Nơi xa ngái thương hồi chuông Thiên Mụ
Ninh Giang Thu Cúc
Cập nhật: 13:31:00 01/09/2008

NƠI XA NGÁI

Thương

HỒI CHUÔNG THIÊN MỤ

                                                         

 

NINH GIANG THU CÚC

T

huở nớ, tôi sống thật hạnh phúc trong ngôi nhà thuộc dinh cơ Miếu đường Cụ Tiền Quân Đô Thống Chưởng Phủ Sự, tại ấp Đồng An, xóm Thoại Phước, làng An Ninh Hạ, cách chùa Thiên Mụ một cây số đường chim bay, trước nhà tôi là con sông Bạch Yến mà tôi gọi sông Ninh – cứ lặng lờ mỗi chiều qua ngõ và tiếng chuông thu không từ chùa Thiên Mụ vọng về thật trầm hùng lắng đọng, lan tỏa trên từng gợn sóng của mặt nước sông Ninh. Âm vọng và âm hưởng của tiếng chuông đã theo tôi suốt dọc dài trong từng nỗi nhớ thương vời vợi trên đất khách quê người thăm thẳm niềm nhật mộ hương quan; tiếng chuông ngân ngợi len lỏi qua ba cõi sáu đường mong thức tỉnh quần sinh giữa trầm luân khổ ải, hướng tâm tư về nẻo từ bi; tiếng chuông cứu rỗi cho bao hồn ma bóng quế, thập loại chúng sinh lắng lòng nghe để quay về nương tựa đạo pháp nhiệm mầu của mười phương Tam Bảo, và tiếng đại hồng chung ấy còn mang một hạnh nguyện rất thiết thực giữa đời thường là làm chiếc đồng hồ báo thức cho mọi tầng lớp dân cư sinh sống quanh vùng liên địa, từ: Văn Thánh, Xuân Hòa, An Ninh thượng-hạ đến Trúc Lâm, Lựu Bảo, Kim Long tiền-hậu và băng ngang sông Hương qua Nguyệt Biều, Long Thọ…

            Cứ tối lại sáng ra, mọi sinh hoạt được kết thúc hay bắt đầu đều được căn cứ vào tiếng chuông Thiên Mụ, dân gian không quen dùng mỹ ngữ “thỉnh chuông” đầy tôn kính, mà họ chỉ gọi nôm na là “chuông rung”. Dân lao động quanh vùng cứ vào lúc “chuông rung” sáng là họ trở dậy với bao công việc, người thì lo cơm nước, cái ăn, cái gói ghém bới ra đồng ruộng…một số phụ nữ lo sửa soạn quang gánh là thực phẩm nấu sẵn như xôi bắp, bắp hầm, bắp trái nấu, bún bò.v.v... để trẩy về phố chợ, chia ra các ngã làm thức ăn sáng phục vụ tại nhà cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, công chức điểm tâm trước khi đến công sở, trường học.

            Tiếng chuông chùa Thiên Mụ đã đi vào đời sống cộng đồng để đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết thấp cao cho từng đối tượng – cứ thế trải bao tháng năm, trải bao thăng trầm dâu bể khi Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Huế nói riêng – còn được xem là Quốc giáo cho đến thời kỳ Pháp nạn lửa bỏng, dầu sôi dưới chế độ độc tài, kỳ thị tôn giáo của Ngô Đình Diệm, tiếng chuông vẫn nhẫn nại và nhẫn nhục trải lòng cùng tuế nguyệt, gửi đến xa gần âm thanh giải thoát, thanh tịnh của tự thân chuông, của tự lòng chuông…(!).

 Ai là con dân Huế sống quanh vùng phụ cận của chùa Thiên Mụ mà không từng biết, không từng thấy lầu chuông đứng uy nghi trầm mặc nhìn xuống sông Hương cao thấp thủy triều cho bao cuộc tang thương.

            Ai là con dân Huế phải xa lìa bản quán quê hương lại không từng thắt lòng bởi nhớ thương hồi chuông Thiên Mụ trong từng sáng từng chiều thong thả ngân nga thấm đẫm tận tâm hồn.

            Ai là người con Phật đã từng sống qua những tháng ngày, qua những giai đoạn hưng vong của Phật giáo Huế mà chẳng tự hào khi thấy và nghe:

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ cương.”²

 

 
 
   
 
  
Tìm kiếm

 
  
Tìm trên:     hoangphap.info web khác
Visitor Number: 
Hôm nay