Tháp đá Báo Thiên,
chùa Bút Tháp
Tháp Phổ Minh,
chùa Phổ Minh, Nam Định
Trụ biểu chùa Thiên Mụ,
bình minh trong sương mù
  
 
   
 
 
Làm một người Phật tử tại gia
TN Giải Nghiêm
Cập nhật: 08:39:00 26/12/2008

Làm Một Phật Tử Tại Gia

TN Giải Nghiêm

Vào một thời Đức Thế Tôn đang cư trú giữa những người thuộc bộ tộc Thích Ca ở Kapilavatthu (thành Ca Tì La Vệ), trong Rừng Đa. Tại đây, Mahanama họ Thích Ca đi đến chỗ Thế Tôn. Sau khi đã đến nơi và đảnh lễ Thế Tôn rồi, Mahanama ngồi sang một bên. Ngồi sang một bên rồi, Mahanama họ Thích Ca bạch với Đức Thế Tôn:

“Bạch Ngài, thế nào là một người cư sĩ[1]?”

“Mahanama, người nào đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thì đó là một người cư sĩ.”

“Và, thưa Ngài, thế nào là một cư sĩ có giới hạnh?”

“Mahanama, cư sĩ nào kiêng tàn hại chúng sinh; kiêng lấy của không cho; kiêng tà dâm; kiêng nói dối; kiêng rượu, chất gây lên men và gây say, gây phóng dật; thì, Mahanama, đó là một cư sĩ có giới hạnh.”

“Và, thưa Ngài, thế nào là một cư sĩ dốc lòng vì lợi lạc của chính mình, nhưng không vì lợi lạc của kẻ khác?”

“Mahanama, cư sĩ nào tự mình có đức tin, nhưng không đánh thức đức tin nơi kẻ khác; tự mình có giới đức, nhưng không đánh thức giới đức nơi kẻ khác; tự mình có đức thí (tâm rộng rãi), nhưng không đánh thức đức thí nơi kẻ khác; tự mình ưa gặp chư tăng, nhưng không đánh thức kẻ khác đến gặp chư tăng; tự mình ưa nghe Chánh Pháp, nhưng không đánh thức kẻ khác tìm nghe Chánh Pháp; tự mình thường nhớ tưởng đến Pháp đã nghe, nhưng không đánh thức kẻ khác nhớ tưởng đến Pháp; tự mình tìm hiểu rõ ràng ý nghĩa/lợi ích của Pháp đã nghe, nhưng không đánh thức kẻ khác tìm hiểu rõ ràng ý nghĩa/lợi ích của Pháp; sau khi đã biết nghĩa/ích, sau khi đã biết Pháp, tự mình hành trì theo Pháp, nhưng không đánh thức kẻ khác hành trì theo Pháp;  thì, Mahanama, đó là một cư sĩ dốc lòng vì lợi lạc của chính mình, nhưng không vì lợi lạc của kẻ khác.”

“Và, thưa Ngài, thế nào là một cư sĩ dốc lòng vì lợi lạc của chính mình và vì lợi lạc của kẻ khác?”

“Mahanama, cư sĩ nào tự mình có đức tin, đồng thời đánh thức đức tin nơi kẻ khác; tự mình có giới đức, đồng thời đánh thức giới đức nơi kẻ khác; tự mình có đức thí, đồng thời đánh thức đức thí nơi kẻ khác; tự mình ưa gặp chư tăng, đồng thời đánh thức kẻ khác đến gặp chư tăng; tự mình ưa nghe Chánh Pháp, đồng thời đánh thức kẻ khác tìm nghe Chánh Pháp; tự mình thường nhớ tưởng đến Pháp đã nghe, đồng thời đánh thức kẻ khác nhớ tưởng đến Pháp; tự mình tìm hiểu rõ ràng ý nghĩa/lợi ích của Pháp đã nghe, đồng thời đánh thức kẻ khác tìm hiểu rõ ràng ý nghĩa/lợi ích của Pháp; sau khi đã biết nghĩa/ích, sau khi đã biết Pháp, tự mình hành trì theo Pháp, đồng thời đánh thức kẻ khác hành trì theo Pháp;  thì, Mahanama, đó là một cư sĩ dốc lòng vì lợi lạc của chính mình, và vì lợi lạc của kẻ khác.”

(dịch từ bản Pali-English của Tỳ khưu Kumara)

 


[1] Pali: Upasaka (Ưu Bà Tắc)

(Nguồn: dieukhong.org)
 
 
   
 
  
Tìm kiếm

 
  
Tìm trên:     hoangphap.info web khác
Visitor Number: 
Hôm nay