HÌNH ẢNH A-LA-HÁN
TRONG NGHỆ THUẬT TRANH TƯỢNG
THÍCH NHUẬN CHÂU
biên dịch
A-la-hán là những vị đã đạt đến mức độ tâm chứng cao nhất trong pháp tu tập của Thanh văn thừa. Khi đạt đến cảnh giới nầy, mọi phiền não đều được tiêu trừ, không còn luân hồi sinh tử nữa. Tuy nhiên, theo Thành Duy thức luận (s: Vijñaptimātratā-siddhi-śāstra; c: Cheng weishi lun), do ngài Huyền Trang soạn năm 659, thì A-la-hán là bậc đã đạt được trí huệ viên mãn, vượt trên các hàng vô học trong Tam thừa: Thanh văn (s: śrāvaka), Bích chi (s: pratyeka) hoặc là Duyên giác (c: yuanjue), thuộc Tiểu thừa; và Bồ-tát (s: Bodhisattva), thuộc Đại thừa. Do vậy A-la-hán là một tên gọi khác của Phật quả, là một trong 10 danh hiệu của đức Phật.
Theo kinh điển nguyên thủy, thời đức Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế, vốn chỉ có bốn vị Đại-la-hán phát nguyện lưu lại thế gian để hoằng truyền Phật pháp, mỗi vị ở mỗi phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Nhưng các kinh điển về sau dần dần thêm vào cho đến 16 vị, phần lớn các vị ấy vẫn không có tên. Mãi cho đến đời Đường, khi ngài Huyền Trang thỉnh kinh ở Ấn Độ về và dịch cuốn Pháp trụ ký (c: Fa zhuji ) vào năm 654, mọi người mới biết đến có 16 vị A-la-hán và danh tánh của từng vị.
Đó là:
1. Tân-đầu-lô-bạt-la-đoạ-xà (s: Piṇḍolabbaradvāja)
2. Ca-nặc-ca-phạt-ta (s: Kanakavatsa)
3. Ca-nặc-ca-bạt-ly-đoạ-xà (s: Kanakabharadvāja)
4. Tô-tần-đà (s:Subinda)
5. Nặc-cự-la (s: Nakula)
6. Bạt-đà-la (s: Bhadra)
7. Ca lý ca (s:Kālika)
8. Bạt xà la phất đa la (s:Vajraputra)
9. Thú-bác-ca (s: Jīvaka)
10. Bán-thác-ca (s: Panthaka)
11. La-hỗ-la (s: Rāhula)
12. Na-già-tê-na (s: Nāgasena)
13. Nhân-yết-đà (s: Aṅgaja)
14. Phạt-na-bà-tư(s: Vanavasin)
15. A-thị-đa (s: Ajita)
16. Chú-đồ-bán-thác-ca (s: Cūḍapantbaka)
Điều nầy cũng có ghi trong Nhập Đại thừa luận quyển thượng, Đại minh Tam tạng pháp số quyển 45, Thiền lâm tượng khí tiên linh tượng môn.
Từ đó chư Tăng Trung Hoa mới bắt đầu thờ phụng 16 vị A-la-hán và tranh tượng vẽ hình các vị với nhiều dáng dấp, với nhiều kiểu trang phục của Tăng sĩ Trung Hoa xuất hiện khắp nơi. Chẳng hạn, tương truyền Vương Duy (c: Wang Wei ; 701-761) đã vẽ 48 bức tranh về 16 vị A-la-hán, và những bức tranh của Lu Lengjia, sống vào khoảng năm 730-760, đã trở nên nổi tiếng trong suốt đời Đường. Tượng tạc 16 vị A-la-hán ở Động Vân Hà (c: Yanxiadong ; e: Clouds and Mist Grotto), Hàng Châu đã được đánh giá rất cao cho đến ngày nay. Bắt đầu đời Tống, biểu tượng 16 vị A-la-hán dần dần không còn được ưa chuộng như hình tượng Phật, nhưng các họa sĩ vẫn còn vẽ tượng La-hán mãi cho đến cuối đời Minh, như các họa sĩ Li Gonglin (1049-1106), Liang Kai (trước thế kỷ thứ XIII), Zhao Mengfu (1254-1322), và Chiu Ying (khoảng từ 1494-1552).
Bắt đầu thời Ngũ đại, sự thờ phụng tượng A-la-hán lại thịnh hành, việc minh họa lại gia tăng đến 18 vị A-la-hán. Khi nhạc sĩ Su Shi (1037-1101) bị lưu đày ra đảo Hải Nam, lần đầu ông ta thấy tượng A-la-hán Shiba (trong bộ 18 vị A-la-hán) của họa sĩ Zhang Xuan, sống khoảng chừng vào năm (890-930) thuộc đời tiền Chu (Former Shu kingdom, 907-925), thời Ngũ đại, đã tạo cảm hứng cho ông sáng tác khúc tán ca về 18 vị A-la-hán. Sau đó, tại chùa Bảo Lâm, ông ta lại thấy một bức tranh khác giống như vậy, đã thúc đẩy ông soạn một ca khúc khác.
Cả hai ca khúc của Su Shi đều mô tả hình dáng và nêu ra danh tánh của các vị, có thêm vào 2 vị Khánh Hữu (Qingyou) và Tân Đầu Lư (Bintoulu) thành 18 vị. Sau đó, 18 vị A-la-hán trở nên được yêu thích hơn trong điêu khắc và hội họa. Trong các chùa, tượng các vị được đặt phía Đông và phía Tây của Đại hùng Bửu điện, nơi mà các vị được thể hiện làm người Hộ pháp cho đức Phật Thích-ca Mâu-ni hoặc là chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai.
***
Năm trăm A-la-hán (Ngũ bách La-hán ) là một danh xưng thường được đề cập trong kinh điển, có khi danh xưng nầy được đồng nhất với Năm trăm tỷ-khưu (Ngũ bách tỷ-khưu) và Năm trăm cư sĩ. Có nhiều truyền thuyết liên quan đến Năm trăm vị vẫn còn lưu truyền. Chẳng hạn, trong kinh Pháp Hoa, phẩm Ngũ bá đệ tử thọ ký, đức Phật thọ ký cho 500 đệ tử sau khi họ nhập niết-bàn. Trong Sheli fo wen jing, có ghi lại rằng sau khi vua Fushamiduolou phá hoại Phật pháp, có 500 vị A-la-hán sẽ kiến lập lại. Trong cuốn Pháp trụ ký có ghi lại rằng cứ mỗi nhóm 16 vị A-la-hán sẽ chịu trách nhiệm ở một quốc độ, và mỗi nhóm đều có các đoàn tùy tùng, 500 A-la-hán trở nên một chỉnh thể cơ bản. Cũng vậy, tương truyền sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, ngài Ma-ha Ca-diếp cùng với 500 vị A-la-hán tổ chức kết tập lần đầu tại thành Vương Xá (Rājagṛha ). Vào thời vua A-dục (Aśoka), 500 vị Tăng đã chứng A-la-hán và 500 vị Tăng chưa chứng quả đã họp lại để trùng tuyên lại giáo lý của đức Phật. Lần kết tập thứ tư vào thời Vua Ca-nị-sắc-ca (s: Kaniṣka) ở nước Càn-đà-la (s: gandhāra) để kết tập Đại Tỳ-bà-sa Luận (c: Da piposha lun). Con số ‘năm trăm’ trong những chuyện như vậy chắc chắn là biểu tượng cho con số ‘vài trăm’ và không biểu thị cho con số nhất định. Cũng thế, không có chi tiết nào trong những câu chuyện trên đưa ra được tên của từng vị A-la-hán. Chúng ta biết rằng chính vào đời Đường, Năm trăm A-la-hán lần đầu tiên được đề cập đến ở Trung Hoa. Theo Ngũ đại danh họa bổ ký (c: Wudai minghua buyi; e: Supplement to Famous Paintings of the Five Dynasties Era), điêu khắc gia nổi tiếng đời Đường là Yang Huizhi đã tạc tượng 500 vị A-la-hán cho chùa Guang'ai si ở Hồ Nam, đó là sự kiện điêu khắc được biết sớm nhất về tượng 500 vị A-la-hán ở Trung Hoa. Đến thời Ngũ đại, sự thờ phụng 500 vị A-la-hán trở nên phổ biến. Chẳng hạn, vua Qian Liu của nước Wu-Yue (907-978), đã thếp vàng tượng 500 vị A-la-hán cúng dường cho chùa Fangguang si trên núi Thiên Thai, và vào năm đầu tiên của triều đại Xiande (954), Thiền sư Daoqian nhận sắc chỉ của Qian Zhongyi, lúc ấy là vua nước Wu-Yue, dời 16 tượng các vị đệ tử của đức Phật từ chùa Lôi Đảnh (Thunder Peak Pagoda) đến chùa Jingci và cho xây dựng Ngũ bách La hán điện ở đó-cả hai ngôi chùa nầy đều ở Hàng Châu, kinh đô của triều đại Wu-Yue. Vào năm thứ hai triều đại Yongxi của Bắc Tống (985?), tượng 500 vị A-la-hán được tạc xong và an trí ở chùa Shouchang trên núi Thiên Thai. Thật vậy, vào thời Bắc Tống, sự thờ phụng 500 vị A-la-hán trở nên phổ biến, khắp lãnh thổ Trung Hoa nhiều chùa và sảnh đường đã được kiến trúc để thờ tượng. Các hang động dùng để cất giữ quần tượng 500 vị A-la-hán bắt đầu phát sinh, chẳng hạn, 168 động tại Dazu, Sichuan bao gồm cả tượng Đại Phật (Dafo an). Nơi đây, các bức tường trung tâm và hai bên đều có khắc hình tượng của 500 vị A-la-hán.
Tuy vậy, những nơi trưng bày 500 tượng A-la-hán đều không biết được danh tánh của từng vị. Theo một đề mục trong Baoke congbian, vào năm (933?) niên hiệu Dahe, có bia 500 vị A-la-hán tại chùa Longxing, chi nhánh của chùa Chongfu, ở Wu Xuanzhou, mỗi bia đều có ghi rõ tên của từng vị, nhưng nay bia này không còn nữa. Vào ít lâu sau, thời kỳ Jinshixubian, có được bản sao của một tấm bia khắc vào năm thứ 14 niên hiệu Shaoxing của triều đại Nam Tống (1134), trong đó, Gao Daosu, đã soạn ra bằng cách tập hợp lại những bản kinh Phật thông dụng và tóm tắt lại thành tên 500 vị A-la-hán. Bia nầy được dựng tại chùa Qianming ở Jiangyin. Mặc dù đây là ghi chép sớm nhất về tên của 500 vị A-la-hán ở Trung Hoa, nhưng đó chỉ là ‘tôn hiệu’ (zunhao)–chưa phải là sự minh họa theo hình dáng của chính từng vị như đã được khắc vẽ. Tuy vậy, từ đó trở đi, khi các chùa kiến trúc điện thờ tượng 500 vị A-la-hán, thì các họa sĩ đều khắc tên các vị theo danh sách trong bia nầy. Qua thời kỳ Chongzhen của nhà Minh, Gao Chengyan lại thuê khắc bia ghi tên 500 vị A-la-hán dựng tại chùa Qianming ở Jiangyin, rồi Gao Youji, con trai ông ta, lại nhờ người khắc bia ấy lần thứ hai và chép sang Jiaxing zang, nơi đây bia còn giữ được nguyên trạng. Tuy nhiên, nay chỉ còn tên của các vị A-la-hán.
Mãi cho đến thời Nam Tống, có vài người sưu tập các minh họa và cho ra đời bản in gỗ Bộ tranh tượng A-la-hán–đây là bộ minh họa các vị A-la-hán đầu tiên được biết đến. Công trình nầy được in lại từ bản gỗ mới vào thế kỷ thứ 16 thời kỳ Chongzhen (1643). Mặc dù ngày nay không còn bản sao các tác phẩm nầy, nhưng nó lại được in lại vào năm thứ 52 thời Càn Long (Qianlong; 1787)–Bộ minh họa 518 vị A-la-hán chùa Qianming, dưới sự trông coi của sư trú trì Dache, một vị cao tăng vào thời Càn Long. La-hán tự hay là Qianming yuan được dựng lên ở Shifang, Chongqing, Siquan vẫn còn đến ngày nay. Chùa đầu tiên được xây vào đời Tống, bị đổ nát vào thời Nguyên và Minh rồi được trùng tu vào năm thứ 17 thời Càn Long (1752), và một thời gian sau, 518 tượng A-la-hán được tạc xong, và sau đó là Bộ minh họa vào đời Minh. Ngôi chùa bị phá hủy vì bom của máy bay Nhật trong thời chiến tranh, sau đó lại được trùng tu năm 1945, các tượng A-la-hán mới một lần nữa lại hiện diện đầy đủ trong La-hán đường.±
|