Khung Trời Cũ
Tuệ Sỹ
Nghe nhạc (Nhạc Hoàng Ngọc Tuấn, tiếng hát Lệ Mai & Phạm Quang Tuấn)
Đôi mắt ướt, tuổi vàng, khung trời hội cũ Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế Nay mùa đông mai mùa hạ, buồn chăng? Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ Bụi đường dài gót mỏi đi quanh Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Source: http://www.tuanpham.org
Cánh Chim Trời
Tuệ Sỹ
Một ước hẹn đã chôn vùi tang tóc Cánh chim trời xa mãi giữa lòng sâu Nghe một nỗi hao mòn trong thoáng chốc Một mùa thu, một vạn tiếng kêu gào Khuya còn lạnh, sương mù và gió lốc Thở hơi dài, cát bụi cuộn chiêm bao Bên cửa sổ, bên kia đồi sao mọc Một lần đi, là vĩnh viễn con tàu Đi để nhớ những chiều xa tóc trắng Mắt lưng chừng trông giọt máu phiêu lưu
Nghe nghệ sĩ Hồng Vân ngâm thơ
Mây trắng phương phiêu định tụ đỉnh non nào Cánh nhạn lưng trời tìm về đâu tổ ấm Dõi bước chân anh, hình hài và máu lệ Từng trận cuốn trôi vào dòng xoáy của nghiệp dĩ phù trầm Của tháng ngày bão loạn Sa mạc lớn dần, bóng đêm lan toả Giữa tiếng tí tách của thời gian khắc nghiệt Và nhịp đập thì thầm của con tim cháy bỏng Ai lắng nghe ra khúc hát độc hành Hay cánh mộng chim trời sẽ nhạt nhoà dần Cùng thế nhân Hờ hững
Hạ Sơn
Tuệ Sỹ
Ngày mai sư xuống núi Áo mỏng sờn đôi vai Chuỗi hạt mòn năm tháng Hương trầm lỡ cuộc say
Bình minh sư xuống núi Tóc trắng hờn sinh nhai Phương Đông mặt trời đỏ Mùa hạ không mây bay
Ngày mai sư xuống núi Phố thị bước đường cùng Sư ho trong bóng tối Biển Phật trầm mông lung
Bình minh sư xuống núi Khoé mắt còn rưng rưng Vì sư yêu bóng tối Ác mộng giữa đường rừng
Nghe giọng ngâm của Đoàn Yên Linh
Dắt mây về ngắm khói bếp nhà xưa Đồng ruộng hoang vu còn đọng chút sương chiều bãng lãng Về lại với cuộc đời Như dòng suối xa nguồn hướng về biển cả Suối len qua bóng tối, Suối vượt lắm thác ghềnh, Trời không xanh, tình đã lỡ Thương trần gian bỡ ngỡ giữa vô cùng Còn một ngày, còn trở lại Mông lung |