Đó là một quốc gia có thật trên thế giới, nơi người dân tuyệt đối không giết thịt động vật, sử dụng 100% rau quả hữu cơ, và không phải khóa cửa nhà mình khi ra ngoài.
ĐỌC CHẬM CUỐI TUẦN
Ai cũng có mơ
ước
được sống trong một môi trường trong lành và hạnh phúc.
Và một
quốc
gia kiểu
Utopia có lẽ
chưa
chắc
đã là không tưởng
và quá xa vời.
Dưới
sự dẫn dắt của “vua rồng” Jigme Khesar
- người được thế giới nhìn nhận như một
trong những
nhà lãnh đạo đương đại
ấn tượng nhất – Bhutan đã trở
thành biểu tượng của một quốc gia hạnh phúc và trong lành bậc nhất trên thế giới. Hãy xem Bhutan có gì và Jigme Khesar
đã làm như thế nào.
Chuyên mục “Đọc chậm cuối tuần” kì này xin
giới thiệu trích đọan tác phẩm du ký “từ tuyết đến mặt trời” (2011) với
sự đồng ý của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai.
***
LẠC VÀO XỨ SỞ THẦN TIÊN
Đến được Bhutan quả
không phải dễ dàng. Tận giữa thế kỷ 20, quốc vương bé nhỏ này
hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Chỉ đến năm 1974,
Bhutan mới mở cửa đón khách du lịch.
Để bảo vệ vẻ đẹp hoang sơ của mình và bảo tồn
truyền thống văn hóa, hoàng gia Bhutan quyết định hạn chế số lượng du khách đặt
chân đến nơi này (năm 2009, tổng số khách du lịch đến Bhutan vẻn vẹn 23.480
người). Mỗi khách du lịch phải đóng ít nhất 200 USD cho mỗi ngày ở Bhutan để
thanh toán chi phí tour trọn gói do một công ty du lịch Bhutan
thu xếp. Visa và hành trình cho mỗi chuyến công du được kiểm
soát nghiêm ngặt.
Đã có nhiều nghiên cứu về các chỉ số hạnh phúc
của người dân nơi đây, nhưng tôi muốn được tự mình khám phá về khái niệm “hạnh
phúc” trong chuyến đi này. Điều gì, điều gì làm con người hạnh phúc?
Quốc gia không có nạn trộm cắp và bạo lực
.....Bước vào một cửa hiệu bán đồ cổ, tôi mê
mẩn trước những bức vẽ thanga, những đồng tiền, thổ cẩm truyền thống, đồ trang
sức, những bức tượng Phật…Tuy nhiên, gọi mãi chẳng thấy người bán hàng ở đâu.
Khi tìm được người chủ cửa hiệu, trả lời câu hỏi của tôi, chị cười và vui vẻ nói
rằng từ trước tới giờ, cửa hiệu chưa bao giờ bị kẻ trộm viếng thăm, mặc dù hàng
hóa có giá trị rất cao và rất dễ bị lấy cắp.
Những người bạn Bhutan của tôi sau này cũng cho biết, thường họ
không cần phải khóa cửa nhà khi đi ngủ, vì nạn trộm cắp và bạo lực dường như
không có ở Bhutan.
Những chú tiểu vui vẻ ở Bhutan
Bảo tồn văn hóa và
truyền thống
Những con phố gập gềnh đá đưa chân tôi đến
Rinpung Dzong (còn gọi là Paro Dzong). Đứng trước tu viện được thiết kế như một
pháo đài vững chắc này, được xây dựng từ năm 1646 và bị phá hủy nhiều lần bởi
hỏa hoạn và động đất, tôi phải gật gù tán thưởng với những ý kiến trên các tạp
chí kiến trúc rằng “kiến trúc Dzong là một trong những kiến trúc độc đáo và
đẹp nhất châu Á”.
Khó có thể tin rằng,
kiến trúc đẹp một cách tinh xảo này được xây dựng mà không sử dụng bản vẽ thiết
kế hoặc bất cứ một chiếc đinh vít nào.
Các tảng gỗ đã được lắp ghép vào nhau rất khéo léo, tạo nên một tòa nhà đẹp kì vĩ, bền chắc, đứng vững với thời gian.
Những câu chuyện truyền thuyết thần kỳ và bí ẩn về Bhutan đang
dần hiện trước mắt tôi qua những nét trạm trổ tinh tế.
|
Nhảy múa ở Punakha Dzong
|
Dzong được sử dụng làm
cung điện của Vua, đồng thời là thủ phủ hành chính và tâm điểm của các họat động
tôn giáo.
Nơi đây, hàng trăm tu sĩ từ độ tuổi lên 3 đến 70-80 tuổi
nghiêm trang tu luyện. Khách du lịch sẽ gặp may mắn nếu một tu sĩ tình
nguyện làm hướng dẫn viên. Với tôi, cuộc trò chuyện với chú
tiểu Namgay thật thú vị. “Em ở đây đã ba năm rồi.
Hàng ngày, thức dậy lúc 3h sáng để thiền và học thuộc quyển kinh.
Em ít được gặp cha mẹ, nhưng ở đây em học được rất nhiều điều để trở thành người
tốt. Em mong ước được trở thành Lama (sư trụ trì).
Nếu không, làm một nhà sư bình thường cũng là một vinh dự lớn”.
Người dân không giết thịt động vật
Rời Paro, tôi lên xe
đi qua con đường uốn lượn qua các dãy núi để về thủ đô Thimpu. Dừng lại nghỉ
chân ở một con sông trong vắt cuộn chảy ven đường, thật ngạc nhiên khi thấy nơi
đây có rất nhiều đàn cá tung tăng bơi lội.
Người bạn đồng hành cùng tôi giải thích rằng:
phần lớn người Bhutan theo đạo Phật. Đạo Phật không chỉ tồn tại trong chùa chiền mà
được thể hiện qua lối hành xử của con người ở khắp nơi trên Bhutan. Ví dụ: nguời
dân Bhutan không giết bất cứ con vật gì.
Các dự án xóa đói
giảm nghèo về tơ tằm ở Bhutan đã thất bại vì dân bản xứ không muốn thả các con
tằm vào nồi nước đang sôi để lấy tơ. Ở thủ đô Thimphu, cứ đêm đến, hàng nghìn
con chó thi nhau sủa, vì không ai giết một con chó nào cả.
Người Bhutan cũng không bao giờ câu cá, vì thế các con sông và suối có rất nhiều
cá bơi lội. (Cá và thịt bày bán
ở Bhutan được nhập từ Ấn độ hoặc được nguời nước ngoài giết mổ).
Chợ ở thủ đô Thimphu
Người dân ở đây rất ít
dùng (và không biết) đến thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng. Vì thế rau quả ở đây hầu
hết là rau quả hữu cơ – sạch 100%.
Theo kế hoạch, đến năm 2020, ở Bhutan không có sản phẩm nào dùng
thuốc sâu hoặc chất tăng trưởng.
Vị vua 28 tuổi tự thành lập nhà nước dân chủ
Trong những ngày làm việc ở Thimphu, tôi may
mắn được chiêm ngưỡng vẻ điển trai của vua Bhutan – Jigme Khesar Namgyel
Wangchuck (con trai của vua Jigme Singye Wangchuck), khi ông đang rời Thimphu
Dzong sau một ngày bận rộn giải quyết các công việc điều hành đất nước.
Lên ngôi năm 2008 ở lứa tuổi 28, Jigme Khesar
Namgyel Wangchuck đã qua nhiều khóa học tại Anh, Mỹ, Ấn độ nhưng ông luôn nâng
niu và trân trọng các truyền thống tập quán của đất nước mình. Được mệnh danh là
“vua của thế kỷ mới”, Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đã làm xôn xao chính trường
quốc tế khi quyết định thành lập một nhà nước dân chủ, dưới sự điều hành của thủ
tướng.
Trong khi những hoàng gia khác trên thế giới
cố gắng thâu tóm và củng cố quyền lực, vua Jigme Khesar quyết định giao quyền
lại cho nhà nước dân chủ, mặc dù dân chúng nhất quyết phản đối vì họ tuyệt đối
trung thành với vua.
Thật may mắn, tiến trình bầu cử của Bhutan đã
diễn ra hết sức êm đẹp trong năm 2008, nhờ vào uy tín của hoàng gia. Bất chấp
những khó khăn, vua Jigme Khesar và chính phủ vẫn đang kiên trì theo đuổi tiêu
chí Tổng Hạnh phúc Quốc gia của mình: phát triển kinh tế một cách thận trọng để
bảo vệ môi trường và gìn giữ nền văn hóa tâm linh độc đáo, đặt giá trị đạo đức
làm trọng tâm trong chiến lược kinh tế để bảo đảm nguồn lương thực, nhà ở và sức
khỏe người dân.
Mặc dù Bhutan có tiềm
năng du lịch rất lớn, chính phủ hạn chế phát triển du lịch, nhằm kiểm soát tối
đa sự ảnh hưởng của khách du lịch lên văn hóa và môi trường.
Cũng theo quan niệm của nhà nước Bhutan, sự phát triển của Bhutan được đo lường
bằng phúc lợi thật sự của người dân thay vì chỉ phản ánh sự giàu có về vật chất.
Vua Jigme Khesar Wangchuck khi nhận vương miện lên
ngôi (2008). Ông làm xôn xao chính trường quốc tế khi
quyết định thành lập một nhà nước dân chủ, dưới sự điều hành của thủ tướng.
“Vua của thế kỉ mới”
Khi được vua cha Jigme
Singye Wangchuck trao ngôi báu vào ngày 6/11/2008, vua Jigme Khesar đã tuyên thệ
“Ta sẽ không bao giờ cai trị như một ông Vua.
Ta sẽ bảo vệ thần dân như một người cha, chăm sóc thần dân như anh em và phục vụ
thần dân như một người con. Chúng ta phải tiến hành dân chủ hóa để đảm bảo sự
phát triển của đất nước, để một ngày nào đó có thể tự hào giao lại đất nước của
chúng ta cho thế hệ sau”.
Lời nói luôn luôn đi đôi với việc làm, sau khi
nhận ngôi, vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đã đi bộ ròng rã 26 ngày trên con
đường xuyên núi cam go nhất của Bhutan có tên gọi là Snowman’s Trek. Ông đã đi xuyên qua các đỉnh núi cao nhất đầy tuyết phủ, nơi có các
bản làng nghèo nhất sinh sống, để tiếp xúc và trò chuyện với dân chúng.
Ngủ trong lều đơn sơ dưới trời bão tuyết, ăn những món ăn đạm bạc, cuộc hành
trình của vua Jigme Khesar là cuộc hành trình thử thách nhất mà chỉ có những
trái tim quả cảm và sức khỏe phi thường mới có thể thực hiện. Người đồng nghiệp
của tôi – Thinley Dorji– đã có lần thử sức trên tuyến đường ấy và phải quay trở
lại sau ba ngày, vì đã ốm rất nặng do say độ cao.
Đặt chân đến những bản
làng xa xôi hẻo lánh cách đường nhựa nhiều ngày đi bộ, tôi thật sự ngạc nhiên về
sự quan tâm mà hoàng gia dành cho dân chúng. Dân chúng được chu
cấp gỗ và vật liệu miễn phí khi xây nhà. Việc khám chữa bệnh, thuốc men cho toàn thể nhân dân Bhutan được nhà
nước cung cấp hoàn toàn miễn phí. Trường học (kể cả các bữa ăn cho học
sinh nội trú) cũng nhận được sự chu
cấp của chính phủ. Các bản làng xa được
cung cấp thiết bị tự tạo điện từ năng lượng mặt trời, cùng với hệ thống nước
sạch bắt nguồn từ nguồn nước khoáng thiên nhiên.
Ngày hội văn hóa ở
Bhutan
Dù đã trao quyền cho
Thủ tướng, vua Jigme Khesar cũng vẫn còn làm việc miệt mài.
Mỗi ngày ở Bhutan, tôi đều có thể chứng kiến vị vua trẻ rời
nhiệm sở lúc 5h30 phút chiều. Ngài làm vua không để
chơi và hưởng thụ, mà làm việc cho lợi ích của nhân dân. Vua Bhutan được
người dân hết sức yêu thương và kính nể, vì ông luôn đi sâu sát vào hoàn cảnh
của người dân, bảo vệ quyền lợi của dân và luôn luôn đặt lợi ích của nhân dân
lên hàng đầu.
Có lẽ, người Bhutan
hạnh phúc vì họ có một hoàng gia, một chính phủ hết lòng vì dân?
Nằm cạnh Ấn Độ và Tây Tạng, với số dân khiêm
tốn khoảng 700.000 người, Bhutan là địa điểm vàng của những du khách muốn
khám phá những miền đất lạ. Theo khảo sát của Đại học Leicester (Anh Quốc),
Bhutan là nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất châu Á, và cao thứ 8 trên thế
giới. Năm 1972, khi lên ngôi, vua Bhutan Jigme Singye Wangchuck đã đặt ra
khái niệm Gross National Happiness (GNH - Tổng Hạnh phúc Quốc gia), để thay
thế cho khái niệm GNP (Gross National Product - Tổng Sản lượng Quốc gia) để
đo lường sự phát triển của Bhutan.
Khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia GNH đang
thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia và những nhà kinh tế học. Nhiều
nước đang nhận ra rằng, họ có Tổng Sản lượng Quốc gia cao, nhưng người dân
sống không hạnh phúc, và các quốc gia được cho là thịnh vượng đang phải đối
đầu với tình trạng thất nghiệp, tự tử, bạo lực, bất ổn xã hội ngày càng gia
tăng.
|
Vân Sam
(chọn)
Vietnamnet