Tuệ Sỹ
III. HÀNH TRANG TƯ TƯỞNG
Trong
quốc độ và quốc giới như vậy, hình thái như thế
nào để có thể nói là thanh tịnh trang nghiêm, và làm thế nào
để thành
tựu hình thái ấy? Có ba yếu
tố cần thiết: Thứ nhất, cảnh vực,
bao gồm không gian và thời
gian để kiến thiết quốc độ ấy. Thứ
hai, trình độ nhận thức để quan sát các
giá trị giả
và thực của
thực tại để kiến thiết quốc độ chân thực
chứ không
phải
vọng tưởng điên
đảo. Thứ
ba, một căn bản giáo nghĩa, hay
những nguyên lý để tiến hành mà không sợ bị
lệch hướng tạo nên một thế
giới dị
dạng. Trong thuật ngữ triết
học Phật giáo,
ba
yếu tố đó
được
gọi là cảnh - trí- giáo.
Gia Tường Đại sư khi viết
Tịnh Danh huyền luận13
đã xoay
quanh ba phạm trù cảnh-trí-giáo trên hai phương
diện bản môn hay bản thể luận và tích môn hay hiện tượng luận để phân tích toàn bộ
nội dung của
Duy-ma-cật
sở thuyết. Bản thể
luận và
hiện tượng luận là hai từ Việt hiện
đại
được vaymượn
từ nội
hàm triết học
phương Tây, nhưng không hoàn
toàn hàm ngụ hết
ý nghĩa của
từ bản môn và tích môn. Ở
đây,
cảnh giới của chân lý thực
chứng
được
nhận thức
bởi trí vô
phân biệt
của Phật được gọi
là bản
môn. Cảnh
giới thực chứng ấy được Phật
mô tả lại
cho các hàng chúng sinh tùy
theo trình
độ bằng các phương tiện ngôn ngữ; đây gọi là tích môn. Tích là dấu vết, là lối
mòn, để người
sau lần bước
khám
phá
ra hướng đi chính xác. Trong
quá trình hành Bồ-tát đạo,
cảnh giới được hướng đến chỉ căn cứ
theo mô tả của Phật, còn chân thực tính của
cảnh giới ấy thì bằng trình độ hiện
tại của trí tuệ
thì chưa
thể hình
dung nỗi. Cảnh giới thực
chứng của
Phật mà Bồ-tát hướng
đến như là mục
tiêu cứu cánh như
vậy là bất
khả tư nghị,
vượt ngoài trình độ tư duy của
các hàng chưa giác ngộ như Phật.
Đại sư
nói: “Do cảnh (đối tượng) bất tư nghị khởi trí bất tư nghị.
Bằng trí bất tư nghị, diễn giáo bất
tư nghị,
khiến cho hàng
đệ tử tiếp thọ
giáo hóa; nhân giáo mà thông lý;
nhân lý mà
phát trí.”14
Về quan hệ
ba phạm trù này với bản-tích,
Đại sư nói: “Cảnh
làm trỗi dậy trí; đó
là bản (môn) bất
tư nghị.
Giáo chính là tích (môn) bất tư nghị.”15
Trên phương diện bản thể luận, thể
tính hay tự tính của
Phật quốc vốn
thanh tịnh. Ở
đoạn sau trong
phẩm Phật quốc này Phật thị
hiện cho ngài Xá-lợi-phất
thấy rõ thế giới Ta-bà vốn
dĩ được quan niệm
là một thế
giới đầy ô trược
nguyên lai
trong tự tính lại là thế
giới thanh tịnh
như
tất cả
Phật quốc khác trong mười
phương thế giới. Cảnh tương
ứng với trí. Do
đó, chỉ với
trí tuệ
thanh tịnh
mới nhận thức
được bản nguyên
thanh tịnh của thế
giới. Nhận thức như thế
là trí bất tư nghị.
Cảnh và trí ấy siêu việt
mọi tư
duy,
biện giải; vượt
ngoài khả
năng luận giải của ngôn ngữ. Nhưng bằng
phương
tiện khéo
léo,
đức Phật thuyết pháp tùy theo mọi căn cơ, nói
được những điều không thể nói. Đó là phương pháp luận từ bản mà thiết
lập tích. Rồi
căn cứ
vào giáo thuyết ấy mà thực
hành, các
đệ tử dần dần thể
nhập cảnh và trí bất tư nghị.
Đó
là phương pháp luận đi từ tích
đến
bản. Đại
sư Gia Tường nói: “Trước hết
do cảnh phát trí, sau
đó mới ứng theo vật
mà ban phát giáo. Đó
là từ bản dẫn xuống tích.16 Mượn
giáo để thông lý. Đó là bằng tích mà chỉ
vào bản.17
Nói cách khác, như được thị
hiện trong bảo
cái, có vô số
Phật quốc khác
nhau, thì cũng có vô số phương tiện thuyết
giáo và vô số phương tiện
hành đạo khác
nhau. Do vậy, khi Bồ-tát
hành đạo trong một Phật quốc
cá biệt
với đối
tượng thành tựu là các loại chúng sinh cá biệt, thế
thì Bồ-tát cũng y trên một
giáo
pháp cá biệt
thích ứng. Đó
là hành trang tư tưởng của
Bồ-tát, cần chuẩn bị
đủ để lên
đường đi về Phật quốc.
Phân tích ý nghĩa loạt
bài tụng mà Bảo
Tích đọc lên
để tán thán Phật
chúng ta sẽ có thể
tìm thấy
những gì là hành trang tư tưởng cho Bồ-tát hành
đạo, để làm thanh tịnh quốc độ và thành tựu sự thuần thục
của chúng sinh.
Một cách tổng quát, nội dung loạt
bài tụng tán Phật của Bảo Tích là sự triển
khai cặp
tương đối Phật quốc và Phật thân. Như đã thấy,
khi luận giải thế
giới, các
nhà luận sư Phật
học cổ đại phân tích thế
giới thành hai loại, hữu
tình thế gian và khí thế gian, tức
thế giới
sinh vật
và thế giới tự nhiên. Ở
đây,
trong sự phát triển của tư tưởng Đại thừa, hay trong tư tưởng Bồ-tát
đạo,
khái niệm về
Phật quốc cũng bao gồm hai phạm
trù như vậy. Trong đề cương của Gia Tường
Đại sư,
đó là cặp
tương đối cảnh
và trí.
Trong
thời kỳ đầu, các luận sư
A-tỳ-đàm luận giải Phật
thân với hai phạm trù là sắc
thân và
pháp thân. Sắc thân là bản thân do cha mẹ
sinh
ra, chịu
tác động của
quy luật vật
lý. Pháp thân là bản thân có
được
sau khi giác ngộ.
Trong
phẩm “Phương tiện,” bằng cách giả bệnh, Duy-ma-cật
thuyết
pháp cho các cư sỹ,
đề cao Pháp thân của
Phật: “Phật thân chính là Pháp thân, sinh ra từ vô lượng công
đức trí tuệ,
từ giới, định, tuệ,
giải thoát và giải thoát tri kiến…” Đoạn khác, khi nghe ngài A-nan nói Phật đang bệnh, Duy-ma-cật
nói với
ngài A-nan: “Thân của Như
lai là Pháp thân, không
phải thân do tư
dục. Phật
là đấng Thế tôn, vượt ngoài tam giới. Thân Phật
là vô lậu,
vì các lậu đã
bị dứt
sạch. Thân Phật
là vô
vi,
vì không thuộc
khái niệm. Bản thân
như
vậy làm sao có bệnh?”
Giải thích quan hệ Phật thân và Phật độ, Khuy Cơ minh giải: Quốc độ Phật
có ba,
1. Pháp tính độ, trú xứ của Pháp thân, là lý thể
của Chân
như;
tức
thế giới chân lý mà tự thân Phật
chứng
nhập. 2. Thọ dụng độ,
thế
giới của
Báo thân, thọ hưởng
quả báo của vô số công đức được
tích lũy; thế
giới trang nghiêm thanh tịnh
mà tự thân Phật cảm nghiệm. 3. Biến
hóa độ, thế
giới của Hóa thân Phật, tịnh
hay uế không
nhất
định; thế
giới Phật
xuất hiện để giáo hóa chúng sinh.18
Trong tông Thiên thai, Phật
thân và Phật quốc hay Phật độ
được luận giải bằng bốn phạm trù: 1. Phàm thánh đồng cư độ, thế giới vừa tịnh
vừa nhiễm,
ở đó
Thánh nhân và
phàm phu cùng sống chung.
2. Phương tiện
Thánh cư độ, thế giới chỉ tồn tại
các Thánh
nhân. Cũng
gọi
là Hữu dư
phương tiện nhân
độ, thế giới hữu dư cho các Thánh giả
tuy đã vượt
khỏi phần đoạn sinh tử
nhưng còn tàn dư là
biến dịch sinh tử
chưa được vượt
thoát. 3. Thật báo trang nghiêm
độ, thế giới
do quả báo chân thực
từ nhân tu hành chân thật. Cũng gọi là
“thật báo vô chướng ngại”,
vì sắc
tâm không còn
bị chướng ngại. Cũng
gọi là “quả
báo thuần
pháp thân cư”, là trú xứ của
Pháp thân Bồ-tát. 4. Thường
tịch
quang độ, thế
giới của các bậc
Diệu giác.
Quốc độ thứ nhất và thứ
hai là
thế
giới của
Ứng thân Phật. Quốc
độ thứ
ba, vừa Ứng thân, vừa Báo thân.Quốc độ thứ
tư duy chỉ
thuộc về Pháp thân Phật.19
Khái niệm Phật thân trong loạt
bài tụng của Bảo
Tích có tính cách cá biệt, không theo các khuynh hướng
giải thích trong các trường Phật học khác. Phật
thân ở
đây được nhận
thức trên cơ sở nghiệp.
Nghĩa là, tùy theo bản
chất và mục
tiêu hành động của
Bồ-tát mà Phật
thân được nhận
thức tương ứng.
Bài tụng thứ nhất
tán thán Phật
thân mà ngài Khuy Cơ phân tích thành sáu điểm tịnh gồm trong ba nghiệp: con mắt tịnh, ý lạc
tịnh, định tịnh, bỉ ngạn tịnh, nghiệp
tịnh và
danh xưng tịnh.20 Bài tụng nói:
Con kính
đảnh lễ Ngài,
Vị dẫn đạo chúng sinh
bằng con đường tịch tĩnh. Mắt trong vắt,
dài rộng như sen xanh;
Tâm tịnh, đã vượt các thiền
định; Lâu dài tích chứa nghiệp
tịnh, Danh xưng không thể
lường.
Trong bài tụng thứ
hai, Phật thân và Phật quốc được nhận thức
như một
chỉnh thể thống
nhất, mà Phật thị hiện
cho thấy trong bảo cái.
Các bài tụng tiếp theo tán thán riêng biệt
Pháp thân. Nếu phân tích
theo
phương
pháp luận của Gia Tường, thì Pháp
thân
ở đây gồm hai
phương diện,
bản (bản thể) và
tích (hiện
tượng): Pháp thân
như
là hiện thân của
thể tính chân lý,
và
Pháp thân tương ứng với
các loại chúng sinh sai biệt. Tùy
theo cơ cảm của mỗi hạng chúng sinh,
và tùy theo trình độ sai biệt
của Thánh Hiền, của
Bồ-tát, Phật và giáo pháp của Phật
được nhận thức và lãnh hội không đồng
nhất.
Mặc dù thể
tính của
các pháp vốn
siêu việt
tư duy, siêu
việt
ngôn ngữ, nhưng
do đã thể nhập
pháp tính, đạt được sự
tự tại đối với các pháp, nên Phật
có thể
phân tích, giải thuyết các
pháp và pháp tướng một
cách chính xác; dù
vậy, đệ nhất nghĩa tức Chân tính tuyệt đối vẫn không vì thế mà bị
rối loạn,
dao
động. Pháp mà Phật diễn
giải không
phải là hữu,
cũng
không
phải là vô; tất cả sinh
khởi
do nhân duyên. Phần đầu
bài tụng thứ năm nói:
Không nói pháp
hữu, cũng không phi
hiện hữu;
Bởi do nhân duyên các pháp sanh.
Vô ngã, không
tạo tác, không người
thọ báo. Nhưng
nghiệp thiện
ác không hề mất.
Bằng bản chất của giáo
pháp như thế, Phật vận chuyển bánh
xe
Chánh pháp trong cả đại thiên thế
giới. Khởi từ đó, Tam
bảo xuất
hiện ở thế
gian làm
nơi
nương tựa cho chúng sinh. Các bài tụng
12-14 nói:
Phật bằng một âm
diễn thuyết
Pháp; Chúng sinh tùy loại đều hiểu
được;
Đều nói Thế
tôn cùng tiếng
của mình;
Ấy do thần lực
pháp bất cộng.
Phật bằng một âm
diễn thuyết
Pháp; Chúng sinh mỗi mỗi theo chỗ
hiểu, Đều
được
thọ hành,
đại lợi ích;
Ấy do thần
lực pháp bất
cộng.
Phật bằng một âm
diễn thuyết
Pháp; Có kẻ
nghe sợ, có kẻ vui,
Có kẻ chán
bỏ,
kẻ hết nghi;
Ấy do thần
lực pháp bất
cộng.
Mối quan
hệ của Phật thân và Phật
độ như đã
thuật cũng có thể
được nhận thức theo một
khía cạnh
khác; khía cạnh thực dụng. Với thể
tính mầu nhiệm của
Pháp mà Ngài chứng
đắc dước gốc Bồ-đề, Phật đã thành
tựu
phẩm tính tự lợi. Bằng
phương tiện thuyết giáo
vi diệu, Phật đã
thành tựu các phẩm tính lợi tha. Bồ-tát
khi hành đạo cũng thế,
vì mục đích giác
ngộ của chính mình mà cũng vì sự an lạc
của mọi loài.
Cuối
cùng, Bảo
Tích đọc
lời kính lễ Phật:
Cúi lạy
đấng Mười
lực, Đại tinh tấn;
Cúi
lạy đấng đã đạt vô sở
úy;
Đảnh lễ bậc
trụ pháp Bất
cộng;
Đảnh lễ Đại đạo sư của tất cả;
Đảnh lễ
đấng dứt
mọi trói
buộc; Đảnh lễ đấng đến bờ
bên kia;
Đảnh lễ đấng cứu độ thế gian;
Đảnh lễ đấng thoát vòng sinh tử.
13 T38n1780.
14 T38n1780,
tr.
853b3
15 T38n1780.
tr.
853b5.
16 Dĩ bản
thùy tích 以本垂跡. T38n1780,
tr.
853b7.
17 Dĩ tích hiển bản
以跡顯本. ibid.
18 Vô Cấu
Xưng kinh sớ
(VCS),
T38n1782, tr.
995b6.
19 Trạm Nhiên, Duy-ma kinh lược sớ, T38n1778, tr.
564b01. Về
nguồn
gốc kinh điển
của bốn độ, đoạn sau
(T38n1778, tr. 565a15), Trạm Nhiên đặt
nghi vấn: ý
nghĩa bốn độ chỉ có thể
tìm thấy
rải rác, chứ không thấy
đề chung trong một
đoạn
văn. Rồi
Trạm Nhiên giải thích: Ngay trong phần
trả lời
cho Bảo Tích
trong Kinh
này cũng
đã cho thấy
hết ý
nghĩa của
cả bốn
độ.
20 T38n1782,
tr.
20a2.