V. TUẦN TỰ TU HÀNH
Tuệ Sỹ
Được
trang
bị với
các tâm như vậy, Bồ-tát
hình thành
quốc độ thanh tịnh tương ứng. Bồ-tát tuần
tự thực
hiện mục
tiêu cứu
cánh là tịnh
Phật quốc độ theo chuỗi quan hệ
nhân quả, khởi đầu với trực
tâm, cho
đến
thành tựu cuối cùng là tịnh độ.
Chuỗi tuần tự ấy, trong Duy-ma-cật
sở thuyết
là mười
ba giai
đoạn. Trong Thuyết
Vô cấu xưng, gồm
mười
bảy giai
đoạn.
1. Chuỗi mười ba giai đoạn
Bồ-tát tùy theo
trực tâm mà phát khởi
thực hành. Tùy
phát khởi
hành động mà đạt được thâm tâm. Do thâm tâm mà
ý được chế
ngự (điều phục). Do
ý được chế ngự mà có thể
thực hành như thuyết. Do hành
như
thuyết mà có thể
hồi hướng.
Do
hồi hướng mà có phương
tiện. Tùy theo
phương tiện mà thành tựu
chúng sinh.
Tùy theo sự thành tựu chúng sinh mà
quốc độ Phật được thanh tịnh. Tùy theo Phật độ tịnh
mà pháp
được thuyết
thanh tịnh. Tùy theo thuyết
pháp tịnh mà trí
tuệ
tịnh. Tùy theo trí tuệ
tịnh mà tâm tịnh. Tùy theo tâm tịnh
mà Phật độ thanh tịnh.
Mười ba giai đoạn
này có thể phối
hợp với
thứ lớp trình độ tu tập của Bồ-tát,
lấy mười
địa làm chuẩn.
Sự phối
hợp theo Duy ma kinh lược
sớ 39của Trạm
Nhiên như
sau:
1. Bồ-tát khi vào Sơ địa, tức
Hoan hỷ
địa, do chứng nghiệm chân lý nên thoát ly các kiến giải tà khúc;
đó là trực tâm.
2. Do trực
tâm mà tiến
vào Nhị địa
tức Ly cấu địa. Ở
đây, Bồ-tát
khởi đầu hành
động nhằm mục
đích lợi
tha, do đó,
Nhị
địa tương ứng với giai đoạn
phát hành.
3. Do phát hành tiến vào Tam địa tức Phát quang địa.
Ở đây, nhận
thức và hành
động của Bồ-tát cùng tiến,
do đó tương
ứng với
thâm tâm.
4. Do thâm tâm mà tiến vào Tứ địa, tức
Diệm tuệ
địa. Ở
đây,
lý và sự
cùng song hành, cho nên có thể tự điều
phục và cũng
có
thể điều phục
tha nhân.
Như
vậy, Tam địa tương ứng với
giai
đoạn điều phục.
5. Do điều
phục mà
nhập Ngũ
địa, Nan thắng địa. Đã điều
phục sự lý nên có thể hành động
như
thuyết.
Ngũ
địa tương ứng giai
đoạn như thuyết.
6. Do như
thuyết hành mà vào Lục địa, Hiện tiền địa. Ở
đây,
Bồ-tát
đã có thể
hồi hướng tất cả thiện
pháp về Phật
quả, vậy tương ứng với hồi
hướng.
7. Do hồi
hướng mà vào Thất
địa, Viễn
hành địa. Thất
địa tương
ứng giai
đoạn Bồ-tát có
đủ phương tiện thiện
xảo, có
thể tự mình hành
đạo
và cũng có thể
giáo hóa tha
nhân.
8. Do phương tiện nhập
Bát địa, Bất
động địa.
Ở đây Bồ-tát có thể
vận dụng đạo và quán song hành, và cũng có thể giáo hóa và
điều phục
chúng sinh
ở bất
cứ nơi nào. Chúng sinh
được điều phục, thì Phật
quốc được thanh tịnh. Do Phật
quốc tịnh
mà tiến vào Cửu
địa.
9. Cửu địa
tức Thiện tuệ địa,
ở đây Bồ-tát có thể thuyết pháp tịnh. Thuyết
pháp tịnh, tức trí tuệ
tịnh. Nhân trí
tuệ tịnh
mà nhập Thập
địa.
10. Thập
địa là Pháp vân địa, do bởi tâm tịnh nên hết
thảy phẩm tính
đều
thanh tịnh.
Trong Duy ma kinh nghĩa sớ,40 Cát Tạng
phối hợp
các quá trình hành
đạo
này theo tiêu chuẩn mười
địa cách
khác. Bắt đầu với
Thập tín, giai đoạn
ngoại phàm, tức phàm phu tuy
đã
có
tín tâm nhưng còn
ở ngoài Thánh đạo;
đó là giai đoạn
Bồ- tát tu trực
tâm để tịnh
Phật quốc độ. Sau quá trình thành tựu mười
tín tâm, Bồ-tát bước
vào vị trí nội phàm,
phàm phu
nhưng
đã ở
trong Thánh
đạo; tương đương giai đoạn
phát khởi
hành. Từ Sơ địa trở lên, đều là quá trình tu và sửa
trị sự
nghiệp Bồ-tát
địa; đó
là thâm tâm. Nhị
địa thành tựu
trì giới ba-la-mật, Bồ-tát có năng lực
phòng hộ
các bất
thiện nghiệp,
nên gọi là điều phục. Tam địa, Bồ-tát
y vào
những điều
được nghe mà tu định; tương đương giai đoạn
như thuyết
hành. Tứ
địa cho đến Lục địa, Bồ-tát tu thuận nhẫn, hướng
đến
chứng nhập
thể bất sinh;
đây gọi là hồi hướng. Thất địa tu tập
mười phương tiện nên có thể
thành tựu chúng sinh. Bát địa tu tịnh Phật quốc độ.
Cửu địa, thành tựu
biện tài để thuyết pháp vô ngại, nên gọi là thuyết pháp tịnh. Thập
địa thành tựu
trí ba-la-
mật nên nói là trí tuệ
tịnh. Đẳng giác địa, tức
kim cang tâm,
gọi là tâm tịnh. Diệu
giác địa, hành
và nguyện
viên mãn, nên nói là hết thảy công đức thanh tịnh.
2. Chuỗi mười bảy chuyển
Trong Thuyết vô cấu xưng,41
quá trình này gồm tất
cả mười bảy giai
đoạn, mà Khuy Cơ gọi là mười
bảy chuyển, chia làm hai phần.42
Phần đầu gồm tám chuyển, lặp
lại tuần tự tu hành của
mười tám phiên
đã nêu.
Phần hai
gồm
chín chuyển,
những
kết
quả đặc
biệt phát sinh từ sự tu nhân về
nghiêm tịnh
Phật
độ. Mười bảy chuyển liệt kê theo tuần tự: 1. Phát Bồ-đề tâm;
2. Thuần tịnh
ý
lạc; 3.
Diệu thiện gia hành;
4. Tăng
thượng ý lạc;
5. Chỉ tức,
dẹp
các chướng ngại, gồm sáu ba-la- mật; 6. Phát
khởi,
gồm
bốn vô lượng tâm,
bốn
nhiếp pháp, phương tiện thiện
xảo, các thành phần của
Bồ-đề; 7.
Hồi
hướng; 8. Tịch tĩnh,
gồm
thuyết tức
vô hạ (tức thuyết
trừ tám nạn,
theo
dịch
văn
của
La-thập),
tự thủ
giới
hạnh,
mười
nghiệp đạo
thiện;
9. Thanh tịnh hữu tình;
10. Nghiêm tịnh Phật độ;
11.Thanh tịnh
giáo pháp;
12.Thanh tịnh diệu phước;
13.Thanh tịnh
diệu tuệ;
14.Thanh tịnh
diệu trí; 15.Thanh tịnh diệu hành; 16.Thanh tịnh diệu tâm; 17.Thanh tịnh các công đức.
Kinh kết
luận: nếu
Bồ-tát muốn tu tập
để làm trang nghiêm
thanh tịnh quốc độ Phật, trước hết
phải nghiêm tịnh
tự tâm.
Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ thanh tịnh.
38 Huyền Trang: ác thú vô hạ 惡趣無暇.
39 T 38
n 1778, tr.
593c23.
40 T38n1781,
tr.
930a9.
41 T38n1782,
tr.
026b25.
42 Khuy Cơ, ibid., cũng phân tích bản dịch của
La-thập
thành 13 chuyển,
chia làm hai phần.
Phần đầu
7 chuyển;
phần hai 6 chuyển.