Đạo Phật và dòng sử Việt
HT Thích Đức Nhuận
Trường A Hàm
Tuệ Sỹ dịch và chú
Triết học Thế Thân
Lê Mạnh Thát
  
 
   
 
 
TÔI VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT BẬC BỒ TÁT SÁNG RỰC KHẮP BỐN PHƯƠNG*
Pháp Thường
Cập nhật: 07:35:31 07/11/2009

Tôi và LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT BẬC

BỒ TÁT SÁNG RỰC KHẮP BỐN PHƯƠNG*


                                  Pháp Thường

 

Tự ngôn

Bài viết được chia làm hai phần đúng như tiêu đề của quyển sách: 1/ (Tôi và) Làm thế nào để trở thành… 2/ (Tôi và) Những bước chân trở về… Cả hai như là sự đối diện của một cá thể với một tư cách; một tư cách, một đặc chất - PHẠM CÔNG THIỆN - đã ảnh hưởng như thế nào trong một thuở thiếu thời của riêng và, cũng có thể là cả một thế hệ vẫn còn rất gần với những ưu tư ý thức hệ. Bản văn mở ra, những sai biệt như thế nào trong một hướng – cách đồng điệu như thế nào qua tập phẩm ấy- về xứ Phật, của cả hai trong tôi. Nhân đây, tôi xin cám ơn anh Quảng Diệu, là một trong những bạn “đồng học” cùng tôi dưới Đạo tràng của thầy Tuệ Sỹ suốt 11 năm trong mái ấm Già-Lam, đã giúp tôi điều kiện để có được trọn vẹn những ấn phẩm của nhà xuất bản Springer - những ấn bản của các nhà Lập trình ngôn ngữ, những nhà Toán học, Di truyền học lẫy lừng nhất hiện nay của thế giới, mà theo tôi, chúng thật sự đã hoàn toàn tiếp cận được với Phật giáo; chúng đã thật sự nối lại với tôi những gì là quan yếu, cực kỳ quan yếu về Phật học, trong ký ức khi học dưới Đạo tràng của những bậc thầy mình mà, trên hết vẫn là thầy Nguyên Giác - người đã dạy tôi Phạn ngữ ở một thời kỳ “đen tối” nhất của Già-Lam. Tôi cũng xin cám ơn, tập san Nghiên cứu Phật học PL đã cho tôi một góc đứng nào đó, dưới bóng mát tuyệt vời của những người con Phật. Như vậy thì, ở đây có cả ba hay bốn, hoặc nhiều hơn nữa, và nếu có thể nhiều hơn như cái gì còn quá ít; tôi xin hồi hướng cho cả những nối kết như thế - cái còn quá ít - nhất là đối với các bậc thầy mình, những người đã cống hiến trọn đời cho Phật học.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Như Lai.

 

CHƯƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT KHI ĐỌC TỤNG KINH PHẬT

Thế giới của ngôn ngữ là thế giới của Sắc, bởi vì nó là dữ liệu được cho của tư duy và cũng bởi vì cái gì còn tư duy thì cái đó phải dựa trên sắc. Không có một nền tư tưởng nào, một kiểu dáng tư duy nào phi sắc, cho dù đó là loại tư duy “trong vô ngã”. Tư duy luôn là tư duy về; ngôn ngữ luôn, bản chất của nó là viết về, nói về, dù nó- ngôn ngữ- luôn muốn tự thể hiện mình - biểu đạt - là thế giới của Hiệu và Phản ứng, như chính đời sống hai chiều của chúng ta. Chiều Phản thân và Tha thân. Cái gì còn Sắc thì cái đó còn Tôi, cái gì phi sắc, thì cái đó là cái phi Tôi của tôi. Do vậy, ta thường “yêu” cái gì đó và bắt cái gì đó “phải giống mình” và “bắt nó” phải khác mình. Ta luôn “thích” cái mình vốn “ghét” và “ghét” cái mình hằng “thích”. Đời sống chúng ta luôn sống bằng cái “nhất thể” của nhị nguyên, cái “đối ngẩu” của thế giới “toán và thuật số”. Tồn tại là tồn tại trên sự diệt của những điểm vô thường.

Nói về mình là một thể tài bất tận của nhân loại.

Ít ra, hơn bốn mươi năm về trước, “tôi” vốn biết “mình” như vậy khi 10 tuổi và cũng ít ra, “tôi” cũng thường nghĩ như vậy khi sắp phải cộng thêm một tuổi nữa, khi cố loại đi ý niệm “về mình”.

Tối muốn nói đến “tên tuổi” của một người đã sống, diệt và tái sinh trong tôi như một thứ lửa - PHẠM CÔNG THIỆN - cái tên đã bị mang tiếng là “thiên tài” hay “thần đồng” gì đó. Và thật là buồn cười, khi thần đồng hay thiên tài chỉ được hiểu như là sự thăng hoa của “cái ngã” như ta vốn hay tự thăng hoa với chính mình và, cho dù ta không thích lắm sự thăng hoa ấy. Và, thiên tài, thật ngớ ngẩn như một cái gì đó vốn “dư” hơn cái mà ta rất thiếu.

“Dư” hay “thiên tài”, bởi vì ông “hơn” họ nhiều thứ. Ông “nhiều” dữ liệu hơn. Tuy nhiên với “tôi”, ông là “thiên tài”, bởi vì ông đã xử lý cái “dư” này một cách tài tình. Tức là, trong cái xác chết của những mớ ngôn ngữ ngoại ngôn ấy, chính ông đã đốt cháy chúng và truyền cho ta, ít ra là với tôi, ông đã truyền cho chất “nóng” ấy như bản chất “lập ngôn” của ông. Tôi tin rằng, thế hệ thanh niên của chúng tôi, những người sau ông gần 20 mươi năm đều có đồng quan điểm như thế.

Sự ra đời của ông là sự tái sinh của một nhát dao chẻ đôi truyền thống khắc khoải, trật tự của “Nho học” và, tách ra từng mảng của tư duy “Tây học” qua chi tiết của tấm kính vạn hoa logic “hợm mình”. Nhát dao ấy, đã chẻ cái Ngã thành nhiều mảnh nhỏ và lang thang phiêu bạt khắp nẽo trần gian này như tự thân của Ý THỨC MỚI, BÙNG VỞ ra và chìm vào các HỐ THẲM và, bất ngờ chuyển thân thành LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT VỊ BỒ TÁT SÁNG RỰC BỐN PHƯƠNG (viết tắt: LTN). Tôi đã tiếp nhận cái tiêu đề này như là tiếp truyền chút hơi ấm còn vương vất đâu đó của tuổi thiếu thời và chuyển tiếp đâu đó khi bước vào trung vận của đời mình. Một bông sen nhỏ bé đang bắt đầu ngoi lên mặt hồ ba động của Dục và các tạp chất vốn dĩ của một kiếp người.

Có thể, cái tiêu danh này đã khiến tôi không được hài lòng cho lắm. Nếu nó là một cách “dạy” tu – LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT VỊ BỒ TÁT – bởi vì, tôi đã sống trong môi trường “tu tập” đã hơi lâu rồi. Còn BỐN PHƯƠNG, thì thực chất, Phật giáo vốn có đến THẬP PHƯƠNG hay KHÔNG GIAN 10 CHIỀU, chớ không chỉ có Bốn phương hay Ba chiều trong Toán học như ta biết. Tuy nhiên, BỐN, vẫn luôn là NHIỀU trong mọi trường hợp và chính như ngôn cảnh của tiêu đề đó làm thành bản văn này đã cho ta hiểu như vậy.

Vâng! Tôi đã tiếp nhận tác phẩm ấy, như là sự tái sinh của LỬA. Tôi tiếp nhận nó, như một “cư sỹ” có quyền truyền trao một ít kinh nghiệm nào đó trong lộ trình “tu tập” của mình, nằm bên trên các “kiểu mô phạm dạy đời” của những người tự nhận là “bậc chân tu”.

Sự tái sinh của bản văn, nghiễm nhiên đã thành là đỉnh cao, như đỉnh cao của tên tuổi ông trong nhiều thập kỷ trước – nó lồng lộng – trong một đống rối nùi của bao “dịch phẩm” và chỉ có “dịch phẩm” y như ngày nay ta vẫn biết trên “thế giới văn đàn” này. Nó, văn bản ấy, đánh tan đi “cái mùi” đã được người khác nhai nhổ phun bỏ và, tôi nghĩ nó là sức hấp dẫn tuyệt vời cho những ai đang “lui cui” học Dịch thuật và chỉ có “dịch”, sao y bản chánh mà thôi. Tôi muốn nói đến sự sáng tạo, kể cả tính sáng tạo trong hầu hết các dịch phẩm của ông, như chính bản thân của tác giả ấy đã cho ta qua nhiều thập kỷ.

Hãy cởi trần trọn vẹn và nhảy ào vào giòng sông đó với sức quyến rũ của cơn nóng bức trưa hè trên quê hương tuyệt không tiếng ve nào đỏ chói bi thương chào gọi, miền của những lũy thừa tịnh tiến (abhisthāna/powerdomain). Tôi đọc tác phẩm ấy bằng, một cách tự do như LỬA và NƯỚC giao thoa và viết về… nó như dấu ấn của riêng ông với tôi và, chẳng nên biết rằng, nó sâu đến độ nào. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến hình ảnh bình thản, trong sáng của thầy Tuệ Sỹ khi giao tôi ấn bản này, tôi liên hệ đến điểm cận ngang (⊣) trong toán học nối kết và nới lỏng — cái khắc khổ của thi sỹ Hoài khanh, và nét rực rỡ điểm cận trên của ông — một nối kết và nới lỏng dung thông cho cả hai, khổ đau và lừng lẫy — tôi sở y trên “phong thái” như vậy của thầy mình khi viết về, trong và cận ông ở tôi.

Ta đang nói đến cách chuyển hóa của tập hợp Sắc được chận lại thành tịnh Sắc trước Tam bảo mà bản văn cho ta biết ngay từ đầu. Cách trình bày này là loại hình thống nhất của Phật giáo— hoặc Quy kính Tam bảo, hoặc Pháp hoặc riêng Tăng, chẳng hạn, các nhà chú giải Trung luận quy kính Văn thù sư lợi Pháp vương tử, trong khi đó, Trung luận thì quy kính Phật-đà[1]; Câu-xá quy kính Phật — khi người ta muốn trình bày một thể tài nào đó. Ở đây, bản văn quy kính Tam bảo đúng như truyền thống văn hệ của Phật giáo. Tức là giao điểm giữa lộ trình hướng thượng và lộ trình hướng hạ, mở ra một “bình minh” Phật giáo trong bản thân ông, hệt như “bình minh” của “ngữ ngôn” trong vài thập kỷ trước cũng của riêng ông.

Tại sao phải quy kính Tam bảo và phải quy kính như thế nào trong trạng thái gì?

Nếu vikalpa là kiến trúc về bộ tập hợp Hình theo hướng vi phân, thế thì, saṃjña sẽ là cấu trúc ngôn ngữ được dẫn xuất từ vedana – vedana là ngôn tính của ý niệm hay triết học, trong đó kể cả thi ca đều là sự tăng thịnh của vedana tùy theo định hướng tính mang bản chất SÓNG ngôn ngữ của vikalpa, tức là định hướng của bộ tập hợp nghiệm có tổ chức trình tự di truyền, hướng hạ hay hướng thượng - cái Tôi bành trướng tới hạn của những miền xác định theo chiều hiệu ứng. Khi đi hết một chu kỳ hay vô số thời kỳ của mình, cái tôi đảo ngược theo chiều phản ứng và được tiếp cận với Ngã tính và Pháp tính trên điểm cận ngang hay trục hoành của Tăng bảo và hướng đến miền lũy thừa của Pháp bảo, tối hậu là Phật bảo. Do vậy, càng nhiều Ngã bao nhiêu, thì người ta càng cung kính Tam bảo bấy nhiêu (Nói một cách mâu thuẫn thơ mộng, cuộc đời có nhiều ác mộng bao nhiêu, thì càng mau tỉnh mộng giải thoát bấy nhiêu. – Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng, viết tắt: NBC..., tr. 107). Cái Ngã là một tập hợp ngôn tính và các sở chỉ hình (picture reference) có sức chứa của thọ, tức là tiềm năng của trí tính khi “hồi đầu thị ngạn”. Nhờ thế mà những bông sen có thể vươn lên khỏi mặt hồ ái dục và làm nên kỳ tích của “thức biến thành trí”[2]. “Ta nói giả danh, tức là Trung đạo nghĩa”.

Quy kính Tam bảo, phát xuất từ thi kệ như sau:

            Buddhaṃ śaraṇaṃ gacchāmi  

            Dharmaṃ śaraṇaṃ gacchāmi

            Saṃghaṃ śaraṇaṃ gacchāmi

            (tôi hướng [tôi] đến nơi Phật-đà an trú

            tôi hướng [tôi] đến nơi Pháp an trú

            tôi hướng [tôi] đến nơi Tăng an trú)

Kệ ngữ śaraṇa phái sinh từ căn tố √śṝ, có nghĩa là tính năng vi phân vi trần số thành các miền xác định của Phật-đà. Tôi đem cái “tôi của tôi” nhập vào khả tính vi (huyền) phân ấy. Tôi là một với Phật, là một với Pháp, là một với Tăng. Khi tôi đem cái “tôi” (đã thành phẩm chất tinh thuần của mình) phân bố vào không gian ba chiều của Phật, Pháp, Tăng, vậy, tôi có còn hỏi “tôi là ai”, một cách ngớ ngẩn và lố bịch nữa chăng? Tôi có còn hỏi, triết học là gì chăng? Ta chỉ còn hỏi: Làm thế nào để trở thành một bậc bồ tát sáng rực khắp bốn phương (hoặc mười phương) và, Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự (hay miền) im lặng.

Nói một cách chính xác, trong Phật giáo, không có (Φ-ιλοσοφος - triết học) mà chỉ có Ψ (Ψ-υχολογος, Ψισις, Ψ-χιατρις…). Triết học đối với Phật giáo, chỉ là trò trẻ con (nó cần phải được “giáo dục” nhiều hơn). Nếu như, đỉnh cao của nhân loại vào đầu thế kỷ 21 là SỰ KHÁM PHÁ VỀ SÓNG HẤP DẪN (the Detection of gravitational Waves), là DI TRUYỀN HỌC (genetisc), là DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO HỌC (cytogenetisc), là TOÁN HỌC (math.), là NGHĨA HỌC THEO LUẬN CHỨNG GAME (game-theoretical Semantisc), là ĐẠI SỐ HỌC TRỪU TƯỢNG (abstract algebra), NGÔN NGỮ HỌC… (chỉ nêu ra một ít thôi – to name just a few)[3], tức là các ngành học thuật mà các chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ lập trình (programming language) của cơ quan Nasa đang theo đuổi (họ luôn chống lại trí thông minh nhân tạo… trong đó có triết học), thì còn có thể chấp nhận.

Tại sao?

Hãy trở lại với ba thi kệ vừa nêu. Nếu, Buddha là một Hằng số, là Đối tượng -ṃ (Ac.) của –āmi và tính ngữ śaraṇa, theo ngữ nguyên là đẳng thức Biến thiên (vary / upheaval) hay HUYỀN PHÂN, tức là người ta đi tìm Ẩn số (unknown) của các Quỹ tích (locus), nghĩa là –āmi đi tìm và phải tìm cho ra hay hóa thân trong các quỹ tích này, –āmi trở thành hệ DI TRUYỀN của Buddha – Buddha là một Hằng số, là một Tập hợp rỗng (∅) với các quỹ tích biến thiên khi chạm vào Sắc pháp.

Quy y Phật là Phật tử

Quy y Pháp là Pháp tử

 Quy y Tăng là quyến thuộc của Tăng

Chẳng hạn, “một thời Phật trú tại thành Xá-vệ cùng với 1250 vị Tỳ-kheo…”. Ở đây, “trú tại” là căn tố √vas. Ta có danh từ phái sinh là vasàna, Hoa dịch là Tập khí (習氣), mà trên thực tế, đức Phật đang vi phân hệ DI TRUYỀN của mình – Phật chủng (Buddhatà) - cho chúng sinh. Tập khí từ Nhiễm sắc thể (S: varṇasamlangha. E: chromosome)[4] chuyển sang Tịnh sắc thể (S: arūpa / amàla. E: pure-chromosome). Như thế, Ψ tức là चित्त. Vậy thì, “Quy y Tam bảo” là giai đoạn gia hành của QUÁ TRÌNH ĐỘT BIẾN GEN, như ngày nay ta được biết khi học DI TRUYỀN HỌC. Từ –āmi chuyển thành Buddhatà (Phật tính). Khi chuyển dịch ba thi kệ trên, Hoa chỉ dịch “quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng” mà thôi. Trong khi đó, –āmi đã bị loại ra. Tuy nhiên, khi Việt dịch, các dịch giả của ta, dịch là “Con quy y Phật, Con quy y Pháp , Con quy y Tăng”. Nên nhớ rằng, Y, là trú xứ, là chỗ ở, và không hạn chế trong ý nghĩa dựa nương. Tiền tố C ở tiếng Việt cho phép ta hiểu rằng, “ta đang chuyển hóa gen di truyền” của mình và, cách đây ngót 40 năm, tác giả của chúng ta – Phạm Công Thiện – đã đặt ra: “cái, con…” trong danh tác Ý thức mới trong văn nghệ và triết học của ông. Trên thực tế Ψ, चित्त và C on đều giống nhau, hệt như nhau trong Bàn phiếm (function keyboard) của tâm thể mình được vikalpa hóa. Người Hoa rất sợ chạm đến –āmi, bởi vì “Ngã” là cái mà người ta cần phải loại trừ. Tuy nhiên, khi Ngã biến thành C on, bạn sẽ nghĩ như thế nào, khi tự thân nó đã “đột biến Gen”? “Nó” quy y Phật, không có nó thì không có quá trình “đột biến” được. Câu hỏi này dành cho các “triết gia” của ta, nếu, ta có danh xưng này. Ngôn ngữ của Hoa vẫn có tiếng Con, chẳng hạn śariputra, được họ dịch là Xá-lợi-Tử (người con trai thuộc giòng śari, tức là bậc có đôi mắt của con chim śari theo tính HUYỀN PHÂN, do vậy, gọi là đôi mắt đẹp - tịnh nhãn). Thế nhưng, để có tiền tố C- thì tiếng Hoa là không thể. Bởi vì, Hoa chỉ có Toán học theo HỆ NHỊ PHÂN và không có ĐẠI SỐ HỌC TRỪU TƯỢNG VI PHÂN, tức là ngôn ngữ không có BIẾN CÁCH. (Tuy nhiên, tiếng Việt cũng không phải là hệ ngôn ngữ có biến cách, nhưng ta có C) , trong khi Hoa không có Ψ và chỉ có Φ (theo hình-nghĩa: tam điểm như tinh tượng, hoành câu tợ nguyệt tà. Song, ứng dụng Mạo từ để chỉ cho sự vật, tức là Vật chỉ trạng, tiếng Việt hơn hẳn tiếng Hoa. Chẳng hạn, “Cái, con, chiếc, đực [đực rựa], như Con mắt, hình dung cho cái gì đó thu tròn lại theo hình cánh cung, hay hình chóp, hoặc tính bén nhạy di động, tinh xảo. Con, như chiếc thuyền con. Đực như Đực rựa, một chuyện kể đặc sắc trong kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam. Chiếc, nói đến nguyên lý tách đôi và liên hệ đối xứng… Nghĩa rằng, Việt Nam không có triết học, mà chỉ có DI TRUYỀN HỌC, NGÔN NGỮ HỌC[5] và, đỉnh cao là ÂM THANH, như trường hợp đỉnh cao thi ca của Nguyễn Du. Thi ca của Nguyễn Du thuộc về đỉnh cao của Âm tố, nó không còn là Thân Phận theo kiểu Tục đế nữa; khi cái Tôi của Kiều trầm mình xuống sông Tuyền đường để rửa sạch thân phận của trò chơi vikalpa và truyền vào, tưởng, hành và tâm sở tư xét như là lực định hướng của hình hay trò chơi Game và cuối cùng được ngôn ngữ dắt dìu theo chiều Phản ứng- QUY Y TAM BẢO”. Theo lịch sử, Việt Nam tiếp cận Phật giáo trước cả Trung Hoa và tiếp cận trực tiếp theo hình thái di truyền như thế. Tiếc thay, do “được ngàn năm đô hộ giặc Tàu” và nhất là hệ thống dịch thuật có trước của “Tam tạng Thánh điển” của Hoa dịch mà, trên thực tế, ta đã chưa tham duyệt triệt để hệ thống ấy qua Phạn ngữ, bởi vì Phạn bản liên hệ đến hệ Hoa dịch đã bị thất lạc quá nhiều, [chỉ có hệ Pàli là được kiểm định qua luận án tiến sỹ của HT. Thích Minh Châu và chính bậc thầy ấy đã dịch trọn vẹn hệ thống đó khoảng bốn thập kỷ trước. Gần đây, trên hệ thống “Tam Tạng Thánh điển Pàli” của HT. Thích Minh Châu, bộ A-Hàm, đã được thầy Tuệ Sỹ trùng dịch và công trình dịch thuật này đã mang lại “ánh sáng định bản” cho một thời kỳ bình minh của nghiên cứu Phật học theo hướng the Study of Dictionary, hơn là hướng của Trung Hoa, như ta có trong tay]; nghĩa rằng, hệ tam tạng Thánh điển Sankrit vẫn còn đang bỏ ngõ. Do đó, khi chuyển dịch những dịch phẩm từ Hoa sang Việt, ta phải thật cẩn trọng - cẩn trọng theo phong cách của thầy Tuệ Sỹ, và hơn thế nữa. Trên thực tế, xét về mặt ngôn ngữ, ta đã nói là, Hoa không có hệ thống biến cách (vi-bhakti) như tiếng Phạn, tức là HỆ THỐNG ĐẠI SỐ VI PHÂN. Ta còn biết rằng, Xá-lợi-Tử là một nhà ngôn ngữ học kiệt xuất trong hàng Thánh đệ tử của Phật, Ngài là bậc chấp trì Tạng Thanh Văn của Phật. Ngài có thể thay Phật thuyết pháp trong mọi trường hợp cần và đủ.

Thêm nữa, vì Trung Hoa, chỉ tới hạn là toán số nhị phân, nên khi dịch, chẳng hạn thuật ngữ saṃsàra của tiếng Phạn, họ chỉ dịch là luân hồi (輪迴) – chỉ cho vòng quay của Bánh xe. Trong khi đó, ở tiếng Phạn, Luân hồi, chỉ cho sự nối tiếp bất tận của những con SÓNG. Cách hàm ngôn của tiếng Phạn hệt như cách hiểu của người Do Thái (Hebrew). Khi chỉ cho SÓNG, thì họ nói gal ( גַּל), nhưng khi nói đến Luân hồi, thì họ nói galgal ( גַּלְגַּל), tức là sự TRÙNG PHỤC CỦA SÓNG. Ðiểm đặc trưng này, chỉ có ở những dân tộc, hay chỉ có ở những chủng tính có toán học đại số vi phân mà thôi. Saṃsàra của tiếng Phạn và galgal của Do thái, làm ta liên tưởng đến khoa di truyền học, vật lý và vũ trụ học nhiều hơn bằng chính ngữ nguyên của nó. Saṃsàra, được hiểu như là “cho sự bắt đầu của thế giới bằng các điểm diệt sinh – for beginning of the world - chất ẩm thấp hay nước nhiều hơn đất liền. Cách quan sát tuyệt vời như vậy, khiến ta liên tưởng đến vòng hiện hữu SÓNG của một cá thể kéo theo vòng hiện hữu ĐẠI THỂ của vũ trụ này. Thế thì, “sự lập lại của cái bánh xe” như Hoa ngữ, chỉ là cách quan sát thiển cận mà thôi. Do bản chất quan sát sự vật bằng công cụ “nông nghiệp” như thế, người Trung Hoa đã “sao chép” luôn cả Phật giáo vào trong hệ tư tưởng “chánh trị và đạo quân tử”[6] của mình một cách vô tư theo kiểu thống kê. Cũng theo hình thái “thống kê” này, hầu hết các tác phẩm của Phạm Công Thiện, bị cho là “xuẩn động, “phá hoại”, “điên cuồng”… và một số ít người Việt Nam nào đó thì cứ học theo cách nhược tiểu ấy. Bởi vì, “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu”, như cha ông ta đã nói.

Tốt nghiệp tiến sĩ ở Boston về, ông Dương Ngọc Dũng đã vội làm công tác thống kê y như vậy, theo kiểu “Tàu” hầu hết trong các tác phẩm dịch, viết của mình. Chẳng hạn, Đường vào triết học, Kinh dịch cấu hình… Cũng nhờ đó mà thời đại ngày hôm nay, Trung Hoa, “thắng” hơn thế giới này, bằng các “bản sao” chính xác và tinh xảo không ai bì kịp.

Ðâu rồi truyền thống của Huyền Tráng với bao hành giả học giả tài hoa? Ðâu rồi truyền thống y bát của Lục tổ Huệ Năng với bao bậc thực chứng tuyệt vời?

Những gì vừa nêu, khiến ta phải thật sự quan tâm đến việc nghiên cứu tiếng Phạn, không nhất thiết, ta phải là Phật tử hay không, bởi lẽ, đây là một loại ngôn ngữ được bậc đại trí diễn ngôn mà trong đó, cái nào thuộc về văn minh nhân loại, thì cái đó vốn được bảo lưu một cách huyền thoại[7]. Có lần, thầy Tuệ Sỹ nói rằng: “Nếu tiếng Phạn bị mai một, thì Phật giáo sẽ thành Phật giáo của Trung Hoa.” Một câu nói, chỉ thuần túy bên tách trà, nhưng nghe ra “đã khan giọng tình” làm sao ấy.

Trở lại, vì QUY Y TAM BẢO nghiêm trọng như thế, nên bản văn nói:”Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài khai kinh kệ…”

“Mình phài đọc tụng kinh Phật với tất cả tinh thần khẩn trương của một kẻ bị xử tử hình đang quỳ cúi lạy trong xà lim đen tối, đang lắng nghe sự trườn mình qua nỗi chết sắp đến…”

“Mình cũng có thể đọc tụng kinh Phật như người đã bị tước đoạt mất hết tất cả trong đời sống, và bỗng nhiên bất thần lại được tìm thấy một kho tàng trân bảo vô lượng trước mắt mình; niềm vui sướng vô tận, cơn khoái lạc tràn trề tràn ngập cả thân xác lẫn tinh thần mà trọn cả đời chưa bao giờ có được cảm thức phi thường như vậy.”

Cách diễn ngôn của Phạm Công Thiện hệt như cách diễn ngôn của đại sư Ấn Thuận trong “Lộ Trình Thành Phật – 成佛之道)[8]: Ta phải quy y Tam bảo như người sắp chìm đắm trong đại dương, bổng đâu vớ được phao cứu hộ và gào thét lên xin được cứu. Trạng thái này khẩn thiết vạn phần; có thể nói, ta chỉ còn duy nhất một niệm ấy thôi.” Dụ ngôn của đại sư Ấn Thuận và Phạm Công Thiện đều Bi Tráng như nhau. Ví như người đang nỗ lực đem trọn vẹn cái ngã và ngã sở của mình trao cho hay hòa nhập vào Phật, Pháp, Tăng vậy. Ngã và Ngã sở là chuỗi tập hợp game của vikalpa, của cấu trúc Hình và Tính trong trò chơi mệnh vận của năm biến hành, nghĩa là tính giới hạn của vô minh mà tưởng lầm là “mình”, là “của mình” xét như là sự tồn tại “huyễn thoại” của Sắc. Quy y Tam bảo là sự, lý, cách và đời Sống bất tận của chúng ta. Quy y Tam bảo là cách kích hoạt duy nhất để các hạt giống từ bi và trí tuệ phổ sinh ngay bây giờ và cho cả những miền vô tận của những kiếp sau.

Ai đi NHỮNG BƯỚC CHÂN NHẸ NHÀNG TRỞ VỀ SỰ (hay miền) IM LẶNG? Nếu không phải là “tôi đi – gacchāmi”. Tuy nhiên, nếu không QUY Y hay ĐỌC TỤNG kinh Phật bằng trạng thái “sắp bị xử tử”, thì ta chỉ ĐỌC TỤNG kinh Phật theo kiểu hình thức, nghĩa là cái đuôi – àmi vẫn cứ bám dính, đeo mang. Nghĩa là A(nh) và M(em) chỉ là một câu chuyện tình nhảm nhí, lừa bịp mà thôi. Và, đây là điểm đặc biệt nghiêm trọng của bản văn.

Trong ngôn tính chi phối văn minh nhân loại này, thì ta phải kể đến nét ưu việt tương đồng giữa Ai-cập, Hy-lạp và Phạn văn; đó là âm tố DE-L-TA (Δελτα – hàm đối xứng của Tam giác đều trong tiếng Hy-lạp), saṃpatti (động năng đưa đến cân bằng hóa hội-giao – meet-union-balanced falling). Muốn đạt đến tư thế delta, thì cơ thể vật lý của ta phải có các khớp nối, thuật ngữ Toán học và Hình học gọi là: node và arce như đã cho ở trên. Y như tâm thức của ta – các khớp nối, tức là các duyên trong thuật ngữ Phật giáo, nó biết cuộn tròn cái Ngã của mình lại khi bước vào tư thế Δ, tức thiền định. Dựa trên tư thế này, ta hãy vẽ một trực tuyến từ đỉnh đến đáy của Δ (một tam giác đều), ta có góc vuông với cạnh đối diện, chẳng hạn:

                    D

    

     A          B         C

Qua đây, ta có trực tuyến DB, tạo nên góc vuông với cạnh đối diện và, DB xét là đỉnh đầu của ta chạy thẳng xuống huyệt đan điền, tạo thành tư thế hình Kim tự tháp (pyramid ). Tức là sự cân bằng giữa Ngã và Pháp, giữa Tính và Tướng… Sự cân bằng giữa Buddha, Dharma, Saṃgha và ātma qua động năng √GAM.

Hãy quan sát Buddha, dharma, saṃgha và ātma

Trong hệ thống Phạn âm, có ba đơn vị âm thanh được xem là không bị đóng cận trên (upper opened units), đó là: A, Dha, Bha (अ, ध, भ). अ, hình thành căn tố √as (tồn tại, có…); ध, hình thành căn tố √dhṛ (nhậm trì tự tánh, qũy sinh vật giải, tức là qũy tích hay ẩn số của A mà người ta phải định dạng được khi chạm đến nền tảng con (substance) của phụ âm); भ hình thành căn tố √bhū (động năng khiến cho một cái gì đó đang trở thành, संघ (điểm liên hệ tạo cân bằng cho Δ – Tăng đoàn, điểm cận trên bị đóng), do vậy, saṃgha được khép chặc hoàn toàn, nói lên tính thống nhất triệt để, Cái không thể vỡ vì không có chân không. Còn lại, ātma आत्म hay āmi आमि, ta có bao giờ hỏi rằng, vì sao có một nguyên lý tuyệt đối là, khi a gặp m (âm cuối của của hệ thống phụ âm môi) lại căng thành à (a dài ) như trường hợp –àmi? Câu trả lời đơn giản của “Pháp âm “ là, cái ngã hay “tồn tại luận”, thực chất chỉ là “chuyện đầu môi chót lưởi“ mà thôi. Nó chỉ trở thành thực chất (guṇa) khi quy mệnh. Nói cho cùng, hý luận (triết học) chuyển thân thành pháp ngữ cho những ai khi quy y Tam bảo. Do vậy, mà tôn giả Thế Thân ngợi ca Phật: Māhàtma (bậc có đại phẩm chất)[9] ngay từ chương mở đầu của Abhidharmakośam. Trong tiếng Ai-cập, thuật ngữ Pyramid (  ) chỉ cho cái Ngã (mi-d - d, tương đương với δ trong tiếng Hy-lạp, có nghĩa rằng –àmi, trong trường hợp này, cái Ngã vừa là Delta vừa là Psy - như con chim (tôi là) bị nhốt trong D - δελτα), nó liên kết được giữa Φ và Ψ. Thêm nữa, Pháp ngữ Tăng (saṃgha), có thể phát xuất từ căn tố √ghṛ (làm cho thấm ướt, tính kết dính). Cách giả định này, khiến ta liên tưởng đến Nước, chỉ cho sự từ bi hay khí H2O – cái làm nên sự sống – cái Ngã khi đã quy y Tăng, thì nó chính là chất liệu sống của ta.

Trong tiếng Ai-cập, hình con chim ( ) được ký tự là A ( ), hệt như căn tố √as, tức là to be trong tiếng Anh, chi phối toàn bộ cho hệ vị từ của tiếng Ai-cập, bao gồm ngã và ngã sở.[10]

Àtma đã sống đời sống “bất tử” của nó trong Tam bảo, trong âm thanh - dưỡng chất của Sắc pháp:”

“Cái ngã đó (khi thể nhập Δ) đắc thiền duyệt thực, tức là đã ăn mọi trí tuệ của chư thiên, nó vĩnh tồn, nó tự giới hạn

 mình trong Δ, nó thực hiện y như thắng xứ đó, nó sống đời tự tại. vô hạnh.”[11] Tánh không trong Tam bảo.

Có một điểm cần lưu ý, khi ta chấp tay đảnh lễ Tam bảo, thì cơ hồ ta đang truyền hay hồi hướng sự thanh bình của bản thân mình cho tất cả chúng sinh, bởi vì, khi chấp tay, hình dáng của bàn tay ta là hình dáng của con chim bồ câu (kapota), như Thế Thân đã dạy trong Câu-xá[12].

Trong thời đại ngày nay, những khoa như vật lý, hình học không gian, toán học, đại số học, di truyền học… đã phát triển đến mức độ không thể nghĩ bàn. Thế thì, âm tố A với tính năng hoạt động ba chiều, thậm chí là mười chiều của nó đã được chứng minh một cách triệt để. Song, vì giới hạn của bản văn, nên xin mời tham khảo những tác phẩm như: Dreams of a final Theory của Steven Weinberg (tác giả về ba phút đầu tiên của vụ nổ lớn), Statistical Genetics of Quantitative Traits của Wu-Wa Casella, The Logic of typed feature Structures của Bob Carpenter, The nature of Light / What is a Photon? Bản biên tập của CRC Press, The language of Mathematics của Bill Batton, Two-level functional Languages của F. Nielson và H.R Nielson, The Analysis of Cross-Classified categorical Data, the mathematics of Infinity của T.G. Faticoni….

Trong đó, thế nào là không gian ba chiều của âm tố A đã được thuyết minh bằng toán học và hình học trừu tượng một cách cụ thể, dễ hiểu, chớ không như một số lập luận vừa có, vừa không, không phải có cũng không phải không… như triết học. Hệ luận: ”do không mà tất cả pháp được thành tựu” của Long Thọ, là một nguyên lý, là một định luận, một khám phá về ngữ âm học, di truyền học, toán học và hình học… hoàn toàn không phải là triết học nửa vời như ta vốn biết; nếu và chỉ nếu triết học là THIỆN TRI THỨC theo đúng ngữ nguyên của nó, thì ta có thể chấp nhận được - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA TRÍ TUỆ. Triết học, thật sự đã bị cảm thọ phát triển theo chiều Tha thân cho tới một ngưỡng nào đó bị chận, nó sẽ phải HỒI QUY, như chính bản chất của Ngã mà ta vừa thuyết minh – Con quy mệnh Tam bảo.

Do vậy, Phạn âm được gọi là Devanàgari (trung tâm của tính bất tử - City of immortality). Ở đây, bất tử không có nghĩa là trường sinh. Nó chính là hạt nhân vô ưu của sống và chết, y như cách, hành tướng ba chiều của mỗi một chữ A अduy nhất trong chính tự thân của nó. Nó vừa là Sắc vừa là Tâm, vừa là Phi- (Φ) vừa là Psy- (Ψ-) cho mọi trường hợp.

 

CHƯƠNG 2. KINH PHỔ MINH BỒ TÁT TRONG BỘ KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Ta biết rằng, từ giai đoạn bắt đầu ĐỌC TỤNG KINH PHẬT, đến TRỞ THÀNH MỘT VỊ BỒ TÁT, là một quá trình gian lao và nhiều thử thách, nếu không muốn nói là bất tận. Giai đoạn đó được thể hiện trên mặt GIỚI và LUẬT, NHẪN và TRÌ. Do vậy, quá trình ĐỘT BIẾN GEN không thể không đặt ra. Thế nên, trước khi tiến đến nội dung của chương 2, ta không thể không đề cập đến đôi nét về DI TRUYỀN HỌC.

Vipāka là gì và Ψ là gì?

Theo Aït-Kaci (1984, 1986), nhân thân của ta giống như là tự hình Ψ (Psy) của tiếng Hy-lạp với các nút hay các giao điểm (node - שם עצם בַּלּוּטָה) toán học và hình ứng giao (meet - הוֹלֵם), tức là bộ tập hợp của toán và hình học. Và Aït-Kaci cho rằng, sự vận hành tâm thức hay các niệm tưởng của ta cũng y như vậy – hình cung tròn và mọi giao điểm – cách giả định này đưa ta đến một suy nghiệm về chu kỳ hay vòng xoay của tâm thức; cái mà Phật dạy là Luân hồi (E: metempsychosis. S: saṃsāra – sáng thế theo chu kỳ / bộ tập hợp tròn) - sự dao động của thức. Do khảo sát được sự dao động như vậy, tôn giả Thế Thân tách lớp nó thành ba tập hợp: Dị thục (vipāka), Tư lương (manana) và Liễu biệt cảnh (vijñaptiviṣaya). Ba bộ phận này được xem như là hệ di truyền của chúng sinh, tức là các vùng giới hạn định hướng của Dị thục (vi-pāka – quá trình phản và hiệu ứng vi phân). Ở đây, khái niệm về LỬA (photia φοτια / phloga φλογα - dục vọng) của Heraclitus được thừa nhận. Nếu vipāka theo chiều hướng thượng với các điểm cận trên, thì nó là Tịnh sắc, là phi ngã (boddhi sattva – chúng sinh có trí tuệ vô ngã - Bồ-đề-tát-đỏa), nếu nó theo chiều hướng hạ với các điểm cận dưới, thì nó là Dục sắc hay thô sắc (ba cõi sáu đường). Do vì không biết cấu trúc của vipaka, nên Kant gọi nó là Groundquell (tiên thiên kinh nghiệm) và Freud gọi là dục tính (wunschkeit).

Aït-Kaci, Pollard, Sag (1987), và Moshier (1988) đặt tên cho các khám phá của mình về tự hình Ψ (tương đương với chữ citta चित्त của Phạn văn) bằng thuật ngữ ISA (Inheritance Specific Arces – Hình cung tròn theo Biệt tính Di truyền).

Khi thiết lập mô hình ISA như thế, Aït-Kaci, Pollard, Sag và Moshier đã loại Φ ra khỏi bảng tổng phổ (svara + sparśa) của Phạn âm và nhường một chỗ nhỏ cho Phân tâm học (psychoanalysis) của Freud cư trú như một người khách trọ. Thật là sai lầm khi dịch chữ Alpha/bet của tiếng Hy-lạp là Bảng chữ cái. Bởi vì, từ nguyên của ALPH (Αλφ/αδητ), chỉ cho âm tố nguyên thủy, sự khởi thủy của ÂM, và a (D)bet (αδητ), có nghĩa là trình tự. Chuỗi thuật ngữ ALPHADET này chỉ cho tính TÔN TY của KHỞI THỦY, tức là TÔN TY DI TRUYỀN của chúng sinh vật loại – không có gì là CHỮ CÁI cả. Thomas Egenes[13] đã dịch hệ thống nguyên âm của Phạn âm là Svara và, hệ thống phụ âm của tiếng Phạn là sparśa, tức là chỉ cho ý nghĩa này vậy - BẢNG ÂM PHỔ - hay bảng tổng phổ có tính tôn ty di truyền (inheritance Hierarchies) của chúng ta; điều giả định này chứng minh rằng, âm thanh với hệ SÓNG đã tạo nên HÌNH, TOÁN và cuối cùng là NHẬN THỨC hay NGÔN NGỮ. Tuy nhiên, sở dĩ ta gọi là CHỮ CÁI, bởi vì nhận thức của ta được phát sinh sau rốt – Danh hóa (saṃjñā) cho mọi đối thể - do thấy HÌNH mà CHỮ được đặt ra. Trên thực tế, CHỮ, chính là KÝ HIỆU của Tâm. Bởi vũ trụ hình thành trước hết là ÂM THANH, cho nên QUÁN TỰ TẠI được dịch là QUÁN THẾ ÂM và, với việc giả định này ta sẽ tiến sâu hơn ở phần hai của sách: NBC…

Sự khởi thủy của vũ trụ được giả định bằng một vụ NỔ LỚN, tức là ÂM TỐ SỐ NGUYÊN và sau đó là HÌNH THỂ, TOÁN SỐ, rồi mới đến ÁNH SÁNG hay NHẬN THỨC và cuối cùng là CƠ CẤU NGÔN NGỮ (saṃjñā), nhằm thể hiện tri thức của mình về CHUỖI DI TRUYỀN như vậy, tức là 5 uẩn của chúng ta - Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức mà trước tiên chính là 5 biến hành như ta biết.

Khi lý giải về mô thức ISA đã cho, không gì lý thú cho bằng sử dụng âm tố khởi thủy của tiếng Phạn làm đề mục – अ. Nếu và chỉ nếu khi ta tách lớp nó ra, ta sẽ thấy vài điều “huyền thoại” phát sinh:

 (1)     (2)

Ta thấy, (1 - Ʒ) là hình cung tròn và, (2 - ⊤) là giao điểm của đường dẫn cận trên. Âm tố nguyên thủy này chứa trong nó hình thái vi phân – nó hình thành vạn hữu khi là Trục hoành ⊣ (horizontal axis) hay điểm cận ngang định vị sau Xúc (phụ âm) và huỷ diệt Xúc khi làm trục hoành trước Xúc (sparśa) trên mặt saṃjñā và những tính chất đi tuỳ hành cùng saṃjñā này . Nếu và chỉ nếu khi nó được đưa xuống Xúc theo tuyến Hằng số, thì nó là guṇa của Xúc (điểm tới hạn là hằng số, nhưng khi thống nhất với Xúc, thì nó là một vector với qũy tích ẩn số). Trong trường hợp này, Phạn âm thể hiện Xúc (sparśa - phụ âm), chẳng hạn bắt đầu bằng क् (K); điểm gạch chéo cận đáy (), cho ta biết rằng Xúc không thể được phát âm và chỉ tồn tại với dạng con (sub-stance); nó chỉ tồn tại, thực chất là được phát âm hay trên nhận thức của ta khi do अ tác thành. Ta có क (k + a = क् + अ), ở đây, điểm cận trên (⊤) của अ trở thành qũy tích cho các cận xứ diễn sinh. Cũng trong trường hợp của क, nếu và chỉ nếu được điểm cận trên của अ guṇa, vậy, क + अ = का (kā = ka + a). Trạng huống này ứng dụng cho căn tố √कृ (kṛ); khi ẩn số A được guṇa , ta có karma (nghiệp). Cũng y như thế, khi ứng dụng cho शक्य (śakya), ẩn số A chìm vào ya, chỉ cho nghĩa: tính năng, khả năng hay hàm khả tính, tức chỉ cho đức Bổn sư (bậc chứng đắc chữ A).

Một thí dụ đơn giản như thế, cho ta biết rằng A, được truyền đi bằng đường truyền của các đường dẫn siêu tầng theo hướng đối ngẩu: hiệu ứng và phản ứng (transitive and reflexive ), tức là tha vị từ và tự vị từ trong ngôn ngữ học. Và nhờ vậy, ta sẽ khảo sát Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự (hay miền) im lặng (viết tắt NBC…) mà chủ đề của chương này, đối tượng thể nhập của ông là QUÁN THẾ ÂM.

Trở lại với LTN…, có nghĩa rằng, ta đã là một Phật tử. Từ lúc quy y, cho đến khi thọ Bồ-tát giới, là một quá trình Luật hóa cho cả thân và tâm. Song, ta thuộc về hàng cư sỹ tại gia, những gì là kỳ diệu của Giới luật trong Tạng Luật đã cho ta những giới hạn không thể vượt qua. Tuy nhiên, ngữ nguyên của boddhi sattva (bồ-tát), tức là chư hữu tình có trí tuệ. Có trí tuệ, trong Phật giáo chỉ cho bậc có Thiền định, hoàn toàn không chỉ Thế trí hay trí tuệ của thế gian bao hàm các lãnh vực: toán học, hình học, di truyền, công nghệ sinh hóa, triết học, vũ trụ học, ngôn ngữ học… nghĩa là những bộ môn học thuật do tư duy tạo nên mà, như ta nói “cái gì còn tư duy, thì cái đó phải dựa trên Sắc”. Nghĩa rằng, có trí tuệ trong Phật giáo là có đường dẫn đến miền giải thoát hay TỊNH XỨ, đúng như bài kệ mà ta vừa nêu. Vậy, trí giải thoát này, sẽ không dành riêng cho Tăng hay bất cứ ai, miễn là CON QUY Y TAM BẢO. Thế nên, bản văn đặt tên là: LTN…, xét ra, không có gì là vi phạm LUẬT cả. Tuy vậy, với thế giới rộng mở ngày nay, LUẬT đã không còn giới hạn tới ngưỡng nữa. Nó đã được Tây phương nghiên cứu triệt để, chẳng hạn, hạ nghị sỹ Mỹ Charles G. Rose, và nhất là bộ Luật Tứ phần đã được G.s Leon Wieger dịch ra tiếng Pháp một cách công phu và cực kỳ chính xác. Ngược lại, những bộ môn được cho là Thế trí như vừa nêu, thì bản thân của một ít Tăng sỹ, hoàn toàn không biết gì cả. Thí như, vì sao mà người ta có thể tính ra được quỹ đạo của các phi thuyền khi vượt qua sức hấp dẫn của trái đất. Tại sao người ta có thể tính được một cách chính xác tuyệt đối khi phi thuyền mẹ ráp với phi thuyền con. Nếu không nhờ vào toán học và đại số học trừu tượng, cũng như vật lý học. Thế thì, một vài danh xưng như giải thoát, diệu hữu mà ta quen dùng, chỉ là những tập hợp rỗng, một tập hợp rỗng không phải của toán học. Bởi vì, cái gọi là thế trí ấy, ta chưa từng biết – nói chi đến HUỆ VÔ LẬU. Vì được bảo đảm trên con đường giải thoát, tức là được Xuất gia, cho nên cái gọi là TỤC ĐẾ, Phật giáo, nói riêng ở Việt Nam ít được quan tâm đúng mức, so ra rất tục đối với khối châu Âu hay Mỹ. Nói một cách thảm kịch, giáo sư dạy triết ở Việt Nam, rất ít người đọc được tiếng Đức, Latin, Hy-lạp, nếu không muốn nói là không. Trong khi đó, ngay cả một giảng viên đại học ở Châu Âu, họ có thể đã là một triết gia theo đúng nghĩa của nó, nói chi đến ghế giáo sư. Một tình trạng thảm kịch hơn, giáo sư dạy Phật giáo, chỉ biết tiếng Anh và tiếng Hoa, còn Phạn văn hay Pàli thì null hay zero. Những ngôi chùa hàng trăm tỷ được dựng nên hàng loạt, trong khi một sinh viên Phật khoa muốn du học khi tốt nghiệp cử nhân, thì lại không có một đồng xu dính túi, họ chỉ còn biết lo hương khói hay trú trì thôi, thế giới thô của Sắc được tô bóng, còn thế giới tinh xảo của Sắc, chẳng hạn như một thư viện thế trí với các ngành học thuật đương đại, thì chỉ bằng một nắm lá trong tay của Tây phương. Một thảm kịch như thế được dựng nên do những người gọi là siêu việt trí.

Do vậy, khi có trong tay bản văn LTN… và NBC…, ta sẽ ngỡ ngàng trước khối lượng “ngôn ngữ” đã cho của tác giả; với sự hiểu biết sâu xa của ông về Phật giáo. Ta sẽ còn ngỡ ngàng hơn với thông điệp của ông qua phạm vi mở của ngôn ngữ học và triết học đúng nghĩa của chúng - THIỆN TRI THỨC. Theo tôi, Phật giáo rất cần và tuyệt đối không thể thiếu những con người như thế, cụ thể là PHẠM CÔNG THIỆN.

Trở lại chương 2 của bản văn. Theo tác giả, kinh Phổ Minh Bồ-tát là một bộ kinh tập hợp mọi yếu chỉ của Phật giáo Đại thừa và “được thu nhiếp trọn vẹn trong (pháp) Hội Bồ-tát Phổ Minh”.

Có thể một chi tiết rất nhỏ ở đây, riêng cá nhân tôi không được “hài lòng” cho lắm, khi tác giả chúng ta dịch đoạn mở đầu của bản Kinh: “Tôi nghe như vậy (vầy). Một lần đức Phật đang ở trên núi Kỳ-xà-quật (Grdhrakuta) gần nơi thành Vương-xá (Rajagraha), cùng tám ngàn đại Tỳ-kheo câu hội.”

Cái mà khiến tôi không hài lòng tức là vị từ “câu hội”. Thực sự, “câu hội”, trong hầu hết mọi dịch bản tiếng Hoa, chỉ là biến cách Công Cụ (inst.) của Phạn văn, tương đương với E: with, F: avec, G: mit, bei…

Bởi vì, ta phải nhớ rằng, đức Phật “không tổ chức hội hợp”, “không đưa ra quyết nghị”, hay bất cứ hình thức “chỉ đạo” nào. Ngài, hoặc tự mình thuyết pháp, hoặc do hỏi mà nói ra, những gì cần nói trên cơ sở nhân, duyên, quả và thực hành Pháp, khiến cho hoặc chúng ta, nói chung, hoặc khiến cho các Thánh đệ tử Ngài, nói riêng, được an vui tu tập hay nhanh chóng đắc quả Bồ-đề. Tuy nhiên, có thể tác giả chúng ta muốn giữ nguyên cách dịch của Hoa cho văn khí được trang nghiêm, sinh động hơn?

Một ít chi tiết sẽ không làm trở ngại gì cho các quan điểm mà ta sẽ bắt gặp chúng ở các lý giải tiếp theo, của tác giả.

 

CHƯƠNG 3. BỐN ĐIỀU LÀM LÙI MẤT (hay lui sụt) TRÍ HUỆ BỒ-TÁT

Cảm thọ là đầu mối tạo nên “văn minh” nhân loại mà thực chất, nó sẽ kéo theo các ám ảnh di truyền với tính đa dạng của nhiều “thiên hướng”. Thí như bốn loại cảm thọ hướng hạ làm “lùi mất trí huệ của Bồ-tát” như bản văn đã cho y trên kinh nghĩa:

1/ Không kính trọng Phật Pháp. Không kính trọng Pháp sư.

Không kính trọng Phật Pháp, có nghĩa là sống “lường gạt” với chính bản thân mình. Tức, hình thức hóa bản thân và, nới lỏng Luật nghi Tâm. Nới lỏng Luật nghi tâm, kéo theo lý thuyết hóa Phật giáo thành hình thái triết học, cảm tính, sư phạm… với mục đích đánh bóng kiến thức của mình. Nhị nguyên hóa đời sống tu tập của mình. Tất nhiên, cách nhị nguyên này đã “đẩy” thầy mình ra khỏi miền tôn kính pháp. Phật, Pháp, Tăng, lui sụt nhường chỗ cho sự lạm phát của năm cái Ngã. Àmi đứng trước gaccha – Àmigaccha – Cái ngã dẫn đạo hành vi thoát rời Tam bảo. Thay vì “như thị ngã văn”, trái lại thành “văn ngã thị như” – hãy nghe Tôi nói là vầy.

2/ “Giữ lại Phật Pháp thâm sâu bí ẩn mà mình đã thụ lãnh và không chịu khai mở cho người khác một cách trọn vẹn;”

“Khai mở cho người khác một cách trọn vẹn”. Hương thơm của trí đức là hương thơm không bị cản ngại, nếu như đóa hoa đã thật sự mãn khai. Dụ ngôn này cho ta biết rằng, “khai mở cho người khác một cách trọn vẹn”, không có nghĩa là “nói huỵch toẹt”, mà chính là thực hành trọn vẹn “hạnh A-lan-nhã”. Khi thực hành trọn vẹn hạnh này, thì tự nhiên “hương thơm giới đức” sẽ tỏa khắp BỐN PHƯƠNG hay MƯỜI CHIỀU trong Pháp giới. “Mặc như lôi”. Ở đây, tác giả của chúng ta muốn nói đến “Minh Đức Triều Tâm Ảnh” và loại trừ “ngu muội triều thân ảnh”.

3/ “Làm chướng ngại tinh thần những kẻ vui sướng tu hành Phật Pháp bằng cách gây tạo những nhân duyên lý lẽ làm cho họ hoang mang nản lòng;”

Đối với Phật giáo, thì triết học hay luận lý học chỉ là trò tiêu khiển hay chính xác là Bàla mà thôi. Thế như, tác dụng của nó, như ta biết nó đã đẩy loài người đi gần đến chổ hoại diệt. Thậm chí Phật giáo, cũng phải chịu chung số phận của kiếp nạn này. Tu hành trở thành lý luận mông lung, đã trở thành độc tố của “chiến tranh ý thức hệ, đấu tranh giáo phái”. Thế thì, điểm trọng tội duy nhất chính là “Làm chướng ngại tinh thần những kẻ vui sướng tu hành Phật Pháp bằng cách gây tạo những nhân duyên lý lẽ làm cho họ hoang mang nản lòng.”

Nói cách khác những ai cố tình thực hiện các ác hạnh như thế, thì những người đó được gọi là “phá hoại Pháp”.

4/ “Có lòng tự cao, kiêu ngạo, ngạo mạn, và khinh thường kẻ khác hay miệt thị những kẻ khác.”

“Đó là bốn pháp làm thối thất lùi mất trí huệ Bồ-tát.”

Nên nhớ rằng, BỐN ĐIỀU trên, đức Phật nhắm đến HUỆ. Nghĩa là những cái gây ra chướng ngại trên lộ trình phát triển HUỆ giải thoát. Sự kiện “lùi mất”, không có nghĩa là, Bồ-tát đánh mất “Giới” và “Định”. Bởi vì, GIỚI và ĐỊNH này, chỉ còn trong phạm vi ba cõi mà thôi. Tức, phạm vi thuần túy của triết học, thi ca theo hướng tăng ích thọ. Một vị Bồ-tát cho dù lui mất trí huệ do bốn tà hạnh trên, thì họ hoàn toàn chưa mất Giới và Định trong các cõi Sắc. Đây là một điều mà ta cần phải khắc cốt ghi tâm. Có nghĩa là họ vẫn có thể là một hướng dẫn viên tuyệt vời cho những ai còn trong ba cõi, do chính việc chưa lui mất Giới và Định của họ. Tuy nhiên, khi chạm đến tiến trình Giới và Định, thì ta chưa có khả năng, một cái gì đó cực kỳ vi diệu, chỉ có trong Phật giáo – tánh nhất thể của Tăng đoàn. Ta còn phải nhớ rằng, PHÁP HỘI này, Phật chỉ dạy riêng cho các Bồ-tát Đại thừa, nó mở ra cho ta biết “nhưng trí huệ Bồ-tát cũng được thể hiện trong nhiều cấp bậc khác nhau từ địa vị thứ nhất (sơ hoan hỷ địa) cho đến địa thứ mười (pháp vân địa).” Như vậy thì, đối với căn cơ hạ liệt là ta, bốn điều ấy sẽ như là tấm gương soi tõ lộ trình hướng thượng của chúng ta, nếu như ngay từ lúc Quy y Tam bảo, ta liền phát khởi tâm hạnh BỒ ĐỀ.

 

CHƯƠNG 4. KIÊU MẠN LÀ GÌ

Nói cách khác, KIÊU MẠN, chỉ là tiến trình LẠM PHÁT TÂM theo đúng ngữ nguyên của nó. LẠM PHÁT TÂM, nghĩa là tưởng rằng, “có hoặc không”, “vừa có vừa không”, “trong không có có, trong có có không” “cũng không có, cũng không không”, …Sự tưởng này chính là những ám ảnh di truyền về bộ tập hợp lừa bịp của Sắc (vikalpa), những ám ảnh di truyền của ngôn ngữ (saṃjñà - cấu trúc Danh hóa) và cuối cùng là những ám ảnh về một cái tôi nào đó y trên thức biến (vijñānapariṇāma)[14] – Àmigaccha – “học” sai cấu trúc văn pháp của Phạn-tâm. Để làm rõ việc này, bản văn nói:Kiêu khác với mạn, kiêu liên hệ với những gì mình đang có tạm thời, còn mạn liên hệ tới những gì mình không có mà tưởng rằng mình có. Kiêumạn gọi chung là kiêu mạn để nói lên thái độ tâm thức về những gì mình đang có tạm thời và sẽ mất (kiêu), và về những gì mình không có mà vọng tưởng rằng mình có.”[15]

Tóm lại, kiêu mạn là hệ quả của cảm thọ[16] hướng hạ, đúng như Câu-xá dạy:”Mạn là sự lạm phát (cử - bành trướng) của tâm khi so sánh với tha thể; còn kiêu là sự bành trướng không biết giới hạn từ tập khí của [ ngã và pháp].” Và kinh Ðại Tập dạy:”Kiêu mạn xô ngả núi non, nhổ bật góc cây rừng.” Nghĩa là kiêu và mạn, chẳng những đưa đến việc băng hoại tự thân, lũng đoạn trí huệ mà còn phá hủy môi trường và xã hội nữa. Kiêu mạn là ‘con đẻ’ của Dục.

 

CHƯƠNG 5. NHỮNG BIẾN THÁI ĐA DẠNG CỦA SỰ (VÀ BẢN CHẤT) KIÊU MẠN

J. R Searle cho rằng: “Dục và niềm Tin, cả hai đều có các nội dung định tính, cả hai đều có các phương thích hợp, cả hai đều thể hiện những nhân duyên hiện thực và, cả hai khẳng định mình dưới nhiều khía cạnh. Vậy, cái gì cho biết những đặc trưng luận lý sai biệt giữa chúng…Việc vận hành của niềm tin là làm thế nảo thể hiện như thật các sự thể. Còn việc vận hành Dục thì bất khả thể hiện sự thể đúng như là sự thể.”[17]

Cũng vậy, bản văn nói: “Tự tin khác hẳn với sự kiêu mạn. Tự tin rằng mình có khả năng dẹp bỏ tất cả mọi kiêu mạn; tự tin rằng mình có khả năng vô tận để tiêu diệt tất cả những phiền não; tự tin rằng mình có khả năng vô biên để thành Phật vì lợi ích bao la cho tất cả chúngsinh; tự tin rằng mình có sức mạnh tâm linh mênh mông để giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi tất cả nỗi sợ hải và đau khổ trong cõi luân hồi…Có thể tự tin như vậy, vì thấy hiểu rằng cái “tôi” không có thực, và “mình” chính là tất cả những gì được thấy và được hiểu; chính là tất cả những gì chưa được thấy và chưa được hiểu.”

Ngược lại với lòng tự tin, chính là những biến thái của Sự và Lý kiêu mạn. Tuy nhiên sự và lý kiêu mạn khi đã được tịnh hóa, thì chính nó là niềm bi tráng trên con đường tự độ và độ tha, nói cách khác hơn, nó chuyển thân thành VÔ UÝ THÍ. Bởi vì, đó là cảm Thọ Tăng ích. Mọi hạnh phúc hay an lạc là thế giới sắc của thanh tịnh, là chủng tử hiện hành huân chủng tử theo những điểm cận trên. Cảm thọ Tăng ích là đường dẫn vào huệ giải thoát vô lậu. Sắc tức là Không hay bộ Tập hợp Sắc-Không-Nghiệm tướng Niết-bàn (Nirvana intentional-form-empty set)[18].

Ðiểm cận trên – thú hướng Niết-bàn, điểm cận dưới – hóa độ quần sanh, cho tận đến mọi ngục tù - chuyển đổi gen di truyền trong ba cõi thành Bồ-đề chủng và Phật chủng. Chuyển hóa tục ngữ thành Pháp ngữ. Chuyển huyễn thoại thành huyền thoại. Tức là, “Học cách phá vỡ mọi ngôn thuyết mà thể nhập vào tận bên trong vô lượng nghĩa của từng chữ xuất hiện trong bất cứ kinh điển nào mà mình đang trì tụng.” (LTN… tr. 42.)

CHƯƠNG 7. BỐN ĐIỀU KHIẾN CHO BỒ TÁT ĐÁNH MẤT BỒ ĐỀ TÂM

Đánh mất hay lui sụt tâm Bồ-đề, có nghĩa là tâm trong sáng bị phiền não che chắn. Phiền não, nguyên nghĩa lả “bị nhuộm”, bị bôi lem. Chất “hóa học” gì mà tâm trắng trơn lại bị bôi lem, đen nhuộm. Bản văn y trên kinh, nêu ra, đại thể, có bốn:

1/ Dối Thầy, khinh Pháp và chê Kinh. Ở đây, đức Phật muốn nói đến một Bồ-tát “đảo kiến” (thuật ngữ đặc sắc của dịch giả Hạnh Viên trong TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ẤN-ĐỘ) cùng Tam bảo.

Vì sao mà dối thầy? Đơn giản, vì tập khí của Danh Sắc. “Công đức tu hành sư có lọng”.

Vì sao mà khinh Pháp? Đơn giản vì tưởng rằng mình học nhiều, thông minh nhiều, có nhiều “bằng cấp” hơn về Thế Pháp mà thực chất thì chưa đắc pháp nào, kể cả tục pháp, nói chi là Thắng pháp. Đức Phật muốn nhắm đến những ai “học ít” mà “đòi tu nhiều”, những ai “không tu” mà “đòi đắc Pháp”, những ai “học nhiều”, nhưng lại “thích đóng dấu, ký tên”. Tức là, những ai đã thụ giới, nhưng Giới thể vốn bị lung lay. Giới thể động diêu, thì Định vốn sắp pha màu phiền não. Phiền não làm lui sụt Bồ-đề tâm. Và, cuối cùng bị “đưa về ba cõi”, y nguyên như thuở bị sóng dập gió vùi.

Vì sao mà chê Kinh? Kinh điển là hạt nhân, là ánh sáng của Phật tuệ soi đường thú hướng Niết-bàn. Chê Kinh có nghĩa là thú hướng luân hồi, chọn tục làm cứu cánh. Cho dù, tục đó là Chúa Trời đi nữa.

2/ “Gây tạo sự ngờ vực không xác đáng”, thậm chí, luôn tạo sự ngờ vực vô cớ “vào trong lòng kẻ khác”. Tại sao vậy? Bởi vì, muốn chế ra những gì “lạ” hơn, “bắt mắt” hơn kinh pháp để được “vang danh”, để “được đồ chúng”, như trường hợp của Osho. Hoặc tạo ra những “Pháp môn kỳ đặc”, gọi là “phương tiện thiện xảo”, mà thực tế, chỉ là Dục mà thôi.

3/ “Chửi rủa phỉ báng những kẻ (bậc) cầu đạo Đại thừa, rồi bêu xấu họ khắp nơi.”

Tại sao vậy? Bởi vì, do lạm phát tâm muốn “siêu việt” Đại thừa, muốn làm “giáo chủ”. Tất nhiên, cả Tiểu lẫn Đại đều bị lạm phát tâm cuốn phăng đi hết. Chỉ có “duy ngã độc tôn” thôi.

4/ “Xun xoe nịnh hót và lòng dạ quanh co, không thẳng thắn thật lòng khi tiếp xúc tùng sự với người đời.”

Tại sao vậy? Do bị Danh Sắc tập khí di truyền của ba cõi thống ngự, tức là hệ di truyền vô minh đã khiến cho Định động lay[19], Giới thể phai màu thành Dục giới. Và, tất nhiên là lui sụt, hay hoàn toàn đánh mất tâm Bồ đề tát đoả. Chỉ còn là “kiểu” tu hành thôi.

Nên nhớ rằng, đây là bản kinh đức Phật dạy cho các hàng Bồ-tát - đặt trọng tâm vào Giới và Định – và là dưỡng chất cho sự nghiệp Bồ đề của các vị đó. Tuy nhiên, bốn “trọng cấm” ấy cũng dành cho cả những ai đã, đang, sắp phát Bồ đề tâm, nguyện tự độ và hóa tha.

Bốn chất liệu ngược lại với bốn độc chất trên: BỐN ĐIỀU LÀM CHO BỒ TÁT NUÔI DƯỠNG (và phát triển tăng thượng) BỒ ĐỀ TÂM TỪ KIẾP NÀY SANG KIẾP KHÁC: 1/ Không nói láo, 2/ Luôn đối xử thành thật chính trực, 3/ Coi bồ-tát như Phật, xưng tán tôn danh chư Bồ-tát ở khắp bốn hay mười phương và 4/ Không vui thích (hay không trú trong) với những giáo lý Tiểu Thừa – cho đến khi viên mãn Bồ đề, tức là cứu cánh Niết-bàn. (kỳ sau: Tôi và “Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng).

P.T.



* Làm thế nào để trở thành một bậc bồ tát sáng rực khắp bốn phương & Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng, hai tiểu luận trong một tác phẩm mới xuất bản của Phạm Công Thiện, nxb Phương Đông, tháng 6/2009.

[1] Die Philosophie der Leere von B.W-Brosamer, D.T W. Back: Nàgàrjuda eröffenet sein Hauptwerk gleischam in traditionell buddhistisher Manier mit der Frage nach den Bedingungen des Seins. Der Pàli-canon, von dem aus wir in etwa auf die allgemeine Struktur and den verbindlichen Inhalt buddistischer  Lehre schliessen können, lässt diese Lehre mit dem Ereignis des Erwachens des Erhabenen unter Bodhibaum in Bodh Gayà beginnen und Lehre gleichzeitich als Inhalt dessen, was den Erhabenen (Bhagavàn) zum Erwachten (Buddha) macht, den Lehrsatz vom abhängigen Entstehen (Pratiyasamutpàda, vgl. Kap. 26).

Long thọ, bắt đầu công việc tối sơ của mình là đặt ra nạn vấn về lý duyên sinh y trên tryền thống Phật giáo Đại thừa. Từ thánh điển hệ Pàli, ta có thể rút ra một ít cơ cấu phổ quát và nội dung tất yếu của Phật giáo về nó và giáo thuyết này đã được đức Thế tôn giảng dạy cùng với việc quy kính (Tam bảo) khi Ngài chứng đắc giác ngộ tối thượng dưới cội bồ-đề. Giáo pháp ấy, chính là giáo pháp Duyên khởi.“ (Pratiyasamutpàda, vgl. Kap. 26).

[2] Logic, Thought and Action by Daniel Vandervekan (ed.) – Explanation of the difference between desire and belief – John R. Searle (University of California, Berkeley).

[3] Thomas Egenes (Introduction to Sanskrit):” Most students who study Sanskrit also have an interest in the content of the Sanskrit language. This large body of Literature is enormously diverse, including such fields philosophy, science, art, phonology, grammar, mathematics, architecture, history, education, and logic (to name just a few). The literature can be understood in greater depth when it is studied in its original language.” 

[4] Tham khảo bản tiếng Hebrew của Aït-Kaci (1984, 1986). Shel meen – Ψ ( הכנת מפה גנטית – Ψ). cf: The logic of Typed feature Structures của Bob Carpenter (Cambridge Tracts in Theoretical Computer Science 32).

[5] Chỉ có hệ thống ngôn ngữ của Do Thái là có thể tiếp cận với Phạn văn hay tiếng Việt (còn Hoa thì hầu như choáng hết ADN của ta rồi, ta chỉ còn và cần ứng dụng khi đối cảnh mà thôi). Như để chỉ cho Cái, thì Do Thái, nói chung đặt tiền tố (pa) trước danh xưng chỉ cho trạng vật, chẳng hạn: Cái bàn (sapah). Con, chẳng hạn: par (con bò), con quạ (parah), con ong (parpar). Và chỉ cho Sự, thì người ta đặt tiền tố k, trước từ ấy, như: sự lạnh karah (m), kar (f). Còn về người thì là ba, như bat (người chị cả…), ben (người con trai). Nên nhớ rằng, tiếng Do Thái, nói chung ở Trung Cận đông, người ta viết từ phải sang trái, do đó, tiền tố của chúng là hậu tố của hệ ngôn ngữ Tây phương và Ấn âu kể cả Việt Nam.

[6] Tuệ Sỹ: đề tựa KINH KIM CANG, khoá giảng Câu-xá mùa An cư 2008.

[7] SANSUKARITTO BUNPONGANG YOU: Gakushuu no shiori (bookmark, guidebook ) (1) hajimeni

1. Sansukuritto Sanskrit to wa kodai Indo ni o ke ru bunshougo no soushou de aru ga, so no gengo samskrta- to wa ⌈kansei sa re ta gengo⌋, ⌈junsei na gengo⌋ o imi shi, zokugo ni tai su ru gago no i de aru. Gengoshi teki ni mi ru to, kosou o ⌈ Be-da go⌋ Vedic to yo bi, shinsou o ⌈ koten Sansukuritto ⌋ Classical Sanskrit to yo bu. Wareware ga gakushuu su ru no wa ko no ⌈ koten Sansukuritto⌋ de aru. Ko no gengo o ippan ni ⌈ bongo⌋ to yo bu no wa, ko no gengo no kigen o zoubutsushin burafuman su na wa chi bonten ni kae shi, Sansukuritto go o bonten souzou no gengo to su ru denshou ni moto du ku.

2. Sansukuritto wa Indo = Youroppa gozoku no Indo = Iran goha ni zoku shi, hikaku bunpougaku de wa kodai Indo = Ariyan go Ancient Indo- Aryan ( a ru i wa Doitsu de wa kodai Indo go Altindisch) to yo ba re ru. Shitagatte, Sansukuritto go no gakushuu ni wa hikakubunpogaku no shopo teki chishiki ga hitsuyou de aru ko to wa iu ma de mo nai. Shikashi, honsho 3 ni nobeta ⌈ boon no koutai⌋ ni shi te mo, hikakubunpougaku no shuttsugo o mochi i te Ablaut to ka Apophony ( Vowel-gradation ) to iu to nani ka hijou ni mutsukashi ku ki ko e ru keredomo, sudeni gakushuu shi ta eigo ni o i te sing, sang, sung; song to iu you na jitsurei o shitte i ru no de aru kara, kishuu no chishiki o seiri su ru imi de kanshin o mochi, chuui o harae ba yoi.

YẾU PHÁP PHẠN VĂN (T.s văn chương Nham bổn).

Hướng dẫn học (1)

Mở đầu.

1. Vào thời cổ đại Ấn Độ, tiếng Sanskrit hay samskrta, được gọi chung là “văn ngữ”, bởi vì từ nguyên của samskrta có nghĩa là “ loại ngôn ngữ đã được trau chuốt”, hay “ loại ngôn ngữ đã được tinh luyện”,  thế nhưng, đối với giới bình dân, thì loại ngôn ngữ này được mệnh danh là “Nhã ngữ”. Trên mặt lịch sử, tiếng Phạn có thể được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn cổ đại gọi là “ngôn ngữ Phệ Đà”; giai đoạn kế tiếp là giai đoạn “Phạn ngữ dùng để viết kinh điển”. Chúng ta giờ đây học loại ngôn ngữ ở giai tầng thứ 2 này. Theo truyền thuyết,  “ Phạn ngữ” nói chung, là do Đấng Brahma (Phạm thiên) tạo sinh. Tức là, loại ngôn ngữ hướng đến tính bất tử hay tinh hoa của sự bất tử ( Phạm Thiên – bonten )

2. Tiếng Sanskrit là tiếng Ấn Độ, nó được xem như là tương đẳng hay bằng với cây phả hệ ngôn ngữ Iran, nó chi phối luôn cả hệ thống ngôn ngữ Châu-Âu (trong đó có tiếng Đức cổ), nên được gọi là hệ ngôn ngữ Ấn-Âu ( サンスクリット は インド =ヨーロッパ語族のインド=イラン語派に属し). Theo khoa tỷ giảo ngữ pháp học, thì tiếng Sanskrit là tiếng Indo- Ariyan cổ ( Ancient Indo-aryan và người Ðức thì gọi là Altindisch –Ấn ngữ cổ đại). Do vậy, đối với việc học tiếng Sanskrit, thì sự cần thiết của việc trao dồi kiến thức cơ bản trong khoa tỷ giảo văn pháp ( 比較文法学) là một điều cần yếu. Tuy nhiên, về vấn đề “thay thế hay nội chuyển mẫu âm” ( 母音の交替) được trình bày trong bài 3 của quyển sách này, chẳng hạn, việc sử dụng những thuật ngữ như là Ablaut hoặc Apophony ( Vowel-gradation – đánh dấu nguyên âm) của môn tỷ giảo văn pháp, (khi phát âm) cho dù có khó nghe đi nữa,  thế nhưng, chúng ta đã kinh qua những ví dụ thực tế trong những từ hay âm vị tiếng Anh đã học như: sing, sang, sung; thế thì, sẽ không có vấn đề gì để luận bàn, nếu ta thật sự quan tâm đến việc xử lý những kiến thức vốn đã học rồi.  

[7] 印順: 成佛之道:”歸依,要有求歸依的成心,如人落在大海中, 隨波遂浪,四顧茫茫。在這生死邊緣,見到草束浮漚,也會伸手擊援。。。懇切萬分,可說唯有此求生之念頭.” 

[9] DHATUNIRDEŚAḤ: “Śāstraṃ praṇetukāmaḥ svasyaśāsturmāhātmyajñāpanārthaṃ guṇāsvyānapurvakaṃ tasmai namaskāramārabhata.”

[10]  EGYPTIAN GRAMMAR by Sir Alan Gardiner và EGYPTIAN HIEROGLIPHIC DICTIONARY by E.A Wallis Budge. 

[11] The doctrine of Eternal Life (the Book of  the Died). Bản tiếng Ai-cập, biên tập bởi E.A Wallis Budge.

[12] VASUBANDHU, Abhidharmakośam: Karmanirdeśa.

[13] Introduction to Sanskrit by Thomas Egenes.

[14] Atha Trimśikāvijñaptimātrakārikāḥ:” …vijñānapariṇāme sau pariṇāmaḥ sa ca tridhā / 1/

cf: 6701唯識宗言,一切萬法無非是「識」所變現,稱為識變。成唯識論卷二(大三一七中):「然依識變,對遣妄執真實我法說假似言。」

[15] 煩惱名。五上分結之一。自高凌物之心也。大乘義章五末曰:「自舉凌物,稱曰憍慢。」俱舍論四曰:「慢對他心舉,憍由染自法,心高無所顧。」大集經二十曰:「摧憍慢山,拔生死樹。」

[16] Triṃśikāvijñapti des Vasubandhu mit bhāsya des ācārya Sthiramati. Ubersetzt von Hermann Jacobi:” Empirische Realität ist saṃvṛti; es empricht der māya des Vedānta.” Thực chất thường  nghiệm chỉ là thế tục nghiệm; nó là tập khí do ảo hoá của tuệ cảm thọ mà thôi.”

[17] Explanation of the difference between desire and belief - J. R Searle.

[18] Chuỗi Pháp ngữ rūpaśūnyatā trong Bát Nhã Tâm kinh, theo văn pháp tiếng Phạn, được ngài Huyền tráng dịch:”Sắc tức thị Không…” Tuy nhiên, đối với toán học thì có khác, chẳng hạn, nó được mô thức hoá như sau:

Ta xác định một yếu tố cận đỉnh và một yếu tố cận dưới trong trật tự kiểu theo phép tuyển bằng:

                                * ⊤ = ∅

* ⊥ =  MinISA (Conc)

       =  {p ∊ Conc ∣ no q ∊ Conc sao cho q p và q ISA p}

Yếu tố đỉnh ở trên nói lên tính chất phi mâu thuẩn, bởi vì, nó được lý giải như là phép tuyển rỗng. Điểm cận dưới là không đáng kể cho lắm và cơ bản là các lớp phổ biến hầu hết trong Conc. Nói chung, ta đặt Min(S) thành là tập hợp các yếu tố cực tiểu-≤ của S. Ta có, ⊥ ⊑ σ hệt như mọi σ ∊ Type, bởi vì mọi yếu tố p của σ phải sao cho có một q ∊ ⊥ nào đó, sao cho p ISA q; ít ra mọi khái niệm là riêng như một khái niệm chung cực đại nào đó.

                Ta có thể xác định các điểm ứng giao Type như là những yếu tố phổ biến cực đại về hợp (union) của chúng. Do đó, sự khẳng định rằng, một đối tượng có kiểu σ ⊓ τ tương đẳng với việc cho là nó thuộc về kiểu σ hoặc kiểu τ. Điều này chiếm giữ vừa đủ theo trường hợp nó thuộc về một trong các khái niệm nền tảng qua σ hoặc một trong các khái niệm ở τ và do vậy, một đối tượng là một trong những khái niệm cơ sở  qua hội của chúng. Thế nên, ta tập hợp:

(8)           σ τ           =  MinISA (σ τ)

                                        =  { p ∊ σ τ ∣ no q ∊ σ τ  sao cho p q và p ISA q }

Điều này cung cấp những điểm ứng giao tuỳ ý; điểm ứng giao của tập hợp rỗng được cho, là yếu tố đỉnh ⊤ và các điểm ứng giao phi rỗng có thể được tái xác định bằng:

(9)                           * ⊓∅ = ⊤

                                * ⊓ {p1, p2…., pn} = pn (⊓ {p2,…pn})

Nhờ thế, ta có thể xác định các đểm cấu nối về những ứng giao bằng cách tập hợp:

                σ τ = ⊓ {γ | σ  ⊑  γτ γ}

Sự ứng giao của tất cả các điểm cận trên về hai kiểu hầu hết là kiểu phổ quát mà nó có biệt tính nhiều hơn cả hai kiểu của riêng chúng.

Một hệ quả của đối ngẩu mà Birkhoff đã chứng minh giữa các tổ chức vi phân xác định với những dàn phân bố hữu hạn cho ta biết rằng, cấu trúc Type của ta dẫn xuất từ sự tập hợp Conc được sắp thành bộ phận đưa đến dàn phân bố đầy đủ nhất (xem Davey và Priesteley 1990).

[19] Chúng ta có tiềm năng ĐỊNH, là vì ta đến từ cõi trời QUANG ÂM (theo kinh KHỞI THẾ NHÂN BỔN- HT. Thích Minh Châu dịch).

Phatviet.com

 
 
   
 
  
Tìm kiếm

 
  
Tìm trên:     hoangphap.info web khác
Visitor Number: 
Hôm nay