VI. THỂ
NGHIỆM TỊNH
ĐỘ
Lịch sử phát triển tư tưởng về
Phật thân trong Phật giáo
Đại thừa, về một
phương diện,
nhắm thỏa
mãn nhu cầu tâm linh tôn
giáo; về
phương diện khác,
để nỗ lực giải quyết
một vấn đề hết
sức gay cấn mà nhà tư tưởng lúc nào cũng phải
đối diện. Tuy vậy, cả
hai phương diện ấy phản ánh hai xu hướng thực
hành, tức thể
nghiệm, khác
nhau, chứ
thực chất
cả hai nằm chung trên một
bình diện.
Một vấn
đề căn
bản kích thích các xu hướng tư
tưởng tôn giáo và triết
học khác nhau, là
vấn
đề bản
nguyên hay bản thể
của vũ trụ hay thế
giới. Trên mặt
lý luận và
nhận thức, bản nguyên và bản thể
là hai vấn đề riêng
biệt.
Những câu hỏi
và giải thích về bản nguyên luôn luôn dẫn tư tưởng và nhận thức
đi vào ngõ cụt. Chẳng hạn, một
nạn vấn danh tiếng được đặt ra cho nhà tính không luận rằng, tiền đề tính
không nói “tất
cả các pháp đều không,” bản thân của
tiền đề ấy có phải là một
pháp hay không? Nếu
nó cũng là một pháp, thì tiền
đề không
được
xác lập, vì không thể
minh chứng bằng hiện thực. Nhưng nếu nó không phải là một pháp, nó
không tồn
tại hiện
thực, và
như
vậy trở thành vô nghĩa.43
Tuy không thể
minh chứng
bằng
hiện
thực, nhưng có thể
thể nghiệm
bằng tâm linh. Vì thể nghiệm ấy siêu
việt lý trí, do đó
được xem như là thể
nghiệm thần
bí. Triết
học có tham vọng tiến
đến
chân lý
phổ quát và khoa học
nên thường cố tình tránh né vần đề bản nguyên, mà tập
trung nổ lực tư duy trên vấn đề bản thể.
Đại thừa Phật giáo phát triển quan niệm Phật
thân cũng là
để
giải
quyết
cùng lúc cả
hai vấn đề, bản nguyên và bản thể. Phật thân vừa là bản nguyên vừa là bản thể
của tồn tại, của vũ
trụ.
Đỉnh cao của tư tưởng này là kinh Pháp
hoa,
ở đó
Phật thân và Phật tính
được
nhận thức bằng lý tính duyên khởi.44
Khởi thủy, vì
đức Phật được nhận thức
như là một con người,
cho nên thân Phật cũng vẫn là một
tổ hợp
của năm
uẩn
như các con người hay các chúng sinh khác. Nhưng khi các luận sư A-tỳ-đàm đặt vấn
đề thân Phật hữu lậu
hay vô lậu, thì một
khái niệm mới về Phật thân đã thành
hình. Chính Duy-ma-cật cũng đã
khẳng định với
A-nan: thân Phật
là
vô lậu. Thế nhưng, khẳng định
ấy không thể là xác
quyết
một chiều.
Thân Phật
được nhận thức là hữu lậu
hay vô lậu tùy theo tính chất
nhiễm hay tịnh trong tương
quan
với
Phật quốc. Đây là chỗ
dẫn khởi mối
nghi ngờ
của ngài Xá-lợi-phất.
Sau khi nghe Phật diễn giải
quá trình biến chuyển tâm tư của
Bồ-tát, với
đoạn kết nói rằng, tùy theo sự thanh tịnh của tâm mà Phật quốc của
Bồ-tát thanh tịnh. Nếu thế, ngài Xá-lợi-
phất tự hỏi, phải chăng đức Thích Tôn
khi hành Bồ-tát đạo đã không tu tập
tâm chất
trực, v.v., cho đến các Ba-la-mật, các
trợ đạo và các thiện nghiệp
đạo, do đó
mà quốc độ của Ngài không thanh tịnh.
Nghi ngờ của ngài Xá-lợi-phất
không những được
Phật giải đáp, mà cả
đến Loa Kế
Phạm thiên vương vốn chỉ là phàm phu cũng có thể khẳng định
rằng quốc độ của Phật Thích-ca không uế
trược, xấu
xí như Xá-lợi-phất
thấy. Thế giới mà
ngài Xá-lợi-phất đang thấy là xấu xa ấy, thực
chất, trong cái nhìn của
Loa Kế
Phạm vương, cũng xinh đẹp
huy hoàng như
thiên giới
của trời Đại Tự tại. Đây
không phải là do
ở chỗ Loa Kế
Phạm vương có sở
đắc trong Thánh
đạo
cao hơn ngài Xá-lợi-phất.
Bậc
Thánh thấy nó xấu
xí, trong khi
đó phàm phu thấy nó thanh tịnh;
sở kiến bất đồng là
do nghiệp
cảm bất
đồng. Phàm phu thấy nó
xinh
đẹp
nên sinh tâm
đắm trước.
Thánh giả
thấy nó bất
tịnh nên có tư tưởng thoát ly. Siêu
việt
trên sở
kiến
của
Thánh và phàm,
đức Phật khẳng định
thế gian này vốn thanh
tịnh; tự tính thanh tịnh.
Để xác chứng
điều này, bằng thị hiện thần thông, Ngài hiển thị cho Xá-lợi- phất
thấy tất
cả sự trang nghiêm và
thanh tịnh
của thế
giới Ta-bà này.
43 Nāgārjuna, Vigrahavyāvartani,
k.1 : sarveṣāṃ bhāvānāṃ sarvatra na
vidyate svabhāvaścet/ tvadvacanam
asvabhāvaṃ na nivartayitum svabhāvam alam, “Nếu tự tính của các sự
hữu không tồn
tại một
cách phổ
quát, thì phát biểu
ngài là vô thể,
không thể bác bỏ tự
tính.”
44 Pháp hoa, phẩm ii “Phương tiện”: thị pháp trụ
pháp vị, thế gian tướng thường trụ
是法住法位世間相常住. Pháp trụ
(dharmasthiti) và pháp vị
(dharmaniyāmatā), là hai từ chỉ
lý tính duyên khởi,
Cf. Pali, Paccaya,
S. ii. 25: sā
dhātu dhammaµµhitatā dhammaniyāmatā
idappaccayatā.