IV. THANH TỊNH
QUỐC
ĐỘ PHẬT
1. Căn bản tịnh Phật quốc độ
Khi được
Bảo Tích thỉnh cầu Phật chỉ giáo hình thái tồn tại của Phật
quốc,
đức Phật nói: “Các loại chúng sinh là Phật
quốc của Bồ-tát.”21
Như
đã biết, các luận sư Phật
học chia thế
giới làm hai phạm
trù, hữu
tình và
khí thế
gian. Các nhà chú giải Duy-ma-cật
cũng dựa trên đó
để thuyết
minh ý nghĩa
tịnh độ Phật quốc. Do đó, khi giải thích từ
loại22
trong “chúng sinh chi loại”, Trạm Nhiên cho
đó là khí loại. Giải
thích
này phù hợp với văn dịch của
ngài Huyền Trang: “Quốc độ của các hữu tình là Phật độ của Bồ-tát.”23
Để giải thích ý nghĩa
của câu này,
Khuy Cơ
phân tích hai loại
quốc độ. Quốc
độ phàm phu gồm
hữu tình thế gian và khí thế
gian.
Quốc độ Thánh gồm Bồ-tát
và
bảo phương, tức
địa
phương hay phương vực
cao quý. Khuy Cơ viết: “Ngoài hữu
tình (tức chúng sinh) không tồn
tại
quốc độ riêng
biệt. Do có hữu
tình mà có
khí thế
giới. Hữu
tình sẽ
trở thành Bồ-tát.
Khí
thế giới
sẽ trở thành bảo phương.
Bồ-tát nguyên lai muốn giáo hóa hữu
tình dẫn
đến xuất thế,do đó phương tiện biến diệt
mà thành bảo
phương.
Căn bản
không
phải
biến khí thế
giới thành tịnh
độ.”24
Như
vậy, căn bản của tịnh
độ Bồ-tát vẫn
là quốc độ chúng
sinh.
Nhưng nội dung quốc độ ấy là thanh tịnh hay uế trược,
tùy
theo loại chúng sinh tồn tại
trong đó.
Theo ý nghĩa này,
đối tượng hành
đạo
của Bồ-tát là thế giới
hiện thực bao
gồm
chúng sinh và môi trường sống của
chúng sinh. Vì lợi ích
và
sự an lạc
của chúng sinh, Bồ-tát cần làm sạch môi
trường
sống. Làm sạch môi trường sống là tạo điều
kiện tốt, thuận
duyên, để chúng sinh tu tập
và phát triển thiện căn như
là gốc rễ của an
lạc.
Nhưng không thể
làm sạch môi trường sống nếu
Bồ-tát
không làm sạch tâm tư của
chúng sinh. Đồng thời,
không thể làm sạch tâm tư chúng
sinh nếu không cải thiện
môi trường sống. Mối quan hệ nhân
quả phản hồi ấy thực
chất
là bất
khả tư nghị.
Không thể tồn tại cái này mà không
tồn tại
cái kia.
Với nội dung cải
biến tâm tư chúng sinh để tịnh
Phật quốc độ, Bồ-tát
hành
đạo
theo hai
phương hướng: tùy theo sự
phát triển và lợi ích của
chúng sinh, và tùy theo sự
phát khởi
các phẩm
chất
thanh
tịnh của
chúng
sinh.
Đó
là
hai phương hướng
xác định theo bản Hán dịch của
Huyền Trang. Cả
hai phương hướng này, theo
giải thích so sánh của
Khuy Cơ, được tổng hợp
làm một trong bản Hán dịch của
La-thập:
“Bồ- tát xây dựng Phật độ tùy theo loại chúng sinh được giáo
hóa.”25
Với nội dung cải thiện môi trường, Bồ-tát xây dựng Phật
quốc theo ba tiêu chí: tùy theo loại Phật
quốc nào thích
hợp để chúng sinh có thể
được điều phục, nghĩa là để dễ dàng chế
ngự tâm tư;
tùy theo Phật quốc thích hợp mà
ở đó
chúng sinh
có
thể ngộ
nhập Phật
trí; tùy theo Phật quốc thích hợp mà ở đó chúng sinh có thể phát triển gốc rễ Bồ-tát, nói theo bản
Hán
của La-thập; hay phát khởi Thánh
hạnh,
nói theo bản
Hán
của Huyền Trang.
Do văn dịch khác
nhau của Duy-ma-cật
sở thuyết (La-thập)
và
Thuyết Vô cấu xưng (Huyền Trang),
và cũng có thể do khác
biệt ngay
gốc
truyền bản, các nhà chú giải
nêu nhiều
giải
thích khác nhau
về đoạn
này.
Duy-ma-cật sở thuyết
xác định
tịnh độ của Bồ-tát là “chúng sinh chi
loại”
và phân tích “chi loại” ấy thành
bốn. Căn cứ
theo văn dịch này, nhà chú giải thuộc
tông Thiên thai là Trạm
Nhiên triển khai thành bốn
loại quốc
độ. Kinh văn nói: “Bồ- tát nhiếp
thủ Phật
độ tùy theo chúng sinh
được
giáo hóa.”26
Đây chỉ Đồng cư độ, là quốc
độ nơi mà phàm phu và Thánh
Hiền
ở chung. Đó
là hình thái quốc độ vừa
nhiễm vừa tịnh.
Kinh văn nói:
“Bồ-tát chọn hình thái Phật độ tùy theo loại chúng sinh được
điều phục.”27
Điều này chỉ
cho Hữu
dư độ,
là
quốc độ riêng
biệt của Thánh
giả.
Kinh văn
nói: “Bồ-tát
chọn
quốc độ
nào thích hợp
để chúng sinh ngộ
nhập trí tuệ
của Phật.”28
Đây chỉ
Quả báo độ,
hình thái quốc độ
theo nguyên
nhân tu hành
của
Phật.
Kinh văn
nói:
“Tùy theo chúng sinh
bằng
quốc độ nào mà
phát
khởi căn cơ của Bồ-
tát.”29
Đây chỉ Tịch quang
độ (quốc độ của ánh sáng thường
hằng tịch tĩnh), quốc độ lấy Pháp tính thân của Phật làm bản
thể.
Trong văn dịch của Thuyết
Vô cấu xưng, có năm
hình thái
tịnh độ của Bồ-tát. Căn
cứ vào văn dịch này, Khuy Cơ gọi là
năm trùng, chia làm hai phần. Phần thứ
nhất, tùy theo sự
phát tâm tu hành của chúng sinh. Phần
này có hai trùng: 1. Hết
thảy các Bồ-tát tùy theo sự phát triển và sự
làm ích lợi cho chúng sinh mà xây
dựng Phật
quốc trong sạch
và đẹp
đẽ.30
Điều này được
giải thích là chỉ cho
hình thái
quốc
độ tương ứng với sự
tu thiện
diệt ác của chúng sinh.
2. Tùy theo sự phát
khởi các phẩm tính thanh tịnh
của chúng sinh mà kiến thiết Phật quốc nghiêm tịnh.31
Đây chỉ cho
hình thái
quốc độ tùy theo
phẩm chất phước đức và trí tuệ của chúng sinh. Cả hai
hình thái này gọi chung là Ngoại
phàm Biến hóa độ (quốc
độ do Phật biến hóa ra,
dành cho phàm phu ngoại biên), theo Khuy Cơ, hoặc
Ứng độ,
theo Cát Tạng,32
là quốc độ của Ứng thân của Phật, thân thể với
hình tướng phù
hợp
theo căn cơ
và
nhận thức của từng loại chúng sinh khác
nhau; là
quốc độ của chúng sinh hay phàm phu bên ngoài Thánh đạo.
Ba hình thái còn lại, tức
ba trùng của
phần thứ hai theo
phân
tích của
Khuy Cơ,
đại để tương đồng trong Duy-ma-cật
sở thuyết và Thuyết
Vô cấu xưng. Cả ba được gọi chung là Tha báo
độ,
tức quốc độ của Tha thọ dụng thân của Phật
(bản thân
Phật
duy chỉ Bồ-tát hàng Thập địa mới nhìn thấy).
2. Nội
dung tịnh Phật quốc
độ
Bi và trí, nguyện và hành, là các cặp nhân
quả tương đối
trong quá trình tu
đạo
và hành
đạo
của Bồ-tát. Bằng trí tuệ,
Bồ-tát nhận rõ yếu tính của
tồn tại, nguồn
gốc của đau khổ và
an
lạc, và
do đó
thấu hiểu
tâm tư, ước nguyện của chúng sinh. Với
bi tâm, Bồ-tát hành
đạo
với mục
đích mong cầu lợi
ích và an lạc
cho chúng sinh. Do
đó, tùy theo căn
cơ, tùy theo xu hướng của
các loại chúng sinh mà Bồ-tát
dự phóng hình ảnh
một Phật quốc thích ứng. Đó là nguyện. Từ nguyện, và tùy theo bản chất
của nguyện, Bồ-tát
phát khởi hành. Nguyện và
hành tương xứng, nhân và
quả tương liên. Bồ-tát lấy đó làm
chỉ nam định hướng.
Ở đây, Duy-ma-cật
sở thuyết
nêu mười bảy hành của Bồ-tát.
Trong Thuyết
Vô cấu xưng, có mười tám
hành. Theo bản dịch
trước, gồm
ba tâm, sáu
độ, bốn vô lượng và bốn
nhiếp. Trong bản dịch sau, thay vào ba tâm là bốn độ. Các hành còn lại,
đại thể
tương đồng.
A. Ba tâm
và bốn độ. Về ba tâm, Duy-ma-cật sở thuyết
nói: “Trực tâm
là tịnh độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, các
loại
chúng sinh không
dua
vạy sẽ
sinh về đó.
Thâm tâm là
tịnh độ của Bồ-tát; khi Bồ-tát thành Phật, các chúng sinh có đầy đủ các
phẩm chất
sẽ sinh
về đó. Bồ-đề tâm là tịnh
độ của Bồ-tát;
khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh Đại thừa sẽ sinh
về đó.”
Ý nghĩa và mối
quan hệ tương liên của
ba tâm
được
Cát Tạng giải thích: “Phàm phu vướng mắc
hữu, Nhị
thừa nghiêng lệch về không. Cả hai đều
cong. Bồ-tát thực hành chánh
quán
nên gọi là trực
tâm (tâm ngay thẳng)… Phát tâm là điểm khởi
đầu. Khởi
đầu với
chánh quán. Chánh
quán càng
lúc càng sáng,
gọi là thâm tâm (tâm sâu thẳm). Vì thâm sâu kiên cố khó nhổ,
là ý nghĩa của thâm tâm… Muốn
đi đường lớn,33 trước hết phải làm
ngay thẳng tâm. Tâm đã
chánh trực
rồi mới
bước
vào hành. Bước vào hành mà sâu thì có thể vận chuyển cùng khắp,
tất cả đều đi
đến Phật, nên gọi là Bồ-đề tâm.”34
Trạm Nhiên khi giải thích ba tâm lại phối
hợp với
ba Thừa.
Trực tâm, chỉ Thanh văn thừa, tu quán bốn Thánh đế. Thâm
tâm chỉ Duyên giác thừa, tu
quán mười hai
nhân duyên. Bồ- đề tâm, chỉ Bồ-tát thừa phát
bốn đại nguyện (bốn
hoằng thệ
nguyện).
Ba tâm trên đây trong bản dịch của La-thập
cần được đối chiếu với
bốn độ trong bản dịch của Huyền Trang.
1. Bồ-đề tâm độ: quốc độ mà trong đó
tất cả
chúng sinh
đều phát khởi
ý
hướng Đại thừa; như đã
thấy trong ba tâm của
bản dịch trước.
2.Thuần ý lạc
độ: quốc độ được hình thành bằng thuần ý lạc,
hay ý hướng, của
Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành bồ-đề,
các chúng sinh không dối
trá,
không hư
ngụy, sẽ tái sinh về đó. Giải thích từ thuần ý lạc, Khuy Cơ nói: “Tiếng Phạn
a-thế-da 35, có nghĩa là
ý lạc. Không lẫn lộn với
cái xấu, gọi là thuần tịnh ý lạc.”
Điều
này tương
đương với trực tâm trong bản dịch
trước.
3. Thiện gia hành
độ,36 không có tương đương trong bản dịch
trước.
Quốc độ được hình thành
do nỗ lực thực
hiện các phẩm tính thiện mà trước kia chưa từng có hay chưa từng
biết.
4.Thượng ý lạc
độ,37 tương
đương với
thâm tâm. Khi Bồ-tát
thành Phật, các chúng sinh đã tích lũy hành trang thiện sẽ tái sinh
về đó.
Khuy Cơ so sánh:
ý lạc
(ý hướng) mà được tăng thượng mãnh liệt,
thì
đó cũng là thâm tâm.
B. Sáu độ,
hay sáu ba-la-mật. Cả sáu ba-la-mật, theo
giải
thích của
Khuy Cơ,
đều có tác
dụng
đình chỉ
(chỉ tức), loại bỏ các chướng ngại
để đạt đến chỗ
toàn thiện.
C. Bốn vô
luợng tâm: từ,
bi, hỷ,
xả, như thường
biết.
D. Bốn nhiếp pháp, hay nhiếp
sự: bố thí, ái ngữ, lợi hành và
đồng sự. Đó là bốn nguyên tắc
để Bồ-tát gần gũi
chúng sinh,
duy
trì mối quan hệ
mật thiết.
E. Các hành tiếp
theo: phương tiện, và
37 thành phần giác
ngộ, cùng
với bốn vô lượng tâm và
bốn nhiếp
pháp, được Khuy Cơ
hợp chung thành một
nhóm, gọi là phát
khởi thuyết.
F. Ba hành: thuyết trừ tám nạn,38 tự thủ
giới hạnh
và mười nghiệp
đạo thiện,
được Khuy Cơ hợp thành nhóm tịch tĩnh.
Điểm cũng nên lưu ý là trong tất
cả các hành nêu trên trong Thuyết
Vô cấu xưng đều là các hình thái quốc độ được
hình thành
do bởi
các hành ấy của Bồ-tát, chứ
không phải thuần túy là các hành.
21 Chúng sinh chi loại
thị Bồ-tát Phật
độ 眾 生 之 類 是菩 薩 佛土 . Skt.:
sattvakṣetraṃ kulaputra
bodhisattvasya (Tib. rigs
kyi bu sems can
gyi
ni zhiṅ byang chub sems
dpaḥi sangs rgyas
kyi zhing ngo): quốc độ chúng sanh là
quốc độ Phật của
Bồ-tát.
22 Từ dịch ý của
La-thập, không có tương
đương chính xác trong bản
Huyền
Trang, và bản
Tây tạng.
23 Chư hữu tình
độ thị vi Bồ-tát nghiêm tịnh Phật
độ 諸有情土是為菩薩嚴 淨佛土.
24 Khuy Cơ,
Thuyết
Vô Cấu Xưng kinh sớ
(vt. VCS), T38n1782,
tr. 1023b1.
25 T38n1782,
tr.
1023b7.
26 Tùy sở
hóa chúng sinh
nhi thủ
Phật độ 隨所化 眾生 而取佛土 . Skt. yāvantaṃ bodhisattvaḥ sattveṣūpacayaṃ karoti tāvad buddhakṣetraṃ parigṛhnāti (Tib. byang
chub sems dpaḥ ji tsam du sems can rnams la
rgyas par
byed pa
de tsam
du sangs rgyas kyi zhing yongs su ḥdzin to), Bồ-tát làm phồn
vinh cho các chúng sinh, là kiến
thiết quốc độ Phật.
27 Tùy sở điều phục chúng sinh nhi thủ Phật
độ 隨所調伏眾生而取佛土.
28 Tùy chư chúng sinh ưng dĩ
hà quốc nhập Phật trí tuệ
nhi thủ Phật độ 隨 諸 眾生 應以何國 入佛 智
而取佛 土.
Tùy chư chúng sinh ứng dĩ
hà quốc khởi Bồ-tát căn 隨諸眾生應以何國 起菩薩根.
30 Nhất thiết
Bồ-tát tùy chư
hữu
tình tăng trưởng nhiêu ích, tức
tiện nhiếp thọ
nghiêm tịnh Phật
độ
一切菩薩隨諸有情增長饒益即便攝受嚴淨佛土
31 Tùy chư hữu tình phát khởi chủng chủng
thanh tịnh công
đức, tức
tiện nhiếp
thọ nghiêm tịnh Phật
độ 隨諸有發起種種清 淨功德即便攝受嚴淨 佛土.
32 Cát Tạng,
Duy-ma-cật nghĩa sớ, T38n1781,
tr.
927c15.
33 Hành đại đạo 行大道.
34 T38n1781,
tr.
928b19.
35 āśaya, từ Sanskrit khó
dịch, nên Huyền Trang thường phiên âm. Có khi dịch là
ý lạc 意樂. Các chỗ khác, cũng dịch là chánh trực tâm, thâm tâm,
bản nguyện, chí lạc, tâm sở dục lạc... Bản Skt., VKN:
āśayakṣetraṃ (tả
bản chép nhầm là ākāśayakṣetraṃ)
bodhisattvasya buddhakṣetraṃ;
Tạng:
bsam paḥi
zhiṅ ni
byang chub sems dpaḥi sangs rgyas
kyi zhing, quốc độ của ước nguyện
là quốc độ Phật của
Bồ-tát.
36 Skt.
prayogakṣetraṃ; Tạng: sbyor
baḥi zhing, quốc độ ứng dụng/ thực
hành.
37 Skt. adhyāśayakṣetraṃ; Tạng: lhag-paḥi
bsam-paḥi zhing,
quốc độ của
ước nguyện
siêu việt.