Như cánh hạc bay

Như cánh hạc bay

  • Chân Y Nghiêm

Bác sĩ ơi, có ca đẻ gấp. Tiếng cô y tá trực đấp cửa phòng, gọi hối hả.

 

Bác sĩ Thúy Nga dụi mắt, uể ỏai ngồi dậy. Nhìn đồng hồ đúng 13 giờ khuya. Nga mới về phòng lúc 12 giờ, ngủ mới được một tiếng, bây giờ đã phải ra đỡ đẻ.

 

Nằm trên giường là một sản phụ còn rất trẻ, chỉ chừng hai mươi tuổi, nuớc da trắng xanh nõn nà, mặc dù trong cơn đau đớn nhưng cô ta vẫn đẹp lắm. Cô ta tên là Đỗ thị Diễm Trinh, sinh con so, đến nhà thương một mình, không có đồ tã lót cho em bé như bao sản phụ khác.

 

Cái thai chưa đủ tháng, nằm ngược, máu đã ra nhiều, nếu không nhanh tay, em bé sẽ chết ngạt. Bác sĩ Thùy Nga và hai cô y trá đã làm việc hết lòng, bàn tay bác sĩ Nga nhẹ nhàng khéo léo xoay cái thai nằm xuôi, rồi từ kéo em bé ra. Em bé trai lớn hơn con mèo, da tím ngắt, trông xinh xắn.

 

Sau khi tắm rửa, quấn tã lót, cô y tá bế em bé vào phòng kính lạnh, cách ly người mẹ.

 

Người sản phụ trẻ mệt lả, nằm mê man. Đến sáng cô ta mới mở mắt, thấy thân hình nhẹ bẫng, như người trong cơn mơ, cô không biết chuyện gì đã xảy ra với mình. Nằm bình tĩnh một lát cô mới ý thức được đây là phòng sản khoa. Khuya hôm qua, lúc đang đi trên đường vắng, cô thấy chóang váng, đau bụng kinh khủng, rồi cô ngã lăn, kêu gào đau đớn, chiếc xe tắc xi chở cô đến nhà thương. Sau đó, cô như người mộng du, không biết mình đang ở đâu nữa.

 

Bác sĩ Nga cho biết: cô đã sinh một bé trai, nặng hai ký tám, thiếu một tháng, đang nằm ở phòng kính, đợi khi bé hồi phục sẽ trao trả cho người mẹ. Sau khi cô đóng tiền viện phí và tiền nuôi cháu bé, cô bình phục thì ra về, hàng ngày cô có thể vào thăm cháu.

 

Người sản phụ trẻ sau khi khỏe mạnh, đóng đầy đủ viện phí cho em bé, ra về. Cả tháng sau vẫn không thấy cô ta quay lại. Bác sĩ Thúy Nga nhận được lá thư bảo đảm của Diễm Trinh:

 

Thưa bác sĩ Thúy Nga,

Lời đầu thư, tôi vô cùng cảm ơn bác sĩ đã cứu sống mẹ con toy - Lời thứ hai, tôi xin bác sĩ mở lòng ra lắng nghe những lời giãi bày chân thành của tôi, mẹ của đứa bé hiện đang nằm phòng kính đã đuợc bác sĩ cứu sống.

 

Tôi là môt thiếu nữ con nhà khá giả ở một tỉnh lẻ miền Nam. Tôi có một người anh trai. Cha mẹ tôi rất cưng chiều hai anh em chúng tôi. Tôi đang theo hoc Truờng văn Hóa Nghệ Thuật, ngành vũ Ba Lê. Còn anh tôi thì tốt nghiệp Luật Sư. Sau khi tổ chức đám cưới cho anh Hai tôi thi ba mẹ tôi bị tai nạn giao thông chết bất ngờ, không kịp trối trăn điều gì.

 

Sau đám tang cha me, tôi về Saigon tiếp tục theo học, nhưng anh chị tôi không gửi tiền chi phí học hành cho tôi. Chị dâu tôi nói rằng vì cha mẹ tôi bị phá sản, nên tất cả tài sản phải bán đi để trả nợ. Thế là tôi bơ vơ giữa thành phố Saigon hoa lệ, nhưng tôi quyết chí học thành tài, tôi không để cho số phận bị ngã gục, như ý người chị dâu xấu bụng kia mong muốn.

 

 

Tôi đã kiếm tiền bằng cách trình diễn vũ hội, hoặc trên sàn nhảy. Có nhiều người đàn ông theo đuổi, muốn cưới tôi làm vợ, hoặc muốn bao tôi ăn học thành tài. Nhưng tôi đều từ chối cho đến một đêm vũ hội, tôi gắp họa sĩ Văn Hiếu, anh ấy đã ngỏ lời mời tôi làm người mẫu chân dung cho anh vào chiều thứ bảy và ngày chủ nhật tại xưởng vẽ của anh ở Đà Lạt. Tôi cũng muốn cuối tuần đựơc nghỉ ngơi trong không khí mát mẻ ở Đà lạt nên nhận lời.

Về sau tôi đựợc biết Văn Hiếu là một họa sĩ nổi tiếng vẽ chân dung. Anh sáng tác nhiều bản nhạc thanh thóat, anh làm thơ rất hay, viết văn nhẹ nhàng và đặc biệt anh chơi dương cầm rất truyền cảm.

 

Trước khi chuẩn bị một buổi vẽ, anh yêu cầu tôi ngồi thiền khỏang 30 phút, dạy tôi theo dõi hơi thở, sau đó mời tôi ăn bánh, uống trà trong chánh niệm, đàn cho tôi nghe vài bản nhạc cổ điển nổi tiếng, anh bảo rằng muốn gây cho tôi một cảm hứng lâng lâng thóat tục. Anh sửa y phục và quỳ xuống sửa dáng ngồi cho tôi như một môn đồ chăm sóc cho thánh nữ. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và thanh thóat mỗi khi thực hiện cho anh một bức tranh. Giây phút ở bên anh tôi quên đi cuộc đời đầy ô nhiễm, sự bình an tràn nhập khắp không gian. Phònh tranh của anh tràn ngập chân dung của tôi, lúc thì tôi hiện thân trong cô gái quê giặt lụa bên sông, lúc thì tôi như một nàng tiên nằm ngủ hớ hênh buổi trưa hè, lúc thì tôi đoan nghiêm trong hình dáng sư cô thỉnh chuông….Rồi đến một đêm trăng, anh yêu cầu tôi hóa thân trong tấm xiêm y trắng như nàng tiên nữ nằm vắt ngang trên ghềnh đá cheo leo để anh thực hiện một bức tranh bất hủ - NHƯ CÁNH HẠC BAY - Tôi rất sợ lạnh nhưng vì quá yêu kính anh nên đã tùy thuận ý anh, thực hiện rất tuyệt vời trong khung cảnh đó. Anh vẽ say mê như quên cả không gian và thời gian. Sau khi vẽ xong chân dung tuyệt hảo ấy, anh nhẹ nhàng đến bên tôi, qùy xuống hôn bàn chân xinh xắn của tôi, rồi như không kềm được cảm xúc, anh đã cuông nhiệt yêu tôi như lòai thú dữ.

 

Đó là tình yêu đầu đời của tôi, tôi hòa quyện trong nỗi đau thể xác và niềm hạnh phúc. Tôi đã khóc vì sung sướng, cảm ơn anh đã mang cho tôi vị ngọt cuộc đời. Tôi chia tay anh với bao niềm hy vọng, tôi mơ ước đến một mái nhà hạnh phúc với đàn con kháu khỉnh thông minh.

 

Thứ bảy tuần sau, tôi lên Đà Lạt đến xưởng vẽ gặp anh, tôi thất kinh nhìn dáng vẻ anh bơ phờ. Anh không yêu cầu tôi ngồi làm mẫu nữa, mà cùng tôi thu xếp lại những bức tranh vào từng lọai ngăn nắp. Anh dẫn tôi đi chơi Thung Lũng Tình Yêu, kể cho tôi nghe những câu chuyện hồi anh còn là sinh viên trường Hội Họa, rồi anh học thêm âm nhạc, viết văn, làm thơ đăng nhiều tạp chí. Rồi anh đọc cho tôi nghe vài bài thơ trữ tình lãng mạn. Tôi rất khâm phục, càng yêu anh hơn. Anh dẫn tôi đi tiệm ăn, vào khác sạn, nhưng anh không hề tỏ ý ân ái với tôi. Anh đặt tôi ngồi trên giường, anh cung kính quỳ dưới chân tôi, gục đầu vào lòng tôi nói những lời ăn năn, xin lỗi tôi về hành động điên cuồng của anh vào cái đêm trăng trên ghềnh đá. Anh thú nhận anh đã có vợ là bác sĩ Thúy Nga, anh rất tôn trọng và yêu thương vợ, anh đã có với vợ một cô con gái mới lên ba tuổi, nhưng thật bất hạnh, trong một lần cứu người bị bệnh Sida, người này đã lây bệnh sang anh. Anh thật đau khổ và tuyệt vọng, có ý định quyên sinh, nhưng sau anh nghiên cứu sách Phật Giáo, anh tìm thấy niềm tin và lối thóat. Anh cố ý tránh mặt Thúy Nga, không gây hậu quả tai hại cho vợ con, anh đã mua căn biệt thự ở Đà Lạt để chữa bệnh và dùng làm xưởng vẽ.

 

Anh đã vẽ thật nhiều tranh có giá trị, bán được nhiều tiền để dành cho vợ con anh và ủng hộ quỹ cho người bệnh sida. Anh xa lánh tất cả các nơi ăn chơi. Anh không muốn làm hại bất kỳ người phụ nữ nào. Anh sống âm thầm như người tu. Nhưng cái đêm trăng ấy đã dẫn dụ anh vào con đường tội lỗi chỉ vì dục vọng cuồng điên anh không kiểm sóat nổi. - Anh đã hại đời em, anh đã gây nên tội tầy trời, anh vô cùng ân hận, xin em hãy tha thứ cho anh. Anh đã mua cho em căn hộ ở Saigon, anh đã mở tài khỏan cho em hai tỉ đồng. Em hãy nhận lấy để tự lo cho bản thân - Còn anh, anh sẽ phiêu bạt chốn núi rừng để tìm lại chính mình, tìm ra căn nguyên cội nguồn nhân quả mà anh đang hứng chịu.

 

 

Văn Hiếu ru tôi vào giấc ngủ bằng bài hát “Đưa em tìm động hoa vàng” và những bản nhạc êm dịu của Phạm Duy. Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy, chỉ thấy tấm ngân phiếu và giấy nhận căn hộ, còn Văn Hiếu thì đã ngút ngàn. Tôi đã khóc nức nở như ngày mẹ cha tôi mất. Hơn một lần, tôi lại thấy hụt hẫng trước cụộc đời. Tháng sau, tôi đuợc biết mình đã có thai. Tôi muốn chết nhưng không thể, tôi phải sống vì đứa con của Hiếu. Hiếu nói với tôi rằng Hiếu rất muốn có con trai, nhưng Hiếu không muốn hại vợ mình, bây giờ Hiếu hy vọng tôi cho Hiếu một đứa con trai. Tôi ráng sống vì ý muốn của Hiếu. Bây giớ thì tôi đã làm tròn ý muốn của người tôi yêu. Tôi xin giao bé trai ấy cho bác sĩ Thúy Nga. Xin bác sĩ vì thương chồng, hãy thương yêu chăm sóc bé ấy như chính con của bác sĩ. Tôi sẽ ra đi, dù có lội suối băng rừng tôi cũng phải tìm ra người tôi yêu thuơng, để chấp nhận chúng tôi đồng chung số phận, nương tựa nhau mà sống, mà tìm ra tình yêu và lý tưởng vĩnh hằng. Chúng tôi sẽ cùng nhau chắp cánh bay như đôi chim hạc, để đem niềm an ủi, khích lệ cho những người cùng số phận hẩm hiu mang căn bệnh thế kỷ như chúng tôi.

 

Lời cuối, xin cảm ơn bác sĩ tha thứ cho chúng tôi. Chúng tôi là những kẻ bất hạnh, nhưng luôn mong mỏi đem hạnh phúc cho người khác. Xin bác sĩ đừng nói gì cho bé trai Văn Hỷ chuyện về cha và mẹ chúng.

 

 

Những giọt nước như cơn mưa đầu mùa chảy từ trái tim nhân hậu. lăn dài trên đôi má Thúy Nga. Nàng chạy vào phòng kính bồng bé Văn Hỷ lên, miệng thì thầm gọi: Con yêu của mẹ!

 

Thúy Nga chăm sóc Văn Hỷ bằng tình yêu thương ngọt ngào của người mẹ. Nàng mướn riêng một chị vú nuôi, mang bé đi bệnh viện chạy chữa di căn của cha mẹ bé. Rất may là bé chỉ ảnh hưởng rất nhẹ. Sau một năm thuốc thang, bé Văn Hỷ hòan tòan hết bệnh.

 

Thời gian thấm thóat trôi nhanh, Văn Hỷ đã trở thành cậu sinh viên thông minh, ưu tú. Văn Hỷ học ngành Y theo ý mong muốn của mẹ. Văn Hỷ có năng khiếu vẽ, cậu xin mẹ cho học thêm ngành hội họa và âm nhạc khi đã tốt nghiệp chuyên khoa. Thúy Nga rất mừng vì thấy con giống cha như đúc khuôn. Văn Hỷ chin chắn, lịch lãm như bố. Cậu rất hiếu thảo, luôn quan tâm đến mẹ, không làm cho mẹ buồn.

 

Cậu đươc mẹ giao phó cho phòng tranh của họa sĩ Văn Hiếu, người bố mà cậu chưa từng thấy mặt. Cậu bàng hòang trước những tấm tranh tuyệt hảo, sinh động của bố. Người thiếu nữ trong tranh khiến cậu ngây ngất về vẻ đẹp thánh thiện của cô. Cậu thấy cô với cậu rất gần gũi - dường như cậu đã gặp người này ở đâu đó, rất gần mà lại như trong chiêm bao.

 

Được sự cho phép của mẹ, Van Hỷ mang bức tranh NHƯ CÁNH HẠC BAY sang Úc châu để đăng ký dự thi phòng tranh triển lãm quốc tế tại Sidney. Đến tham dự thi có khỏang hai ngàn bức tranh từ khắp nơi trên thế giới. Người xem tranh được tự do đăng ký mua những bức tranh mà họ yêu thích, nhưng chưa có giá cả.

 

Sau bốn tuần triển lãm, tổng kết số khách đến viếng thăm, Ban giám khảo gồm các họa sư danh tiếng trên thế giới của nhiều trường phái chấm điểm, bức tranh NHƯ CÁNH HẠC BAY đụợc số điểm cao nhất. Chiếm giải nhất.

Trong buổi lễ tổng kết, Văn Hỷ được làm vị khách quý nhất lên nhận giải thưởng, anh rưng rưng xúc động nói lên nguyện vọng của tác giả bức tranh này là thân phụ anh, họa sĩ Văn Hiếu, muốn hiến tặng tòan bộ số tiền này cho quỹ những người mắc bệnh HIV ở Việt Nam, quê hương anh. Anh nói đôi điều về người cha và người mẹ kính yêu hiện diện trong bức tranh NHƯ CÁNH HẠC BAY, mà anh chưa từng biết mặt:

 

Cha mẹ tôi đều là những nạn nhân của căn bệnh thế kỷ. Họ rất đau đớn tuyệt vọng, nhưng nhờ họ có tình yêu chân thật với nhau, họ đã hiểu giáo lý đạo Phật, nhân quả trùng trùng duyên khởi, lý vô thường và sắc không, nhờ vậy họ có niềm tin và lối thóat, vượt lên số phận để tìm ra nguyên nhân nghiệp báo và phương pháp trị liệu cho chính bản thân và giúp cho những nạn nhân khác tìm lại sự sống bình an.

Tôi tin rằng ba mẹ tôi sẽ thành công, người đang có mặt trong thính chúng để thấy con trai người truởng thành lành mạnh, để thấy nguỵên vọng của ba mẹ tôi đã đựơc con trai Văn Hỷ của Người tiếp nối con đường nghệ thuật cao đẹp đó, Tôi không những chỉ tiếp nối con đường nghệ thuật của song thân, mà tôi còn tiếp nối rất tích cực con đường của mẹ tôi, bác sĩ Thúy Nga, một luơng y, đã nuôi và dạy dỗ tôi nên người. Hiện tôi đang hành nghề y khoa cho trung tâm chữa trị HIV, tôi mong tất cả quý vi sẽ ủng hộ lý tưởng cao đẹp của gia đình và đất nuớc chúng tôi.

 

Bài phát biểu của bác sĩ - họa sĩ Văn Hỷ đã làm nhiều nguời chảy nước mắt. Tiếp theo ngừơi giới thiệu chương trình mời ông chủ tịch hội Từ thiện Úc châu phát biểu, ông nói sơ qua về thành quả của hội Từ thiện úc Châu trong muời năm qua, rồi ông giới thiệu người đóng góp tích cực nhất, tìm ra đường lối thiền tập chánh niệm làm giảm cơn đau, cứu sống rất nhiều bệnh nhân nhờ loại thuốc đông y đặc trị, đó là đạo sư kiêm họa sư Văn Hiếu. Xin mời đạo sư Văn Hiếu lên phát biểu vài lời với thính chúng:

 

Kính thưa quý bạn: Tôi chẳng có điều gì đặc biệt để phát biểu với qúi bạn, chỉ có tấm lòng chân thành kính dâng lên Thầy tôi là Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, đã khai sáng cho tôi bằng giáo lý Từ Bi Giải Thóat của Ngài, đã cứu tôi thóat khỏi ngục tù khổ đau do cái thân ngũ ấm. Tôi cũng xin cảm ơn cuộc đời đã cho tôi nếm trải cơn bịnh khủng khiếp của thế kỷ này, nhờ nó mà tôi mới vượt thóat ra khỏi số phận, quyết tâm đi tìm chân lý giải thóat và tình yêu thương vĩnh hằng. Hương vị giải thóat và tình yêu thương ấy đang chan trải trong trái tim mỗi chúng ta, trong giờ phút hiện tại, nó không phân biệt sang hèn, khỏe mạnh hay bệnh tật - chỉ cần chúng ta quay trở về ôm ấp lấy chính bản thân ta bằng hơi thở chánh niệm, hịên tại nhiệm màu của đất trời sẽ hiến tặng chúng ta niềm hoan lạc vô cầu ấy.

 

Để cảm ơn con trai tôi, bác sĩ Văn Hỷ, Người bạn đời quý mến của tôi là bác sĩ Thúy Nga, và thính chúng có mặt hôm nay, tôi xin đàn và hát bản nhạc mà tôi vẫn thường hát cho các bạn thân cùng thân phận HIV trong các câu lạc bộ :

 

Dĩ vãng đừng khơi dậy-

Tuơng lai đừng mơ xa-

bánh xe đều lăn chuyển-

cuộc đời ta đi qua’

 

Trời hôm nay bừng sáng-

sương mai mềm gót chân-

gió hòa reo chim hót

Hoa vàng nở đầy sân

 

Tiếng vỗ tay vang rền như pháo nổ để tán thưởng hạnh bồ tát sáng ngời của đạo sư Văn Hiếu cũng là để mừng cho gia đình bác sĩ Văn Hỷ đươc đòan tụ sau hai muơi lăm năm ly cách.

 

Lẫn trong số thính chúng ngồi ghế hàng danh dự, bà Đỗ thị Diễm Trinh đang nở nụ cười hạnh phúc nhìn con trai mình qua hai hàng nuớc mắt.

 

 

Chân Y Nghiêm

Hải Lăng-2-5-2009

PSN - 16.05.2009 |

Chia sẻ: facebooktwittergoogle