TÌNH NHƯ CÁNH HẠC
Thích Thái Hòa
--²²--
Chùa Phước Duyên – Huế -2007-
---²²---
MỤC LỤC
1.Kim Phước………………………………….…7
2.Thanh Tịnh…………………………………….9
3.Kim Phước…………………………………...16
4.Hạnh Châu…………………………………...20
5.Thiên Hương…………………………………24
6.Kim Phước…………………………………...27
7.Phước An…………………………………….31
8.Thiên Hương…………………………………39
9.Đăng Hồng…………………………………...43
10.Diễm Trinh………………………………….47
11.Nhật Ân……………………………………..51
12.Lệ Quyên……………………………………55
13.Các Nghiêm…………………………………58
14.Nhuận Từ Nghiêm………………………….60
15.Thúy Quỳnh…………………………………64
16.Nhuận Từ Nghiêm………………………….69
17.Nguyên Niệm……………………………….72
18.Minh Phương……………………………….79
19.Định Nghiêm……………………………….81
20.Thái Bình……………………………………88
21.Nhuận Khánh Như………………………….91
22.Thu Nguyệt…………………………………95
23.Nhuận Hạnh Châu…………………………103
24.Vầng Trăng………………………………..106
25.Tố Như…………………………………….108
26.Khánh Như…………………………………119
27.Khánh Như và Trân Nghiêm………………132
28.Diệu Hương………………………………..134
29.Kỳ Nghiêm…………………………………140
30.Quảng Ngộ…………………………………145
31.Trân Nghiêm……………………………….148
32.Hương Thơm………………………………149
33.Giải Nghiêm……………………………….150
34.Tâm Thảo………………………………….152
35.GiảiNghiêm………………………………..154
36.BéThi………………………………………157
37.Bé Xi………………………………………160
38.Kỉnh Nghiêm………………………………162
39.Diệu Hương………………………………..164
---²²---
Huế, ngày 24 tháng 4 năm 1998
Thư cho đệ tử Kim Phước!
Thầy đã nhận được thư con đề ngày 13-04-1998 từ Quy Nhơn, nay Thầy mới có thư hồi âm.
Thầy sẵn sàng hướng dẫn cho con tu học với những gì Thầy có thể. Tu học là để có hạnh phúc, an lạc ngay trong cuộc đời này và tu tập là để có cách nhìn xuyên suốt và trầm lắng về những gì đang diễn ra trong cái sinh và cái diệt, nhằm vượt thoát sự thất vọng, sợ hãi và khổ đau.
Huế, bữa nay trời nắng thật gay gắt, những chiếc lá xanh non không chịu đựng nổi, nên đã chuyển mình rơi xuống lòng đất để tiếp tục cuộc hành trình diệt sinh của nó.
Ở đây và bây giờ, sự có mặt của những giọt sương và của những làn gió nhẹ là rất cần thiết, không những cho người và vật mà ngay cả cây cỏ nữa.
Con ơi! Dù Thầy chưa biết mặt mũi con là thế nào, chỉ nghe con nói, con thở ở trong thư, chỉ nhìn kỹ vào những dòng chữ con đã viết cho Thầy, Thầy cũng đã nhận ra được phần nào những hạt giống tốt đẹp đang biểu hiện trong dòng tâm thức và trong đời sống hàng ngày của con. Thầy rất mong con chăm sóc những hạt giống tốt đẹp ấy trong từng hơi thở, bước đi, nụ cười và mọi cách ứng xử với trần thế, để mùa Đông, mùa Xuân, mùa Hạ hay mùa Thu, con đều có nụ cười an tịnh và thanh thoát.
Thầy rất mong con có được điều này.
Huế, ngày 16 tháng 6 năm 1998
Thanh Tịnh con!
Thầy đã nhận được thư con đề ngày 03/12/1997 và 30/05/1998, nay mới có thư hồi âm, mong con thông cảm.
Hiện nay, Thầy vẫn khỏe, hàng ngày vẫn làm đúng với những gì mà chính mình đã tự nguyện. Công việc tuy nhiều, tuy khó khăn, nhưng Thầy vẫn cảm thấy bình an và hạnh phúc trong từng bước đi và hơi thở, trong từng cái nhìn, cái nghe và cái tiếp xúc với mỗi vấn đề của công việc.
Con ơi! Hạnh phúc và bình an của chính mình phải do mình tạo nên, chứ không ai khác. Người khác chỉ là hỗ trợ, còn mình là tác nhân cho sự bình an và hạnh phúc của chính mình.
Trong thư viết cho Thầy, con có dẫn câu thơ của cụ Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” và con có kèm theo lời phát biểu: “Câu thơ ấy, nay nghĩ thật chí lý làm sao!”. Con phát biểu như vậy là đúng, đúng lắm! Vì bất cứ tài năng nào cũng phát xuất từ tâm. Tâm là mẹ của tài. Nếu không có tâm thì sẽ không có tài và đương nhiên sẽ không có trí. Nên một người được gọi là người có tài hoặc có trí, thì trước hết người đó phải có khả năng biết về cội nguồn của mình, đó là tâm. Nếu một người ở trên đời chưa biết rõ tâm là gì, chưa hề tiếp xúc được với tâm và chưa hề làm chủ được tâm, thì người đó chưa thể gọi là người có trí hay có tài. Vì sao? Vì người có trí, thì trước hết, người đó phải biết rõ mình, phải biết rõ tâm mình. Và là người có tài, thì trước hết, người đó phải có khả năng làm chủ tâm mình và biết đem tài năng làm chủ tâm mình ấy để thiết định sự bình an và hạnh phúc cho mình, cho người.
Hay nói cách khác, người có tài năng làm chủ tâm mình, thì mới có khả năng tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Ngày xưa cũng như ngày nay và kể cả trong tương lai nữa, có lắm kẻ muốn tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, nhưng không chịu bình trị tâm của họ.
Con ơi! Thân của mình loạn là do tâm của mình loạn. Thân của gia đình mình loạn là do tâm của mỗi người trong gia đình của mình loạn. Thân của nước loạn là do tâm của vua, quan và thứ dân đều loạn. Thân của thiên hạ loạn là do tâm của hết thảy loài người loạn. Tâm của mình loạn thì thân của mình hư chứ ai hư? Tâm của gia đình mình loạn thì thân thể của gia đình mình hư chứ gia đình ai hư? Tâm của vua, quan, thứ dân của mình loạn, thì nước của mình hư chứ nước nào hư? Tâm của thiên hạ loạn, thì thân của thiên hạ như điên, như cuồng, chứ loài nào điên cuồng?
Bởi vậy, con ơi! Khi tâm của con người đã loạn, thì không có hành xử nào của họ là không loạn? Tâm của con người đã loạn, thì ở giữa đời này có cái gì là không loạn? Vậy, kẻ có tài, người có trí muốn yên thiên hạ, thì phải làm cho tâm thiên hạ yên. Muốn yên nước, thì phải làm cho tâm của vua, quan, thứ dân đều yên. Muốn yên nhà, thì phải làm cho tâm con cháu của mình yên. Và muốn yên thân, thì phải làm cho tâm mình yên.
Con ơi! Khi một người mà tâm đã yên, người đó đem tâm ấy mà trị thân, thì thân càng ngày càng sáng; đem tâm ấy mà tề gia, thì gia đình ngày càng hạnh phúc; đem tâm ấy mà trị nước, thì nước càng ngày càng cường thịnh; đem tâm ấy mà bình thiên hạ, thì thiên hạ từ loạn tới yên, từ say tới tỉnh, từ mê tới ngộ, từ đau khổ tới hạnh phúc, an vui.
Bởi vậy, trong kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật dạy: “Hãy bình tâm địa, thì tất cả đại địa thế giới đều bình”. Bình tâm địa là phải biết làm cho mảnh đất tâm trở lại với sự bình an, khiến cho đất tâm không còn khởi lên những gò đồi nhân ngã, hoặc không bị lún xuống thành những hầm hố hận thù, tỵ hiềm, ích kỷ và ngăn cách. Mỗi khi trên mảnh đất tâm mọi gò đồi, hầm hố nhân ngã, hận thù, tỵ hiềm, ích kỷ đã được san bằng, thì lo gì con người sống với nhau không đẹp, không hạnh phúc, không bình an?
Con biết không? Tâm bình yên, tâm không nhân ngã, không tỵ hiềm và không ích kỷ là tâm của ai không? Đó là tâm của Phật. Tâm ấy và chỉ có tâm ấy mới có tài năng chế tác ra vô số chất liệu hạnh phúc, vô số chất liệu bình an cho con người và cõi đời. Tâm ấy, cha ông của chúng ta đã học và tập vào thế kỷ thứ III, Thiền sư Khương Tăng Hội đã dạy cho cha ông chúng ta tâm ấy, nhờ đó mà lãnh địa Giao Chỉ được yên, đất Ngô được thạnh trị.
Con ơi! Trong bài tựa Kinh An Ban Thủ Ý, Ngài Khương Tăng Hội có viết một đoạn nói về tâm như sau: “Tâm của chúng sinh bị tà niệm đi vào, như biển cả tiếp nhận nước từ dòng sông, như một kẻ đói mà ăn hoài không no. Tâm chứa đầy mọi thứ, không một pháp vi tế nào mà tâm không tiếp nhận. Hiện tượng ra vào và qua lại của tâm ý xảy ra như chớp nhoáng, không lúc nào gián đoạn. Ta không thấy được tâm, vì nó không có hình tướng. Ta không nghe được tâm, vì nó không có âm thanh; đi ngược lại để tìm thì không gặp, bởi vì tâm không có khởi điểm; đi xuôi để kiếm tìm cũng không thấy, vì tâm không có chung kết. Tâm ấy là thâm sâu và vi diệu không chút tơ tóc hình tướng cho đến cả Trời Phạm Thiên, Trời Đế Thích và các Bậc Tiên Thánh cũng không thấy rõ được sự hóa sinh của các hạt giống ẩn tàng trong ấy, huống hồ là kẻ phàm tục!”.
Tâm tinh tế và sâu thẳm như thế mà vào những thế kỷ đầu, cha ông của chúng ta đã được học tập, tiếp xúc và chuyển hóa tâm của chúng sanh thành tâm của Phật và Phật tâm đã nuôi dưỡng dân tộc mình, đã giúp cho dân tộc mình vượt thoát sự nô lệ Bắc Phương đó con ơi!
Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 14, các Thiền sư Việt Nam đã dạy Phật tâm cho các vua, quan, thứ dân và các vua, quan, thứ dân đã học và tập tâm ấy để trị nước, an dân và hành xử với nhau trong cuộc sống. Nhờ đó mà lúc bấy giờ, nước ta có chủ quyền, dân ta có hạnh phúc.
Bởi vậy, con có biết không? Bất cứ ai, dù là vua, quan hay thứ dân, dù là bậc Sa môn hay người trần tục, nếu họ biết lập thân trên tâm của Phật, thì thân của họ được vững chãi lâu bền. Họ biết lập quốc trên tâm của Phật, thì nước không cần trị mà dân vẫn an và họ biết xây dựng sự nghiệp trên tâm của Phật, thì không những hạnh phúc có ở đời này mà ngay cả đời sau nữa.
Vậy, Thầy muốn con và thế hệ của con phải biết thiết lập thân ở trên tâm ấy, để các con sống với ai cũng đẹp, cũng có ý nghĩa và ở đâu cũng có hạnh phúc và an lạc.
Huế, ngày 27 tháng 7 năm Mậu Dần
Thăm đệ tử Kim Phước!
Thầy đã nhận hai lá thư của con đề ngày 07-05-1998 và ngày 09-07-1998, nay Thầy mới có đủ duyên để viết thư hồi âm.
Thầy biết con trông thư Thầy lắm và rất nhiều học trò khác của Thầy cũng trông thư Thầy, nhưng thời gian đối với Thầy là hết sức quý báu! Tuy nhiên, bữa nay ra hạ, Thầy tạm thời nghỉ dạy một tháng cho các Tăng sinh, nên có thư cho con và dặn dò hướng dẫn con một vài điều cần thiết trên bước đường học đạo, tu đạo và hộ đạo.
1. Giới luật của Đức Phật dạy là nhằm hướng dẫn cho người thọ và trì đi tới đời sống giải thoát, an lạc. Giới luật ấy hết sức linh động chứ không cứng đờ, khô chết. Do đó, người có trí phải biết tiếp nhận hành trì giới luật một cách thông minh mới đạt tới đời sống hạnh phúc, an lạc ngay trong đời sống hiện tại này.
2. Ba pháp Quy y và Năm điều giới cấm là Pháp hành trì chung cho cả hàng xuất gia và tại gia. Do đó, nếu hàng tại gia hành trì cẩn mật Pháp Tam Quy và Năm điều cấm giới, thì họ có rất nhiều cơ hội để có thể thành tựu phẩm hạnh của người xuất gia.
3. Thực tập chánh niệm tỉnh giác trong đời sống hằng ngày. Nghĩa là luôn luôn tự quán chiếu để biết mình là ai và công việc mỗi ngày ta đang làm là gì? Đồng thời nuôi dưỡng ý hướng tốt đẹp trong công việc đang làm ấy và từ việc làm đó sẽ cho mình niềm vui.
Công việc của mình hàng ngày có thể là làm mẹ, làm vợ, làm con, làm nhân viên,...thì chính mình phải hoàn thành cái lõi rất đẹp trong công việc ấy, chính từ công việc đó cho mình chất liệu hạnh phúc, chất liệu bình an. Mọi sự bình an phải được phát xuất từ nơi sự bình an của tâm hồn.
4. Nếu khi đau ốm mà bị kiệt sức, cần phải chuyền đạm và dịch thì cứ chuyền, vì điều đó không có trở ngại gì cho sự hành trì giới pháp cả. Ngay cả uống rượu để trị bệnh, thì Đức Phật cũng cho phĩp, miễn rằng đừng lợi dụng việc này làm việc kia.
5. Nếu đi đường gặp đám đông bị tai nạn, thì nên dừng lại để giúp đỡ họ trong chừng mực mà mình có thể giúp, không nên bỏ qua.
6. Nếu đi gi?a đường gặp bất cứ loài vật nào đang bị tai nạn, người Phật tử đều khởi từ bi tâm để cứu độ một cách bình đẳng, đừng nghĩ rằng loài này là thiện, loài kia là ác. Bởi vì, tính chất thiện ác của chúng sinh hoàn toàn không nhất định. Cọp, Beo có thể cứu giúp con người.
Đối với người biết tu tập, thì họ có thể tu tập trong mọi thời, mọi lúc và trong mọi động tác của mình.
Việc tu tập là hết sức tế nhị, nếu thiếu tế nhị, thì sự tu tập của mình có thể đem lại sự khó chịu cho người khác. Và người biết tu tập, thì khi nào và ở đâu cũng thể hiện đức tính khiêm tốn và điềm đạm của mình một cách tự nhiên. Mình tu tập, nhưng không ai biết mình tu tập cả, đó mới là người biết tu tập đích thực. Mình trì giới, nhưng không ai biết mình trì giới cả, đó mới lă người trì giới đích thực. Mình bố thí, cúng dường, thiền định mà không ai biết mình bố thí, cúng dường, thiền định cả, đó mới là người thực hành hạnh bố thí, cúng dường, thiền định đích thực. Mình hộ đạo mà không ai biết mình hộ đạo cả, mới là người hộ đạo đích thực.
Nếu con thực hiện được những điều Thầy hướng dẫn ở trên, thì ở đâu con cũng hạnh phúc và an lạc cả.
Con biết không? Chúng sanh bị trăm ngàn sợi dây phiền não buộc ràng, nhưng một khi họ ?ê th?c tập chánh niệm tỉnh giác trong mọi hành động của họ, thì trăm ngàn sợi dây phiền não ấy đều từ từ trở thành những sợi dây Anh Lạc để trang nghiêm Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân.
Vậy, Thầy cũng mong con tu tập từ từ để chuyển hóa những sợi dây phiền não thành những sợi dây Anh Lạc ngay trong cuộc sống này, để trong cảnh ngộ nào con c?ng có hạnh phúc và an lạc.
Con ơi! Không ai trói buộc mình, nếu tự mình không buộc trói. Và con ơi! Cây cỏ vẫn đi tìm đời sống tự do và trong điều kiện vốn có của nó là rễ, cành, lá, đất không khí!
Huế, ngày 12 tháng 12 năm 1998
Hạnh Châu con!
Thầy đã nhận thư con đề ngày 30-11-1998, đọc xong Thầy hồi âm cho con đây.
Huế, trời đã vào đông, cơn rét lạnh đang đi về với người và cảnh vật ở đây. Sự thiệt hại do mưa lụt gây ra đối với Huế không đáng kể so với các tỉnh lân cận.
Ờ Huế có nhiều người than khóc vì trời mưa lụt, nhưng cũng có lắm người nhờ mưa lụt mà làm ăn khấm khá lên.
Con ơi! Cái lợi và cái hại luôn luôn đi kèm với nhau như bóng với hình, vì đó là thế pháp mà!
Người biết tu tập, thì biết tiếp nhận cái hại về mình bằng một nụ cười bao dung và không sợ hãi, nên họ vẫn có bình an trong cuộc sống.
Người không biết tu tập, khi tiếp nhận cái lợi về mình bằng lòng với một thái độ đắm say, kiêu hênh, thì chính họ rước họa vào thân.
Con ơi! Một người tu tập giỏi, người đó không bị khuấy động bởi cái lợi, cái hại của cuộc đời, nên họ không bị cái lợi, cái hại của thế gian gặm nhấm làm tiêu khô sự an toàn của cuộc sống.
Đọc thư, Thầy thương con nhiều lắm, thương đứa học trò đã có tâm huyết với Đạo khi còn tấm bé và đã có gan dạ dám từ bỏ tất cả những gì hấp dẫn của đời thường để dấn thân vào Đạo.
Gần hai mươi năm qua, trên bước đường học Đạo, Thầy biết con đã có nhiều chướng duyên, từ chướng duyên này đến chướng duyên khác và Thầy biết có những chướng duyên sắp làm cho con ngã quỵ, Bồ đề tâm của con bị teo lại và có những nỗi đau con giấu kín trong lòng. Thầy biết mưa và bêo của cuộc đời đang muốn cuốn hút và vùi dập con. Thầy biết mưa chang và nắng quái đang chà xát lên đời sống của con. Thầy biết những người con thương yêu đang làm cho con thất vọng, đang làm cho con mất niềm tin, đang làm cho con bồn chồn và nghĩ ngợi mông lung. Thầy biết con đang chống chọi với những chướng duyên ấy bằng trái tim nhạy cảm và hai bàn tay gầy yếu của mình.
Nhưng, Thầy tin chắc rằng, con se là người không bại trận. Thầy biết con đã từng nhẫn nại và đã có sức mạnh cũng như sự kinh nghiệm của nhẫn nại. Thầy tin chắc rằng, con sẽ có khả năng tái tạo sự bình an cho chính mình sau những cơn dông bêo.
Con ơi! Cây hoa Mai bên cạnh Thiền thất của Thầy hiện nay đã trụi lá trơ cành, nó đã từng chịu đựng những cơn nắng yêu quái của mùa hạ, cái hiu hắt bâng khuâng của mùa thu và cái cảnh mưa phùn, gió bấc lạnh buốt của mùa đông xứ Huế.
Nhưng, Thầy biết cây Mai bên cạnh Thiền Thất của Thầy nó không buồn và nó không hề than trách chi cả. Nó chịu đựng và chấp nhận những gì đang đến với nó. Nó đã mỉm cười và cám ơn trời đất ?ê tạo cho Mai mùa đông trước khi mùa xuân về. Mai đã biết rất rõ, nếu Mai không chịu đựng nổi với cái lạnh buốt của mùa đông, thì khi xuân đến Mai không có gì để hiến tặng cho đời cả.
Hạnh Châu! Con có thể là cây mai và Thầy cũng có thể là cây mai, nhưng là cây mai mầu nhiệm gấp cả trăm, ngàn lần so với cây mai bên cạnh Thiền Thất của Thầy.
Là một cây mai mầu nhiệm, nên Thầy biết chắc rằng, con có khả năng chịu đựng những dông bão, những lạnh buốt của đời người và có khả năng đối mặt với những gì thương tích ở nơi tâm hồn để trị liệu và chuyển hóa. Con hãy can đảm nhìn vào sự lạnh buốt của tâm hồn như là một đối tượng để quán chiếu. Con hãy quán chiếu sự lạnh buốt ấy một cách sâu sắc và chẳng bao lâu con sẽ thấy cõi lòng ấm lại. Sức sống và niềm tin phục hồi, bấy giờ con s? thấy cuộc đời đáng yêu và đáng quý biết bao!
Cầu mong con bình an.
Huế, ngày 20 tháng 01 năm 1999
Thiên Hương con!
Thầy đã nhận thư con đề ngày 07-11-1998, nay Thầy mới có thư hồi âm cho con.
Đọc thư con, Thầy vui nhiều vì thấy đạo tâm của con v?ng chêi, sống có lý tưởng và niềm vui.
Con ơi! Thầy biết ở Sài Gòn mọi người sống đời sống rất bồn chồn và vội vã, hiếm lắm con mới nhận ra một vài người biết dừng lại để ngắm nghía đời sống của chính mình.
Cái văn minh của Phương Tây là cái văn minh đi tìm hạnh phúc từ những cái bên ngoài, nên người ta sống hết sức vội vã, hấp tấp để tranh đua và giành giật. Đất nước Việt Nam đã gần hai thế kỷ bị Tây Phương hóa và Sài Gòn là xứ sở bị Tây Phương hóa nhiều nhất. Do đó, bất cứ ai sống ở Sài Gòn mà còn giữ được nét trầm lặng, điềm đạm, không đua đòi theo đám đông và không bị đánh mất mình, đó là một con người quý hiếm và kỳ lạ.
Con biết không? Cái văn minh của Đông Phương là điềm đạm, là sâu lắng, là thong thả, là giác tỉnh nội tâm và nỗ lực thường xuyên để chinh phục nội giới.
Ở đây, Thầy không muốn con dừng lại ở nơi nền văn minh Đông Phương, nhưng Thầy cũng không muốn con săn đuổi theo cái văn minh Tây Phương ấy. Thầy chỉ muốn con tiếp nhận cái văn minh Tây Phương ấy một cách thông minh để làm giàu thêm cho nền văn minh Đông Phương. Và Thầy cũng muốn con luôn luôn duy trì cái nền văn minh Đông Phương một cách thông minh để con khỏi bị đánh mất mình trước cái nền văn minh thực dụng vô hồn ấy.
Con ơi! Nền văn minh Phương Đông phần nhiều chú trọng đến cái hồn mà quên đi cái xác. Và nền văn minh Phương Tây phần nhiều lại chú trọng cái xác mà quên đi cái hồn. Và bây giờ đây, con thực hành Phật giáo là con thực hành đạo lý Trung đạo, nghĩa là con phải đưa hồn đi về với xác và con phải đưa xác đi đến với hồn. Hồn và xác là hai mặt của một thực tại sống động, chúng không thể tách rời nhau, chúng có mặt trong nhau. Nếu con người chỉ chú trọng đến thân xác mà quên đi đời sống của tâm hồn, thì người đó làm sao mà thoát khỏi những nô lệ từ vật chất. Và nếu con người quá chú trọng đến linh hồn nhưng lại quên đi đời sống vật chất, thì người đó làm sao thoát khỏi được sự nô lệ từ thần linh.
Đời sống của một người không bị nô lệ b?i vật chất và Thần linh, thì trong đời sống của vị đó có bao dung, có hỷ xả, có tự do, có chủ quyền và đương nhiên vị đó có hạnh phúc lớn và có sự an lạc lớn.
Thầy mong con có những hiểu biết ấy, để con sống với ai, ở đâu và lúc nào cũng thanh thản, cũng dễ thương và hạnh phúc tròn đầy, đồng thời con chia s? những hạnh phúc của mình đến với mọi người.
Huế, ngày 27 tháng 01 năm 1999
Kim Phước con!
Thầy đã nhận thư con đề ngày 07-10-1998 và 05-12-1998, nay mới có điều kiện để hồi âm.
Việc dịch Kinh, nghiên cứu và dạy học đã làm cho thời gian của Thầy hiếm hoi và thật quý báu. Nay lại là mùa thi của Tăng sinh, nên thời gian đối với Thầy lại quý hiếm hơn. Tuy nhiên, vì sợ đệ tử trông thư, nên Thầy dành chút ít thời gian sau giờ thiền tập buổi tối để biên thư hồi âm.
Thư đề ngày 7 tháng 10 năm 1998, con đã hỏi Thầy: “Tại sao ngày nay Phật Giáo Đại Thừa không đi khất thực?” Khất thực là pháp hành của chư Phật ba đời, các Ngài hành hạnh khất thực là vì lòng từ bi muốn chúng sinh có điều kiện gieo trồng phước đức. Do đó, bất luận là Phật giáo nào, dù Nam Tông hay Bắc Tông, Tiểu Thừa hay Đại Thừa cũng đều phải trân trọng pháp khất thực. Lại nữa thực hành pháp khất thực là thể hiện đức tính khiêm cung của người xuất gia. Đức tính khiêm cung ấy biểu hiện đầy đủ cả hai mặt. Đối với mặt hình như thượng là mong cầu giải thoát và thành tựu quả vị Toàn giác. Đối với mặt hình như hạ là thể hiện lòng từ bi đối với mọi người và mọi loài.
Tuy nhiên, ngày nay pháp khất th?c chỉ duy trì trong các nơi có truyền thống Nam Tông Phật giáo. Còn các nơi có truyền thống Bắc Tông Phật giáo hay Đại Thừa rất ít thực hiện, vì những lý do sau:
1- Hoàn cảnh xã hội
2- Hoàn cảnh thời tiết
3- Nhân tâm con người
Nay các Thầy theo truyền thống Nam Tông tại Việt Nam thực hành pháp khất thực cũng còn nhiều trở ngại. Lý do là một số người lợi dụng pháp khất thực ?? s?ng tă mạng.
Con biết không? Khi một xã hội phát triển theo chiều hướng nông nghiệp, thì pháp khất thực của chư Tăng rất dễ thực hiện. Nhưng ở một xã hội phát triển về công nghiệp, thì pháp khất thực rất khó thực hành.
Lại nữa, ngày nay rất nhiều người đã lợi dụng pháp khất thực để nuôi thân theo pháp thế tục mà không phải là để thực hành đời sống khiêm cung..., điều này rất cụ thể ở thành phố Sài Gòn. Do đó, ngay các Thầy Nguyên Th?y đi khất thực cũng đã bị hiểu lầm. Tăng sĩ Phật Giáo Đại Thừa tuy không đi khất thực, nhưng tâm luôn luôn nghĩ đến sự khổ đau của chúng sinh và tìm đủ mọi cách để cho chúng sinh kết duyên với Phật pháp, nhằm gieo trồng phước đức.
Tuy nhiên, dù Tăng sĩ Nam Tông hay Bắc Tông, Tiểu Thừa hay Đại Thừa không thực hiện pháp khất thực trong đời sống hàng ngày là một điều thiếu sót đáng tiếc, mà bản thân những người tu tập chân chính không ai là không thấy.
Trong thư đề ngày 05-12-1998, nhờ anh Ngân chuyển, con hỏi: “Các Tu sĩ trẻ nhờ con làm mọi công việc, nhưng họ yêu cầu giấu không cho các vị trưởng lão biết, điều đó con phải hành xử như thế nào?”.
Thật ra, nếu các Tu sĩ trẻ nhờ công việc gì mà con nghĩ là thuận với chánh pháp, thì con làm, còn việc gì mà con nghĩ rằng trái với giới luật, thì con tìm cách từ chối.
Thầy biết con có đủ đức tin, kiên nhẫn và sự hiểu biết để làm những điều thích hợp với chánh pháp và chối từ những gì không thích hợp với chánh pháp. Thầy cũng như vậy, sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai đi đúng chánh pháp và sẵn sàng từ chối bất cứ điều gì đến với mình mà không đúng với chánh pháp.
Xuân Kỷ Mão sắp về, Thầy cầu nguyện cho con và gia đình luôn vui sống trong bình an.
Huế, ngày 12 tháng 6 năm 1999
Phước An con!
Thầy đã nhận thư con đề ngày 13-05-1999, nay mới có thư hồi âm cho con.
Huế trời vào hạ, nhưng khí hậu vẫn còn dễ chịu, thỉnh thoảng lại có những cơn mưa rào làm dịu lại những nẻo đường cát bụi của Huế.
Hồ Sao Hôm trước thất Lắng Nghe có những hoa súng mọc lên và nở hoa rất đẹp. Tên của hồ là do Sư Ông Thiện Hạnh đặt, vì hôm đó trời đã xế chiều, ráng nắng hoàng hôn xuyên qua những kẽ lá và rơi xuống mặt hồ, chạm lên những cánh hoa dại trên hồ, t?a ra một ánh sáng rất đẹp của buổi chiều gần tắt nắng. Do phát hiện ra cái đẹp của nắng, của nước, của hoa, của ánh sáng đan xen quyện vào nhau lấp lánh như những ánh sao hôm, nên Sư Ông Thiện Hạnh đã gọi tên hồ là sao Hôm. Và từ đó mỗi khi có khách đến viếng chùa, họ hỏi Thầy hồ đó tên là hồ gì, Thầy đã trả lời với họ là hồ Sao Hôm. Và có nhiều người đã bảo với Thầy là hồ Sao hôm ở chùa Từ Hiếu đẹp gấp trăm lần hồ Than Thở ở Đà Lạt. Thầy cười và nói với khách rằng, hồ Than Thở thì làm sao mà đẹp được! Vì đẹp thì không còn than thở, mà than thở thì không thể đẹp, than thở là buồn, mà buồn là xấu, là bất hạnh, do đó quý vị đừng đem hồ Than Thở đối chiếu với hồ Sao Hôm.
Con ơi! Một người tu tập giỏi là khi hoàng hôn xuống, người ấy nhận ra vẻ đẹp của hoàng hôn và thấy rõ trong hoàng hôn có sao Hôm, trong hoàng hôn có sao Mai. Cũng như khi đối diện với bình minh, vị ấy sẽ nhận ra vẻ đẹp của bình minh và thấy rõ trong bình minh có sao Mai, trong bình minh cũng có sao Hôm. Do đó, vị ấy nhìn bình minh mà trên môi vẫn nở được nụ cười, nhìn hoàng hôn trên môi vẫn nở được nụ cười. Trong hoàn cảnh nào, vị ấy cũng có thể cười được, tại sao vị ấy cười được như thế? Vì trong đời sống của vị ấy không còn cái gì để than thở. Hễ còn than thở là còn riêng tư, có riêng tư thì không có khả năng tiếp nhận sự sống từ mọi phía, do đó con phải quán chiếu sâu để nhận rõ được điều này.
Con biết không? Ngày 05-03-Kỷ Mão, trước khi lên máy bay để trở lại Huế sau chuyến đi Sài Gòn, cơ quan An ninh Nhà nước tại phi trường Tân Sân Nhất đã kiểm soát Thầy hết sức gắt gao. Họ nghi rằng, Thầy đã đem các văn kiện của GHPGVNTN từ Sài Gòn do Hòa Thượng Quảng Độ gởi về Huế. Nhưng, thực tế Thầy không đem bất cứ một văn kiện nào cả, do đó Thầy hết sức bình an. Trái lại, những người kiểm soát Thầy, họ rất thất vọng và đau khổ. Họ thất vọng và đau khổ là do họ sống đầy nghi ngờ và không có niềm tin, hoặc tự họ đã mất rất nhiều niềm tin từ người khác. Nhưng con ơi, mất vàng bạc người ta có thể đi tìm kiếm hoặc đi vay mượn lại, còn niềm tin đã bị đánh mất đi rồi, thì muôn kiếp khó phục hồi lại được.
Ngày 23-4-Kỷ Mão vừa rồi, Thầy đã đưa gần 160 Thiền sinh về thực tập chánh niệm tại bãi biển Cảnh Dương ở Phú Lộc, khi các Thiền sinh bước lên con thuyền nhỏ để vượt qua lạch nước sâu và các ghềnh đá cheo leo, khúc khuỷu để đến một bãi cát bình yên và nghe bài pháp thoại “Biển cả và tâm thức”, họ luôn luôn phải chú tâm văo chânh niệm, nếu thiếu chánh niệm, họ không thể vượt qua các ghềnh đá một cách an toàn.
Con biết không? Khi bước lên chiếc thuyền nhỏ để vượt qua các lạch sâu, các Thiền sinh phải quán chiếu bài kệ:
“Thuyền với ta là một,
Ta với thuyền không hai
Thuyền bình yên, ta yên
Ta yên, thuyền bình yên”.
Nếu ngồi trên thuyền, ta thấy ta khác với thuyền, thuyền khác với ta, thì ta sẽ làm cho thuyền chòng chành và thuyền sẽ làm cho ta chòng chành. Ta với thuyền đều chòng chành là ta đã đánh mất bình an ở chính ta, ta có nhiều sự sợ hãi và lo lắng, và như vậy ta khó vượt qua những hiểm nguy.
Và khi vượt qua các ghềnh đá cũng vậy, các Thiền sinh phải có chánh niệm và quán chiếu sâu bài kệ:
“Ta với đá là một,
Đá với ta không hai
Chân ta bước trên đá
Chân vững đá nằm yên”.
Nếu khi chân ta bước trên những ghềnh đá, ta không có chánh niệm, ta không gắn tâm ta với những bước chân ta trên đá là ta sẽ bị té hoặc bị vấp ngã.
Con biết không? Không phải chỉ có 160 Thiền sinh đang đi những bước chân trên đá vào ngày 23-04-Kỷ Mão tai biển Cảnh Dương, mà tất cả mọi người đều đang đi những bước chân trên đá cả, dù là đá được hiểu theo nghĩa hiện thực hay theo nghĩa biểu tượng.
Con ơi! Đời vốn là đất đá, cát bụi, ta đang đi trong cuộc đời là ta đang đi trong đất đá, cát bụi chứ gì! Nhưng có khác chăng, bước chân của Thiền giả là bước chân có chánh niệm, nên dù đang đi trên đất đá, cát bụi mà vẫn bình an, vẫn không bị cát bụi đánh mất chính mình.
Con ơi! Ngày nay, có nhiều người đang đi trên đất đá, cát bụi và đã bị đất đá, cát bụi của cuộc đời cuốn mất, họ không còn là họ, họ là cát bụi. Chất liệu cát bụi trong tâm hồn họ quá nhiều, khiến cho h? qu? quạng giữa chân và giả, giữa thiện và ác, giữa xấu và tốt, giữa ngày và đêm, giữa sống và chết.
Con biết không? Có rất nhiều người do chất liệu cát bụi bám đầy tâm hồn, nên họ đang sống mà tưởng như đã chết, họ đang chết mà tưởng rằng mình đang sống, điều bất hạnh của đời người là ở chỗ đó, chứ không phải điều bất hạnh của con người là không có những địa vị và quyền lực trong xã hội. Và nỗi bất hạnh lớn lao của con người không phải là sự chết mà chính là sự sống không ra hồn. Sống đã không ra hồn, thì làm sao chết mà có hồn được!
Thầy biết, một số giáo lý mà Thầy trao truyền cho các con, hay một số kiến thức các con đã thu thập được từ các trường Đại học, chúng chưa là gì khi các con giáp mặt thật sự với cuộc đời muôn màu, muôn vẻ. Các con phải biết tôi luyện tâm chí của mình, phải biết nhìn thẳng vào cát bụi bằng tất cả sự hiểu biết và trái tim của mình, phải biết tự mình đứng dậy sau những lần ngã quỵ, phải biết mỉm cười và bước đi bằng tất cả khả năng tự tín của mình. Với thái ?? ấy, với phong cách hành xử ấy, các con sẽ vượt qua những gì đang cản ngăn trước mắt.
Con biết không? Ngày nay, những vị Thầy hoặc những bậc làm cha mẹ dạy học trò hoặc con cái những điều tốt đẹp, đạo đức, thì có những người học trò hoặc những người con bảo rằng, những vị Thầy hoặc những bậc làm cha mẹ kia đã lạc hậu, thời nay người ta chỉ hướng về phía trước để kiếm tìm danh lợi, tiền bạc, những tiện nghi vật chất, chứ có mấy ai đi tìm kiếm nhân nghĩa đạo đức đâu! Chúng còn bảo những người sống nhân nghĩa đạo đức là lạc hậu. Con ơi! Thật rủi ro và ghê tởm cho những đứa học trò nào hoặc những đứa con cái nào có quan điểm sống như vậy.
Thầy biết, khi các con học với Thầy, các con đã được Thầy trang bị cho một số điều căn bản của đạo đức để làm người, nhưng khi các con đi vào trong xã hội rất hiếm gặp những con người thật sự, mà phần nhiều là gặp những con người không có nội dung. Do đó, khiến cho câc con nhiều lúc choáng váng mặt mày và kinh hãi.
Tuy nhiên, Thầy vẫn tin tưởng rằng, các con vẫn đủ sức kiên nhẫn để chịu đựng, đủ thông minh để hành xử và đủ khả năng khéo léo để vượt qua.
Phước An con! Thầy viết thư cho con cũng có nghĩa là Thầy đang viết thư cho Hồng, Minh Tâm, Thiên Hương, Trà My, Phương Mai và tất cả bạn bè ??ng học với con.
Hiện nay, Thầy vẫn khoe, mong các con có khả năng tự tín để sống yên vui!
Huế, ngày 10 tháng 10 năm 1999
Thiên Hương con!
Thầy đã nhận thư và quà của con do Ba con trao lại, nay mới có thư hồi âm cho con.
Thầy vẫn kh?e, vẫn giảng dạy mỗi ngày tại Từ Hiếu và ngày chủ nhật tại Phước Duyên, lớp học Phước Duyên bữa nay đông lắm. Sau ngày ra hạ, Thầy có đi cứu trợ lũ lụt tại Bình Thuận, Lâm Đồng, Đaklăk. Thầy cũng đã đến biên giới Việt, Miên, Lào để thăm viếng bà con và chia se Phật pháp tại đó. Bà con ở vùng này hết sức chất phác và dễ thương. Thầy đã chia s? bài pháp thoại “Thế nào là một người nghèo khó vĩnh viễn”.
Thầy nói với quý vị rằng: “Có bốn hạng người giàu và nghèo”.
Hạng người thứ nhất là hạng người nghèo khó cả tâm hồn lẫn vật chất. Đây là hạng người nghèo khó vĩnh viễn.
Hạng thứ hai là hạng người nghèo khó vật chất, nhưng giàu có về tâm hồn. Đây là hạng người nghèo khó tạm thời.
Hạng thứ ba là hạng người nghèo tâm hồn, nhưng giàu có vật chất. Đây là hạng người giàu có tạm thời.
Hạng thứ tư là hạng người vừa giàu có tâm hồn vừa giàu có vật chất. Đây là hạng người có khả năng giàu có vĩnh viễn.
Con biết không? Sau khi nghe Thầy nói về bốn hạng người giàu và nghèo như vậy, bà con không ai muốn mình trở thành một người nghèo khó vĩnh viễn hay một người giàu có tạm thời. Trái lại, ai cũng muốn mình chỉ là người nghèo khó tạm thời thôi, để họ có thể có cơ hội trở thành một người giàu có vĩnh viễn.
Con thấy không? Ai cũng muốn hạnh phúc, giàu có lâu dài cả. Nhưng ước muốn đó có trở thành hiện thực hay không là tùy thuộc vào tâm hồn và hành độüng của họ. Tâm hồn mà chật hẹp, thì dù giàu mấy cũng trở thành nghèo nàn và có sang trọng đến mấy đi nữa, thì cũng chỉ là kẻ tầm thường thôi. Trái lại, dù nghèo đến nỗi không có đất để gặm dùi hay không có dùi để gặm trên đất hoặc không có đất cũng không có dùi, nhưng lại có một tâm hồn khoan dung, độ lượng, thì vị ấy có thể hàm chứa hết thảy trời đất và vạn loại. Con thấy người ấy có lạ lùng không? Bởi vậy, không sợ ta nghèo mà chỉ sợ tâm ta chật hẹp. Tâm ta mà hẹp hòi thì thiên đàng trở thành địa ngục. Tâm ta mà rộng lớn thì địa ngục trở thành thiên đàng.
Thầy biết! Con ở Sài Gòn, thành phố tuy rộng lớn, nhưng cũng hết sức chật hẹp. Chật hẹp đến nỗi người ta đi ra ngoài đường chen chân nhau không lọt và chật hẹp đến nỗi người ta sống bên cạnh nhau mà chẳng biết nhau. Và nó chật hẹp đến nỗi không có một chút không khí trong lành để thở và nghèo nàn đến nỗi không có được một nụ cười nào thanh thản ở trên môi.
Con biết không? Hôm nay, Thầy đang ngồi đây để gọi tên con và tên của những đứa học trò đang lặn hụp nơi khung trời chật hẹp và Thầy đang dõi theo những dấu chân của câc con kéo lê trên những nẻo đường đầy cát bụi.
Có những lúc Thầy ngồi một mình nhìn những làn mây trắng bay, những tia nắng, những giọt sương, ánh trăng hoặc nghe tiếng chim hót hay những cánh bướm bay liệng giữa bầu trời tự do, bất chợt nghĩ đến và thương cảm những đứa học trò với đôi bàn tay mềm yếu, với đôi chân chưa vững chãi, với kinh nghiệm đời chưa có là bao mà đã lao mình vào giữa cõi đời đầy bận rộn, hết bận rộn kiểu này đến bận rộn kiểu khác, cứ thế mà đi, cứ thế mà chảy trôi theo dòng đời thác lũ.
Nghĩ như thế mà thương, nên hôm nay Thầy đã gọi tên các con trong từng hơi thở, hỡi các con có nghe không?
Huế, ngày 16 tháng 10 năm 1999
Đăng Hồng con!
Thầy đã nhận thư con đề ngày 22 tháng 8 năm 1999, nay mới có thư hồi âm cho con đây.
Huế, bữa nay trời vào cuối thu, những chiếc lá vàng đua nhau rơi xuống để tiếp tục tái tạo cuộc tồn sinh của nó. Thời tiết Huế bữa nay vẫn đang còn hiền lành, như sự hiền lành của những làn mây trắng bạc thong dong bay qua đỉnh núi cao và vầng trăng cuối thu vẫn còn đang quyện lẫn với dòng Hương Giang trầm mặc để đợi chờ những tri âm từ viễn xứ.
Cây thông già trước thất Lắng Nghe của Thầy, suốt cả mùa thu này không hề rụng lá mà đang đâm những chồi non xanh biếc. Mỗi ngày Thầy nhìn cây thông già và những chồi non xanh biếc ấy để thở, mỉm cười và ngồi lắng nghe nó nói: “Chiều nay sương mù không về giăng trên lối cũ, mà theo về trong những giọt nắng thời gian,… Sương mai và nắng chiều đã trộn lẫn vào nhau để tạo nên những chiếc lá vàng và xanh, những cây thông già và những đọt chồi non, vì nó cũng đã tạo nên cho cuộc đời chỉ trong một sát na mà cả triệu lần hội tụ và phân ly kỳ thú”.
Con ơi! Đêm nay có thể con không đối diện với cây thông, nhưng con hãy ngồi yên đối diện với hơi thở, với ánh trăng và mỉm cười. Con sẽ thấy con trong hơi thở, ánh trăng và con sẽ bắt gặp chính con trong hôm nay. Qua hơi thở và ánh trăng, con sẽ thấy quê hương đích thực của con và con sẽ thấy được mặt mũi của người con thương yêu và trân quý.
Thầy biết, cuộc đời đã làm cho con bận rộn, nhưng cũng lắm khi chính con quá bận rộn đối với cuộc đời!
Nhưng con ơi! Tại sao ta phải bận rộn và những bận rộn ấy đưa ta đi đến đâu trong cuộc đời này? Bận rộn làm cho ta không có bình an và hạnh phúc; bận rộn làm cho sự hành xử của ta vụng dại; bận rộn làm cho cái hiểu biết của ta khô cằn; bận rộn làm cho sự sống của ta ngắn lại; bận rộn khiến cho ta không thấy được cái đẹp của người ta thương yêu; bận rộn khiến ta không thấy được những bông hoa đẹp; bận rộn khiến ta đi trên đường như bị ma rượt; đời sống bận rộn là đời sống bất hạnh nhất ở trên đời!
Con biết không? Cây thông trước Thiền Thất của Thầy nó không hề bận rộn, mặc dù nó đang đâm chồi nảy lộc và tiếp nhận sức sống từ trái đất và mặt trời cũng như từ mọi phía.
Con hãy thực tập hạnh không bận rộn giữa những người bận rộn, để con trở thành một cô giáo không bận rộn giữa những nhà giáo dục bận rộn và giữa những đám học trò bận rộn.
Con hãy thực tập hạnh không bận rộn để con có thể chia s? niềm hạnh phúc này đến những người bận rộn.
Con biết không? Chỉ có người không bận rộn mới có khả năng cứu giúp và tái tạo sự bình an, trầm tĩnh cho những người bận rộn. Điều này Thầy đã thực tập và thấy nó có hiệu quả hết sức lớn lao trong sự chế tác bình an cho mình và cho người.
Vậy, Thầy cũng mong con thực tập hạnh không bận rộn trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười, làm việc, hoặc viết bài hay giảng dạy cho đám học trò trong nhà trường.
Chú Tú, dì Nga, dì Phụng, Trà My, Phương Mai, đều sống đời sống có chánh niệm và có khả năng tự tạo ra hạnh phúc cho chính mình.
Thầy mong con sống ở đâu cũng vững chãi, đến đâu cũng bình an. Con hãy đưa thư này cho Minh Tâm và cả hai đứa ngồi yên lắng để thở và cùng đọc.
Huế, ngày 18 tháng 10 năm 1999
Diễm Trinh con!
Thầy nhận thư của con do mẹ con trao lại khi trời vào hạ, nay trời đã vào cuối thu Thầy mới có thư cho con, chắc con trông lắm!
Đọc thư của con, Thầy vui nhiều khi thấy con đã ổn định cuộc sống và có nhiều niềm tin vững chãi trên con đường đã lựa chọn.
Con ơi! Bước đi của người xuất gia không bị chệch hướng là do thực tập pháp: “Tứ như ý túc” trong đời sống hàng ngày. Đức Phật dạy, người xuất gia thực tập pháp “Tứ như ý túc” trong đời sống hàng ngày thì sẽ thành tựu được con đường vượt thoát tử sinh ngay trong từng phút giây hiện tại và vị ấy có khả năng kéo dài hoặc buông bỏ sinh mệnh theo ý muốn của mình. Nay, Thầy muốn con thực hành Pháp này để con có thể thành tựu được chí nguyện xuất gia của mình.
Con thực hành pháp “Dục như ý túc”, nghĩa là luôn luôn phát khởi ý muốn vượt thoát tử sinh và đoạn tận mọi nguyên nhân phát sinh khổ đau ngay trong đời sống hiện tại. Và con muốn thực hành pháp đưa đến giải thoát, thì ngoài sự thực hành pháp này không thực hành một pháp nào khác.
Sau khi phát khởi được ý muốn cao thượng ấy, con lại tiếp tục thực hành pháp “Niệm như ý túc”, nghĩa là luôn luôn duy trì ý muốn tu tập và duy trì pháp hành ở từng tâm niệm, không bao giờ để cho tâm niệm cao thượng ấy bị xao lãng.
Sau đó, con lại thực hành pháp “Tấn như ý túc”, nghĩa là nỗ lực thường xuyên duy trì và phát triển chí nguyện cao thượng ấy từ tâm thức ra trong đời sống th?c tiễn. Nghĩa là khi đi, đứng, nằm, ngồi, nấu cơm, ăn cơm, rửa bát, giặt áo quần, hoặc khi nói cười đều phải nỗ lực biểu lộ tâm hạnh xuất gia của mình. Ngoài tâm hạnh xuất gia, con sẽ không biểu lộ một tâm hạnh nào khác, cứ như vậy mỗi ngày, con sẽ được thăng tiến trên con đường xuất gia cao thượng của mình.
Và sau cùng, con thực tập pháp “Quán như ý túc” hay “Tư duy như ý túc”, nghĩa là luôn luôn chiêm nghiệm và quán chiếu sâu xa đến lý tưởng, bản nguyện và pháp hành của người xuất gia, cũng như chiêm nghiệm và quán chiếu quá trình duy trì, phát triển và thăng tiến của sự tu tập. Đồng thời bấy giờ, con phải thực tập hạnh điềm đạm, ít nói, chỉ đưa mắt nhìn sâu vào trong lòng sự vật để thấy rõ tính chất tương quan tương sinh, linh hoạt sống động và không có tự thể thực hữu của chúng, để loại trừ những hạt giống nhận thức sai lầm đối với thực tại và ngay cả đối với chính mình.
Bấy giờ, trong tâm con, ánh sáng trí tuệ bắt đầu phát sinh và những hạt giống triền sử trong tâm thức của con, chúng tự tháo gỡ và phai mờ dần hay được chuyển hóa dần thành năng lượng của tuệ giác.
Vậy, con cứ thực tập đi, rồi con sẽ thấy được phép lạ của pháp hành này. Và rồi con sẽ thấy tự thân con mỗi ngày là mỗi mới tinh; bấy giờ ý nghĩa xuất gia của con là hết sức kỳ thú và con có thể báo đáp được công ơn sinh thành, dưỡng dục lớn của cha mẹ, công ơn dìu dắt của Thầy và bạn, công ơn tác thành của mọi người và mọi loài.
Ngày nay, có nhiều người xuất gia chỉ đối với thân mà không đối với tâm và không đối với pháp, nên họ có nhiều cảm giác lạc lõng và bơ vơ, nỗi đau con người ở nơi họ lại càng tăng lên gấp bội. Nên, tuy họ đang sống ở trong chùa, nhưng đã bị sóng đời xô ra khỏi biển cả của chánh pháp.
Do đó, Thầy khuyên con luôn luôn nhớ lấy bản nguyện xuất gia của mình và áp dụng Phật Pháp vào trong đời sống hàng ngày để gặp cảnh ngộ nào cũng vui và sống với ai cũng an lạc.
Huế, ngày 22 tháng 01 năm 2000
Thăm đệ tử Nhật Ân!
Thầy rất vui khi thấy những nguời học trò của mình tha thiết với sự tu học và đã biết nhìn sâu vào những gốc rễ khổ đau để chuyển hóa.
Giáo pháp của Đức Thế Tôn, nếu chúng ta không học thì thôi, còn nếu chúng ta có học, thì chúng ta sẽ có sự hiểu biết lớn, nếu chúng ta không chiêm nghiệm thì thôi, còn chúng ta có chiêm nghiệm, thì chúng sẽ có những tư duy hết sức sâu thẳm và nếu chúng ta không thực tập thì thôi, còn nếu chúng ta có thực tập, thì chúng ta có hạnh phúc lớn ngay trong đời sống hiện tại.
Cái làm cho ta trưởng thành có ý nghĩa, không phải là thân xác hay tuổi tác mà chính là sự hiểu biết. Ở nơi người nào có hành động mang chất liệu hiểu biết là ở nơi người đó có sự trưởng thành.
Một người có sự hiểu biết đích thực là người đó có sự hiểu biết về chính mình. Nếu mình không hiểu rõ về chính mình, thì ai biết mình và mình có khả năng hiểu được cái gì và hiểu được ai?
Một người có sự hiểu biết đích thực về mình là người đó phải biết rõ trái tim và hơi thở của mình. Tim ta đang đập theo những nhịp đập nào và hơi thở của ta đang thở là hơi thở gì?
Trái tim của ta hiện hữu không đơn thuần mà nó hiện hữu cùng với sự có mặt của nhiều trái tim khác. Trái tim ta hiện hữu là do có trái tim cha mẹ, tổ tiên nội ngoại của chúng ta hiện hữu. Trái tim của ta hiện hữu là do có trái tim của mặt trời, trái tim của trái đất, trái tim của dòng sông, trái tim của biển cả hiện hữu. Và trái tim của ta hiện hữu mang đầy những chất liệu thánh thiện là do có trái tim của các Bậc thánh thiện hiện hữu. Và hơi thở của ta cũng vậy, nó hiện hữu là hiện hữu với những cái không phải nó, như là mặt trời, không khí, không gian, buồng phổi, lỗ mũi, các lỗ chân lông, các tế bào da, bao tử, gan, ruột non, ruột già, …và tâm thức.
Như vậy, khi ta thở một hơi thở bình an là cả đất trời bình an, khi ta thở một hơi thở bình an là cả hai dòng họ nội ngoại của ta đều bình an và khi ta thở một hơi thở bình an là do sự có mặt của cả một quê hương tâm linh bình an. Ta thở một hơi thở bình an là do ta có một trái tim bình an. Ta có một trái tim bình an là do ta có một sự hiểu biết về bình an. Ta có một sự hiểu biết bình an là do ta có một tâm hồn bình an và ta có được một tâm hồn bình an là do ta có sự hiểu biết về giáo pháp và ứng dụng giáo pháp vào trong cuộc sống hàng ngày, qua sự đi, đứng, nói cười, ăn, uống, hành xử với nhau giữa con người với con người, giữa con người và thế giới bản năng, giữa con người với thế giới thánh thiện và giữa con người với thế giới thiên nhiên.
Như vậy, nếu ta chưa có sự hiểu biết nào về trái tim và hơi thở của ta là ta hết sức ngây thơ đối với sự sống của chúng ta.
Bởi vậy, Thầy rất mong muốn những người học trò của mình thường quán chiếu sâu vào đề mục “Trái tim và hơi thở”, để cho sự hiểu biết đích thực được biểu lộ ra trong đời sống hàng ngày của mình, nhằm có khả năng chế tác được những chất liệu bình an cho mình và cho người.
Thầy rất thương hai người học trò Nhật Ân và Diệu Mỹ, tuy thời gian học đạo chưa lâu, nhưng đã biết áp dụng đạo vào trong đời sống hàng ngày và trong sự sinh hoạt hàng ngày, chất liệu của đạo đã có tỏa ra trong từng bước đi và hơi thở, trong từng lời nói và việc làm. Do đó, Thầy đang viết cho người học trò Nhật Ân cũng là đang viết cho người học trò Diệu Mỹ và cho tất cả những người học trò có duyên học đạo với mình.
Chúng ta hãy cố gắng học và hành Phật Pháp, để cho hơi thở và trái tim của chúng ta là hơi thở và trái tim của tất cả mọi người và mọi loài hiện tiền trong từng giây, từng phút trong ta. Chúng ta hãy thở nhẹ và nhìn sâu vào mọi đối tượng mỗi ngày, thì trong ta chất liệu hiểu biết và thương yêu sẽ tỏa ra. Chúng ta hãy thở nhẹ và nhìn sâu mỗi ngày, thì chất liệu bao dung, chất liệu xả kỷ sẽ tỏa ra trong đời sống của ta một cách tự nhiên. Bấy giờ, ta là người rất giàu có về phước đức và trí tuệ, ta ở đâu cũng hạnh phúc, ta đi đâu cũng an toàn.
Thầy r?t mong những học trò có hơi thở nhẹ và có được cái nhìn sâu.
Cố Đô, ngày 18 tháng 4 năm 2000
Lệ Quyên con!
Thầy đã nhận thư con đề ngày 27-01-2000 và ngày 09-04-2000, nay mới có thư hồi âm cho con.
Đọc thư, Thầy thương con nhiều và mong con thành đạt mọi ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống.
Con ơi! Người đời thường lập thân trên danh lợi và đã bị danh lợi đánh lừa, nên họ đã có nhiều thất vọng và khổ đau. Ở đây, Thầy không muốn con thất vọng và khổ đau, Thầy muốn con có nhiều niềm tin và hy vọng, có nhiều hạnh phúc và thảnh thơi. Bởi vậy, Thầy muốn con lập thân trên “đức” mà không lập thân ở trên danh lợi.
Con biết không! Người thông minh ở trên đời, họ luôn luôn lập thân ở trên “đức” và lập “đức” ở trên tâm. Tâm càng chân thật, thì đức càng sáng và đức càng sáng, thì thân càng đứng vững chãi và thanh thơi giữa dòng đời.
Con ơi! Muốn có “đức” con phải thực tập hai chất liệu hiểu biết và thương yêu. Muốn có hiểu biết, con phải thực tập hạnh lắng nghe và nhìn sâu vào lòng sự vật cũng như nhìn sâu vào lòng mình, để nhận ra sự có mặt của mình và của mọi loài trong cõi đời này. Và con muốn có chất liệu của thương yêu, thì trước hết con phải hiểu rằng, sự có mặt của con trong cõi đời này không phải là một sự có mặt đơn điệu mà con có mặt là do cha mẹ của con có mặt; con có mặt là do bạn bè con có mặt; con có mặt là do mặt trời, mặt trăng, biển cả, dòng sông, núi rừng, trái đất có mặt; con có mặt là do cây khế, cây chanh, nải chuối, buồng cau, bông lúa, con trâu, con cá, con gà, hạt muối có mặt,...
Nếu con hiểu biết được như vậy, thì chất liệu thương yêu trong con sẽ tạo thành và tỏa ra. Khi đó, con không bao giờ có cảm giác buồn chán và bơ vơ.
Bấy giờ, con sống rất đẹp và rất dễ thương, vì con không còn sống cho con nữa, mà con s?ng cho mọi người; con không còn học cho con nữa, mà con học cho mọi người và con không làm việc cho riêng con, mà làm việc cho mọi người và mọi loài. Thầy đã nhờ sự thực tập và thường xuyên quán chiếu như vậy, nên Thầy sống có nhiều an lạc và hạnh phúc. Nay, Thầy muốn hiến tặng sự an lạc và hạnh phúc này cho con và cho các bạn bè của con.
Con cứ thực tập đi, hạnh phúc sẽ đến với con, dù hiện tại con chưa có một sự nghiệp nào!
Hiểu và thương con nhiều!
Huế, ngày 22 tháng 11 năm 2000
Các Nghiêm con!
Thầy và Tăng thân Tổ đình Từ Hiếu sống rất hạnh phúc và an lạc mỗi ngày, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có vài ngọn lửa bỗng nhiên bốc hơi và thỉnh thoảng cũng có vài tảng băng rơi xuống làm lạnh buốt, nhưng rồi tất cả đều được soi sáng và sưởi ấm bằng năng lượng chánh niệm mỗi ngày, qua sự đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống và làm việc.
Huế, trời vào đông, Rằm tháng mười trăng đẹp lắm, Thầy đi thiền hành quanh thiền thất Lắng Nghe nhìn trăng, thấy ânh tr?ng lồng lộng sáng chói giữa hư không và bỗng dưng Thầy thấy mình hóa thành hạt sương đọng trên ngọn cỏ long lanh soi nguyên hình ânh trăng ấy và rồi sau đó chẳng bao lâu sương cũng đã hóa trăng.
Lúc đó, Thầy cũng nghĩ đến các Pháp và các Nghiêm là những người có phước hơn Thầy nhiều, vì các Pháp và các Nghiêm đã trực tiếp gần gũi bên Sư Ông và là người đang thực tập và sống với Hiện Pháp Lạc Trú, nên không chỉ trăng Rằm tháng mười sáng chói mà bất cứ hành xử nào cũng có trăng chánh niệm sáng soi. Các Pháp và các Nghiêm hãy cầm tay Sư Ông thật lâu và thật ấm áp rồi quý vị hôn lên tay Sư Ông đi. Thầy cũng thương Sư chị Chân Không lắm, công việc quá bề bộn mà Sư chị khi nào cũng tươi vui, cũng linh hoạt tháo vát. Bồ tát nào đã làm nên thân Sư chị, Bồ Tát nào đã làm nên thân của các sư em mà dễ thương đến thế!
Thầy đã nhận quà của các Nghiêm gởi và đã trao cho các ?i?u, các Sư Thúc và Sư Ông Thiện Hạnh.
Cầu mong tất cả chúng ta đều sống an lạc ở trong chánh niệm.
Huế, ngày 26/02/2001
Nhuận Từ Nghiêm con!
Thầy đang viết thư cho con đây, con có khỏe không? Thầy, mấy chú, dì và các em của con đều khỏe cả.
Huế vào tiết của mùa xuân, nhưng lạnh nắng vẫn bất thường. Cái lạnh làm cho con người khó chịu bao nhiêu thì cái nắng cũng làm cho con người khó chịu như vậy.
Tuy nhiên, cái tính chịu khó ở mỗi con người, nó sẽ giúp cho con người thích hợp lần lần với những môi trường chung quanh nó. Và mỗi khi ?ê thích hợp, thì con người cũng bắt đầu phát sinh những tình cảm đối với những cái thích hợp.
Con ơi! Có rất nhiều người ở thôn quê lên thành phố, họ không chịu đựng nỗi với sự ồn ào, nhưng rồi ngày lại, ngày qua họ sẽ quen dần, và khi về lại thôn quê, họ lại bắt đầu nhớ “phố”. Và cũng có rất nhiều người thành phố khi về thôn quê để sống, bắt đầu họ chán cái cảnh buồn tẽ, yên tĩnh của thôn quê, họ chán con đường đất, nhưng lần lần họ sẽ thích cảnh yên tĩnh ấy, họ sẽ yêu con đường quê, họ sẽ yêu lũy tre xanh, họ sẽ yêu đồng lúa chín, đàn cò trắng bay trên bầu trời và tiếng hát nghêu ngao của những đứa bé chăn trâu trên đồng cỏ xanh biếc và khi họ lên phố, họ lại nhớ quê!
Con ơi! Thầy cũng đã từng sống ở Sài Gòn, Thầy cũng ?ê chán cái cảnh sống vội vê, hấp tấp và bụi bặm ấy. Nhưng thời k? Thầy sống ở đó, khi người ta ra đường chưa có cái “modern” bịt mặt, che m?i và miệng. Tuy ngày ấy, người ta sống hấp tấp, vội vê, nhưng người ta ra đường vẫn thấy mặt nhau. Ngày nay cái xê hội gọi là “Công bằng văn minh”, nhưng con người đi ra đường, không ai còn nhìn thấy rõ được mặt của ai và không ai bảo ai mà mỗi người tự giấu mặt mũi của mình, tự bịt m?i của mình lại để thở, tự bưng miệng của mình lại để nói và cười. Con ơi, con thấy cuộc sống như thế có “Công bằng và văn minh” không nhỉ??.
Cuộc sống “văn minh” sao lại bị bưng bít nhỉ! Cuộc sống “công bằng” sao lại không dám đưa mặt cho kẻ khác nhìn! Ta có thể giấu mặt được với người khác, nhưng làm sao ta có thể giấu mặt được với lương tâm của ta! Ta có thể bưng bít mũi và miệng, nhưng ta làm sao có thể bưng bít được những bụi bặm suốt cả ngày và đêm đang khuấy động những nhận thức và tâm hồn của ta.
Con ơi! Tâm con người càng điên đảo bao nhiêu thì đường đời càng lắm bụi bấy nhiêu!
Thầy biết, rất nhiều người ngày nay, nhất là giới trẻ vô tình hay cố ý đã biến mình trở thành những cái máy. Và họ cũng đang bị điều khiển bởi nh?ng cái máy chủ, không có chút lương tâm và lương tri!
Ngày hôm qua, có một anh luật sư người Bỉ, đã đến chùa Từ Hiếu thăm Thầy và anh ta hành thiền suốt một ngày, anh ấy đi, đứng, ngồi và nói chuyện đều có chủ quyền, anh không phải là người máy và anh cũng không bị một con người máy nào điều khiển. Anh ta sống một ngày thật hạnh phúc. Hạnh phúc sẽ có mặt thật sự ở trong anh ta một cách giản dị là anh ta không sống như một cái máy mà anh ta sống như một con người. Và sau một ngày, anh ta ?ê đến Thất Lắng Nghe cám ơn và tạm biệt Thầy để về khách sạn nghỉ qua đêm, đợi ngày mai đi Hà Nội công tác.
Nhuận Từ Nghiêm, con ơi! Thầy biết con và thế hệ các con, có rất nhiều nỗi thương tâm, Thầy muốn ôm hết thế hệ câc con vào lòng, nhưng bàn tay Thầy quá nhỏ, và cũng có nhiều trận dông bêo của cuộc đời c?ng đang muốn dội lên nếp sống của Thầy.
Nhưng con ơi! Thầy không sợ hãi, vì trong Thầy đã có một niềm tin, có một đường đi và có Đức Phật dẫn lối đưa đường, nên Thầy rất tin tưởng dông bão kia sẽ yên và các ác ma sẽ vứt bỏ con dao trong tâm của họ. Bình minh về và nắng ấm sẽ lên, chim sẽ dậy hát ca và những đóa hoa kia sẽ nở ra thơm phức từ những nghiệt cay của cuộc sống.
Thầy mong con và những thế hệ của con là những tiếng hát, là những đóa hoa ấy.
Huế, ngày 30 tháng 9 năm 2001
Thúy Quỳnh con!
Thầy đã nhận thư con đề ngày 23 tháng 8 năm 2001, đọc nhiều lần, nay có thư hồi âm cho con.
Thầy vẫn khỏe, Huế sang thu, khí hậu dễ chịu, nước sông Hương vẫn trong và thanh thản đi về với đại dương như ngày ấy. Trăng Thu lên đẹp, chiếu qua đồi thông và hình ảnh rơi xuống nằm yên lặng một mình dưới đáy hồ bán nguyệt Từ Hiếu. Nhìn cảnh, nhìn trăng mà thương cho bao nỗi thăng trầm lận đận của những lữ khách hồng trần trong cõi trăm năm.
Lữ khách sống lận đận mà đi hết trăm năm, thì cõi người dài thật, nhưng đối với bước chân và nụ cười trầm mặc, thì cõi trăm năm là phù phiếm chẳng có ý nghĩa gì, nó đi qua trong chừng chớp mắt.
Càng đọc thư con, càng thương con và thế hệ của con, vì tất cả đang đem hết kiến thức và sức lực bình sinh để xây dựng cuộc tồn sinh trên bọt bèo sóng bể.
Trăng đó, trăng vẫn ngàn đời còn đó! Nhưng lạ nhỉ! Trăng ngàn đời vẫn thanh thản tỏa chiếu giữa không gian, lại há chẳng lẽ, con ngàn lần sinh ra để ngàn lần lận đận? Không, Thầy biết con không phải ngàn lần sinh ra để ngàn lần lận đận, vì con là trăng kia mà! Và nếu con không phải là trăng, thì trong con cũng có trăng chứ! Một mai kia, trăng trong con sáng lên, con sẽ thấy lận đận là thơ, là văn, là sáng tạo nghệ thuật, là triết lý cuộc sống, rồi con sẽ nhìn nó mỉm cười và cám ơn.
Con ơi! Nếu cõi người ta không phải là cõi lận đận, thì thiên đàng còn có nghĩa gì và những kẻ có chí lớn còn ôm mộng xây dựng thiên đàng làm chi nơi trần thế?
Vậy, con hãy cám ơn cuộc đời lận đận đi, nếu con chịu đựng không nổi với lận đận thì cứ khóc, nhưng hãy khóc một chút thôi! Con biết không! Sức m?nh của con người là chịu đựng với cái lận đận và trí thức lớn lao nhất của con người là hiểu biết hết lý do của cái lận đận đó. Biết cuộc đời lận đận là cái biết của người lớn. Biết thanh thản trong cái lận đận là cái biết của Thánh hiền. Sống trong lận đận mà không biết mình lận đận, đó là cái sống bất hạnh. Và sống trong lận đận mà biết mình đang có những cái ấy là hạnh phúc đã bắt đầu có m?t trong ta, ta có thể đi tới với hạnh phúc, ta có thể ngắm trăng hay nhìn hồ nước phẳng lặng để cho những lận đận trong ta lắng xuống. Ta là thơ, là trăng.
Nếu con không một lần lận đận, thì con không dễ gì nhận ra ai là người thực sự thương con, là bạn của con. Mặt trăng vẫn ngàn đời còn đó, con hãy thở, cười và ngắm trăng đi, trăng có là để cho con thở, cười và ngắm trong những lúc con lận đận đấy!
Thầy biết, với tuổi trẻ, tâm của các con có khi nào được nghỉ ngơi đâu? Các con không nghĩ chuyện này thì cũng nghĩ chuyện khác, các con bị động bởi cuộc sống và đã bị cuộc sống kéo bừa. Người bị động bởi cuộc sống và bị cuộc sống kéo bừa, thì làm sao mà có hạnh phúc được? Có nhiều người nói với Thầy, nước Mỹ có nhiều hạnh phúc, họ rất muốn đến đó. Thầy cười và nói với họ rằng, nước Mỹ có nhiều tiền, có khoa học kỹ thuật, có súng đạn tối tân, còn có hạnh phúc thì chưa hẳn. Vì nhiều sinh viên Mỹ đã tâm sự với Thầy rằng, họ không có hạnh phúc, họ không có gốc rễ bình an của gia đình. Họ có những tòa nhà cao ốc, nhưng họ không có sự ấm áp trong những tòa nhà cao ốc ấy. Con người là máy và chỉ biết xử sự với nhau bằng máy. Biến cố 11/9/2001 tại Trung Tâm Thương Mại Thế Giới của Hoa Kỳ là bi kịch bằng máy, đã làm cho thế giới loài người giật mình và kinh khủng.
Đức Phật dạy: “Tâm an thế giới an”. Ta ch? có hạnh phúc khi tâm ta có an lạc, tâm ta không hận thù. Và có nhiều người bảo: “Văn minh khoa học kỹ thuật như nước Mỹ mà vẫn không đảm bảo được an toàn?” Thầy nói với họ: “An toàn đâu phải là khoa học kỹ thuật, sự an toàn của đời sống chính là ở nơi tâm ta”. Nếu mọi người, ai cũng biết xây dựng an toàn của cuộc sống trong tâm hồn qua các chất liệu: Biết tôn trọng và bảo vệ sự sống. Biết tôn trọng và bảo vệ tư hữu. Biết tôn trọng và bảo vệ tiết hạnh. Biết tôn trọng và bảo vệ sự thật. Biết tôn trọng và bảo vệ tri thức. Ai cũng biết xây dựng như vậy, làm gì có trường hợp những lâu đài tráng lệ thoáng chốc trở thành tro bụi.
Con ơi! Khi ta biết thiết lập hạnh phúc và đời sống ở nội tâm, thì văn minh vật chất có đổ vỡ, ?y cũng là chuyện bình thường, ta vẫn có cơ hội xây dựng lại. Nhưng khi tâm hồn ta bị đổ vỡ, thì đó là một nguy cơ làm tan tành sự nghiệp của ta. Bởi vậy, kẻ trí thì sợ tâm đổ vỡ, còn kẻ ngu thì sợ cửa nhà đổ vỡ.
Thầy mong con thở, cười và nhìn sâu vào những lúc lận đận. Trăng vẫn còn đó và con cũng mãi còn đó với trăng, Thầy tin tưởng như vậy. Thầy gửi lời thăm Thùy Dung, mong Thùy Dung học giỏi.
Cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho hai con sống an lành.
Huế, ngày 24 tháng 11 năm 2001
Nhuận Từ Nghiêm con!
Thầy đã nhận thư con đề ngày 27/10/2001, nay mới có thư hồi âm cho con.
Các chú, dì của con đều khỏe, Trà My, Phương Mai lúc nào cũng dễ thương và mỗi khi đến thăm Thầy đều nhắc đến con.
Huế bữa nay vào mùa mưa lũ, nên thời tiết và khung cảnh không có thơ mộng như ngày ấy con về. Thầy biết bữa nay con hết sức bận rộn, lại càng bận rộn hơn khi thay đổi cơ sở làm việc. Học sư phạm, nhưng khi ra trường, con lại phải đi bán ở Siêu thị, thật là một việc làm “bất đắc dĩ”. Tuy nhiên, thời gian đầu con cảm thấy khó chịu, nhưng lâu ngày cũng quen dần.
Con ơi! Đức Phật dạy: “Mơ ước không thành” là một nỗi đau có thật trong cuộc sống của con người. Ở trong đời rất hiếm người “muốn gì được nấy”. Phần nhiều người ta thất vọng rồi lại hy vọng, hy vọng khởi lên từ những thất vọng ấy. Cứ như vậy, cứ mỗi lần thất vọng, người ta lại khởi lên ý chí muốn sống để có hy vọng, nhờ vậy mà người ta có thể sống được cả một đời người trong cõi trăm năm.
Con ơi! Dù con đi dạy, hay đi bán ở Siêu thị hay đi làm bất cứ công việc gì với tâm phụng sự và biết trân quý những nguyên tắc đạo đức căn bản của con người, thì việc làm ấy là việc làm cao đẹp, vì nó có chất liệu của nhân bản và nhân văn. Nhân bản là đạo đức căn bản của con người, nhân văn là nét đẹp của con người. Nếu không có nhân bản, thì con người sẽ không có nhân văn. Con người chỉ có những nét đẹp của nó khi con người biết hành xử với nhau đầy “tính người và tình người”.
Con ơi! Dù làm bất cứ công việc gì với tâm hồn cao cả, với đôi bàn tay thánh thiện, con cũng có thể tự tạo ra cho mình những nét đẹp và bình an. Và con cũng có thể chia sẻ những cái đẹp và bình an đó cho cuộc đời.
Mỗi khi trao hàng cho người, con hãy thở, cười và quán chiếu:
“Tặng phẩm quý báu này
Qua đôi bàn tay đẹp
Kẻ trao và người nhận
Tin yêu thật tròn đầy”.
Thở, cười và quán chiếu hết lòng như vậy, sự an lạc trong tâm hồn và trong bàn tay con sẽ có mặt, con sẽ có thảnh thơi ngay trong những giây phút ấy và những giây phút tiếp theo.
Con biết không? Người trí ở trong đời luôn luôn làm việc với tâm hồn thảnh thơi. Còn kẻ ngu ở trong đời, thì luôn luôn làm việc với tâm hồn bận rộn. Người nào làm việc với tâm hồn định tĩnh và thảnh thơi, thì làm ít mà hiệu quả cao. Người nào làm việc với tâm hồn nôn nao và bận rộn, thì làm nhiều mà hiệu quả thấp.
Vậy, Thầy mong con làm mọi công việc với hơi thở l?ng sđu, m?m cười và định tĩnh.
Cầu Phật gia hộ con mạnh khỏe.
Huế, ngày 06/01/2002
Thư cho chị Nguyên Niệm - Hoàng Thị Minh Tâm!
Thầy đã hai lần nghe tiếng gọi tha thiết của chị từ phương xa qua điện thoại viễn liên mà có cảm giác như nghe tiếng gọi được cất lên từ “s? đoạn trường”.
Và rồi cũng đã nhận hai lá thư đề ngày 19/08/2002 và 19/10/2002 của chị. Thầy đã đọc mà lòng cảm thấy xót xa và thương chị quá chừng!
Đọc thư, Thầy thấy nỗi đau của ch? hơn cả nỗi đau của Kiều mà Nguyễn Du đã diễn tả trong “Đoạn Trường Tân Thanh”. Kiều chỉ mười lăm năm lưu lạc còn chị không biết lưu lạc cho đến bao giờ!
Chị Nguyên Niệm ơi! Sống giữa cuộc đời khi lớn lên, con người bắt đầu biết vẽ, ai cũng vẽ cho mình một bức tranh đời thật đẹp, nhưng mấy ai đã biết được bức tranh đời chỉ là bức tranh “vân cẩu”. Nơi bức tranh ấy đã lắm kẻ tang thương, đã lắm kẻ đọa đày bởi ái tình và viễn mộng, bởi hiếu nghĩa không tròn, bởi th?y chung không ăn khớp, bởi mộng và thực khác biệt ngàn trùng, bởi ước mơ không bao giờ toại nguyện.
Trong cuộc sống, chị Nguyên Niệm đã chạm vào và chết điếng bởi nỗi đau của tình ái và ly biệt, n?i đau này chính là một trong những nỗi đau đích thực và hiện thực của cuộc sống con người.
Tuy nhiên, một người biết kiên nhẫn và tu tập họ sẽ nâng nỗi đau ấy đi về hướng cao thượng, để khổ đau không còn là niềm tuyệt vọng và càng khổ đau con người lại càng có nhiều cơ hội nhìn lại chính mình để hiểu rõ đâu là ý nghĩa đích thực của sự sống mà thăng hoa.
Thầy biết cuộc phiêu lưu của chị không phải là một cuộc phiêu lưu hèn yếu mà là một sự gan dạ, là một sự chịu đựng và hy sinh. Ấy là một sự hy sinh của người mẹ hiền để che chở đàn con.
Bức ảnh chị gửi cho Thầy, khi chị ngồi với câc cháu, bức ảnh ấy rất đẹp, như bức ảnh của một con gà mẹ che chở đàn con của mình trước nanh vuốt diều hâu, dù chỉ là sự che chở hết sức y?u đuối, mong manh và mơ hồ.
Chị Nguyên Niệm ơi! Cái đẹp của người mẹ là che chở và hy sinh, chính yếu tố này tạo nên nhân đức và nét đẹp của người nữ. Trong cái đẹp đó, chị đã có phần, còn những cái khác chỉ là phương tiện. Nên, chị phải cố gắng và thông minh khi sử dụng những phương tiện ấy để đạt được mục tiêu hay định hướng của mình. Cũng vậy, muốn sử dụng xe thì phải lăm vất v? mới có tiền để mua xe, phải biết các nhu yếu của chiếc xe và quan trọng hơn nữa là phải biết lái xe cũng như sử dụng xe để đi đến mục tiêu mà mình đã định hướng.
Chị Nguyên Niệm biết không? Có những cuộc đi ta có khả năng định hướng, nhưng cũng có những cuộc đi ta không có khả năng định hướng cho ta, ta có thể đi mà không biết đi đâu, ta đi như một kẻ mất hết chủ quyền, hay có khi ta đi như một kẻ liều mạng.
Nếu ta đi như một kẻ liều mạng, hạnh phúc của ta có được quả thật là mong manh và sự an toàn của ta như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Chị Nguyên Niệm ơi! Thầy muốn chị học theo hạnh của đất, để chị có những chất liệu vững chãi và thảnh thơi, kiên trì và chịu đựng, nuôi dưỡng và bao dung trong đời sống của chính mình.
Chị biết không? Đất chuyển động và chuyên chở mọi loài mỗi ngày, nhưng trái đất không hề than phiền mệt mỏi, nên trái đất là chỗ nương tựa an ổn cho tất cả. Vì sao? Vì đất có chất liệu vững chãi và thảnh thơi. Đất đã kiên trì và chịu đựng để chuyển động theo qu? đạo của mặt trời, biết tiếp nhận ánh sáng của mặt trời để nuôi dưỡng thảo mộc và sinh loại, đồng thời biết cách giữ ánh sáng để trao tặng ánh sáng ấy lại cho mặt trời. Bởi đất là vậy, nên đất làm nơi nương tựa cho tất cả, để cho tất cả được sống trong an toàn và hạnh phúc. Đất đã nuôi dưỡng và bao dung vạn loại và sinh loại. Vạn loại và sinh loại đã sinh ra từ trái đất, được đất chăm sóc và nuôi dưỡng không có điều kiện nào cả, đất nuôi dưỡng là để mà nuôi dưỡng, chăm sóc là để mà chăm sóc không hề có một tác ý nào, nên tình của đất đối với mọi loài rất đẹp, nguyện của đất đối với mọi loài rất sâu và trái tim của đất là trái tim chung thủy, thế mà từ cỏ cây hoa lá cho đến loài người phần nhiều đều vô tình với đất, không những vô tình mà còn làm cho đất thương tổn vô cùng. Không những vậy mà còn ph? phàng hơn là rất ít loài nào muốn ở lại với đất mà tất cả đều mơ mộng và muốn bay lên trời, hay ít lắm là cũng muốn đi về hướng mặt trời. Tuy tất cả đều phản bội đất như thế, nhưng đất không có buồn. Đất chỉ biết nuôi dưỡng và bao dung thôi, bởi vậy mà khi sống con người từ vô tình đến cố ý đã dẫm nát đất để sống, vứt bỏ biết bao nhiêu điều nhơ bẩn trên đất, nhưng khi chết từ vua quan đến thứ dân, con người lại trả lại cho đất cái xác thối với bao lễ nghi vô vị và phiền toái, thế mà đất chẳng hề giận dữ, buồn tủi chi cả, đất vẫn tiếp tục nhận một cách tự nhiên, tình của đất nuôi dưỡng và bao dung như thế, nên đất là nơi nương tựa an toàn và đem lại nhiều hạnh phúc cho tất cả.
Bởi đất là vậy, nên trong lòng đất đã có bao nhiêu là kho tàng châu báu ngọc ngà.
Và, Bồ tát Địa Tạng là một vị Bồ Tát nguyện ở lại với trái đất, nguyện chia sẻ với trái đất và ôm trái đất vào trong trái tim mình, vào trong tâm hồn mình và vào trong hạnh nguyện cao đẹp của mình.
Vậy, Thầy rất mong chị Minh Tâm hãy minh cho được cái Tâm địa của mình, phải nuôi dưỡng hạt giống tốt đẹp ở nơi tâm bằng sự thực tập chánh niệm qua mọi động tác hàng ngày của mình bởi chất liệu Nguyên – Niệm. Nguyên Niệm là luôn nhớ đến cội nguồn của tâm. Tâm là cội nguồn của muôn hạnh và Tánh là cội nguồn bình lặng của Tâm. Do đó, ta phải chăm sóc mọi hạnh lành của ta nơi Tâm. Ta phải biết chăm sóc những ý niệm tốt đẹp nơi tâm ta, để làm cho ta có khả năng trị liệu những vết hằn của ta trong quá khứ, đưa ta đi từng bước vững chãi trong hiện tại và bước vào đời sống an toàn trong tương lai.
Nếu chị Nguyên Niệm thực tập được như thế, chị sẽ vượt qua khỏi tình trạng bế tắt của chị hiện nay và chị có thể làm chỗ nương tựa an toàn cho các con của chị và là niềm hy vọng và tin tưởng của Thầy.
Cầu mong Tam Bảo gia hộ cho chị có nhiều ý chí và nghị lực có cách nhìn của vị Bồ Tát Địa Tạng đối với cuộc đời để vui sống và thực tập.
Huế, ngày 18/01/2002
Minh Phương con!
Thầy nhận được thư con ?ê khá lâu nay có ba và chị con về Việt Nam thăm quê, thăm chùa, Thầy có vài dòng hồi âm và thăm con.
Mới ngày nào đó con là một cô bé tý hon theo mẹ đi chùa lễ Phật và học giáo lý, nay Thầy nhìn lại ảnh của con gởi về cho Th?y, Th?y thấy con lớn thật là lớn.
Ở nơi xứ người, con cố gắng học hành cho thật giỏi cả hai mặt trí và đức.
Đối với trí con phải nỗ lực thường xuyên rèn luyện để có năng lực nhận thức đúng những gì đang diễn ra trong đời sống con người để khỏi rơi vào những cạm bẫy của khổ đau. Và con có khả năng tiếp nhận nh?ng điều hay điều tốt ở xứ người, để làm giàu cho kiến thức c?ng như văn hóa của con. Và đối với đức hạnh, con luôn luôn phát triển tình thương rộng lớn, biết yêu thương và tôn trọng sự sống, biết yêu chu?ng công bằng và lẽ phải, biết nuôi dưỡng và chăm sóc phẩm hạnh của mình, biết yêu thương và bảo vệ sự thật. Con biết nuôi dưỡng và phát triển đức hạnh như vậy, con sẽ làm đẹp cho bản thân con, cho cha mẹ gia đình của con cũng như xã hội. Với trí năng và đức hạnh thường được chăm sóc và phát triển, khi lớn lên con sẽ là người có ích cho xê hội.
Bấy nhiêu lời làm quà cho con, chúc con mạnh khỏe và có nhiều hạnh phúc.
Huế, ngày 22/03/2002
Định Nghiêm con!
Thầy đã nhận thư con đề ngày 25/02/2002, do các Pháp và các Nghiêm về chùa Tổ trao lại. Thầy rất vui khi đọc thư con. Thầy biết con bữa nay đã lớn lên nhiều về mặt Giới đức, Định lực và Tuệ học.
Sư Ông đã trao cho con đạo hiệu là Định Nghiêm, nghĩa là người học trò có khả năng trang nghiêm đời sống hiện tại của chính mình bằng chất liệu của thiền định để đi đến tuệ và tuệ giải thoát.
Sư chị Chơn Không cũng thường khen con với thầy. Sư chị nói với Thầy rằng: ”Các sư em của con sẽ là những cây Tòng, cây Bá. Định Nghiêm sẽ là một cây Tòng, cây Bá của Làng Mai”. Thầy nghe sư chị Chơn Không nói về các sư em như vậy, Thầy rất ấm lòng.
Thầy biết, con chẳng muốn làm Trú trì, cũng như Thầy chẳng muốn làm giáo thọ và ngay cả Sư Ông và sư chị Chơn Không cũng chẳng muốn đi đây, đi đó làm gì. Nhưng cái gì đến với mình thì mình chấp nhận, dù cái đến đó rất là xấu. Chấp nhận để chuyển hóa, thăng tiến và giúp người.
Con ơi! Đối với cái xấu đến với mình mà mình còn chấp nhận chuyển hóa và thăng tiến, huống nữa là cái đẹp và cái quý. Những cái xấu và cái đẹp ấy đến với ta, ta đều chấp nhận chúng để chuyển hóa và thăng tiến chúng ở trong Giới Định và Tuệ, thì từ cái xấu nó sẽ chuyển thành cái tốt, cái đẹp và nếu từ cái đẹp thì nó lại càng đẹp thêm.
Trong đời sống của người xuất gia mang nội dung của tâm Bồ đề, ta không từ nan bất cứ một việc gì mà Tăng thân giao phó. Ta chấp nhận là để thăng tiến. Ta chấp nhận là để góp phần nào vào cái đẹp của Tăng thân và danh dự của Tăng đoàn. Ta phải trang nghiêm Tăng thân bằng năng lượng chánh niệm trong những công việc sinh hoạt hằng ngày của chính mình.
Con ơi! Nếu Tăng thân cần mình làm chú Tiểu để có lợi ích cho mọi người và mọi loài là mình hoan h? làm chú Tiểu. Cần mình làm một người phụ bếp, rửa chén bát, quét nhà, tụng kinh, ngồi thiền, làm Trú trì hay giáo thọ, mă vì lợi ích mọi người, mọi loài và sự tồn tại của chánh pháp là mình hoan hỷ làm ngay. Và nếu cần mình đi chơi để có lợi ích cho mọi người thì mình cũng đi chơi vậy.
Con thấy không? Bồ Tát Quan Thế Âm đâu có từ nan bất cứ hình thức nào, bất cứ hình thức nào sử dụng để làm lợi ích cho chúng sinh là Ngăi liền sử dụng ngay.
Thầy trò mình cũng vậy, không từ nan bất cứ một việc gì, nếu Tăng thân cần.
Con biết không? Tối mồng 8/2/Nhâm Ngọ (2002) sau khi nói chuyện với sư chị Chơn Không và con qua điện thoại, Thầy đã nói với các Pháp các Nghiêm tại Phương trượng của Thầy Trú trì. Thầy đã hỏi các Pháp và các Nghiêm về sự cảm nhận trong ngày giỗ Sư Tổ tại Tổ Đình. Các Pháp và các Nghiêm đã phát biểu là đã cảm nhận rất sâu sắc. Có những vị phát biểu rằng: Sư Tổ đang có mặt và Sư Ông cũng đang có mặt và gốc rễ của chùa Tổ rất là sâu và dày, nên các Pháp và các Nghiêm cần có nhiều thời gian ở tại chùa Tổ mới có thể cảm nhận hết được.
Thầy cũng đã chia sẻ với các Pháp và các Nghiêm về những cảm nhận những âm điệu tụng kinh của thời công phu khuya theo truyền thống.
Âm điệu tụng bài tựa Thủ Lăng Nghiêm là tụng bằng tiết điệu Từ Bi Âm. Nghĩa là tụng bằng âm điệu mang chất liệu Từ Bi. Tụng với âm điệu này, khiến cho tâm hồn của hành giả trải rộng ra từ hữu hạn đến vô biên. Nên, những hạt giống sân hận, ích kỷ nơi tâm thức hành giả sẽ từ từ ngưng lắng và chuyển hóa.
Còn thần chú Lăng Nghiêm tụng theo tiết điệu Hải Triều Âm. Nghĩa là âm thanh rì rào liên tục như sóng vỗ. Tụng với âm thanh này có tác dụng làm cho hành giả loại dần những cảm giác cô đơn do những hạt giống khát khao, đam mê, mù quáng và mắc kẹt từ tâm thức đem lại.
Và sau khi kết thúc các thần chú, hành giả chuyển ??i t? âm tiết Hải Triều sang âm thanh Sư tử. Nghĩa là tụng với âm thanh gầm lên hùng tráng như sư tử. Tụng với loại âm thanh này, hành giả có thể loại trừ những hạt giống lo âu, sợ hãi hèn yếu ở trong tâm thức. Và hành giả có thể bước đi những bước đi vững chãi, thảnh thơi và hùng tráng trên con đường giải thoát và giác ngộ.
Và sau cùng chuyển từ Sư tử âm thành Giải thoát âm. Nghĩa là t? âm thanh hùng trâng, v?ng chêi sang đm thanh c?a một người có chủ quyền, có hạnh phúc và có tự do trong đời sống.
Thầy cũng kể cho các Pháp và các Nghiêm nghe rằng, có một lần Thầy đã ngồi một mình vào 12 giờ khuya ở nơi hồ Bán Nguyệt-Từ Hiếu để ngắm trăng. Và thay vì ngắm trăng trên trời, thầy lại ngắm trăng dưới đáy nước. Lúc ấy, Thầy thấy trăng ở dưới đáy hồ đẹp hơn trăng ở trên không gian. Và thỉnh thoảng một vài ba con cá, nó tưởng trăng là miếng mồi, nên nó đã đớp ánh trăng. Và mỗi lần nó đớp ánh trăng thì nước trong hồ xao động, nên nó không thấy miếng mồi đâu nữa, do đó nó lại loay hoay bơi qua, bơi lại để tìm kiếm, nhưng nó càng loay hoay tìm kiếm miếng mồi, thì nước lại càng xao động, nên ánh trăng dưới đáy hồ mà những chú cá tưởng là những miếng mồi ngon không thể hiện ra. Thầy rất thương những chú cá và ngồi mỉm cười với nó, nhưng nó chẳng biết Thầy cười. Và cũng ngay lúc đó Thầy nhìn ánh trăng chao dưới đáy hồ mỉm cười và tự nhủ: ”Nước động thì trăng chao, nước yên thì trăng hiện. Cũng vậy, tâm động thì Phật giả, tâm yên thì Phật hiện. Chân lý xưa nay vốn là vậy”.
Con biết không? Năm 2001, có rất nhiều dông bêo và sóng gió thổi vào Thầy. Nhưng thật may mắn cho Thầy là tâm Thầy không khởi lên dông bêo, nên ch?ng bao lâu dông bêo bên ngoài c?ng tự yên. Và bầu trời trong Thầy vẫn trong vắt.
Thỉnh thoảng Thầy c?ng thích có một vài ba cơn dông bêo n?i lên để tự mình kiểm chứng lại tâm mình và có cơ hội bi?t rõ những gì đang diễn ra xung quanh mình.
Bi?t rõ những gì đang diễn ra trong mình và chung quanh mình, đó là cái biết của Tuệ giác. Cái biết ấy, có khả năng chế tác ra hạnh phúc rất lớn cho ta, điều đó con có cảm nhận ra không?
Vài dòng cho con, Thầy mong con, các Pháp và các Nghiêm luôn luôn sống vững chêi và thảnh thơi ở trong Tuệ giác.
Huế, ngày 23/05/2002
Thái Bình con!
Thầy đã nhận được thư con đề ngày 14/5/2002 liền có thư hồi âm cho con đây.
Thầy vẫn khỏe và Huế đã trở lại sự yên tĩnh của nó sau những ngày Festival rộn ràng.
Thầy rất thương con và thế hệ của con. Thầy biết các con ở Sài Gòn, nơi đông đúc mọi người chen nhau để sống, sự hiểu biết và thương yêu của con người bị ngăn chặn bởi những cao ốc bởi sắt thép và bạc tiền.
Con ơi! Thành phố càng lớn, khoa học k? thuật càng cao thì tình người càng mỏng, sự ô nhiễm môi sinh lại càng nghiêm trọng thêm lên. Ở Sài Gòn, con khó nhìn thấy màu xanh của núi rừng, sự lớn rộng bao la của biển, và lại càng hiếm hoi để nghe được tiếng chuông chùa thong thả chuyển ngân gi?a đêm trăng tịch mịch. Trong thư viết cho Thầy, con nói: ”Con chỉ ước ao là được ở gần chùa để nghe tiếng chuông, được bình yên trong tâm hồn và nghe Thầy giảng nhiều hơn n?a, nhưng điều này thật là khó, không biết khi nào mới thực hiện được”.
Đọc đoạn thư này, Thầy thương con và thế hệ của con quá!
Con biết không! Sống gần chùa ?ê khó mà nghe tiếng chuông chùa ở trong chánh niệm lại càng khó hơn. Ta nghe chuông là để phiền nêo trong ta tan thành mây khói, để cho ánh trăng trong lòng ta tỏa hiện làm mát rượi tâm hồn và để cho sự hiểu biết của ta trở nên trong sáng và thánh thiện. Ta nghe chuông như vậy, là ta có khả năng đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng, từ khổ đau bước tới cõi bình yên, từ cõi vô thức đi về với thế giới giác ngộ.
Bởi vậy mỗi lần nghe tiếng chuông chùa ngân lên, ta không chỉ nghe bằng tai mà phải nghe bằng tất cả tâm hồn. Và mỗi khi nghe giảng Phật Pháp c?ng vậy, ta không phải chỉ nghe bằng tai mà phải nghe bằng tất cả tâm hồn của mình, nhờ vậy mà tâm ta có định tĩnh, có sự sâu lắng, nên ta mới có khả năng nhận ra được chân tướng của mọi sự hiện h?u và không bị cái giả h?u đánh lừa.
Con ơi! Thầy sống trong chùa với ý nghĩa như thế, Thầy đã từng nghe và học tập từng ngày như thế, Thầy cũng mong con trong cuộc sống đời thường thỉnh thoảng cũng có những giây phút như thế, để cho cuộc sống của các con có được một chút thi vị và đạo vị.
Thầy cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho con, sống thảnh thơi gi?a rộn ràng, sống trong sáng gi?a cõi vô minh.
Huế, ngày 05/09/2002
Nhuận Khánh Như con!
Người phương Tây khi sinh con ra là họ đặt tên liền. Vì trong lòng họ nôn nóng có được đứa con và nghĩ đó là con mình.
Người Việt Nam cha mẹ sinh con đúng một tháng mới cúng “mụ” và đặt tên. Vì họ nghĩ người con ấy khi chưa đầy tháng, chưa h?n ?ê có duyên thực sự với mình, mà đôi khi chỉ là hiển hách “quận trạng” nào đó mượn cửa mà ra rồi nó s? ?i. Vì vậy mà phải đúng tháng mới cúng “mụ” và đặt tên.
Âúy vậy mà khi con theo học với Thầy, Thầy không đặt tên con theo kiểu Tây phương hay Việt Nam mà theo kiểu của Thầy, nghĩa là đủ duyên thì Thầy trao trò nhận.
Nên ?ê tr?i qua gần sáu năm theo học với Thầy mà chiều 18 tháng 7 năm Nhâm Ngọ, tức là ngày 26 tháng 8 năm 2002, tại Thiền Thất Lắng Nghe, con đã đủ duyên và Thầy sẽ trao tên Pháp cho con là Nhuận Khánh Như.
Nhuận là thấm nhuần, đằm thắm, nhuần nhuyễn, nó là chữ thứ mười hai trong thiền kệ của Tổ sư Liễu Quán. Khánh là vui mừng hay chúc mừng và Như là Chân Như, là như thật, là chân lý, là bất hoại.
Vậy, Thầy đặt tên Pháp cho con là Nhuận Khánh Như, là Thầy mong rằng, người học trò của mình, sau khi ?ê có duyên học tập giáo Pháp của Phật và cũng có nhiều thiện duyên ứng dụng Phật Pháp vào đời sống bản thân, gia đình vă được thấm nhuần niềm vui chân thật của đạo.
Người học trò ”thấm nhuần niềm vui chân thật của đạo, thì cũng có thể đem lại niềm vui lớn cho gia đình và xã hội”.
Đó là ước muốn của Thầy, Thầy mong học trò mình được như vậy mà không biết học trò mình có được như vậy hay không?
Người học trò thấm nhuần được niềm vui chân thật của đạo là người học trò ở trong “tình” mà không say, ở trong “lợi” mà không ham, ở trong “danh” mà không kiêu hênh, ở trong “nghèo khó” mà không mất sự thanh cao, ở trong sự “trở ngại’ mà không nản lòng và ở trong hoàn cảnh nào cũng sống một cách chân thật, hết lòng.
Thầy biết, Thầy ?ê k? vọng nơi người học trò của mình quá nhiều, quá cao vă sâu, một đôi khi làm cho học trò của mình choáng ngợp!
Nhưng, Thầy cũng biết mình không thể tự khinh chính mình và không thể khinh thường kẻ khác. Nếu tự khinh thì muôn đời mình s? là người nô lệ, thì làm thế nào để có thể có hạnh phúc và thăng hoa sự sống. Và nếu khinh người thì mình làm thế nào để có niềm tin và hy vọng, mình làm thế nào mà có thầy có bạn để học hỏi và có trò để dìu dắt?
Điều quý báu của người học là không thẹn khi hỏi người dưới mình và cái quý báu của người thầy là hết lòng chăm sóc sự hiểu biết của học trò và không bao giờ coi thường học trò.
Nhuận Khánh Như con biết không? Đức Thế Tôn luôn luôn thương và quý học trò, Ngài thường trao cho học trò những pháp thoại bất ngờ đến nỗi khi ti?p nhận, vui mừng, vă s?ng sốt phát biểu, như Ngài Xá Lợi Ph?t:
“Từ trước đến nay
Chừ con mới biết
Con từ miệng Phật
Mà được sinh ra
Từ Pháp hóa sinh
Được Phật pháp phần”.
Đi theo hạnh nguyện của Phật và Tổ, Thầy mong muốn những học trò dù xuất gia hay tại gia đều phải đạt tới sự hiểu biết hơn Thầy, có phước đức và may mắn hơn Thầy. Và có như vậy, thì đạo mới sáng, gia đình và xê hội mới văn minh!
Vậy, con hêy mỉm cười để trong nụ cười của con là tất cả.
Lại nữa, Thầy trao cho con một thi kệ để hằng ngày con nhìn sâu vào thi kệ này mà thực tập và thăng hoa.
“Thanh thanh như vân hạc
Nhè nhẹ nét dịu từ
Tâm ý về một nẻo
Là con Nhuận Khánh Như”.
Thu Nguyệt con!
Thầy đã nhận được thư con đề ngày 13/11/2002 cách đây hai hôm, nay có thư cho con đây. Thầy vẫn kh?e và sinh hoạt theo định hướng của mình một cách tự do, và luôn luôn an trú trong niềm hạnh phúc an lạc của cuộc sống con người.
Khi đọc thư con, Thầy rất thương con và thế hệ của con, dù con chỉ mới gặp Thầy một lần, tại Thất Lắng Nghe chùa Từ Hiếu, trong chuyến đi về Huế ngày 30/4/2002, với các bạn của con là Thiên Hương, Thái Bình,...
Con ơi! Nhu cầu an tịnh và thanh tịnh tâm hồn là nhu cầu cần thiết nhất và cao nhất của đời sống con người. Vì sao? Vì dù cho con người đang ở nh?ng địa vị cao sang hay giàu có nào trong xã hội, mà tâm hồn của họ bị khô chết hay bị bận rộn hoặc ô nhiễm thì họ không thể nào có hạnh phúc và cuộc sống của họ chẳng tạo ra được một ý nghĩa nào, ngoài việc cơm ăn áo mặc, ngoài việc giành giựt đồng loại và giết hại sinh loại để sống!
Thu Nguyệt con! Thầy biết, khi con viết thư cho Thầy là tâm hồn con đang có nh?ng trăn trở và thương tích, con đã khóc như con đã viết trong thư. Con khóc là con đã từng suy nghĩ và chạm vào cái ý nghĩa không hay của cuộc sống con người trong xã hội hiện nay. Con khóc là vì con đã quá thương cha mẹ con, con muốn cha và mẹ con sống thảnh thơi và có hạnh phúc với nhau, nhưng những ước muốn đó đã không trở thành hiện thực mà còn ngược lại.
Con ơi! Cha mẹ là nguồn hạnh phúc của con cái, nhưng cha mẹ c?ng là nguồn đau khổ của con cái. Những bậc cha mẹ nào sinh ra con cái, chăm sóc con cái không chỉ là cơm ăn áo mặc, không chỉ là học hành, kiến thức, tạo lập nghề nghiệp, tác thành đời sống lứa đôi cho con cái, mà họ còn phải biết chăm sóc con cái về mặt đức hạnh và nhân cách nữa. Họ biết chăm sóc con cái, như chăm sóc một đóa hoa, họ biết ngắm nhìn con cái như ngắm nhìn một bức tranh nghệ thuật và họ biết thưởng thức hương vị của con cái như hương vị của một bài thơ. Không nh?ng thế, mà họ còn phải n? lực để trở thành nhà sư phạm không lời đối với con cái. Và như vậy, họ ?ê trở thành nơi nương tựa v?ng chêi và là niềm vinh dự muôn thu? của con cái.
Trái lại, cũng có những bậc làm cha làm mẹ sinh ra con cái, chỉ để thỏa mãn dục vọng giữa hai người, nghĩa là ý thức dục vọng có trước và ý thức trách nhiệm có sau, nên sự ra đời của đứa con từ những bậc làm cha làm mẹ như vậy là một nạn nhân. Con cái là nạn nhân của cha mẹ và cha mẹ là nạn nhân của con cái, bởi vậy mà trong cuộc sống, họ ??i x? với nhau như là những hành động bản năng. Họ đến với nhau như vậy, thì cha mẹ là nguồn đau khổ vô tận của con cái và con cái là nh?ng nỗi bất hạnh liên tục của cha mẹ. Đây là nh?ng điều mà lứa tuổi của con, của thế hệ các con cần phải có những giây phút ngồi yên lắng, chiêm nghiệm để thấy, nhằm tạo ra cho các con những chất liệu hiểu biết sâu xa, đây là ý nghĩa đích thực của cuộc sống con người, cuộc sống lứa đôi, gia đình và xã hội, để từ đó, con có thể có thêm nh?ng chất liệu cảm thông, chịu đựng và thăng hoa.
Thu Nguyệt con!
Đọc thư con, Thầy thấy con là một trong những người con gái dễ thương của xã hội này và của thế hệ này, bởi trong con đã có những chất liệu hiểu biết, của hiếu kính, của thương yêu và thăng hoa. Con sẽ hiểu con, con sẽ hiểu cha con và mẹ con, con sẽ hiểu cái xê hội hư đốn mà con đang sinh hoạt với nó. Con sẽ biết thương con, con sẽ biết thương cha mẹ con và cũng sẽ thương cảm với những xót xa ở nơi cái xã hội đầy mánh khóe, thủ thuật, mạnh được yếu thua ấy. Và con ?ê cố gắng thăng hoa con và tạo điều kiện giúp cha mẹ con thảnh thơi trong xê hội đầy bận rộn và thăng tiến trong một xê hội mà đạo đức, nhân phẩm đang trên đà tuột dốc và băng hoại một cách khủng khiếp!
Như vậy, trong con hạt giống nhân văn đang còn được bảo toàn và đó là một điều hết sức may mắn cho con. Con hãy tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển nh?ng hạt giống tốt đẹp và cao quý đó, một ngày kia nhân duyên hội đủ nó sẽ tác động lên cha mẹ con và những người thân yêu của con, khiến tất cả h? khởi sinh những tốt đẹp dẫn đến thảnh thơi trong cuộc sống.
Con ơi, có một lần nào đó vào ngày thứ bảy hay chủ nhật nghỉ việc, con s? về đoàn tụ gia đình, con ôm ba con vào trong lòng và con nói với ba con rằng: ”Ba có thương con gái của ba không? Ba hêy kể chuyện ngày xưa của ba quen và yêu mẹ cho con nghe với đi! Mẹ con ngày xưa có đẹp và dễ thương không ba? Ba yêu cái gì của mẹ con nhất, khiến mấy ch? em con được có mặt trong cuộc sống này và lớn lên trong vòng tay của ba và m?,… Ba có biết con gái của ba rất thương ba không và rất muốn ba sống dễ thương với mẹ như nh?ng ngày ba mẹ mới quen và biết nhau vậy không?”.
Thu Nguyệt! Con sẽ nói lên điều đó với ba con bằng tất cả trái tim và hơi thở của con, và con phải nói nhiều lần như vậy, trong mỗi khi có điều kiện gặp g?, chắc chắn con sẽ đánh động được nh?ng hạt giống dễ thương mà trong quá khứ ?ê có một thời ba con dành hết tất cả cho mẹ con.
Con biết không? Hạt giống thương yêu của đời sống lứa đôi ở nơi ba con hay ở nơi bất cứ người đàn ông nào hoặc bất cứ người con trai nào, c?ng ?ê là một thời rát bỏng và ?ê ??t cháy hết thảy nh?ng sự thương yêu khác, ngay cả sự thương yêu cha mẹ hay tôn giáo, để cho tình yêu lứa đôi được thắp sáng lên trong mơ màng, hoang dại. Tuy nó mơ màng, hoang dại, nh?ng nó c?ng ?ê ít lắm là một lần, lấn át hết tất cả nh?ng yêu thương và nh?ng suy nghĩ khác của đời người. Do đó, con phải khôn khéo đánh động được tình yêu thu? ban đầu của ba con ở nơi mẹ con, khiến ba con có thể nhìn mẹ con mỉm cười, tha thứ và ngược lại mẹ con c?ng vậy.
Con biết không! Người ta có thể ngồi bên nhau, nói chuyện với nhau hằng giờ mà không thấy chán mệt là bởi vì họ có cảm giác rằng, họ đang có mặt trong nhau. Do đó, đối với mẹ con, nếu có dịp con c?ng phải đặt ra nh?ng câu hỏi tương tự như con ?ê hỏi ba con. Nhưng có một điều là con phải nhớ là khi hỏi, con phải hỏi như một chất liệu để tâm sự mà không phải là một cuộc phỏng vấn. Và con chỉ nên hỏi và tâm sự với ba hoặc mẹ con khi nh?ng vị ấy ngồi một mình có pha một chút trầm tư.
Con hỏi ba và mẹ con trong điều kiện ấy, con s? lắng nghe nh?ng hạnh phúc và khổ đau của ba mẹ trong đời sống con người, lứa đôi, gia đình vă xê hội. Và từ đó con s? học được rất nhiều từ họ và con sẽ biết rõ, tại sao hai người hiện nay đang cay cú với nhau, bấy giờ con s? giúp được ba và mẹ con vượt ra khỏi nh?ng khó khăn tình cảm mà gi?a hai người đang bị mắc kẹt.
Con biết không? Xê hội của con người ngày nay cha mẹ và con cái không có thì giờ nói chuyện và tâm sự với nhau, đó c?ng chính là một trong nh?ng bất hạnh, khiến mái ấm gia đình của con người mỗi ngày mỗi thêm lạnh l?o. Cha mẹ buồn tủi và trách móc con cái, và con cái thì chẳng để ý gì đến những lo lắng, nhớ thương của cha mẹ.
Con ơi! Con phải biết r?ng, niềm tự hào của cha mẹ là con cái, và cha mẹ càng lớn tuổi bao nhiêu thì niềm tự hào ấy càng mênh liệt và lớn lao bấy nhiêu. Do đó đây là điều mà con cần phải lưu ý để hiểu thêm tâm lý của nh?ng bậc lăm cha mẹ, nhằm hành xử thích hợp để giúp ba mẹ con bớt gay gắt với nhau.
Con biết! Giúp tiền bạc hay những tiện nghi vật chất đối với cha mẹ khi tuổi già là cần thiết, nhưng nh?ng cử chỉ lễ phép, hiếu kính và biết ngồi yên để nghe cha mẹ nói chuyện xưa, kể lại nh?ng chuyện thành bại trong một đời người của mình cũng là một hành xử cần thiết để đem lại niềm vui sướng cho cha mẹ. Đây cũng là một trong những điều mà con cần nên lưu ý.
Vậy, Thầy xin chia sẻ những gì buồn vui của con và chúc con thành công tốt đẹp trong cuộc sống.
Huế, ngày 25/5/2003
Lời ghi cho học trò!
Nhẫn là hạnh khó thực hiện nhất, đối với bản thân, gia đình, tổ chức và xã hội
Nếu không có trí tuệ và tình thương, ta không thể thực hành hạnh Nhẫn một cách thành công và có hiệu quả tốt đẹp.
Nhờ có trí tuệ, ta mới nhẫn và nhờ có nhẫn ta mới có trí tuệ, để biến cái nguy của bản thân thành cái an của cuộc sống, biến cái hẹp của gia đình thành cái rộng của trời đất, biến cái rối rắm, cái quy ước của tổ chức thành cái thảnh thơi của đạo và biến cái bất toàn của xã hội thành cái viên dung của cuộc đời.
Và nhờ có tình thương, ta mới có sự kiên trì, hy sinh và chịu đựng đối với những gì ta trân quý, và ta đứng vững chãi trước những mũi tên xung đột từ mọi phía bắn vào ta, nhưng mà ta không bị tổn thương.
Bởi vậy, tình thương của ta càng lớn rộng, thì ta càng có khả năng chấp nhận và hóa giải mọi sự xung khắc dị biệt trong cuộc sống đời thường để thăng hoa.
Sở dĩ, biển có khả năng dung chứa mọi nguồn nước và tàng trữ nhiều báu vật là do tính của biển là sâu và rộng. Rộng là có khả năng dung chứa tất cả mà không hề tổn thương. Sâu thì có khả năng cất giữ tất cả mà không hề bị rơi mất.
Cũng vậy, thực tập hạnh nhẫn là ta mở lòng ta ra cả hai mặt sâu và rộng. Tâm ta có rộng, ta mới có khả năng hóa giải mọi sự xung đột đối với ta từ gia ?ình và xã hội, duy trì và cung cấp những chđu bâu vô giâ cho đời, để cho nguồn sống của đời không bị khô kiệt.
Hương vị của hạnh phúc là tình thương và châu báu của cuộc sống là trí tuệ.
Thầy mong những học trò của Thầy luôn luôn thực tập với hạnh như vậy, để lúc nào, ở đâu và sống với ai cũng hạnh phúc, đồng thời có khả năng chia sẻ hạnh phúc đến với mọi người và mọi loài.
Sau đây, Thầy trao cho đệ tử Nhuận Hạnh Châu bài thi kệ để thực tập:
“Nhẫn thành công cuộc sống
Hạnh quý, đẹp minh châu
Trải tấm lòng rộng lớn
An lành giữa bể dâu”.
Thương và tin tưởng./.
Thiền Thất, ngày 25/12 Quý Mùi (2003)
Vầng Trăng thương lắm!
Cám ơn đời đã cho Thầy những vầng trăng dịu hiền, chung thủy, đảm đang, trầm lắng và hy sinh.
Thầy chưa bao giờ đi tìm niềm vui cho chính mình mà đi tìm niềm vui và hiến tặng niềm vui cho tất cả. Mong ai cũng hiểu biết, mong ai cũng hạnh phúc, mong ai cũng có những cái nhìn sâu lắng để cảm nhận cuộc sống.
Đọc thư của Trăng, Thầy vui lắm, vì Trăng chỉ biết cho mà ít khi nghĩ đến sự đáp trả. Tuy nhiên, mọi người đã cảm nhận được ở trăng rất nhiều.
Trăng cố gắng lên nhé, Thầy thương và vui lắm!
Ở trong Thất, Thầy lên một cân, tức là năm mươi bảy cân rưởi. Có nhiều niềm vui. Gởi lời thăm đại gia đình.
Hỡi Vầng Trăng của Thầy!
Trăng đã có nhiều cơ duyên để có hạnh phúc và đã có nhiều cơ duyên trong sự tu tập, làm đẹp cho đời.
Trong Trăng đã có tuệ giác để chiếu soi trong đêm dài sinh tử. Trong Trăng đã có chất liệu của dịu hiền và tươi mát, nên bản thân của Trăng là có khả năng làm dịu lại những gì đã khởi sinh lên từ sự oi bức và có khả năng làm dịu lại những gì bực bội, và đồng thời cũng có khả năng làm xanh tươi lại những gì đã bị khô héo úa tàn.
Nên, thuận hay nghịch, xấu hay tốt, thăng hay trầm, chỉ có Trăng tự soi sáng, ngoài Trăng đố ai biết!
Trăng là vậy, nên Thầy muốn gọi học trò của Thầy là “Vầng trăng”.
Cầu Tam Bảo gia hộ cho tất cả đều bình an.
Huế, ngày 14/06/2004
Tố Như con!
Thầy đã nhận thư và quà của con, cũng như quà của Phương và Tony do anh Du và chị Mỹ trao cho Thầy tại thất Lắng Nghe. Cùng đi với anh Du và chị Mỹ có cả Nhuận Tịnh Như, Khánh Trà, Bảo Thạnh và chú Nhuận Đạo Nguyên nữa.
Đọc thư con, Thầy vui và vui hơn khi biết anh Du và chị Mỹ lại có gốc rễ sâu trong dòng dõi Phật pháp. Con cũng như anh chị Du và Mỹ siêng tu học và làm Phật sự giỏi, Thầy mừng.
Sư Ông Làng Mai ban cho anh Du pháp danh “Tâm Phật Địa” nghĩa là người học trò có khả năng tu học để thực hiện địa vị giác ngộ của tâm. Và chị Mỹ là Tâm Diệu, nghĩa là người học trò có khả năng thực hiện sự mầu nhiệm của tâm.
Đúng vậy đó con, trong cuộc sống con người, tâm có khả năng phá sạch mọi điều thiện và làm cho ta đau khổ, thì chính tâm cũng có khả năng xây dựng mọi điều thiện và tạo ra cho ta vô lượng sự an lạc và hạnh phúc. Tâm có khả năng đẩy ta xuống vực thẳm, thì chính tâm cũng có khả năng đẩy ta đến tận đỉnh cao của cuộc sống. Tâm có khả năng sai sử nhận thức của ta cắt xén thực tại ra từng mảnh, thì chính tâm cũng có khả năng giúp ta tiếp xúc với thực tại toàn diện trong từng phút giây của sự sống. Tâm là một phép lạ kỳ diệu con ạ!
Vậy, con hãy đối diện với tâm con mỗi ngày để có thể tiếp nhận gia tài quý báu cũng như tính chất và hiệu năng đa dạng của nó. Tâm có khả năng vẽ ra vô số thiên đàng và cũng có khả năng vẽ ra vô số địa ngục cho ta.
Con ơi! Người đời ai cũng mơ ước và muốn đến với thiên đàng, nhưng người ta chẳng biết chủ nhân của thiên đàng là ai? Và người ta ai cũng muốn tránh xa địa ngục, nhưng người ta cũng chẳng biết chủ nhân của địa ngục là ai? Chủ nhân của Thiên đàng hay địa ngục đều là tâm cả con ạ!
Ta không ước mơ thiên đàng mà ước mơ làm chủ tâm mình, đó là ước mơ đích thực, ta không học tập để tìm cầu danh vọng hay lợi nhuận mà ta học tập là để tìm lại gốc rễ của chính mình và làm chủ tâm mình, đó là sự học tập chân thật. Tâm đã không có nhân nghĩa, thì mọi nhân nghĩa giữa đời làm sao có được hỡi con!
Con ơi! Phần nhiều người đời ai cũng muốn làm chủ người khác, hoặc muốn làm chủ gia đình, hoặc tranh nhau làm chủ xí nghiệp, làm chủ công sở, làm chủ tổ chức hay làm chủ quốc gia, nhưng rất ít người tranh nhau làm chủ tâm mình. Mỗi người tự tranh nhau làm chủ tâm mình, thì con người trở nên hùng tráng, gia đình hạnh phúc, xã hội an hòa và quốc gia cường thạnh. Còn nếu ta không làm chủ được tâm là ta không bao giờ làm chủ được bất cứ cái gì đâu con ạ!
Ta làm chủ được tâm ta là ta có tất cả chủ quyền của cuộc sống. Ta có sự tự do đích thực. Vì vậy, Thầy không muốn con làm chủ bất cứ cái gì, mà chỉ muốn con làm chủ tâm con thôi!
Con cứ thực tập làm chủ tâm con mỗi ngày, thì mỗi ngày con sẽ khám phá ra cái diệu kỳ của sự sống. Chiếc lá vàng ngày hôm qua, con nhìn nó với đôi mắt đầy sợ hãi và tủi hờn, nhưng sáng nay con làm chủ được tâm con, con sẽ nhìn chiếc lá vàng với một tâm tư hùng tráng và toàn triệt. Con sẽ thấy chiếc lá vàng cũng mầu nhiệm như một chiếc lá xanh hay một bông hoa đang ươm nụ, con sẽ m?m cười với nó một cách thản nhiên và con sẽ bước đi trên mọi nẻo đường một cách vững chêi, con không còn có cảm giác cô đơn hay nôn nao của một kẻ đi tìm kiếm. Trong con đã có tất cả và cuộc sống của con là tất cả!
Con biết không? Thân phận của con người không phải ở trên trời cao, không phải ở dưới đất sâu, cũng không phải treo lờ lững giữa không gian mà chính nó nằm ở trong lòng người, nằm ở trong trái tim của con người.
Ta biết trở về với tâm ta trong từng hơi thở, trong từng bước đi, trong từng động tác, từng cảm giác, từng ý niệm và trong từng sự nhận thức là ta có nhiều cơ hội tiếp xúc và làm chủ tâm ta. Làm chủ được tâm ta là ta làm chủ được thân phận của ta đó con ạ! Tâm ta như thế nào, thì thân phận ta như thế ấy, và tâm ta như thế nào thì cuộc sống của ta và thế giới chung quanh ta đều là như thế ấy.
Huế, ngày 12/6/04, người ta mở lễ hội Festival, nhưng thời tiết lại mưa dầm, đó là mưa từ trong lòng Huế mưa ra đó con ơi!
Sông Hương của các con ngày ấy đẹp lắm, mùa hè nước trong vắt, dòng sông chảy mà như không chảy và không chảy mà chảy, nó đã chảy một cách âm thầm vào trong lòng của Huế để nuôi d??ng tiếng nói và nụ cười, nuôi dưỡng tâm hồn và phong cách sâu lắng của Huế. Nhưng, bây giờ giữa mùa hè, hoa phượng buồn chẳng nở, tiếng ve cũng tắt giọng, mở đầu theo lễ hội Festival của Huế trời lại mưa dầm, nguồn cội của Hương Giang vẩn đục, làm cho giọng nói của Huế bị tắt nghẹn, nụ cười của Huế để lộ nét nhăn, tâm hồn và phong cách Huế bị thương tích nặng nề.
Con ơi! Nguồn chính đã v?n đục, thì các phụ lưu tránh sao cho khỏi. Sông Bạch Yến phía sau chùa Phước Duyên cũng cùng chung số phận với Hương Giang. Bây giờ nó không còn xanh trong như những ngày ấy các con lên chùa học tập, bữa trưa ra bến phía sau chùa hóng mát, ngắm dòng sông thanh trong chảy mà chị em các con vui thú hàn huyên!
Cảnh của Huế hư, không những thiệt thòi cho người Huế, mà còn thiệt thòi cho những người yêu Huế, nhưng dù sao nó vẫn chưa nghiêm trọng bằng tâm hồn và phong cách Huế bị hư.
Ngày nay rất ít thanh niên Huế, thấy được “ánh trăng treo đầu thôn Vỹ”, mà phần nhiều la cà ở quán cà phê, ở quán nhậu, ngay cả thịt cầy và cả ốc hến, hoặc vùi mình nơi những quán karaoke biến dạng, họ không còn biết họ là gì, họ sống mất hướng và phó mặc cho tiền bạc sai sử, cho bản năng thú tính hoành hành.
Nãy giờ, toàn nói chuyện vòng vo tam quốc với con, bây giờ Thầy sẽ nói chuyện của Thầy cho con nghe. Trong thời gian qua do làm việc quá tải, nên hai lá phổi của Thầy đã phản ứng, bằng cách chúng viêm ở đáy, khiến Thầy mệt m?i và khó thở. Bác sĩ khuyên Thầy cần phải nghỉ ngơi, nghe lời bác sĩ và xin lỗi hai lá phổi của mình, Thầy hứa sẽ buông thả hết thảy công việc và đi về biển ngồi thiền, thở sâu mỗi ngày và mỗi ngày đi thiền hành trên bãi biển. Đi theo giúp Thầy có nhiều chú và dì của con.
Hai tuần sống với biển, bệnh của Thầy được phục hồi một cách nhanh chóng và trong thời gian đau như vậy, Thầy đã học hỏi được rất nhiều từ cái đau của mình. Con ơi! Phổi đau, tim cũng buồn và ruột gan cũng héo con ạ! Các bộ phận trong cơ thể của ta, chúng thương nhau nhiều lắm và chúng gắn bó với nhau một cách chặt chẽ. Chúng thương nhau một cách tự nhiên và chúng gắn bó với nhau một cách kỳ diệu. Bởi vậy, Thầy biết ơn cơn đau của Thầy vừa rồi lắm con ơi!
Trong đời người, ta không phải chỉ có những nỗi đau về thân mà ta còn có những n?i đau về tâm nữa chứ!
Nhưng, dù thân đau hay tâm đau, nếu ta có chút thông minh là ta đều có cơ hội khám phá và học hỏi được rất nhiều điều kỳ diệu từ chúng, nên dù thân đau hay tâm đau, trước hết ta phải mở rộng nụ cười để chấp nhận chúng, đó là phương pháp đầu tiên của sự trị liệu.
Suốt thời gian hai tuần chơi với biển, biển đã giúp cho Thầy không những bình phục n?i đau của phổi một cách nhanh chóng, mà biển còn cho Thầy những bài học quý báu.
Biển sâu thẳm và bao la, thanh khiết và hùng tráng. Biển bao la, nhưng biển không bao giờ dung nạp sự chết, mọi cái chết đều bị biển đẩy dạt vào bờ. Biển chỉ dung chứa sự sống, mà không dung chứa sự chết. Nhờ vậy mà biển luôn là thanh khiết. Việc tiếp nhận tử thi là việc của đất mà không phải là việc của biển.
Và con biết không? Có khi Thầy ngồi một mình, hoặc ngồi cùng với mấy chú dì để nhìn mặt trời bắt đầu lên từ phương Đông của biển, mặt trời lên từ lòng sâu của biển, tỏa ánh sáng khắp không gian và từ không gian, ánh sáng lại chạm vào biển, biển và ánh sáng mặt trời giao thoa với nhau, tạo ra những màu sắc kỳ diệu, màu sắc nầy có mặt trong màu sắc kia và màu sắc kia lại có mặt trong màu sắc này, chúng đã tạo nên một bức tranh đời sống động và tuyệt hảo.
Con biết không? Nhìn biển, nhìn mặt trời, nhìn những đám mđy, nhìn những màu sắc đan xen của chúng, nhìn những đợt sóng vỗ vào bờ, Thầy thấy hạnh phúc lắm con ạ! Và mỗi lần hạnh phúc giữa vô biên như vậy, Thầy lại nghĩ đến các con!
Thầy biết các con, mỗi đứa có những bận tâm riêng, mỗi đứa có một hoàn cảnh riêng, thương các con lắm!
Có khi ngồi trên bãi biển, bóc bánh bột lọc để ăn, Thầy nói với chú Đạo Nguyên, Tđm Dung và dì Thuần Nguyên, T? Nguyín, B?o Chđu rằng, hạnh phúc của đời người thật đơn giản, như thở, cười và ngồi trên bãi bi?n nghe sóng vỗ và bóc bánh bột lọc để ăn, thế mà rất nhiều người không thể có được. Ngay cả những dân cư ở biển, họ khi nào mặt mày cũng bặm lại, mắt nhìn xa xôi như đang tìm kiếm một cái gì vời vợi, cái vời vợi chết người trong vô vọng!
Cuối thư, Thầy muốn gọi tên con là Tố Như hơn bất cứ tên nào khác, Thầy gọi con là Tố Như không phải Thầy muốn con trở thành những gì của Nguyễn Du đâu nhé. Tố Như là thực tại nguyên ?y của vạn hữu. Dù vạn hữu có muôn ngàn đổi thay, nhưng “Tố Như” nơi vạn hữu vẫn y nhiên không hề thay đổi.
Từ biển đời, nhìn từng cụm mây bay, nhìn từng dòng thác đổ, nhìn từng đợt sóng chạm bờ, nhìn từng đoàn người tan hợp, Thầy chỉ muốn gọi tên con là “Tố Như” giữa cuộc đời dâu bể ấy.
Thư này, con không đọc một mình, con phải đọc cho anh Du, chị Mỹ, Phương, Tony và các anh chị em GĐPT Vạn Hạnh ở Raleigh cùng nghe, và cùng nhau chiêm nghiệm.
Cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho con và tất cả mọi người đều an lành.
Thất Lắng Nghe, ngày 30/7/2004
Khánh Như con!
Thầy đã nhận hai lá thư của con từ Hà Nội và cũng đã mấy lần nghe con nói qua điện thoại. Thầy hiểu và thương con lắm. Nay, có cơ duyên, Thầy viết thư cho con, mong con kh?e, vững tiến trên bước đường mà con đã lựa chọn.
Và để giúp con, Thầy muốn chia sẻ với con những điều sau đây:
- Bản chất của chanh
Bản chất của chanh là chua, dù là chanh ở ??i nào, được trồng và chăm sóc ở bất cứ vùng đất nào, ngay cả những vùng đất “hứa”.
Chanh là chua, đó là một sự thật. Biết như vậy đó là biết đúng sự thật, thấy như vậy là thấy đúng sự thật, cảm nhận như vậy, là cảm nhận đúng sự thật, nói như vậy là nói đúng sự thật. Sự thật thì lúc nào và ở đâu cũng có giá trị.
Nếu cây chanh từ chối bản chất chua của nó, thì sự hiện hữu của cây chanh mất hết ý nghĩa. Vì sao như vậy? Vì cây chanh đóng góp cho cuộc đời và làm lợi ích cho mọi người bằng chất chua của nó. Và nếu chanh hết chất chua, thì vỏ chanh liền bị người đời liệng vào sọt rác, và cây chanh cũng bị người ta chặt gốc con ạ!
- Những làn sóng bạc
Thời gian vừa qua, Thầy đau phải về quê tĩnh dưỡng hai tuần, sáng nào Thầy cũng ra biển thở, thiền hành, ngắm mặt trời lên và ngắm những làn sóng bạc.
Con ơi! Thức ăn bổ dưỡng nhất của con người không có gì hơn là không khí trong lành và yên tĩnh. Thầy ?ê nhờ khung cảnh này, mà sức kh?e tự nó phục hồi một cách nhanh chóng.
Mỗi lần thở vào và thở ra, Thầy thấy phổi, tim, gan, dạ dày, ruột già, ruột non, máu, hệ thần kinh đều liên kết với nhau và có mặt trong nhau một cách kỳ lạ. Trong các bộ phận ấy của thân thể, không có bộ phận nào lạm dụng và ăn hiếp nhau cả. Cho nên một lần thở có ý thức là một lần hạnh phúc con ơi!
Và khi đi thiền hành trên bờ biển, Thầy thấy những làn sóng nào mà từ ngoài khơi đã lên cao, thì những làn sóng ấy bị tan vỡ trước khi vào bờ. Và con biết không, những con sóng dù lớn mạnh và dữ dội đến mấy, nhưng khi chạm vào bờ đều tan tành và trở thành những bọt nước tiï teo và mong manh.
Cũng vậy, ở đời cái gì muốn lên cao phải lên cao từ cái thấp, nhưng cái thấp mà lên cao quá dung lượng của mình thì dễ bị sụp đổ.
Con ơi! Thầy không muốn con là những làn sóng bạc kia mà muốn con là đại dương, để mặt trời soi bóng, để cho mặt trăng t?a chiếu và để cho những làn sóng bạc trở về sau khi chúng đã hăm hở chạm bờ.
- Thêm chút muối
Con biết không? Có người khách đến nhà của một người bạn ăn tiệc, tô canh bị lạt, người bạn thêm vào tô canh một tiï muối, tô canh đúng khẩu vị, khiến mọi người đều ăn ngon. Xong tiệc, người bạn ấy trên đường về nhà vừa đi, vừa nghĩ, với tô canh thêm vào một tí muối mà ăn ngon đến như thế, huống h? là bỏ cả muỗng muối vào tô canh thì ngon biết mấy. Khi về đến nhà, đúng bữa ăn, ông ta thực hiện theo ý nghĩ của ông, đem cả một muỗng muối đầy đổ vào tô canh, tô canh mặn chát, ông dùng không được, tô canh ấy phải bưng đi đổ.
Cũng vậy, sống ở đời, người không biết vừa phải, người ấy sẽ bị thất vọng từ chuyện này đến chuyện khác, người ấy không những bị thất vọng từ những việc lớn mà ngay cả việc nhỏ. Và người biết vừa phải thì người ấy lúc nào và ở đâu họ cũng có thẩm quyền để chế tác ra những chất liệu hạnh phúc và an lạc cho chính họ. Họ không tưởng tượng quá mức để đến n?i phải đi hỏng cẳng.
Con ơi! Người sống có hạnh phúc và an lạc, là do người ấy thấy được bản chất của cái đẹp mà không phải do tưởng tượng về cái đẹp. Người ấy sống hạnh phúc và an toàn là do họ thấy được bản chất của cái xấu mà không phải do cái xấu từ sự tưởng tượng.
Do thấy và biết như vậy, nên giữa cái xấu và cái đẹp của mọi người, họ đều sống có an toàn và hạnh phúc, họ không bị cái xấu ho?c cái đẹp đánh lừa.
- Nói chuyện với lá gan
Ta giận và buồn ai là lá gan ta sẽ tiết ra nhiều chất độc để hủy hoại thân thể của ta. Nên, ta sống hoan hỷ và bao dung là ta đã giúp cho lá gan của ta rất nhiều. Trong nội tạng, gan có chức năng gạn lọc hết thảy chất độc từ các thực phẩm bên ngoài đưa vào. Và gan sẽ tiết ra chất độc khi ta có những n?i buồn chạm tới ruột gan.
Mỗi khi ăn và uống ở trong chánh niệm để ta cùng với gan gạn lọc những chất độc hay chuyển hóa chất độc, thành những chất bổ dưỡng nuôi thân thể ta và ta phải buồn vui ở trong chánh niệm để ta cùng với gan tiết ra những chất liệu lành mạnh nuôi thân tâm ta trong đời sống hạnh phúc và an lạc.
Con ơi! Thầy muốn con nói chuyện và cười với lá gan của con mỗi ngày, bằng năng lượng thực tập chánh niệm để mỗi ngày nỗi vui buồn trong con đều được thăng hoa và Bồ đề tâm trong con càng lúc càng vững chãi.
-Màng nhĩ
Hiệu năng của màng nhĩ là chắt lọc những âm thanh tạp từ bên ngoài, khiến cho thính giác khỏi bị ô nhiễm và tạo ra một sự nghe chuẩn xác.
Ta nghe mà không lọc, tâm ta sẽ bị rối bời. Lại nữa, sự chấp ngã và tôn vinh cái tôi là bản chất cố hữu trong mỗi con người chúng ta. Nên ta nghe ai khen ta, thì ta thích, ta nghe ai chê ta, thì ta buồn. Ta nghe như vậy là nghe mà không lắng. Ta nghe như vậy là nghe mà không có chất liệu của Niệm, Định, Tuệ.
Ta nghe theo bản tính của cái tôi của ta như vậy, thì ta sẽ làm trò chơi cho những kẻ dối láo, và chắc chắn, nếu ta làm vua thì sẽ mất nước, ta làm dân thì sẽ mất vua, ta làm chồng thì sẽ mất vợ, ta làm vợ thì sẽ mất chồng, ta làm cha mẹ thì sẽ mất con cái, ta làm con cái thì sẽ mất cha mẹ, ta làm thầy thì sẽ mất trò, ta làm trò thì sẽ mất thầy và ta làm bạn bè với nhau thì sẽ mất nhân nghĩa, trung tín.
Vậy, con ơi! Thầy muốn con nghe mọi âm thanh của cuộc đời với đôi tai có màng nhĩ của Niệm, Định và Tuệ. Nghe bằng đôi tai nầy, con sẽ không bị những âm thanh dịu ngọt mà trống rỗng của thế gian đánh lừa và con cũng chẳng có gì để sợ hãi khi hai tai con chạm vào những âm thanh khô cứng của những viên đá cuội cọ xát vào nhau.
-Những hạt mưa
Những hạt mưa mùa đông, chúng tầm thường và vô nghĩa làm sao! Nhưng, những tia nắng mùa đông thật là vô cùng có ý nghĩa và hết sức giá trị. Cũng vậy, những tia nắng mùa hạ của Huế thật dễ ghét làm sao! Vì chúng đã làm cho cây cối héo hắt, làm cho con người oi bức khó chịu. Nhưng, những cơn mưa mùa hạ, thật là niềm khát khao của người dân Huế.
Những cơn mưa mùa đông ở Huế là rất thuận với thời tiết, bởi vì là mùa đông ở Huế mà! Và những cơn nắng ở Huế là rất thuận với thời tiết, vì là thời tiết mùa hạ ở Huế. Những tia nắng mùa đông, những cơn mưa mùa hạ đều là trái với thời tiết ở Huế. Nhưng những khi những cơn mưa và những tia nắng này xuất hiện, thì đem lại cho con người và cảnh vật Huế rất nhiều niềm tin vui và hy vọng.
Cũng vậy đó con! Sống ở đời có những cái thuận mà không vui, có những cái nghịch mà vui con ạ!
- Một búp măng!
Con ơi! Bụi trúc ở bên cạnh phòng khách của Thất Lắng Nghe mùa hè này, có sinh ra một búp măng thật bậm bạp. Mấy dì và mẹ con lên thăm Thầy, Thầy chỉ vào búp măng mà nói: “Búp măng ở bụi trúc nơi Thất Lắng Nghe, nó lớn lên thật thanh bạch và hùng tráng làm sao! Nó thanh bạch và hùng tráng là do nó có gốc rễ và chất liệu từ những cái sinh ra nó”.
Con biết không? Bụi trúc ở Thất Lắng Nghe, nó bị ăn hiếp bởi cây mai cổ từ bên ngoài và nó bị áp bức bởi ba bức tường từ ba phía bên trong, dưới gốc của nó lại là sỏi đá. Một bụi trúc như vậy mà còn phải sống trong hoàn cảnh mùa hạ của Huế nửa, thế mà vẫn xanh tươi và lại còn sinh ra những thế hệ tương lai, rồi nuôi dưỡng thế hệ ấy một cách thanh bạch và hùng tráng nữa.
Con ơi! Vào những buổi sáng, trước khi đi thiền với đại chúng, Thầy ngồi yên lặng học hạnh của trúc và mỉm cười với nó. Thầy cũng muốn con mỗi ngày nhìn vào những bụi trúc của Làng Mai để học theo hạnh và mỉm cười với nó.
- Chùm hoa Mưng
Hồ Sao Mai ở chùa Từ Hiếu có những gốc Mưng già mà cách đây 6 - 7 năm Sư Ông Thiện Hạnh cùng với quý Thầy Tăng sinh đi bứng từ những vùng quê đất cát, hay những nơi hoang dã đem về trồng ở hồ Sao Mai chùa Từ Hiếu, nay những gốc Mưng già ấy trẻ lại và lại ra hoa màu hồng thật đẹp. Những cánh hoa Mưng màu hồng bị những chú ong bướm trêu chọc, nhưng những cánh hoa ấy không chịu và chấp nhận rơi xuống nằm yên trên mặt hồ phẳng lặng. Một bông hoa từ một chùm hoa rơi xuống, cứ như thế một bông hoa từ những chùm hoa Mưng rơi xuống, nằm yên trên mặt hồ Sao Mai phẳng lặng, chúng liên kết lại với nhau trở thành như một tấm thảm hồng tươi, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời ban mai, tạo nên một bức tranh kỳ diệu.
Những gốc Mưng già ngày xưa khô cứng, nhưng bây giờ chúng lại nở hoa! Và hoa rơi kết thành những tấm thảm.
- Một trái tim
Con ơi! Trong việc lựa chọn hướng đi cho cuộc sống, con có cái đúng của con và ba con cũng có cái đúng của ba con con ạ! Cái đúng của con là cái đúng của tuổi trẻ, cái đúng của những người mang đầy nhiệt huyết. Và cái đúng của ba con là cái đúng của một người lớn, cái đúng của một nhà giáo, cái đúng của một người gia trưởng. Đứng trước hai cái đúng ấy, mẹ con phải hành xử thế nào cho cái đúng của ba con và cái đúng của con đều có mặt một cách toàn vẹn trong trái tim của mẹ. Một trái tim chịu đựng để hai mũi tên “đúng” găm vào mà không làm cho ai thương tích. Trái tim ấy là trái tim Bồ Tát đó con ạ!
- Cả tấm lòng
Có những chiều chủ nhật, Minh, Quyên, Tuấn, Cúc, Hà, dì Mỹ, mẹ con, Từ Liêm cũng có khi có cả dì Ý, chị Nhạn và chị Bé Đen nữa, đều quây quần ở Thất Lắng Nghe cùng với Thầy ăn bánh bột lọc, hoặc bánh cuốn. Không khí Thầy trò đạo vị và hạnh phúc làm sao! Trong hạnh phúc ấy, ai cũng nhắc đến con, để phần cho con. Như vậy, dù con đang ở xa, nhưng con đang cùng với mọi người có mặt ở đây, ai cũng thương con cả. Mẹ con vừa ăn, vừa khóc, vì nhìn Minh - Quyên, Hà, Tuấn - Cúc mà nhớ đến con, mẹ con nhớ con lắm con ạ. Trước mặt ba con, thì mẹ thu giấu nỗi nhớ về con, nhưng sau lưng ba con là mẹ con khóc và nhớ con nhiều lắm. Và ba con cũng vậy, làm bộ như nghiêm và tĩnh, nhưng thật ra thương và nhớ con đứt ruột con à! Mẹ Mỹ cũng vậy, mỗi lần nhắc đến tên con là mặt mày mếu máo. Đúng như con đã viết thư cho Thầy, là con không có bệnh gì cả, chỉ có bệnh nhớ nhà thôi. Nhớ, không phải là bệnh của riêng con, mà bệnh của tất cả mọi người, khi sống xa nhà và xa người mình thương yêu.
Nhưng, con ơi nói chuyện nhớ thương khi xa nhà đến bao giờ cho cùng! Vậy, con hãy cố gắng lên, chuyển hóa sự nhớ thương bằng tất cả tấm lòng học tập và thỉnh thoảng con gởi n?i nhớ thương theo mây trời về mưa trên phố Huế, để nơi đây lắng bụi ưu phiền và cây chanh vẫn còn giữ mãi chất chua của nó, làm mát lại giữa cơn nắng trưa hè.
Và cuối thư, Thầy trò mình không bao giờ hứa gặp nhau nơi một cõi thiên đàng, mà hứa gặp nhau nơi một cõi lòng chân thật, nghe con!
Khânh Nh?,
vă Trđn Nghiím, hai con!
Thầy đã nhận thư của hai con từ tháng bảy, nay có thầy trú trì Tổ đình Từ Hiếu, cùng với thầy Từ Hòa, Từ Tánh qua Làng Mai thăm Sư Ông và Đại chúng, nên Thầy có thư cho hai con đây.
Huế đã hơn ba mươi chiếc lá ngô đồng rơi, nhưng thu đẹp vẫn chưa về, vẫn còn ham chơi hay lận đận nhớ thương ở phương nào, và những hạt sương long lanh trên khóm trúc nhà ai vẫn còn nằm nguyên vẹn trong vầng nhật nguyệt.
Hai con ơi! Quá khứ của thời gian đã đi qua, nhưng quá khứ trong tâm hồn vẫn còn nguyên vẹn. Những hạt mưa bên ngoài đã ráo tạnh, nhưng những hạt mưa trong lòng vẫn mãi tí tách.
Đây là sự thật của cuộc sống và cũng là sự thật của tâm hồn. Và đây cũng là đề tài thiền quán mà hai con phải thấy rõ tâm cảnh của chính mình mỗi khi trực diện. Các con phải trực diện để m?m cười và lớn khôn. Thầy hết sức tin tưởng vào sự lớn khôn của hai con. Thầy sẽ m?m cười và sung sướng khi thấy hai con có khả năng trực diện với chính mình. Hai con hãy mở to đôi mắt để nhìn thẳng vào những gì đang hiện hữu, các con hãy nhìn chúng với đôi mắt bình thản, thâm nhập và chuyển hoá!
Hãy nhìn như vậy lă trong hai con luôn luôn có mặt của Thầy, hai con hãy nhìn và cười đi, rồi hai con sẽ thấy hạnh phúc không phải là ước mơ mà chính là sự sống. Thầy cũng đang nhìn, cười và sống với hai con đây!
Huế, ngăy 25/07/2005
Diệu Hương con!
Thầy đã nhận của con hai lá thư, một đề ngày 13/3/2005 và một đề ngày 18/6/2005 nay mới đủ cơ duyên để có thư hồi âm cho con.
Đọc thư con, Thầy biết rằng, Thầy đã có mặt trong con, mặc dù Thầy trò ta chưa một lần đối diện.
Con ơi! Thầy trò ta chưa đối diện, nhưng thầy trò ta đã thực sự gặp nhau, đã gặp nhau từ vạn kiếp ấy mà! Ta gặp nhau không phải nơi những phồn hoa phố thị, với những chuyến hành hương đầy ắp người và lại càng không phải gặp nhau ở nơi những cảm giác cô tịch của kiếp người mà Thầy trò ta đã gặp nhau ở nơi bản nguyện và cùng một điểm về.
Nên, có một Thiền sư nào đó đã nói:
“Ta biệt ly nhau
Từ ngàn vạn kiếp lâu
Nhưng không bao giờ xa cách
Dù một giây phút nào.
M?i ngày đối diện nhau
Suốt ngày, suốt ngày lâu
Suốt ngày nhưng không gặp
Không bao giờ gặp nhau”.
Đọc thư con, Thầy thấy những phát biểu của con là có tư duy, có tâm hồn, có những trăn trở và có gạn lọc. Con nói rằng: “Con thần tượng ai, thì con chỉ thần tượng 80% thôi, vì nếu thần tượng 100%, con sẽ bị cho là kẻ mê muội”.
Con biết không? Bản chất của con người vốn là bất toàn, vốn là “thiếu”, vì bất toàn, nên con người mới vươn lên để cầu toàn và vì vốn là thiếu, nên con người phải giong ruổi tìm cầu đủ thứ.
Sống trong cuộc đời vốn là “thiếu và bất toàn” mà trong con có đến 80% chất liệu về một thần tượng là quá giàu rồi con ạ!
Ngày hôm qua, 24/7/05, Thầy đã nói chuyện với Blair Ruder, cô sinh viên Y khoa người Mỹ, cô ấy đã từng đến Huế nhiều lần để thực tập tại trường Đại học Y khoa, rãnh thì giờ, thì cô ta lên chùa xin Thầy dạy thiền. Và cô ta đã về Mỹ ra trường làm việc hai năm, nay lại có dịp trở lại Việt Nam ghé Huế thăm Thầy. Thầy hỏi cô ta, con có khỏe không? Cô ấy nói: Nửa khỏe, nửa không khỏe. Thầy hỏi: Thế thì thời gian qua con có sống hạnh phúc không? Cô ấy nói: Con chỉ có nửa hạnh phúc”. Thầy hỏi, tại sao? Cô ấy trả lời: “Vì trong con một nửa là tốt và một nửa là không tốt”, và thỉnh thoảng trong con có những sự hư hỏng”. Thầy cười vă nói: “Sự hư hỏng không phải là xấu, nhưng con bám vào sự hư hỏng mới là xấu = Naughtiness is not bad, but you clinging to naughtiness is bad”. Cô ta nói: “Thỉnh thoảng con cũng thích có vài chút hư hỏng, để giúp con thấy được giá trị của sự hoàn hảo”.
Buổi nói chuyện ấy, giữa Thầy và Blair Ruder thật thú vị, nên Thầy muốn chia sẻ cho con, để con có thể biết thêm một phần nào mà giới trẻ Tây phương đang suy nghĩ. Những suy nghĩ ấy có thể chưa phải là đúng lắm đối với người lớn, nhưng nó là một cách suy nghĩ của giới trẻ.
Diệu Hương con! Tối nay Thầy đang viết thư cho con thì các Thầy Tăng sinh Hạnh Minh, Minh Trạm và Minh Tông đưa vào tặng cho Thầy một đóa hoa Quỳnh vừa mới nở, quý Thầy ấy nói: “Hoa này là ở bên cạnh Thất Im Lặng của Thầy. Hoa ấy không nói, chỉ im lặng nhìn Thầy mỗi ngày và đêm nay lại nở ra để tặng Thầy”.
Thầy nói với quý Thầy ấy rằng: “Hoa Quỳnh nở ra trắng, thơm, đẹp và nó chỉ nở ra và đẹp vài ba tiếng đồng hồ thôi. Cái đẹp của hoa Quỳnh thật ngắn ngủi, nhưng thật có ý nghĩa”.
Thầy cũng đã nói với các Thầy Tăng sinh rằng: “Loài nào cũng có hoa cả, loài nào cũng là những ?óa hoa của đất trời cả. Hoa Xương rồng và hoa Rong cũng rất đẹp. Mỗi loài hoa đều có những cái đẹp riêng và có những hương thơm riêng, sự hiện hữu của bất cứ loài hoa nào cũng mầu nhiệm cả”.
Bấy giờ các Thầy Tăng sinh cùng đứng yên lặng với Thầy để ngắm và nhìn sâu vào sự có mặt của hoa Quỳnh.
Diệu Hương ơi! Thầy biết con có chất liệu của hương thơm mầu nhiệm mà ba mẹ con đã muốn gọi con bằng cái tên mang đầy chất liệu ấy. Đó là chất liệu của ước mơ mà người gọi tên nó, muốn nó trở thành hiện thực.
Thầy đã có rất nhiều học trò như: Khánh Hương, Mai Hương, Thanh Hương, Minh Hương, Thiên Hương, Thoại Hương, Kỳ Hương…, nay lại là Diệu Hương.
Mỗi Hương đều đến với Thầy từ những nhân duyên khác nhau, nhưng tất cả cùng với Thầy bước về với nguồn cũ non xưa, nơi mà nguồn thơ chưa biến động, ngôn ngữ chưa có dấu hiệu phân kỳ, trăng sao chưa bao giờ là sở hữu và đất đá ngàn đời im lặng, nhưng đã ngàn đời cảm thông!
Bấy nhiêu quà cho con, con hãy tùy nghi sử dụng, dù con đang lên non hay xuống biển, dù con đang ở giữa phố người hay đang một mình bên mé rừng trầm mặc.
Chúc con sử dụng thành công!
Huế, ngày 08/11/2005
Kỳ Nghiêm con!
Có Thầy Từ Hải qua Làng Mai tu học, Thầy có thư cho con đây!
Huế, mùa Đông đã về, có nhiều trận bão lũ đi qua, cây cối xác xơ, lũy tre xanh không còn xanh nữa, những nguồn nước xanh trong của dân làng trở thành đục ngầu, chim chóc ngơ ngác mất hết tổ ấm và sau những trận bão lũ như thế, Huế phải chịu đựng với những cái lạnh cóng người, con có biết không?
Lũ bão bên ngoài dù vậy, vẫn còn dễ chịu, lũ bão trong lòng thiệt nghiệt ngã làm sao! Tâm người do tham mà tạo nên bão lửa, đốt cháy hết thảy danh dự cả một đời người, con có biết không?
Lòng tham của con người có khi thật thô bạo, nhưng cũng có khi thật khôn khéo tế nhị con à! Lòng tham của những con thú là những thực phẩm, nhưng khi đã có thực phẩm thì nó biết quay lại về hang, tổ nằm yên không săn đuổi nữa, nhưng lòng tham của con người, khi chưa có thì tìm đủ mọi cách làm cho có, và khi có rồi, lại n? lực làm cho có nữa, có càng nhiều càng tốt, và cái tham của nhà trí thức, của nhà văn hóa, của nhà chính trị, của nhà tôn giáo lại cực kỳ điên đảo, cực kỳ nguy hiểm nữa con ơi!
Con biết không? Cái tham lam của nhà trí thức, nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà tôn giáo là những cái tham độc hại hơn bất cứ sự độc hại nào giữa thế gian nầy, những cái tham đó là những cái tham có bọc đường, có đánh loáng, có trang điểm, cái tham đó không những đốt cháy một người mà nhiều người, không phải đốt cháy một thế hệ mà nhiều thế hệ, không phải đốt cháy một đời mà đốt cháy nhiều đời con ạ, nên những cái tham đó rất đáng khinh bỉ, rất đáng tránh xa!
Cái tham của kẻ làm chính trị là do chất liệu hám danh chỉ đạo, cái tham của kẻ trí thức là do tà kiến chỉ đạo, cái tham của nhà văn hóa là do nghệ thuật của ngã tưởng chỉ đạo, và cái tham của nhà tôn giáo là do tin vào những giáo điều sai lạc rằng: “Cái nầy là ta, cái nầy là của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là của ta” chỉ đạo.
Con biết không? Nếu nghĩ rằng “cái này là ta, cái này là của ta” là những vọng tưởng do vô minh mà sinh khởi và nếu nghĩ rằng “cái này không phải là ta, không phải là của ta” cũng là những vọng tưởng do đại vô minh mà sinh khởi. “Cái này là ta, cái này là của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là của ta” dù ta hay không phải là ta, dù là của ta hay không phải là của ta, cũng là ”cái ta” đó, con ạ!
Con ơi! Chính “cái ta và cái không phải ta” mà thế gian đã sinh ra nhiều thuyết gia, nhiều triết gia, nhiều hệ tư tưởng, nhiều tôn giáo, nhiều giáo chủ và ngay trong mỗi tôn giáo cũng sinh ra nhiều giáo phái con à!
Giáo phái mặc áo đà tấn công giáo phái mặc áo vàng, giáo phái ăn mặn tấn công giáo phái ăn chay, giáo phái đi chậm tấn công giáo phái đi nhanh, giáo phái hiện tại tấn công giáo phái quá khứ, giáo phái tương lai tấn công giáo phái hiện tại và ai cũng muốn phát triển giáo phái của mình và giáo phái nào cũng có người theo, cũng có người tôn vinh!
Thực tại toàn diện bỗng dưng phân hai, phân ba, phân bốn, phân năm, phân sáu, phân bảy, rồi trong bảy lại phân hai, phân ba, phân bốn, rồi trong hai, lại phân hai, phân ba, phân bốn, rồi trong bốn, lại phân hai, phân ba, phân bốn, phân năm v.v… Cứ như vậy mà phân, mà chia, phân chia cho đến khi mất tăm mất dạng gốc rễ. Bấy giờ, thực tại toàn diện, trong sáng, bỗng chốc trở thành bụi bặm và ngã tưởng bụi bặm tranh nhau tạo ra thế gian sương khói mịt mù, tạo ra thế gian thành những vùng bão lửa hay những vùng sa mạc quạnh hiu con à!
Vậy, trong khi tu học, con phải gạn lọc, nhìn sâu vào ngã tưởng, nhìn sâu vào son phấn của ngã tưởng, những lớp da của ngã tưởng, những áo quần của ngã tưởng, những lề lối của ngã tưởng để tháo tung mọi lề khóa của nó mà vượt ra!
Con hãy cứu lấy chính con giữa thiên la địa võng, Thầy chỉ là người chỉ bày phương pháp và giúp con cách nhìn.
Chúc con an lành!
Huế, ngày 31/11/2005
Thăm chị Quảng Ngộ
Thầy đã nhận được thư của chị ngày 22/11/2005 đọc rất vui. Tuần vừa qua Thầy bị áp huyết, nên mọi công việc tạm nghỉ để chữa bệnh. Nay đã ổn định, Thầy trở lại bàn giấy làm việc, dịch thuật, viết lách và dạy dỗ. Thầy cầu nguyện chị và gia đình an vui trong từng tiếng niệm Phật.
Niệm Phật là làm cho hạt giống Phật càng lúc càng lớn mạnh trong tâm hồn và trong đời sống. Niệm Phật thì không còn điều kiện để cho niệm chúng sanh sinh khởi. Phước đức lắm mới tu tập theo pháp môn niệm Phật, chứ không phải ai cũng niệm Phật được cả đâu. Có nhiều người ở chùa rất lâu mà họ không có duyên niệm Phật, nên họ cách Phật rất xa, xa lắm. Họ nói rằng, chỉ cần biết mình đang thở là được rồi.
Chị nên biết rằng, biết mình đang thở thì ai cũng có thể thực tập, kể cả tà ma ngoại đạo, niệm Phật thì ch? có con của Phật mới niệm thôi. Con của Phật thì luôn luôn niệm Phật, có thể gọi tên Ngài bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Còn những người không phải con Phật và họ không niệm Phật thì không có gì là lạ lắm đâu phải không chị?
Ngoài công việc viết lách, dịch thuật, dạy dỗ, Thầy còn dănh một số thời gian nhất định để niệm Phật qua hơi thở hay niệm Phật yên lặng trong từng bước chân.
Mỗi khi niệm Phật, Thầy rất hạnh phúc và hết sức xúc động, vì khi ấy mình được trực tiếp tiếp xúc với người cha giác ngộ của mình qua tên gọi và những công hạnh thánh thiện của Ngài.
Không niệm Phật, ta không bao giờ thật sự có bình an, đó là một sự thật mà Thầy tin tưởng một trăm phần trăm là như vậy.
Mong chị và gia đình thực tập thành công, để gia đình mình là quê hương Tịnh Độ hiện tiền.
Cho Thầy gởi lời thăm chị Vương Thị Thúy Nga, Thầy có đọc bài của chị Thúy Nga trong tập kỷ yếu hội thảo của ngành nữ Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Thầy thích bài ấy lắm!
Huế, ngày 08/11/2005
Trđn Nghiêm con!
Mùa xuân của Huế, khác với mùa xuân của Sài Gòn và Hà Nội, mùa xuân của Việt Nam khác với mùa xuân của nước Pháp, của Mỹ và Âún Độ, mùa xuân của con rất khác với mùa xuân của trẻ thơ, và lại càng rất khác mùa xuân của cha mẹ con và Thầy.
Vậy, mọi người gặp nhau nơi mùa xuân hay gặp nhau nơi nào và thầy trò mình gặp nhau ở đâu con nhỉ?
Thầy trò mình không bao giờ gặp nhau nơi mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông, lại càng không gặp nhau nơi chốn trăm tía nghìn hồng, trăm mai nghìn mận mà chỉ gặp nhau nơi ly nước trong và một tấm lòng chân thật con à!
Chân thật, chân thật tiếng gọi cao quý ngàn đời và là phép lạ đưa Thầy trò ta đi bình an giữa biển đời đầy dông bão! Chúc con thành công.
Huế, ngày 12/10/2005
Hỡi con Hương thơm mầu nhiệm!
Thầy đã nhận thư con đề ngày 7/8/05, ngày 23/9/05 và ngày 03/10/05 cũng như quà của con.
Thầy biết con đã đi tìm Thầy ở chùa Từ Hiếu, ở chùa Thuyền Lâm hay đã tìm Thầy trong những trang sách Thầy viết, nhưng ở những nơi đó, con đã không tìm ra Thầy. Và rồi con đã gặp Thầy giữa đại dương mênh mông. Con muốn làm những chú cá để bơi lội thảnh thơi trong đại dương ấy.
Nhưng con ơi, Thầy không phải là đại dương, Thầy chỉ là một bọt nước của đại dương đang đùa chơi với gió và sóng, con có biết không?
Chúc con có nhiều hạnh phúc!
Huế, ngày 20/10/2005
Giải Nghiêm con thương quý!
Thầy cảm ơn con nhiều về sự hiểu biết và sự chia sẻ của con.
Một thiền sư đời Lý đã nói:
"Tương thức mãn thiên hạ
Tri âm năng kỷ nhân".
Nghĩa là:
"Biết cùng khắp thiên hạ
Tri âm có mấy người".
Con ơi!
Chuyện một mùa xuân bước đi rất ngoạn mục, Thầy đã cố gắng hỗ trợ thật nhiều, nhưng không được như ý, tiếc lắm con ạ!
Mọi chuyện chỉ là bướm vàng bay xôn xao, còn những lão tùng vẫn tiếp tục độc thoại sau những tháng ngày đợi chờ và tương ngộ.
Mong con có khả năng "tự quy" và "tự chủ" để khám phá tuệ giác chân thật.
Thầy biết con cũng có những khó khăn, mong con hãy vượt qua và thành công tốt đẹp.
Con hãy cười đi!
Huế, ngày 22/7/2005
Thăm chị Tâm Thảo!
Thầy đã nhận thư của chị đề ngày 01/6/2005, nay có thư hồi âm cho chị đây Thầy vẫn khỏe, công việc Phật sự ở Việt Nam có nhiều khó khăn, nhưng nhờ chư Phật, Bồ Tát gia hộ, nên không đến n?i gì.
Thầy đã có nhận một số thuốc Tây do chị gởi về cúng dường cho đại chúng. Và giếng nước thì hiện nay chùa đang có nước máy để dùng, do đó việc cúng dường giếng nước chị có thể để dành cho những nơi khó khăn hơn.
Thầy nghe chị tinh cần tu tập, học hỏi giáo lý, Thầy rất mừng, và Thầy rất vui mỗi khi ngồi chiêm ngưỡng bức ảnh Bồ tát Địa Tạng do chị h?a để tặng Thầy. Có thể Bồ tát Địa Tạng đã có mặt trong chị lâu lắm rồi và nhờ bức ảnh Địa Tạng chị h?a tặng Thầy, nên chất liệu Bồ tát Địa Tạng trong Thầy cũng hiện khởi. Và Thầy đã hứa với chính mình rằng: "Mình sẽ âm thầm tiếp tay với ngài Địa Tạng, tháo gỡ những địa ngục ở nơi tăm tối và ở nơi trần gian, cũng như những địa ngục ở nơi tâm hồn, để mọi tâm hồn đều có mặt trong nhau và trần gian không còn là lao ngục khổ lụy".
Cám ơn chị nhiều, cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho chị và gia quyến vô lượng an lành.
Huế, ngày 02/11/2006
Giải Nghiêm con!
Thầy đã nhận quà của con từ chị Diệu Thanh-Trần Thị Hường nay có th? cho con.
Nghe chị Diệu Thanh nói, ba con đau nặng, con phải chăm sóc khá vất vả, Thầy rất thương, nên mỗi khi ngồi thiền, tụng kinh hay lạy Phật, Thầy đều hướng tâm về ba con và cầu nguyện cho ba con “sanh thuận, tử an”.
Con thương! Tuy xuất gia, nhưng được phụng sự cha mẹ lúc già yếu hay khi bệnh hoạn trong sự hiếu kính và từ bồ đề tâm của ta là ta có cơ hội tạo ra phước đức cho ta và cho cha mẹ của ta.
Ở kinh Phạm Võng, Đức Phật dạy: “Hiếu danh vi giới, diệc danh chế chỉ” - Nghĩa là: “Hiếu là giới pháp giải thoát mà cũng còn gọi là có khả năng đình chỉ mọi điều ác, sinh khởi hết thảy thiện pháp”.
Nên, con được sống bên cha mẹ để chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già yếu và bệnh hoạn đó là một phước đức lớn.
Tổ sư Liễu Quán của Việt Nam vào đời Lê, sau khi đã xuất gia tu học, nhưng khi cha mẹ già yếu, Ngài đã trở lại quê hương để chăm sóc cha mẹ cho đến khi cha mẹ qua đời. Và Đức Thế Tôn của chúng ta cũng vậy, sau khi Ngài thành đạo, thuyết pháp độ sinh, Ngài cũng đã trở về quê nhà hóa độ phụ thân, sau đó Ngài còn lên cung trời Đạo Lợi để thuyết pháp, chăm sóc đời sống tâm linh cho mẫu thân nữa.
Nên, khi nghe chị Diệu Thanh kể, con đang chăm sóc mẹ cha trong tuổi già yếu, bệnh hoạn Thầy rất vui mừng, vì biết con có nhiều thiện duyên đối với hiếu kính và sẽ thành tựu những phước báo tốt đẹp của người xuất gia.
Con biết không? Ông thân của Thầy năm nay đã 89 tuổi, cứ mỗi tuần, Thầy đều gọi điện thoại về nhà để thăm hỏi sức khỏe và thỉnh thoảng Thầy về nhà nói chuyện và ôm cha mình vào trong lòng. Mình có thương và hiếu kính với cha mẹ, thì mình mới có cơ hội gần gũi để chăm sóc những hạt giống Phật pháp nơi cha mẹ mình, và có như vậy, mình mới là người xuất gia đích thực, hằng sống với tâm nguyện “Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”.
Bấy nhiêu lời cho con, cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho con và toàn thể gia đình luôn luôn sống trong ánh sáng Tuệ giác của chư Phật.
Huế, ngày 02/11/2006
Thi con!
Có chú Mãn Tuệ đi Pháp, Thầy viết thư cho con đây.
Con có khỏe không? Thầy rất khỏe, mặc dù thời tiết ở quê mình khá thất thường.
Suốt thời gian nhập thất, Thầy đã có cơ hội ngồi chơi với những ước nguyện và tâm hành của mình.
Con biết không? Có đôi khi ta có những ước nguyện và những tâm hành rất ảo. Nó rất ảo trong thực tế, nhưng nó lại rất thực trong tư duy. Nên, từ tư duy đi đến với thực tế, chúng cách nhau cả vạn dặm con à!
Con có nhớ có một lần thầy trò mình leo núi Kim Phụng vào mùa xuân và rồi sau đó cùng ngồi chơi với trăng nơi sân bay Boston không?
Trong chuyến leo núi ấy, Thầy trò mình chỉ leo lên gần đỉnh núi mà ngồi chơi ở đó chứ không tiếp tục bước lên đỉnh núi - Tại sao vậy? Tại vì Thầy trò mình muốn để lại một cái gì đó cho núi và còn cho cả mình nữa.
Tối nay sau giờ ngồi thiền, Thầy nói với các Tăng sinh rằng: “Đường Điện Biên Phủ ngày nào cũng có người và xe cộ đi lại ngược và xuôi. Nhưng, trong cái ngược xuôi ấy, chẳng có ai nhận ra rằng, mình đang bị ngược xuôi trong cái dòng xuôi ngược ấy, cứ tưởng rằng, con đường của mình đi là đích thực và những việc mình làm là hoàn thiện, có nội dung thương đời, nhưng thực ra những cái nghĩ tưởng ấy, chỉ là ảo giác được biến thể từ một ngã tính hư huy?n. Và vì là hư huyễn, nên dù có mình hay không có mình, thì cuộc đời nầy nó vẫn muôn đời ngược xuôi như vậy”.
Biết vậy, để ta khỏi bận tâm đối với bất cứ việc gì, dù việc ấy là quá khứ, hiện tại hay tương lai, dù việc ấy là ở nơi nầy hay nơi kia.
Con biết không? Nói vô thường thì dễ, mà buông bỏ những gì mình có không phải dễ, nói vô ngã thì dễ mà buông bỏ ý niệm về ngã và ngã sở hữu chẳng dễ chút nào. Và đáng thương tâm nhất là có những người vừa buông tay đối với cái năy, đã vội vã đưa tay chụp bắt cái kia!.
Thầy mong con đọc và hiểu sâu vào những gì mà Thầy đang chia sẻ.
Chúc con an lành!
Huế, ngày 02/11/2006
Xi con!
Thầy muốn gọi tên con là Xi hơn gọi con là Trân Nghiêm, tại sao vậy, đố con?
Cái ban đầu lúc nào cũng đẹp phải không con nhỉ!
Người xuất gia gìn giữ được hảo tâm ban đầu của mình đừng để bị biến thể hay bị quên mất là nhất định thành công trên chí nguyện của mình.
Trong tập Hoằng Pháp số 15, Thầy có viết “hữu ích của một Thiền án”. Trong bài ấy, Thầy nói: “Nuôi dưỡng một ý niệm tốt xuyên suốt cả một buổi thiền tập đã là khó huống chi là nuôi dưỡng ý niệm tốt suốt cả một đời người”.
Vậy, làm gì con cũng phải luôn luôn nhớ cái tâm ban đầu xuất gia của mình. Con chỉ cần nhớ, nuôi dưỡng và biểu hiện nó ra trong đời sống hàng ngày, qua thân, ngữ và ý của mình, thì những gì tốt đẹp trong đời sẽ đến với con rất tự nhiên.
Bấy nhiêu lời cho con. Cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho con có nhiều an lành.
Huế, ngày 02/11/2006
Kỉnh Nghiêm con!
Thầy nhận thư con từ Thầy Từ Thông trao lại đã lâu, nay mới có thư cho con.
Thầy vẫn khỏe, Huế đang chính thức vào thời kỳ của bão lũ. Quê hương của miền Trung luôn luôn bị bạc đãi bởi thời tiết khắc nghiệt. Vă luôn luôn bị thử thâch với “nắng quái và mưa chang”. Bất hạnh của con người cũng từ đó và hạnh phúc của đời người cũng từ đó con à!
Bão lũ của thiên nhiên và bão lũ của đời người ở đâu cũng có, nhưng đối với những người có nguyện lực, có chí hướng, có đầy đủ sự thông minh, thì xem những bão lũ của thiên nhiên và bão lũ của cuộc đời như là những bài học quý giá và sống động.
Bão lũ gây thiệt hại cho con người và xã hội, nhưng lại cuốn trôi những gì dơ bẩn của con người và xã hội. Và làm gạt những gì giả dối do con người tạo ra.
Bão lũ giúp cho ta sự chịu đựng, hiến tặng cho ta phù sa, mở ra cho ta sự học hỏi mới, với tầm nhìn không chủ quan và những trải nghiệm quý báu khác.
Trong Thầy, mỗi lần dông bão hay mưa lớn nổi lên, Thầy không cần phải chống đỡ gì hết, ngồi yên lặng và mỉm cười với nó mà thôi. Và Thầy biết chắc, dù dông bão cấp mấy, rồi chúng cũng phải lắng yên, vă dù mưa lũ đến mấy, rồi cũng phải tạnh ráo. Vì đó là chân lý tất yếu của mọi hiện t??ng đang lẩn quẩn trong vòng sinh diệt của thế gian.
Con ơi! Đời người không ai không có dông bão, có những dông bão nổi lên, nhưng cũng có những trận dông bão khởi ngầm. Và những hiện tượng dông bão chỉ là những hiện tượng khởi lên từ những bản chất ngấm ngầm. Nếu ta không biết cách làm thay đổi bản chất của dông bão, thì những hiện tượng của dông bão trong đời sống của ta không bao giờ lắng yên, phải vậy không con à!
Thầy mong con luôn luôn an lành giữa dông bão, để sự an lành của con có một ý nghĩa rất thực.
Thầy
Huế, ngày 20/11/06
Diệu Hương con!
Thầy đã nhận quà và ba lá thư của con, nay Thầy mới có thư cho con.
Chậm thư hồi âm, là do Thầy tập trung tất cả cho bản dịch và chú giải kinh Phổ Môn. Bản kinh này đến nay đã hoàn thành và sắp sửa trình làng, nên Thầy tin cho con để mừng.
Đọc thư con, được biết mẹ con đã đi xa, Thầy rất xúc cảm. Và xúc cảm hơn nữa, là con đã biết cách yểm trợ để chuyến đi xa của mẹ con được thành tựu tốt đẹp.
Nên đọc thư xong, Thầy đã đứng yên lặng mười phút, để nghĩ nhiều về mẹ con và con.
Và sau khi đọc thư con, mỗi khi ngồi thiền, tụng kinh, lạy Phật, Thầy đều nhất tâm cầu nguyện cho mẹ con có được năng lực tự tại lớn trong cõi sinh tử và có tâm nguyện rộng lớn với hạnh từ bi, để ở đâu và thời gian nào, Thầy trò chúng ta cũng vẫn gặp nhau và giúp nhau thực hiện những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.
Hương con! Sống trong một xã hội tha hóa, đạo đức xuống cấp, con người phần nhiều chạy theo “chủ nghĩa bái vật”, quên mất gốc rễ, mà con vẫn gìn giữ được gốc rễ, vì hiếu quên thân, trọng nghĩa khinh tài, đó là điều Thầy rất mừng và quý.
Con ghi tên, pháp danh, năm sinh và ngày mất của mẹ con gửi cho Thầy, để Thầy luôn cầu nguyện cho mẹ con. Và nếu có thể con gửi cho Thầy một tấm hình con và mẹ con chớp chung.
Thầy cầu nguyện cho mẹ con siêu thoát và con tâm Bồ đề kiên cố, hiếu đạo viên thành.
---²²---
Trâch Nhiệm Vi Tính
Thái Tịnh
Mãn Toàn
Nhuận Tịnh Phương
Nhuận Viên Như
|