II. BIỂU TƯỢNG CƯƠNG
GIỚI
PHẬT
QUỐC
Tuệ Sỹ
Khái
niệm một quốc gia bao
gồm lãnh thổ, nhân
dân và cơ cấu chính
quyền. Phật quốc tuy không
phải là một quốc gia mà
đứng đầu Nhà
nước là Phật để tất
yếu phải
gồm những
yếu tố như thế. Nhưng, trong các truyền thống Phật giáo, giữa
không gian vô cùng tận
này tồn
tại vô số Phật
quốc. Điều
làm nảy sinh khái
niệm rằng mỗi Phật
quốc đương nhiên tồn
tại một
đường biên nào đó, để có thể phân chia
giới hạn
các Phật
quốc khác nhau.
Trong kinh Tiễn
dụ (Thí
dụ về mũi tên),7
khi Man Đồng Tử yêu cầu
Phật giải thích một số vấn
đề trong đó có câu hỏi: thế giới này hữu
biên hay vô
biên,
đức Phật không trả lời, cho đó
là
những câu hỏi
không
liên
hệ đến mục đích giải
thoát.
Nhưng các
nhà Phật
học về
sau khi đi sâu vào
ý nghĩa triết học của
vấn đề,
đã lập luận rằng các câu hỏi
không đuợc Phật trả lời vì bản chất
không xác định của chúng. Thực tế,
các
câu
hỏi của
Man Đồng Tử
nếu
không được trả lời
trong một
phương diện nào
đó thì sẽ không thể
thành lập
một thế giới quan Phật giáo. Và do thế
sẽ không thể
giải thích khẳng địnhtrong nhiều
kinh rằng “không hề
có hai
vị Phật xuất
hiện cùng thời gian trong cùng một thế
giới.” Đâu
là giới
hạn của
một thế
giới?
Từ
“thế
giới”
hay
“thế
gian”
trong tiếng
Việt
đều tương
đương
với
một từ
tiếng Phạn: loka. Các nhà Phật học
phân chia hai phạm trù thế giới: thế
giới sinh vật (hay hữu
tình thế
gian),8
và thế
giới vật chất9
(hay khí thế
gian). Nói cách khác, một
thế giới
là một
môi trường để chúng
sinh tồn
tại, với
những khí cụ
hay phương tiện và điều kiện cần thiết
để chúng sinh sinh sản, rồi
trưởng thành, rồi chết đi và tái sinh. Núi
rừng, sông, biển, các thứ
vân vân, cho đến mặt
trời, mặt trăng
tinh tú, tất
cả đều là
hoàn cảnh và điều kiện sinh tồn
của chúng sinh,
phù
hợp
với tâm thức và nghiệp
cảm của
các loài
chúng sinh sống trong đó.
Một nghìn thế giới như vậy hiệp
thành một
tiểu thiên thế
giới. Một nghìn tiểu
thiên thế
giới hiệp
thành một
trung thiên thế giới. Một
nghìn trung thiên hiệp thành một
đại thiên thế
giới, cũng
gọi
là tam thiên
đại thiên thế giới.10 Mỗi
tam thiên
đại thiên như vậy là một cõi Phật, trong
đó thế
giới vật
lý bị chi
phối bởi
các quy luật
giống
nhau, và các chúng
sinh cùng
được giáo hóa bởi giáo pháp của
một đức Phật như nhau. Ngoài đó
ra, mỗi thế
giới tồn tại theo các
quy luật riêng
biệt. Chẳng hạn, chúng
sinh
ở thế
giới Ta-bà, phạm
vi mà giáo pháp của
đức Thích-ca có tác
dụng, hết thảy giáo pháp
được công bố và
được
lãnh hội đều qua
phương tiện âm thanh.
Nhưng có thế giới khác,
như cõi của Phật Hương Tích,
ở đó phương tiện truyền thông lại là mùi
hương.11 Nếu các chúng sinh trong thế
giới Ta bà này
tồn
tại nhờ
dung nạp bốn loại
thực phẩm mà loại thứ nhất
cần được chuyển hóa qua
dạ dày, thì ở thế
giới Hương tích thực phẩm chính là mùi hương.
Như vậy, khái niệm
Phật quốc cũng
bao hàm khái
niệm về
cương giới,
và loại biệt
chúng sinh tồn tại
trong
phạm vi
cương giới đó
với các
hình thái và trạng huống
đau
khổ
và hạnh phúc chung. Khái niệm này được xác định
bằng hành vi thần kỳ mô tả trong
phẩm Phật
quốc như
sau:
“Bấy giờ, ở Tỳ-da-li có một vị công tử tên là Bảo
Tích, cùng với
năm trăm công tử,
cầm các bảo
cái được làm
bởi
bảy thứ báu, đi đến chỗ Phật. Sau khi cúi
đầu lễ dưới chân Phật, mỗi
người dâng bảo
cái của mình lên cúng Phật. Bằng uy lực
siêu nhiên, Đức Phật làm cho tất cả
các
bảo cái ấy
hiệp thành một cái duy
nhất, che trùm cả tam thiên đại
thiên
thế giới.
Tất cả hình thái của thế
giới này với
tất cả chiều kích của nó thảy điều
ánh hiện vào trong
ấy. Lại
nữa, trong tam thiên đại
thiên thế giới
này, với các núi ... ;12 các đại dương, các sông
ngòi, các suối, nguồn, cho đến mặt trời, mặt trăng, các sao,
thiên cung, long cung, thần cung; tất cả đều ánh
hiện trong đó mười
phương
chư Phật,
cùng với
giáo pháp của
muời
phương chư Phật ấy,
thảy đều
ánh hiện trong
bảo cái ấy.”
Bảo cái, hay lọng báu, là dụng cụ
để che
đầu.
Bảo cái có
nhiều chủng
loại khác nhau, biểu
hiệu cho thân phận
xã hội khác
nhau của mỗi cá
nhân. Bảo cái cũng là
biểu hiệu
cho uy quyền của vua hay hoàng đế.
Khi các công tử thành
Tỳ-da-li dâng các lọng báu cúng Phật, cũng chỉ
là hành
vi đơn giản, với ý nghĩa
bình thường là dâng cúng một vật
dụng cần thiết để che nắng, che mưa.
Nhưng,
trong trường
hợp
đặc biệt
như ở
đây, khi mà thời cơ thích
hợp để nêu cao lý tưởng Bồ-tát đạo, và chỉ
rõ mục tiêu cứu
cánh và đường hướng hành đạo thực
tiễn đối với lý tưởng ấy,
đức Phật
khiến cho các bảo
cái hiệp nhất
để biểu tượng cho Phật quốc, trong đó, như trong một sa bàn, hiện rõ
hình thái và cương giới
Phật quốc, là phạm vi mà giáo
pháp của một đức Phật có thể
được thực
hành có
hiệu quả, và cũng là môi
trường thực
tế để Bồ-tát hành đạo.
7 Trung
A-hàm
60,
kinh
221,
T1n26,
tr.
804a23.
Pali,
M.
63.
(Cūla) Mākuṅkya.
8
sattvaloka.
9
bhājanaloka.
10
Skt. trisāhasra-mahāsāhasra-lokadhātu: Một thế giới hệ gồm ba nghìn
đại thiên. Một đại thiên bằng 10003. Cf. Tạp A-hàm 16,
T2n99, tr.
111c8.
11
Kinh, phẩm
xi “Bồ-tát
hành”: “Có cõi Phật lấy ánh sáng của Phật làm
Phật sự... Có cõi Phật lấy hư không làm Phật
sự.”
12
Xem các cht. với
các đoạn
liên hệ trong phần
phiên dịch kinh văn.