Tuệ Sỹ
Một thời đại xa xưa, các
hàng vương tôn công tử được nuôi
dưỡng trong nhung lụa,
được bảo bọc
bởi quyền lực thống trị;
sống với
tuổi trẻ hưởng thụ
ngũ dục, học
tập và chờ
đợi kế thừa
cơ nghiệp
được
dựng
lên và được bảo vệ bằng thanh
kiếm; họ có suy nghĩ gì về sự nghiệp
tương lai? Về ý nghĩa nhân sinh? Họ nghĩ gì về đám thuộc hạ,
thần dân, với những
hạnh phúc
và khổ lụy
nhân sinh; với
những bức
bách khốn quẩn của
giá trị sinh tồn?
Một số
không đủ kiên nhẫn đợi chờ
đã manh tâm giết
cha, giết anh để thâu tóm
quyền lực trong tay, tự do tự tại
làm những gì mình thích, hủy diệt
những gì
mình ghét. Một
số khác an
phận với những gì đang được cho
và
những gì sẽ cho, tùy thuộc sự yêu
ghét của
những ai đang
và
sẽ là chủ
nhân ban phát ân huệ;
sống vâng theo định mệnh an bài nào đó
từ trên cao là Thượng đế mà dưới
cõi trần
là Nhân vương. Một số khác
phản tỉnh
trên tự thân, tư
duy
về lẽ
sống chết; quan sát
những giá trị sinh tồn, về
hạnh phúc và
đau khổ.
Hàng sau cùng, khám phá tự thân chỉ là một
tổ hợp
giả tạo; hạnh
phúc từ những hưởng thụ ngũ dục chỉ là phù du, chỉ đáng khát khao cho những ai đang
đắm mình trong quên lãng
bởi cơn say. Không có nấc
thang cao
quý và sang hèn giữa
các
vương tôn công tử cùng với hạng cùng đinh
hạ đẳng. Thế
giới
này không
được
sáng tạo
riêng cho một
chủng tộc, cho một
dòng họ,
cho
một
giai cấp.
Nó là
kết
quả của
cộng
nghiệp, của sáng tạo
cộng đồng bởi khát vọng sinh tồn
phổ quát; được sáng tạo từ ý chí muốn sống, muốn
được an ổn
để
sống của từng con sâu, con kiến bé bỏng. Thế
giới ấy là công
cụ che chở
và nuôi
dưỡng
các sinh loại đã
sáng tạo
nên nó bằng khát vọng sinh tồn;
thế giới ấy cũng là công cụ
trừng phạt các sinh loại
đã dựng lên nó bằng
hận thù, tranh đoạt.
Trong từng giây phút, như
bốn ngọn núi lớn từ bốn phía đang trườn tới, nghiền nát, hủy diệt tất cả
những gì chúng đi ngang qua. Yếu đuối như sâu kiến, hùng mạnh như vua chúa, thảy
đều bị
nghiền
nát. Chỉ những
ai
đang say sưa, đang ngủ say mới
không thấy
được
tai họa
đang tràn đến.
Vậy ta phải làm gì để dựng một thế giới
an toàn, một hải
đảo an toàn
giữa
đại dương mênh mông,
đầy
hiểm nguy rình rập?
Một đoàn Công tử Ly-xa, một
dòng họ hùng mạnh đang cai
trị thành bang Tỳ-da-li phú cường, với
xe ngựa, với
tàn lọng, với
tất cả
biểu hiệu
uy
quyền
vương giả, họ hướng về phía
vườn
Xoài của
một kỹ nữ danh tiếng, nơi đó
Phật và Thánh
chúng đang tạm dừng chân trên bước
đường hành đạo. Tất cả
sức mạnh của
tuổi trẻ, tất cả sự hùng cường của dòng họ, và
tất cả lạc
thú mà họ
dễ dàng đạt được bằng sức
mạnh ấy khi đi đến vườn
Xoài trước đây, nay tất
cả những thứ
ấy có ý nghĩa gì trước
sức
mạnh của
chân lý, của
những vị
đã nhìn
thấy
sự thật của thế
gian?
Bây giờ họ đến vườn Xoài này để muốn
biết có hay chăng ở đâu đó một
thế giới an toàn, an lạc,
mà sức mạnh
uy quyền và
vật dục hưởng thụ
không mang lại được, không thể
gìn giữ lâu bền được.
Các Công tử
Ly-xa
dẫn
đầu
bởi Bảo Tích,
đến
cúng dường
Phật, và sau đó
hỏi Phật
về một
thế giới
an toàn, an lạc; về
sự kiến thiết
quốc độ trang nghiêm. Bắt đầu từ đây là một
đoạn đường chuyển hướng. Những
chuyện ly kỳ
trong
đời
sống của
Duy-ma-cật
cũng bắt đầu từ đây. Danh
hiệu Duy-ma-cật chưa được
giới thiệu, nhưng chí hướng Bồ-tát và các ý nghĩa liên hệ mà Duy-ma-cật
nói và làm được kể chi tiết
trong toàn bộ Kinh
được
giới thiệu ngay ở
đây, qua
hình ảnh
được
nhìn hoặc chính diện hoặc
phản diện từ các Công tử
Ly-xa cho đến
vườn
Xoài của kỹ nữ.
Khởi điểm và chí hướng của Bồ-tát
đạo
được nêu lên ở
đây.
Do
ý nghĩa
này mà
phẩm thứ
nhất, trong bản dịch của
Cưu- ma-la-thập,
có tiêu đề là “Phật
quốc phẩm.” Tiêu đề theo bản Phạn hiện còn cũng với ý
nghĩa tương tợ: bằng những điều
kiện gì, bằng những
phương tiện gì,
để kiến thiết một
quốc độ
thanh tịnh trang nghiêm, một thế
giới xinh đẹp, an toàn và an
lạc.
1
Trong bản
dịch của Huyền
Trang, tiêu đề là “Tự
phẩm.”
Theo thông lệ,
các kinh
Đại thừa bắt
đầu với phẩm Tựa, giới
thiệu
thời gian, địa điểm, thính chúng, và các yếu tố khác liên
quan đến lý do bản kinh
được giảng thuyết.
Phẩm tựa
như vậy được
chia làm hai phần chính. Phần tổng
quát, chung cho tất cả các kinh,
giới thiệu hoàn cảnh thuyết
kinh. Phần cá
biệt,
giới thiệu nội
dung chủ yếu
của kinh.
Duy-ma-cật
sở thuyết
mở
đầu
kinh với
tiêu đề “Phật
quốc phẩm” đã
nêu rõ nội dung chủ
yếu của
kinh. Theo đó, bản
kinh không
phải đơn thuần là bản hành trạng của
Duy-ma-cật,
mặc dù có những chi tiết
nói về
đời sống và các hành
vi của Duy-ma-cật. Nhưng điều
cần được
nhấn mạnh
là nội
dung hành
đạo
của Bồ-tát. Nội
dung
đó, như
đã biết, là “tịnh
Phật
quốc
độ,
thành tựu
chúng sinh”.2
Toàn bộ kinh được diễn ra
ở hai địa điểm. Tại vườn Am-la3 và tại
căn phòng riêng của
Duy-ma-cật, nơi ông đang nằm
bệnh. Kinh mở đầu
bằng sự
kiện, lúc
đó Phật cùng với đại
chúng tỳ-kheo
đang trú ngụ
tại vườn Am-la, tức khu vườn của kỹ nữ Am-ba-bà-lị4. Điều
này rất có ý nghĩa. Khu vườn
ấy đã được Am-ba-bà-lị dâng cúng cho Phật sau
khi nàng quy
y.5
Từ một
địa điểm xa hoa trụy lạc
nay bỗng
nhiên biến cải
thành nơi chốn tu hành nghiêm túc. Vườn xoài vẫn như cũ.
Kỹ nữ Am-ba-bà-lị
vẫn là kỹ nữ.
Các vương tôn công tử vẫn tìm
đến nàng
để mua vui. Nhưng nay,
vẫn
những người
đó,
khi họ trở lại lạc viên ngày trước, thì một sự thay đổi kỳ diệu
nào đó
đã xảy ra. Trước kia, họ
đến đây để thưởng thức
vị ngọt
của ngũ dục. Nay, vẫn những con người đó, họ đến đây
để phát hiện một hương vị
tuyệt vời
khác: hương
vị của Chân lý,
vị ngọt
của Chánh pháp. Được nuôi dưỡng
bằng
vị ngọt đó, cuộc đời của họ thay đổi, hướng
đến
phụng sự
và
kiến thiết một
thế giới thanh tịnh, quốc độ Phật. Điều đó khiến mọi người khởi lên
ý nghĩ
liên tưởng và so sánh. Sẽ
là hiện thực
chăng, thế giới được xem là ngập
tràn nước lũ ô
trược
này nhất
định sẽ
có thể
trở thành thế
giới thuần tịnh, một
khi tâm tư của
chúng sinh sống trong đó được biến cải? Và phải chăng, một khi tâm của chúng sinh đã
thanh tịnh
thì vị ngọt ngũ dục
vốn là nguyên
nhân của đau khổ sẽ trở thành
vị ngọt của Chân lý, của
Chánh pháp?
Sự kiện, năm trăm công tử
trong thành Tỳ-da-li,
dẫn
đầu bởi Bảo
Tích,6
đến vườn xoài để tham lễ Phật,
được
giới thiệu
ngay trong
phần tựa này cũng là điều
có ý nghĩa. Trước đây
có thể
nhiều người trong số
họ đã
đến với
người kỹ
nữ danh tiếng nơi
vườn
xoài này để tìm lạc thú. Nay họ
đến đây
không
do thúc
đẩy
của khát
khao dục
vọng, nhưng đến để tìm một
giá trị siêu
việt nào
đó của sự sống. Cho nên, sau khi lễ Phật và cúng dường, Bảo Tích thỉnh
cầu Phật
chỉ
dạy con đường hành đạo thực
tiễn để Bồ-tát
kiến thiết quốc độ
Phật thanh tịnh
và thành tựu chúng sinh thuần thục
trong chân lý.
1 Bản Skt., VKN:
buddhakṣetrapariśuddhinidāna, “nhân duyên làm thanh tịnh
quốc độ Phật.”
2
buddhakṣetra-pariśuddhi; sattva-paripāka, sự
thanh tịnh của
quốc độ Phật và sự thuần
thục của chúng sanh.
3
Vườn Xoài. Xem cht.
2,
phần Bản
dịch Việt.
4
Sk.
āmrapālīvana. Pali: ambapālīvana. Vườn
Xoài của kỹ nữ Āmrapālī
(Pāli: Ambapālī).
5
Pali,
Mahāvagga, Vin. i. 233. Mahāparibibbāna, D. ii. 98.
Hán, Trường
A- hàm 1 (kinh Du
hành),
tr. 14b9.
6
Skt. Ratnākāra.
Ckh. La-lân-na-kiệt
羅阿隣那竭
(Hán dịch: Bảo Sự
寶事
). Htr. Bảo Tính
寶性.