện” là nhằm chỉ cho tĩnh lự tịnh hoặc vô lậu
đầu tiên. Nhờ tĩnh lự này, hành giả đến được hiện pháp lạc trụ (dṛṣṭadharmasukhavihāra).
Đối với ba tĩnh lự còn lại cũng giống như tĩnh lự đầu tiên.
Loại định này không nhất định phải đưa đến quả là các pháp lạc về sau (hậu pháp
lạc trụ): Bởi vì thánh giả đã thành tựu được pháp lạc này vẫn có thể bị thối
thất nó; hành giả có thể tái sinh vào một nơi cao hơn; hành giả cũng có thể đắc
được Niết-bàn: Trong ba trường hợp này hành giả đều không thọ hưởng pháp lạc ở
đời sau.
(2) Sự tu định thứ hai đưa đến kết quả là sự đắc được “tri kiến”
(jñāna-darśana). Đó là tịnh thiên nhãn thông (divyacakṣurabhijñā).
(3) Sự tu định thứ ba đưa đến kết quả là “tuệ phân biệt” (prajñāprabheda).
Đây là sự tu định thuộc các phẩm tánh cao sinh khởi từ gia hành, tức các phẩm
tánh của ba giới và các phẩm tánh vô lậu.
Loại đẳng trì sinh khởi các phẩm tánh này được gọi là sự “tu định”
(samādhibhāvanā) của các phẩm tánh này.
(4) Ở đệ tứ tĩnh lự sinh khởi một loại định có tên là Tu kim
cang dụ (Vajropama). Định này diệt tận tất cả các lậu
(āsrava).
Truyền thuyết cho rằng Thế tôn, khi trình bày bốn loại định ở trên đã tự trình
bày chính sự tu tập của mình; bởi vì chính ngài đã ở vào đệ tứ tĩnh lự để chứng
đắc Kim cang dụ định - loại định này, như chúng ta đã biết, cũng có thể được
chứng đắc ở các giai đoạn khác của định.
Phần 28
Phần trước đã nói về các định; tiếp theo sẽ bàn về các công đức hành giả sinh khởi được nhờ nương
vào định. Trước tiên là các công đức vô lượng.
無量有四種 對治瞋等故
慈悲無瞋性
喜喜捨無貪
此行相如次
與樂及拔苦
欣慰有情等
緣欲界有情
喜初二靜慮
餘六或五十
不能斷諸惑
人起定成三.
[Có bốn loại vô lượng
Vì đối trị sân, v.v.
Từ, bi có tánh vô sân;
Hỷ là hỷ thọ; xả có tánh vô tham.
Theo thứ tự này, các hành tướng lần lượt
Cho lạc và trừ khổ;
Làm chúng sinh, v.v. vui mừng
Chỉ duyên hữu tình Dục giới.
Hỷ ở hai tĩnh lự đầu tiên;
Các vô lượng khác ở sáu, năm hoặc mười địa;
Không có khả năng đoạn hoặc;
Tu ở cõi người; khởi định tức thành tựu ba loại.]
Luận: Có bốn loại Vô lượng (apramāṇas) là Từ (maitri), Bi (karuṇa), Hỷ (muditā), Xả (upekṣā). Sở dĩ
có tên vô lượng là vì chúng dành cho vô lượng chúng sinh, dẫn
theo vô lượng phước đức (đẳng lưu quả) sinh khởi vô lượng quả báo (dị
thục quả).
Theo thứ tự trên, bốn Vô lượng đối trị sự nóng giận (vyāpāda, sân), sự làm hại
(vihiṃsā, hại),
sự không bằng lòng (arati, bất hân ủy), sự đam trước dục lạc (kāmarāga) và nóng
giận (vyāpāda).
Từ khiến cho những người mắc phải sân đoạn trừ được sân; bi… v.v..
(Hỏi) Chúng ta đã biết rằng tu bất tịnh quán (aśubhabhāvanā) để đối trị
dục tham (kāmarāga); và ở đây chúng ta lại biết rằng xả cũng đối trị tham dục. Như vậy sự tu bất tịnh quán và tu xả có gì khác nhau?
(Đáp) theo Tỳ-bà-sa (Vibhāṣā, 83,
3), đối với dục tham cần phải phân biệt loại đam trước các cảnh sắc (varṇa) của
Dục giới và sự đam trước nhục dục (tức đam trước một sự xúc chạm nào đó). Do đó,
sự tu bất tịnh nhằm đối trị loại đam trước thứ nhất; và sự tu xả đối trị loại
đam trước thứ hai. Trước đây có nói rằng tu bất tịnh đối trị dâm dục bởi vì sự
tu tập này loại bỏ mọi tham muốn về hình sắc, hiển sắc, hành tướng, sự tiếp xúc,
dáng đi; trong khi tu xả nhằm đối trị sự đam trước đối với cha, mẹ, con cái.
Thể tánh của các vô lượng là gì?
Từ, cũng như bi, có thể tánh là thiện căn “vô sân” (adveṣa); hỷ,
chính là hỷ thọ (saumanasya) cảm nhận được về sự vui vẻ của người khác; xả là
thiện căn “vô tham” (alobha).
(Hỏi) Nếu xả là vô tham thì làm sao có thể đối trị sân (vyāpāda)?
(Tỳ-bà-sa) Bởi vì sân do tham (lobha) sinh khởi. Trước đây đã
nói rằng xả vừa là vô tham vừa là vô sân.
(Hỏi) Các hành tướng của vô lượng là gì?
(Đáp) Chúng sinh an lạc (sukhita) là cảnh sở duyên của từ. Đối trị
các chúng sinh này, hành giả khởi tâm có hành tướng như sau: “Những chúng sinh
này an lạc!” và nhờ vậy mà nhập vào sự tu Từ (maitribhāvanad; từ đẳng chí).
Chúng sinh đau khổ (duḥkhita) là cảnh sở duyên của bi. Đối với họ, hành giả suy nghĩ: “Những chúng sinh này đau
khổ!” và nhờ vậy mà nhập vào sự tu Bi (karuṇābhāvanā).
Chúng sinh vui vẻ (mudita) là cảnh sở duyên của hỷ. Đối với họ, hành giả suy nghĩ: “Những chúng sinh này vui
vẻ!” và nhờ vậy mà nhập vào sự tu Hỷ (muditābhāvanā).
Những chúng sinh được xem như gần và không tạo ra sự phân biệt là cảnh sở duyên
của xả. Đối với họ, hành giả khởi tâm có hành tướng như sau: “Chúng
sinh! chúng sinh !” và nhờ vào điều được gọi là “không thiên vị”
(mādhyasthya) này mà hành giả nhập vào sự tu Xả (upekṣābhāvanā).
(Hỏi) Nếu xem những chúng sinh không có an lạc (atadvatāṃ
sukham astīti) là an lạc thì “cái nhìn do ý nguyện” này (adhimokṣa, thắng giải) - vì không phù hợp với sự thực
- không phải là loại điên đảo sao (viparīta)?
(Đáp) Không điên đảo: (1) Khi hành giả suy nghĩ: “những chúng sinh này an lạc!”
thì ý nghĩa của nó là: “Mong cho những chúng sinh này an lạc!” (santv
ity abhiprāyat); (2) không có sự điên đảo trong ý định (a-thế-da) của hành giả
(āśayasya aviparītatvāt), bởi vì (3) hành giả biết rõ rằng mình có “một cái nhìn
theo ý nguyện” (adhimuktisaṃjñānāt, thắng giải tưởng).
Và cho dù hành giả có điên đảo đi nữa thì có gì sai? Có phải các ông sẽ nói rằng bốn vô lượng là “bất thiện” (akuśala)
bởi vì chúng không “nắm bắt chúng sinh đúng như thực”?
Thế nhưng, các vô lượng vẫn là các thiện căn (kuśalamūla) bởi vì chúng đối trị
được sân, v.v..
Bốn vô lượng có sở duyên là tất cả chúng sinh (sattva) Dục giới bởi vì chúng đối
trị loại sân của các chúng sinh này.
Tuy nhiên, theo khế kinh (Dīrgha, i. 250; iii, 223), hành giả khởi tâm từ đối
với một vùng, hai vùng, v.v..
Chúng tôi cho rằng khi nói như vậy là kinh đang nói về khí thế
gian (bhājana) nhưng lại nhằm chỉ cho những chúng sinh đang ở trong khí thế gian
này (bhājanagata).
(Hỏi) Khi khởi các vô lượng, hành giả nương vào các địa nào?
(Đáp) Hỷ chỉ được tu tập ở hai tĩnh lự đầu tiên bởi vì hỷ chính là hỷ thọ
(saumanasya), mà hỷ thọ thì không có ở hai tĩnh lự cao hơn.
Các vô lượng khác được tu tập ở sáu địa: Vị chí, tĩnh lự trung gian, và bốn tĩnh
lự. Tuy nhiên, có luận sư cho rằng chỉ có năm địa, tức loại trừ vị chí
(anāgamya). Có luận sư khác lại cho rằng ở mười địa,
tức cộng thêm Dục giới và ba cận phần (sāmantakas) của các tĩnh lự cao hơn.
Con số này thay đổi tùy theo các vô lượng này đang ở
vào giai đoạn của định, không phải định, giai đoạn gia hành (sāmantaka), hay
tĩnh lự căn bổn.
(Hỏi) Ở trên có nói các vô lượng đối trị sân, v.v.; như vậy phải chăng
muốn nói rằng có thể đoạn trừ (prahā) phiền não (kleśa) bằng các vô lượng?
(Đáp) Không phải như vậy; bởi vì các vô lượng đều có địa, hoặc nơi sinh khởi,
của chúng sinh là các tĩnh lự căn bổn (mauladhyānabhūmikatvāt); bởi vì chúng có
tác ý (manasikāra) thuộc loại thắng giải (adhimukti) chứ không phải là chánh lý
tác ý (tattvamanasikāra); và vì chúng duyên chúng sinh hữu tình (sattva) chứ
không phải cộng tướng của các sự vật (dharma-sāmānyalakṣaṇas).
Tuy nhiên các vô lượng, khi ở vào giai đoạn gia hành của chúng (prayoga), có khả
năng lay chuyển (viṣkambh)
sân, v.v.; chúng vứt bỏ, “tách xa” (dūrīkaraṇa) loại
sân đã được đoạn trừ: Chính vì thế mà ở trên có nói các vô lượng “cản trở”
(pratipakṣa) sân, v.v..
Nói một cách rõ ràng hơn, thì các vô lượng từ, bi, v.v., được tu tập ở Dục giới
và Vị chí - tức ở giai đoạn sơ khởi - cũng tương tợ như từ, bi, v.v. thuộc loại
“do tu thành tựu” (bhāvanāmaya, tu thành) và được tu tập ở các tĩnh lự căn bổn -
tức giai đoạn chính của vô lượng. Sau khi đã làm cho sân, v.v. lay chuyển nhờ
vào từ, bi, v.v., hành giả sinh khởi ở vị chí định một “con đường đoạn trừ”
(prahāṇamārga, đoạn đạo) độc lập với từ, bi, v.v., và nhờ con đường
này mà hành giả có thể đoạn trừ các phiền não. Một khi các phiền não đã được
đoạn trừ, hành giả sẽ đắc được sự xả ly (vairāgya) Dục giới, nhập vào tĩnh lự
căn bổn, và vì thế đắc được bốn vô lượng tâm thuộc về địa của tĩnh lự căn bổn.
Các phiền não ở đó bị vứt bỏ, bị “tách xa”; và hành giả, nếu còn gặp lại các
duyên mạnh hơn của phiền não, thì từ đây trở đi cũng không bị các phiền não này
bức bách (anādhṛṣya).
(Hỏi) Người mới tu sẽ tu từ như thế nào?
(Đáp) Trước tiên là nhớ lại sự an lạc mà mình đã cảm thọ; hoặc nghe nói về sự an
lạc mà chư phật, Bồ-tát, thanh văn, bích chi phật đã cảm thọ; kế đó mới lập
nguyện mong cho tất cả chúng sinh đều có được sự an lạc này.
Nếu phiền não quá mạnh khiến hành giả không có khả năng phát tâm bình đẳng như
vậy thì phải chia chúng sinh làm ba loại là bạn bè,
người không quen biết và kẻ thù. Loại thứ nhất lại chia làm ba nhóm là rất thân,
thân vừa và ít thân; loại thứ ba cũng phân chia như vậy; trong khi loại thứ hai
vẫn chỉ có một nhóm: Như vậy tất cả có bảy nhóm. Sau khi phân nhóm xong, hành
giả trước tiên phát nguyện cầu cho nhóm bạn bè thân nhất được an lạc; kế đến là
các bạn bè thân vừa và các bạn bè ít thân. Đến khi hành giả đã có thể lập nguyện
bình đẳng đối với tất cả bạn bè thì lúc đó sẽ phát nguyện đối với người không
quen biết và kẻ thù của mình. Nhờ vào năng lực của sự tu tập mà hành giả có thể
phát nguyện mong cho kẻ thù lớn nhất của mình cũng có nhiều sự an lạc giống như
đã mong cho bạn bè thân nhất của mình.
Khi sự tu tập “bình đẳng phát nguyện cầu mong an lạc” cho cả bảy nhóm đã được
kiên cố thì hành giả mới nới rộng phạm vi của lời nguyện này, cho đến một thàng
phố, một nước, một phương, tất cả thế giới. Khi tất cả chúng sinh, không còn thiếu sót một ai, đều được bao hàm
trong tâm từ vô lượng của hành giả thì sự tu từ mới được viên mãn.
Người nào có được sự vui mừng trước những công đức của người khác thì tu từ dễ
hơn và nhanh hơn; người nào có sự vui mừng khi tìm ra lỗi lầm của người khác thì
không thể như vậy.
Bởi vì có người đã đứt đoạn thiện căn nhưng không phải không có công đức; đồng
thời ta cũng có thể tìm ra các lỗi lầm ở chính các bích chi phật; cho nên các
kết quả của các thiện nghiệp đời trước ở trong trường hợp đầu, và các kết quả
của các ác nghiệp ở trong trường hợp sau đều có thể được nhìn thấy ở thân, v.v.,
của những người nói trên.
Về sự tu tập Bi và Hỷ cũng như vậy. Ta thấy chúng sinh bị đọa vào bể khổ va
ta phát nguyện (adhimucyate): “mong cho những chúng sinh này được thoát khổ!”,
“mong cho họ được vui!”
Từ đó, hành giả bắt đầu (prayujyate) tu Bi và Hỷ.
Những người tu xả phải bắt đầu bằng nhóm những người không quen biết, bởi vì như
chúng ta đã biết, hành tướng (ākara) của xả là: “họ là chúng sinh! họ là chúng sinh!”
(Hỏi) Bốn vô lượng được tu tập ở những nơi nào?
(Đáp) Chỉ có con người mới có thể tu các vô lượng chứ không phải các chúng sinh
ở các thú khác.
(Hỏi) Khi một người đắc được (samanvāgata) một vô lượng thì có nhất định
đắc được tất cả các vô lượng không?
(Đáp) Không nhất định đắc được.
Người nào khởi được đệ tam hoặc đệ tứ tĩnh lự thì không đắc được hỷ bởi vì không
có hỷ ở các tĩnh lự này. Vì thế khi đắc được một vô lượng thì luôn
luôn đắc được ba vô lượng.
(Hỏi) Giải thoát (vimokṣas) là gì?
Tụng đáp:
解脫有八種 前三無貪性
二二一一定
四無色定善
滅受想解脫
微微無間生
由自地淨心
及下無漏出
三境欲可見
四境類品道
自上苦集滅
非擇滅虛空.
[Có tám loại giải thoát.
Ba loại đầu có tánh vô tham;
Hai giải thoát đầu mỗi loại đều nương vào hai định;
Bốn định Vô sắc đều thiện.
Diệt thọ tưởng giải thoát
Sinh liền sau tâm “vi vi”;
Do tâm tịnh thuộc tự địa và tâm vô lậu thuộc hạ địa mà xuất định.
Ba giải thoát đầu có cảnh là sắc xứ Dục giới;
Bốn loại kế có cảnh là loại phẩm đạo
Của khổ, tập, diệt thuộc tự và thượng địa,
Phi trạch diệt và hư không.]
Luận: Có tám loại giải thoát: (1) Có tưởng về các sắc ở trong, quán sát các cảnh
sắc ở ngoài (rupī rūpāṇi
paśyati; nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc); (2) không có tưởng về các sắc ở
trong, quán sát các cảnh sắc ở ngoài (nội Vô sắc tưởng quán ngoại sắc); (3)
chứng đắc tịnh giải thoát, trụ ở định này (tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc
trụ); (4-7) bốn định Vô sắc; (8) Diệt thọ tưởng định (saṃjñāveditanirodhasamāpatti).
Hai loại giải thoát đầu tiên có thể tánh là “tu bất tịnh quán” (aśubhabhāvanā)
bởi vì hành tướng của chúng là ý tưởng về thi thể đã trở thành màu xanh, v.v.
(vinīlakādisaṃjñā) [hành giả quán sát cảnh
sắc ở trong hoặc ở ngoài, thân thể của chính mình hoặc các thân thể ở ngoài,
dưới các hành tướng thối xanh, v.v.]. Như vậy, các quy tắc (naya) liên quan đến hai loại giải thoát đầu
tiên giống như hệt như trường hợp của “bất tịnh quán”.
Hai giải thoát này chỉ được tu tập ở hai tĩnh lự đầu tiên; khi được tu tập ở sơ
tĩnh lự, chúng ngăn ngại sự đam trước hiển sắc (varṇarāga,
hiển sắc tham) Dục giới; khi được tu ở đệ nhị tĩnh lự, chúng ngăn ngại hiển sắc
tham ở sơ tĩnh lự. [Ở đệ nhị tĩnh lự, không có sự đam trước
đối với loại hiển sắc sẽ được ngăn ngại ở đệ tam tĩnh lự.]
Loại giải thoát thứ ba chỉ có thể tu tập ở đệ tứ tĩnh lự. Thể tánh của nó là thiện căn vô tham (alobha) chứ không phải bất tịnh
quán. Loại giải thoát này có sở duyên là một sự vật được quán sát là khả ái, là
thiện; vì thế nó có hành tướng tịnh (śubha).
Ba loại giải thoát trên, cùng với các pháp tương ưng, đều có thể tánh là năm
uẩn.
Bốn loại giải thoát kế tiếp đều là bốn Vô sắc thiện (śubha), tức tịnh (śuddhaka)
hoặc vô lậu, và đều thuộc về định; chứ không phải loại Vô sắc sinh khởi vào lúc
mạng chung.
Các luận sư khác cho rằng các tâm tâm sở do dị thục khởi - ở các chúng sinh sinh
ở Vô sắc giới - cũng thuộc loại “tán loạn”.
Tên gọi “giải thoát” cũng được dùng để chỉ cho các Giải thoát đạo (vimuktimārga)
ở các giai đoạn cận phần của các định Vô sắc (ārūpyasāmantakasamāpatti); nhưng
không chỉ cho các Vô gián đạo (ānantaryamārga) của các cận phần nói trên bởi vì
chúng có sở duyên là một địa thấp hơn đã được từ bỏ, trong khi các loại giải
thoát được gọi tên như vậy là vì chúng quay lưng với địa thấp hơn
(adharabhūmivaimukhyāt).
Diệt thọ tưởng định là loại giải thoát thứ tám.
Trước đây đã từng giải thích về loại định này. Sở dĩ
định này có tên là “giải thoát” bởi vì nó quay lưng với tưởng (saṃjñā)
và thọ; hoặc vì nó quay lưng với tất cả các duyên.
Có luận sư khác cho rằng tám loại giải thoát này có tên là “giải thoát” (vimokṣas) bởi vì chúng thoát khỏi các
chướng ngại đối với định.
Diệt tận định hiện khởi (saṃmukhībhāva) theo sau một tâm vi tế - vi tế.
Tâm ở Hữu đảnh (Phi tưởng Phi phi tưởng xứ) - là nơi hành giả hiện khởi diệt tận
định - vốn thuộc loại vi
tế so với tất cả các tâm tương ưng với tưởng. Loại tâm “nhập vào diệt tưởng
định” lại còn vi
tế hơn nữa nên gọi là “vi vi” (sūkṣmasūkṣma).
Diệt tận định chấm dứt khi có hiện khởi một tâm tịnh thuộc về địa của Hữu đảnh
(đệ tứ Vô sắc), tức là địa của chính loại định này, hoặc một tâm thánh (ārya),
tức vô lậu, thuộc về địa của đệ tam Vô sắc. Như vậy, khi nhập
diệt tận định là một tâm hữu lậu; và khi xuất định là một tâm hữu lậu hoặc vô
lậu.
(Hỏi) Cảnh sở duyên của các giải thoát là gì?
(Đáp) Ba giải thoát đầu có cảnh là sắc (rūpa) của Dục giới.
Đối với hai giải thoát đầu là loại sắc đáng ghét (amanojña, bất khả ý); đối với
giải thoát thứ ba là loại sắc đáng ưa.
Các giải thoát thuộc Vô sắc có cảnh là khổ thuộc về địa của các giải thoát này
và một địa thấp hơn, là tập và diệt của khổ này, là toàn bộ loại trí
(anvayajñāna), tức, phi trạch diệt (apratisaṃkhyānirodha)
và hư không (ākāśe).
(Hỏi) Ở trên nói rằng giải thoát đầu tiên thuộc về hai tĩnh lự đầu tiên,
nhưng giải thoát thứ ba lại thuộc về đệ tứ tĩnh lự. Tại
sao không có loại giải thoát ở đệ tam tĩnh lự?
(Đáp) Bởi vì ở đệ nhị tĩnh lự không có các thân thức (kāyikavijñāna) cho nên
không có sự đam trước hiển sắc (varṇarāga) ở địa của tĩnh lự này [tức là loại đam trước lẽ ra
phải được ngăn cản (pratipakṣilavya) ở
đệ tam tĩnh lự]; bởi vì đệ tam tĩnh lự bị diệu lạc làm cho lay động.
(Hỏi) Nếu không có sự đam trước hiển sắc thuộc về địa của đệ tam tĩnh lự thì
hành giả có mục đích gì khi hiện khởi loại giải thoát thứ ba [tức sự quán sát
một sắc khả ý]?
(Đáp) Bởi vì hành giả muốn làm phấn chấn tinh thần vốn đã bị bất tịnh quán
làm cho buồn nản; hoặc vì hành giả muốn xem (jijñāsārtham) mình có thành công
hay không: Hành giả tự hỏi không biết hai loại giải thoát đầu tiên có được tu
tập viên mãn hay không. Nếu trong khi quán sát một cảnh khả ý (tịnh
tướng) (đệ tam giải thoát) mà không khởi dục (kleśa) thì hai giải thoát đầu tiên
đã viên mãn. Thật ra, hành giả tu tập các loại giải thoát, các loại thắng xứ
(abhibhvāyatanas), v.v. và vì hai mục đích: (1) cách xa các phiền não; (2) đắc
được lực tự tại đối với định (samāpattivaśitva). Sự tự tại này có quả là sự sinh
khởi (abhinirhāra) các công đức (guṇa) như vô
tránh (araṇā), v.v. và các thần thông của thánh giả (āryā
ṛddhi): Nhờ vào năng lực thần thông này mà thánh giả có thể
chuyển hóa hoặc làm cho sự vật đình trụ (vastupariṇāma, adhiṣṭhāna), xả bỏ thọ mạng (āyurutsarga), v.v..
(Hỏi) Tại sao kinh chỉ nói đến “thân tác chứng” (kāyena sākṣātkṛtvā) ở hai loại giải thoát thứ ba và thứ tám?
(Đáp) Vì tính chất thù thắng của chúng và vì chúng xảy ra ở địa cuối cùng
của hai giới.
(Hỏi) Thắng xứ (abhibhvyātanas) là gì?
Tụng đáp:
勝處有八種
二如初解脫
次二如第二
後四如第三.
[Có tám loại thắng xứ: Hai loại như sơ giải thoát;
Hai loại kế như đệ nhị giải thoát;
Bốn loại cuối như đệ tam giải thoát.]
Luận: Thắng xứ có tám loại: (1) Có tưởng về sắc ở trong, quán sát sắc ở ngoài ít
(nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu); (2) có tưởng về sắc ở trong, quán sát
sắc ở ngoài nhiều (nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc đa); (3) không có tưởng về
sắc ở trong, quán sát sắc ở ngoài ít (nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu);
(4) không có tưởng ở trong, quán sát sắc ở ngoài nhiều (nội vô sắc tưởng quán
ngoại sắc đa); (5 - 8) không có tưởng về sắc ở trong, quán sát các sắc xanh,
vàng, đỏ, trắng ở ngoài.
Trong tám thắng xứ, hai thắng xứ đầu tiên giống như loại giải thoát đầu tiên. Thắng xứ thứ ba và thứ tư giống như loại
giải thoát thứ hai; bốn thắng xứ cuối cùng giống như loại giải thoát thứ ba.
(Hỏi) Giải thoát và thắng xứ khác nhau như thế nào?
(Đáp) Đối với loại thứ nhất, chỉ có sự giải thoát (vimokṣamātra);
đối với loại thứ hai là sự chế phục cảnh sở duyên (ālambanābhibhāvana).
Sự chế phục này bao gồm sự quán cảnh tùy theo ý muốn (yatheṣṭamadhimokṣaḥ) và
không có các phiền não do cảnh sinh khởi (kleśanutpatti).
(Hỏi) Biến xứ (kṛtsnāyatanas) là
gì?
Tụng đáp:
遍處有十種
八如淨解脫
後二淨無色
緣自地四蘊.
[Có mười loại biến xứ: Tám loại như tịnh giải thoát.
Hai loại cuối là tịnh và Vô sắc;
Duyên bốn uẩn thuộc tự địa.]
Luận: Có mười loại biến xứ. Sở dĩ gọi là “biến” (kṛtsna)
bởi vì chúng bao hàm toàn bộ các cảnh sở duyên của chúng.
Nói “có mười loại” là chỉ cho toàn bộ đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ,
trắng; cộng thêm hai Vô biên xứ (ānantyāyatanas) của không và thức (vijñāna)
(tức cõi Vô sắc thứ nhất và thứ hai).
Tám biến xứ đầu tiên có tự tánh là thiện căn vô tham (alobha); và có
ngũ uẩn làm pháp trợ bạn.
Chúng được khởi bởi một hành giả đang nhập đệ tứ tĩnh lự và có
sắc xứ (rūpāyatana; khả kiến sắc) Dục giới làm cảnh sở duyên. Tuy nhiên
có nhiều ý kiến khác nhau: Có luận sư cho rằng loại thứ tư là phong biến xứ
(vāyukṛtsnāyatana)
duyên một loại xúc gọi là phong giới (vāyudhātu); có luận sư lại nghĩ rằng bốn
biến xứ đầu tiên duyên xúc nhưng bốn loại cuối cùng lại duyên sắc.
Hai biến xứ cuối cùng là định tịnh (śuddhaka) thuộc Vô sắc; cảnh sở duyên của
chúng là bốn uẩn thuộc về địa (tức cõi Vô sắc thứ nhất và thứ hai) của chúng.
Tám thắng xứ (abhibhvāyatanas) lấy tám giải thoát làm “lối vào” (prāveśika); và
mười biến xứ lại lấy tám thắng xứ làm “lối vào” bởi vì các loại khởi sau đều thù
thắng hơn các loại khởi trước (uttarottaraviśiṣṭatvāt).
(Hỏi) Tất cả các công đức của các loại giải thoát, v.v. đắc được như thế
nào và nương vào cái gì để khởi?
Tụng đáp:
滅定如先辯
餘皆通二得
無色依三界
餘唯人趣起.
[Diệt định như đã nói ở trước;
Các loại còn lại đều đắc được nhờ hai cách.
Vô sắc nương tam giới;
Còn lại chỉ khởi ở cõi người.]
Luận: Tất cả các công đức (guṇa) đều có sở y (āśraya) là chuỗi
tâm tương tục của dị sinh hoặc thánh giả, ngoại trừ Diệt giải thoát
(nirodhavimokṣa) chỉ có thể khởi ở thánh giả.
Diệt tận định đã được nói đến ở trước; các công đức khác đắc được do ly nhiễm
(vairāgya) hoặc gia hành (prayoga) tùy theo chúng đã
từng được thường xuyên tu tập hay không.
Các giải thoát và biến xứ thuộc Vô sắc giới được tu tập bởi chúng sinh ở cả ba
giới; nhưng chỉ có con người mới có thể tu tập các loại định khác - ba giải
thoát, tám thắng xứ, tám biến xứ - bởi vì các loại định này sinh khởi nhờ vào
hiệu quả của sự giáo huấn (upadeśa-sāmarthyotpādāt).
(Hỏi) Nếu vậy, chúng sinh sinh ở các địa thuộc Sắc giới và Vô sắc giới làm
sao có thể khởi các loại định thuộc về tĩnh lự và Vô sắc cao hơn địa họ đang ở?
Tụng đáp:
二界由因業
能起無色定
色界起靜慮
亦由法爾力.
[Hai giới nhờ nhân, nghiệp,
Nên khởi định Vô sắc;
Sắc giới khởi tĩnh lự
Còn do lực của pháp tánh.]
Luận: Ở Sắc giới và ở các địa thấp hơn của Vô sắc giới thì các định của Vô sắc,
hoặc các định cao hơn của Vô sắc sinh khởi nhờ vào lực của nhân: Trong đời trước
đó, các định này đã được tu tập rất gần và rất mạnh. Chúng cũng sinh khởi nhờ
vào lực của nghiệp, tức nhờ vào loại quả báo “dị thục” sắc được chiêu cảm thuộc
loại “thuận hậu thọ”, bao gồm một địa dị thục (tức địa do nghiệp chiêu cảm) cao
hơn địa (Sắc giới hoặc các địa thấp hơn của Vô sắc giới) mà hành giả đã sinh ra
ở đó. Bởi vì người nào không xả ly một địa thấp hơn thì không
thể tái sinh vào một địa cao hơn.
Chúng sinh sinh vào một tầng thấp hơn thuộc Sắc giới có thể khởi các tĩnh lự cao
hơn tầng mà họ đã sinh ra nhờ vào hai lực đã nói ở trên.
Và vào thời kỳ thế giới sắp bị hủy hoại thì lại nhờ vào lực của pháp tánh
(dharmatā; pháp nhĩ lực). Vào thời kỳ này, tất cả chúng
sinh thuộc các địa thấp hơn có thể khởi các tĩnh lự cao hơn bởi vì năng lực của
các thiện pháp rất tăng thạnh.
(Hỏi) thiện pháp của Thế tôn sẽ tồn tại bao lâu - tức là thời kỳ mà các loại
pháp môn này có thể được liễu giải và nhìn thấy rõ ràng?
Tụng đáp:
佛正法有二
謂教證為體
有持說行者
此便住世間
[Chánh pháp của phật có hai loại
Là giáo và chứng.
Nếu còn có người hộ trì bằng sự thuyết giảng và thực hành
Thì còn trụ ở thế gian.]
Luận: thiện pháp của Thế tôn có hai phần là Giáo (āgama) và Chứng (adhigama).
Giáo, tức là các lời dạy, như kinh (sūtra), luật (vinaya; điều phục) và luận
(abhidharma, đối pháp).
Chứng [tức là thánh tánh]; tức là các pháp (dharmas) phụ trợ cho Bồ-đề (bodhipākṣikadharma) được tu tập bởi các
thánh giả của ba thừa, là các quả của đời sống tu hành đắc được ở ba thừa
(Sa-môn quả). Đó là hai loại thiện pháp của Thế tôn.
Người nào thuyết giảng thiện pháp như kinh, v.v., tức đã hộ trì phần Giáo
(āgama) của thiện pháp này.
Người nào tu tập hoặc chứng đắc thiện pháp như các Bồ-đề phần pháp, v.v., tức đã
hộ trì phần Chứng (adhigama) của thiện pháp này.
Chừng nào những người nói trên còn ở trên thế gian thì thiện
pháp vẫn còn tồn tại.
Kinh (Saṃyutta, 25, 20) đã nói một cách tổng quát rằng thiện pháp tồn
tại một ngàn năm sau khi phật nhập Niết-bàn.
Người ta giải thích rằng con số này nhằm chỉ cho phần chứng pháp nhưng phần giáo
pháp thì tồn tại lâu hơn.
(Hỏi) Luận này (Abhidharmakośa) dựa theo
A-tỳ-đạt-ma (Abhidharma; Luận tạng) và bao hàm ý nghĩa của A-tỳ-đạt-ma. [Bởi vì
có nhiều cách giải thích A-tỳ-đạt-ma]: Theo luận này, A-tỳ-đạt-ma (Đối pháp)
được giải thích theo những lý lẽ nào?
Tụng đáp:
迦濕彌羅議理成
我多依彼釋對法
少有貶量為我失
判法正理在牟尼.
[Đối pháp được thiết lập qua các giải thích của Tỳ-bà-sa ở Kaśmīr
Nói chung
đó là những gì tôi đã giải thích.
Nếu ở đây có những chú giải không chính xác
Thì đó là lỗi “không thể tránh khỏi” của chúng tôi;
Bởi vì chỉ có các Mâu-ni mới có quyền giải thích chánh pháp.]
Luận: Nói chung, luận Đối pháp (Abhidharma) này đã được tôi nói ra và
được lập thành theo sự diễn giải của các luận sư Tỳ-bà-sa (Vibhāṣikas). Trong đó những gì bị hiểu sai lệch thì chính là lỗi
của tôi: Để giải thích được chánh pháp, chỉ có chư
phật và những người con của đức phật mới có thẩm quyền.
Đại sư, con mắt của thế gian, đã khép lại, những người chứng thực, nói
chung, đã không còn; thánh giáo đã bị làm cho hỗn loạn bởi những người
không nhìn thấy sự thật, những người có những suy nghĩ hạ tiện, tách rời chánh
giáo, không được câu thúc.
Bởi vì những người tự thân liễu ngộ đã đi vào sự tịch tĩnh cao diệu, và sự hộ
trì thánh giáo của những người này cũng như vậy: Thế gian không còn người gìn
giữ. Các sự mê hoặc, vốn hủy hoại công đức, giờ đây đã hoàn toàn tự do.
Khi thấy được chánh pháp của Mâu-ni đang thở hơi cuối cùng, và đây chính là giờ
phút thịnh hành của các mê hoặc thì những ai mong cầu giải thoát cần phải chuyên
cần tinh tấn.