HOA NỞ TRONG VÒNG TỤC LỤY
THÍCH THÁI HÒA
Cập nhật: 04:39:48 10/05/2009

HOA NỞ

TRONG VÒNG TỤC LỤY

THÍCH THÁI HÒA

 

J

 

 

 

Chùa Phước Duyên - Huế

2006

 

Mục Lục

 

Tình yêu tâm linh trong huyết thống........ 7

Nắm tay nhau cùng đi............................... 18

Giữ gìn và chăm sóc tình yêu................... 33

Đám cưới FRECT và DELORAL.............. 52

Thủy chung cùng một con đường............. 67

Hương vị của tình yêu............................... 81

Tình yêu theo bản nguyện......................... 97

Tình yêu với trái tim và tầm nhìn rộng mở        130

Thiết lập tình yêu và niềm vui sướng....... 154

Đi với nhau trên một dòng sông............... 179

Gặp nhau trong cõi luân hồi...................... 209

Tình yêu giữa hoa sen và biển cả.............. 222

Tình yêu Phong Liên................................. 235

Tình yêu Nam Bình................................... 256

Vợ chồng dễ thương.................................. 277

Tình yêu giữa Quốc Khanh và Phương Như       297

 

 

Nội Lưu

---

TÌNH  YÊU

TÂM LINH TRONG HUYẾT THỐNG

 

(Pháp thoại T.T. Thích Thái Hòa giảng cho đệ tử Thái Vũ Quốc An và Bùi Thế Ngọc Diệp vào ngày 15- 11- Canh Thìn, tức ngày 10- 12-2000, tại Đại Hùng Bảo Điện, chùa Phước Duyên - Huế, do đệ tử Quảng Đạo và Chơn  Phương kính ghi từ băng giảng, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính)

 

Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 10 tháng 12 năm 2000, tức là ngày 15 tháng 11 năm Canh Thìn, tại Đại Hùng Bảo Điện, chùa Phước Duyên, tất cả chúng ta đều có mặt để cầu nguyện Tam Bảo chứng minh cho đời sống lứa đôi của hai Phật tử Quốc An và Ngọc Diệp.

Thưa Đại Chúng,

Cùng hai con quý mến!

 Sự tự nguyện đến với nhau của hai con, đã được gia đình hai bên công nhận và tác thành, được bạn bè đồng lòng hỗ trợ và hôm nay, hai con được bà con nội ngoại, cha mẹ đưa đến trước ngôi Tam Bảo, trước hiện tiền Chúng tăng để sám hối tất cả những gì sai lầm trong quá khứ, hiện tại và làm cho tăng trưởng phước đức trong tương lai.

Nhân đây, Thầy sẽ có pháp thoại tặng cho hai con làm hành trang trong cuộc đời. Hành trang đó sẽ giúp cho hai con sống với nhau thật có ý nghĩa, vừa tròn hiếu đạo, vừa đẹp vợ chồng và sau này các con sẽ là cha mẹ, là ông bà.

Các con có biết không, cuộc sống của một con người có nhân cách, họ đi vào đời và ra giữa xã hội sẽ nở ra những hoa trái thơm tho, đem lại vinh quang cho gia đình, cho dòng họ, cho giang sơn tổ quốc.

Thầy biết, có những cặp trai gái ở đời không có đạo lý, họ đến với nhau do cảm tính, nên họ đã gieo đau khổ cho nhau rất nhiều. Trái lại, có những người con trai, con gái có đạo lý, họ sinh trưởng trong gia đình có đạo lý, họ đến với nhau, họ xây dựng đạo lý hạnh phúc cho nhau trong cõi người.

Bây giờ, trước khi Thầy có vài lời dẫn đạo, trao truyền cho các con, các con phải lắng hết tâm tư để tiếp nhận những gì mà Thầy đã học được trong Giáo pháp của Đức Thế Tôn, từ cuộc sống thực tế hay từ trong kinh nghiệm tu tập của mình, để chia sẻ đến với hai con như sau:

 

Biết Cùng Nhau Thiết Lập:

Hai con đến với nhau, thương yêu nhau, xây dựng hạnh phúc cho nhau không vì bản thân mình, mà phải vì sự kế thừa dòng họ huyết thống tổ tiên ông bà nội ngoại. Tổ tiên ông bà mình trong quá khứ đã làm cho dòng họ mình rạng rỡ, thì nay hai con phải có nhiệm vụ tiếp tục làm sáng chói dòng họ của mình trong tương lai, hai con phải đến với nhau như vậy mới có ý nghĩa.

Hai con đến với nhau, vì cảm nhận ơn sâu xa của tổ tiên, ông bà nội ngoại, của cha mẹ đã tác thành cho mình, vì vậy mà hai con tự nguyện đến với nhau để xây dựng hạnh phúc cho nhau trong cõi đời nầy.

Hai con đến với nhau, vì cảm mến công ơn tác thành của bạn bè, thiện hữu, cảm nhận ơn sâu xa sự có mặt của trời và đất, do đó hai con đã tự nguyện đến với nhau để xây dựng hạnh phúc trong cõi đời.

Điều quan trọng hơn là hai con tự nguyện đến với nhau được thiết lập trên nền tảng Tam Bảo, thiết lập trên niềm tin chánh pháp, biết quay trở về với cội nguồn tâm linh của mình. Hạnh phúc được thiết lập trên nền tảng cội nguồn tâm linh, hạnh phúc đó, không những chỉ có giá trị một trăm năm trong cõi người mà có giá trị cả ngàn năm, triệu năm và mãi mãi về sau trong cuộc sống của mỗi chúng sinh. Vì cảm nhận điều đó, mà hai con tự nguyện đến với nhau, thì trong giờ phút này, Thầy nhắc nhở hai con là nên yêu nhau và đến với nhau như những điều mà Thầy dặn dò hôm nay.

 

Tiếp Tục Và Trao Truyền:

Các con phải biết rằng, trái tim của hai con không phải tự thân mà có, trái tim của hai con có được là nhờ có cha mẹ, tổ tiên, ông bà nội ngoại, nhờ bạn bè bằng hữu của hai con, nhờ có trời, có đất mới có trái tim của hai con. Trái tim đó tạo nên hạnh phúc hay khổ đau, ngọt ngào hay chát đắng, đều tùy thuộc vào niềm tin thâm sâu của hai con đối với cội nguồn tâm linh của mình là Phật, Pháp và Tăng.

Nếu niềm tin tâm linh của mình hời hợt, mong manh, thì bất cứ tình yêu nào trong cuộc đời này, được thiết lập từ không có niềm tin hoặc niềm tin hời hợt, chúng cũng đều dẫn tới thất vọng và khổ đau.

Trái lại, nếu niềm tin tâm linh của mình sâu xa, và tình yêu được thiết lập trên nền tảng niềm tin vào Phật, Pháp, Tăng, thì tình yêu đó có cơ hội tạo nên chất liệu ngọt ngào, phát sinh ra nhiều hoa trái rất đẹp, rất thơm và rất lành.

Vì vậy, khi hai con đã tự nguyện đến với nhau, hai con phải quán chiếu trái tim và nuôi dưỡng trái tim của mình hàng ngày.

Trong đời sống hàng ngày, khi xử sự với nhau, hai con phải biết nuôi dưỡng trái tim của mình, đừng để trái tim bị thương tích, bị t? vết. Nếu các con vụng về trong cách hành xử của mình, thì các con đã làm cho trái tim của mình bị thương tích, khi trái tim của mình bị thương tích, thì trái tim của cha mẹ mình cũng bị thương tích, trái tim của dòng họ mình cũng bị thương tích, trái tim của bạn bè mình cũng bị thương tích và mình không còn xứng đáng để ngửa mặt lên nhìn trời, mình cũng không còn xứng đáng để cúi xuống nhìn đất và ngay nơi cội nguồn và dòng suối tâm linh của mình sẽ bị khô kiệt đi.

Trái lại, mình luôn luôn biết nuôi dưỡng trái tim của mình, khi làm điều gì, khi nói điều gì, khi xử sự với nhau điều gì, mình phải nghĩ rằng, trái tim này là trái tim không phải chỉ là của tôi mà còn là của cha mẹ tôi, của tổ tiên ông bà nội ngoại tôi. Trái tim của ông bà, cha mẹ được lành lặn, là do trái tim các con được lành lặn. Trái tim con cháu của các con trong tương lai được lành lặn, là do trái tim của hai con trong giờ phút này được lành lặn.

Khi các con quán chiếu sâu như thế, thì các con đã có cơ hội đạt được hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại. Trái tim của các con xứng đáng kế thừa trái tim dòng dõi huyết thống của mình. Trái tim đó rất xứng đáng để sống với bạn bè chung quanh, nó rất xứng đáng để trao truyền lại cho thế hệ con cháu trong tương lai.

 

 

 

Mở Lớn Con Đường:

Trái tim lành lặn đó chỉ có được, khi nào các con biết hun đúc niềm tin thâm sâu đối với Phật. Tại vì sao phải có niềm tin thâm sâu đối với Phật, bởi vì Phật là Đấng Tuệ giác, là Đấng Phước đức, có phước đức mới tồn tại lâu dài. Hạnh phúc nào không có phước đức, thì nó sẽ tụ và tan nhanh chóng như sương mai. Hạnh phúc được thiết lập trên nền tảng của phước đức, thì hạnh phúc đó đứng vững chãi như cây đại thọ ngàn năm.

Phước đức chính là Phật, trí tuệ chính là Phật, phước đức được nuôi dưỡng bằng trí tuệ, trí tuệ được nuôi dưỡng bằng phước đức. Các con phải tin tưởng Đức Phật, các con phải biết biến hai chất liệu trí tuệ và phước đức của Phật, thành trí tuệ và phước đức cho bản thân mình, cho con cháu mình. Nuôi dưỡng bản thân mình, nuôi dưỡng con cháu mình bằng chất liệu trí tuệ và phước đức, để dòng họ mình được tăng trưởng, lớn mạnh trong dòng suối tâm linh phước đức và trí tuệ.

Các con phải tin vào Pháp. Pháp là chân lý, là sự an lạc và là con đường vượt thoát tử sinh. Các con tin vào Pháp, nghĩa là các con biết đến với nhau không phải vì dục vọng thường tình, không phải vì tâm ý bản năng thấp hèn. Các con đến với nhau để cùng nhau tạo ra chất liệu hạnh phúc cho nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày, đến với nhau để hỗ trợ nhau cùng đi trên con đường hạnh phúc, cùng đi đến con đường an lạc, mở ra một chân trời rộng lớn, một quê hương rộng lớn cho bản thân mình, cho dòng họ mình và cho bạn bè mình.

Các con phải tin vào Tăng. Tăng là đoàn thể thánh thiện. Các con hãy tin vào sự hỗ trợ tích cực của đoàn thể thánh thiện. Niềm tin ấy phải được xây dựng từ nơi trái tim của mỗi đứa con. Tin vào Tăng là tin vào sự thanh tịnh và hoà hợp tuyệt đối.

Vợ chồng sống với nhau, mà không có sự trong sáng và hòa hợp tuyệt đối, đến lúc sinh ra hoa trái, thì hoa trái đó trở thành mâu thuẫn, gượng gạo, con sinh ra không ngoan, cháu sinh ra không hiền. Trái lại, các con tin vào Tăng tức là tin vào bản chất hòa hợp tuyệt đối nơi mọi sự hiện hữu, và sự hoà hợp tuyệt đối đó được thể hiện ngay và đã có mặt ngay trong đời sống hàng ngày của mình.

Vợ làm điều gì phải bàn bạc với chồng, chồng làm điều gì phải bàn bạc với vợ, cái gì không hiểu, mình phải tìm cách nói cho nhau hiểu, hiểu rồi phải cố gắng nuôi dưỡng, tìm cách phát triển cho rộng lớn, đưa nó đi vào trong máu, xương, tủy, hơi thở và trong trái tim. Ý thức hòa hợp và trong sáng đó sẽ tạo ra những đứa con ngoan, những đứa cháu hiền trong tương lai. Bởi vậy, nên sự yêu thương của người có đạo, tình yêu vợ chồng của người có đạo, đều phải được thiết lập trên nền tảng tâm linh, đó là Phật, Pháp, Tăng vậy.

          

Đưa Huyết Thống Bước Lên Dòng Thánh:

Hôm nay, hai con đã có phước và duyên đến với nhau, hai con được cha mẹ, bà con nội ngoại, bạn bè hai bên đưa đến trước ngôi Tam Bảo để tiếp xúc với cội nguồn tâm linh của mình, với cội nguồn huyết thống của mình. Để từ đó các con biết cách phát triển cội nguồn huyết thống dựa trên nền tảng cội nguồn tâm linh của mình, biết đem cội nguồn huyết thống hòa nhập với cội nguồn tâm linh của mình, nhờ đó dòng dõi huyết thống mới càng ngày càng đẹp và có ý nghĩa hơn trong cõi người trăm năm này.

Điều đó cũng có nghĩa là đem cái ngắn ngủi nhập vào cái vĩnh cửu, đem cái tạm thời nhập vào cái lâu dài, đem cái hạnh phúc trong thoáng chốc nhập vào cái thường lạc ngã tịnh của tịnh pháp, đó là sự khôn ngoan nhất của những con người có trí ở trong đời, đó là sự khôn ngoan nhất của cặp vợ chồng có đức và có trí đến với nhau, và đó cũng là sự khôn ngoan nhất của bậc làm cha, làm mẹ đối với con cháu của mình, mà ngày hôm nay trong giờ phút này, hai con có được thiện duyên đó.

Thầy biết rằng, hai con yêu nhau, nhưng chưa được học đạo, chưa có khả năng chuyển hóa tình yêu ích kỷ thành tình yêu rộng lớn, nên bây giờ, các con đến với nhau các con phải chuyển hóa cho được tình yêu ích kỷ đó thành tình yêu rộng lớn, khi đó các con sống ở đâu cũng tạo nên hạnh phúc cho mình.

Nếu các con chuyển hóa được tình yêu tầm thường thành tình yêu cao thượng, thì trong gia đình, các con sẽ là chàng rể rất dễ thương, là nàng dâu rất quý báu và dễ thương. Các con sẽ là người cha mẫu mực, là người mẹ mẫu mực, là ông bà  rất xứng đáng được ngồi trên bàn thờ trong tương lai để cho con cháu của mình kính lạy, phụng thờ. Có như thế, các con mới sinh ra được hoa trái của tình yêu rất lành lặn, thơm tho, hoa trái đó đi đến đâu cũng đem hương sắc đến cho đời, đem lại cái vinh hạnh cho cha mẹ, dòng họ

 

Chứng Minh Và Yểm Trợ:

Trong giờ phút thiêng liêng này, Thầy nghĩ rằng, Tam Bảo sẽ chứng minh cho hai con, dòng họ tổ tiên sẽ chứng minh cho hai con, mặc dù có những vị đã khuất, những người đang tại thế cũng mỉm cười sung sướng, tràn đầy hạnh phúc khi thấy hai con hạnh phúc.

Mặt trời sẽ mọc lên, soi rọi cho hai trái tim của hai con ấm áp giữa mùa đông băng giá. Tình yêu của mặt trăng sẽ sáng lên, soi đường cho các con đi trong đêm trường mờ mịt và sao Bắc Đẩu sẽ chỉ dẫn cho hai con đi đến đỉnh cao của tình yêu mà hai con đã chọn, bạn bè hai con sẽ mỉm cười cùng chia sẻ tình yêu cao quý của hai con.

Và có khi nào đó, trong cuộc sống của vợ chồng, chồng giận thì vợ phải nguôi, khi vợ giận thì chồng phải nguôi. Hai con phải tìm cách hòa giải, giúp nhau vượt thoát tình trạng bế tắc của khổ đau, vượt khỏi tình trạng cô đơn trong cuộc sống, và những tình trạng uẩn khúc trong lòng không nói được với ai. Vợ chồng phải tìm cách giải tỏa cho nhau, để khi người chồng đi ra ngoài xã hội có những bức xúc không biết đổ cho ai, về đổ cho vợ, thì người vợ phải biết thông minh, can đảm, tiếp nhận những oan ức đó. Trái lại, khi người vợ đi ra ngoài xã hội hay ở trong nhà tề gia nội trợ, lo công việc nhà bao nỗi khó khăn, khi người chồng về cũng đổ hết lên cho chồng, thì người chồng  phải đứng vững như cây đại thọ để che chở cơn dông bão mà người vợ đổ lên trong cuộc sống của mình. Có như vậy gia đình mới hạnh phúc. Cha mẹ các con sẽ nhìn các con mỉm cười sung sướng, khi thấy mình sinh ra được những người con trai, con gái dễ thương, chú rể, nàng dâu hiếu thảo, có chất liệu đạo lý trong cuộc sống hàng ngày.

Bấy nhiêu lời, Thầy chia sẻ với hai con, mong hai con tiếp nhận để làm hành trang trong cuộc sống lứa đôi của mình. Bây giờ, trước Tam Bảo, trước Thầy, trước Cha mẹ, bà con, bạn bè bằng hữu của hai con, hai con đứng dậy và lạy Tam Bảo với những lời nguyện như sau:

“Đệ tử chúng con chí thành phụng hành chánh pháp, phụng hành hiếu kính cha mẹ, tổ tiên, và xin hứa sống tròn hiếu đạo, sống đẹp với nhau để hai con xứng đáng là những hạt ngọc trong gia đình và dòng họ”.

Vậy, hai con xin hứa hết lòng và hãy thành kinh đảnh lễ Tam Bảo, Tổ Tiên, Ông Bà và Cha mẹ ba lạy một cách sâu sắc.

 

                                            

NẮM TAY NHAU CÙNG ĐI

 

(Pháp thoại TT. Thích  Thái Hòa giảng đám cưới cho hai đệ tử D?ng và Ngân tại chùa Phước Duyên, Huế, ngày 12/06/ Nhâm Ngọ (2002) do học trò Nhuận Hạnh Châu và Quảng Như  kính ghi từ băng giảng, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính)

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Dũng và Ngân, hai con thương mến!

Hôm nay ngày 12, tháng 06, năm Nhâm Ngọ, hai gia đình của hai con đưa hai con Dũng và Ngân đến chùa Phước Duyên, trước Tam Bảo, trước hiện tiền chúng Tăng để cầu nguyện cho hai con thành tựu tốt đẹp trong đời sống lứa đôi.

Hai con đã được Hòa Thượng trú trì niêm hương bạch Phật, cầu nguyện Tam Bảo chứng minh cho hai con, hai con cũng được cha mẹ, chú bác, cô dì và bạn bè đều nhất tâm hộ niệm cho hai con thành tựu ước nguyện đời sống lứa đôi một cách tốt đẹp, đó là hạnh phúc nhất, đó là tặng phẩm quý báu nhất để hai con có thể bước vào cuộc sống lứa đôi một cách có ý nghĩa.

Và nhân đây, Thầy thay mặt Hòa Thượng trú trì cũng như quý Thầy ở trong chùa có vài lời với hai con trong buổi lễ này.

Hai con Dũng và Ngân quý mến!

Là Phật tử, hai con đã tìm hiểu nhau và thấy rằng, mình có thể đến với nhau, sống với nhau để tạo nên hạnh phúc cho nhau, cho nên hai con đã tự nguyện đến với nhau và được cha mẹ của hai con cho phép.

          

Con Đường Tự Nguyện:

Như vậy, việc đi đến với nhau của hai con không phải là do nghiệp lực, mà do nguyện lực. Ở đời, phần lớn người ta đi đến với nhau là bằng nghiệp lực, nên trong đời sống lứa đôi, trong đời sống vợ chồng có rất nhiều khổ đau, có rất nhiều rối rắm, có những điều không ưa mà cũng phải làm, không ưa mà cũng phải sống.  Trái lại, người Phật tử, sau khi đã học giáo pháp của Đức Phật rồi, mình mới bắt đầu xây dựng đời sống lứa đôi, vì mình đã tìm hiểu nhau rất kỹ, hai người cùng nhìn về một chân trời, nhìn về một phía và cùng dắt tay nhau đi về phía đó, mình nguyện cùng nhau đi về phía đó, cho nên tình yêu lứa đôi của người Phật tử không phải là nghiệp lực mà là nguyện lực. Chất liệu tình yêu lứa đôi của hàng Phật tử đi đến với nhau bằng nguyện lực, chứ không phải bằng nghiệp lực, nên cơ bản đã có hạnh phúc rồi, mỗi người đã có chủ quyền của mình.

Ở đây, quý vị trong thân tộc đang tham dự buổi lễ này, quý vị cũng phải ý thức cho được điều đó, để hướng dẫn cho con cháu của mình, khi mà con cháu của quý vị thương ai đó, thì quý vị không có can dự vào, nhưng mà quý vị phải nhắc nhở cho con cháu của mình biết rằng, con đường đó là con đường rất khó khăn, nên mấy đứa con phải cẩn thận lúc chọn lựa, phải chọn lựa một cách thông minh và khi mình nói như vậy, không phải mình chỉ nói một lần, mà mình phải nói tới ba lần.

Bởi vì bậc làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị, làm chú, làm bác, làm cô, làm dì, mình phải nói cho nó bi?t ???c ?ĩ là con ???ng khĩ kh?n, con đường rất hẹp, chứ không phải là con đường rộng l?n thênh thang.

Với con đường hẹp đó, nếu mình không chín chắn, không có thông minh mà mình đi vào đó, mình sẽ bị ngột thở và rất dễ bị đổ vỡ. Do đó mình sẽ chia s? với con, với cháu của mình, khi nó thưa chuyện đó với mình. Mình hỏi, con đã suy nghĩ kỹ chưa, con đã thấy rõ chưa, con đã tìm hiểu nhau kỹ chưa, mình phải hỏi điều đó đến ba lần.

Thầy biết rằng, Dũng và Ngân  thương nhau đã lâu, tìm hiểu nhau đã lâu, cũng có thể hai con đã chín chắn trong vấn đề này và hai con cũng đã lên thưa với Thầy v? điều này.

Cho nên, hơm nay, cĩ cha m? c?a hai con, có những người thương yêu c?a hai con, trước Tam B?o, trước hiện tiền chúng Tăng, Thầy nhắc nhở hai con những việc sau đây:

Tình yêu lứa đôi đã đến với nhau bằng tự nguyện, thì bất cứ cái gì, các con cũng tự nguyện mà làm, vợ đừng áp đặt lên chồng, khi chồng chưa nhận ra được vấn đề, chồng cũng không được áp đặt lên vợ, khi vợ chưa nhận ra được vấn đề, mà vợ chồng phải đến với nhau như những người bạn chân tình nhất, hiểu biết nhất.

Khi vợ mình, chồng mình chưa hiểu vấn đề, thì mình phải nỗ lực làm cho vợ mình, chồng mình hiểu, có thể chồng mình, vợ mình chưa hiểu được mình ở lời nói, hay có nghi ngờ ở nơi lời nói, thì mình phải thể hiện lời nói đó, ngay nơi hành động của mình, nơi đời sống của mình, ngay nơi xử sự của mình. Khi hai con sống được như vậy, thì hai con đã làm đẹp cho mình, làm đẹp cho cha mẹ mình, cho dòng họ nội ngoại của hai con.

 

Ý Thức Sống Chung:

Trong đời sống lứa đôi, kỵ nhất là sống theo cá tính của mình, nếu mình sống theo cá tính của mình, thì hạnh phúc lứa đôi sẽ vỡ ngay, đó là điều mà hai con phải lưu ý. Bởi vì, trong đời sống lứa đôi, hạnh phúc của chồng là hạnh phúc của vợ, hạnh phúc của vợ là hạnh phúc của chồng, niềm đau của chồng hay của vợ cũng chính là niềm đau của cả hai người và niềm đau của cả hai người  cũng là niềm đau của cha mẹ hai bên, dòng họ hai bên, nên mình nói một điều gì, mình cũng phải cân nhắc cho kỹ, có đôi khi cha mẹ hai bên làm thông gia sống với nhau rất đẹp, nhưng bởi vì hai đứa trẻ kém hiểu biết, kém sự đối xử với nhau, làm cho tình cảm của hai bên thông gia trở nên ngột ngạt, đó là điều mà các con phải hết sức cẩn thận.

Tình yêu lứa đôi rất là đẹp, nhưng rất là mong manh, giống như ngàn cân treo sợi tóc, cho nên các con bước vào đây, thì phải cẩn thận hơn sự cẩn thận của ông thầy tu mới giữ được tình yêu ?y, bởi vì đây là tình cảm đẹp, nhưng rất mong manh, nên nếu mình thiếu sáng suốt, thiếu thông minh là nó vỡ toang, vậy muốn giữ được tình cảm này, các con phải cẩn thận và chín chắn như những vị thầy tu vậy, chứ không phải vợ chồng sống với nhau như cặp uyên ương. Nếu chỉ sống như  những cặp uyên ương, nó sẽ làm khổ đau cho nhau một cách khủng khiếp và cuối cùng vợ chồng như là oan gia tụ hội.

Bởi vì, người ta đâu có ý thức được rằng, đây là hạnh phúc rất đẹp, nhưng mà rất mong manh, nên mình muốn giữ được hạnh phúc đẹp mà mong manh đó, thì mình phải hết sức cẩn thận. Phải cẩn thận từ lời ăn, tiếng nói, cẩn thận từ cách nhìn, điệu bộ của mình với nhau, nếu mình không tế nhị, thì chồng mình cũng có thể nghi mình và hạnh phúc cũng có thể tan ngay, vợ mình cũng có thể nghi mình, thì hạnh phúc của mình khơng cịn.

Cho nên, mình phải tế nhị trong từng cử chỉ rất nhỏ, để chồng mình không nghi mình, vợ mình không nghi mình. Và khi vợ, chồng không nghi nhau, đời sống lứa đôi không có nghi ngờ, khi đó mình mới tạo được hạnh phúc cho nhau, còn nếu có nghi ngờ nhau, thì làm sao có hạnh phúc.

Nghi thường thường đi kèm theo với hận thù, với cái ghét, nghi thường đi kèm theo với cái sân và không nghi thường đi kèm theo với cái thương, cái cảm thông. Nên, trong đời sống hàng ngày, hai con phải hết sức cẩn thận trong từng động tác, cử chỉ, lời nói, ngay cả khi mình giao tiếp với bạn bè, mình cũng phải hết sức tế nhị. Người chồng có thể giao tiếp với bạn gái, nhưng phải tế nhị, người vợ có thể giao tiếp với những bạn trai đã học hành quen biết với nhau từ lâu, nhưng cũng phải hết sức tế nhị, nếu không tế nhị, thì vợ cũng có thể làm cho chồng nghi ngờ và chồng cũng có thể làm cho vợ mình nghi ngờ, điều đó hai con phải thông minh mới giữ được.

 

Cùng Nhau Tương Kính:

Trong đời sống lứa đôi, hai con phải tương kính nhau, khi mình tương kính nhau, thì mình đừng bao giờ ỷ lại khả năng vốn có của mình. Nếu ỷ lại khả năng của mình, thì đời sống lứa đôi cũng khó mà có hạnh phúc. Nên, trong sự tương kính mình không ỷ lại khả năng của mình, gia thế của mình, không ỷ lại sở học hay trí thức của mình. Khi vợ hay chồng đã ỷ lại khả năng của mình, thì mình không thể dựa vào nhau được, nên tình cảm trở thành một lằn mức và khi đã có lằn mức, thì khó mà có sự cảm thông để đi đến hạnh phúc trọn vẹn.

Do đó, trong đời sống hàng ngày, hai con phải giữ cho được sự tương kính nhau, không những mình chỉ tương kính cho mình hay vợ mình, mà còn tương kính cả cha mẹ, bà con, bạn bè hai bên.

Dũng phải tương kính cha mẹ, bà con, bạn bè của Ngân như cha mẹ, bà con, bạn bè của mình và Ngân cũng phải tương kính cha mẹ, bà con, bạn bè của Dũng như cha mẹ, bà con, bạn bè mình. Nếu chồng chỉ tương kính vợ thôi, hoặc vợ chỉ tương kính chồng thôi, còn coi thường cha mẹ, họ hàng hai bên là không được, hạnh phúc sẽ vỡ ngay. Cũng như nếu mình coi thường bạn bè, thì hạnh phúc của mình sẽ bị cô lập. Hạnh phúc đã có then chốt rồi, thì phải biết làm cho nó lan tỏa ra, phải biết nhìn rộng ra và chính bờ đê rộng đó sẽ bảo vệ cho hạnh phúc lứa đôi của mình. Bởi vì, hai con không thể tự bảo vệ hạnh phúc của hai con được, nếu không có cha mẹ, bà con, bạn bè đùm bọc, bảo vệ. Chỉ một lời nói của bạn bè thôi, cũng sinh ra bao sự nghi ngờ và cũng có thể làm tan vỡ hạnh phúc, nên hai con phải biết học tập sự tương kính và phải hết sức cẩn thận.

 

Tương  Ái Cùng Nhau:

Khi mình có sự tương kính rồi, thì mình mới có sự tương ái, tức là phải thương nhau, phải giúp nhau trong đời sống lứa đôi. Trong cuộc sống vợ chồng, nhiều khi người chồng có những niềm đau ngoài xã hội, nhưng không biết trút lên ai, cho nên về nhà trút lên vợ mình, như thế là oan, nhưng người vợ phải nghiến răng, phải thông minh, phải thương chồng mình, phải biết chồng có những nỗi đau như vậy, ngoài xã hội, khơng biết trút cho ai, nên trút cho mình là đúng rồi, cho nên, mình phải biết như vậy để chấp nhận và sau đó mình sẽ nói lại với chồng mình sau.

Người chồng cũng vậy, khi đi ra ngoài, nhìn được trời mây, được gặp bạn bè, còn vợ mình ở nhà lam lũ, chăm sóc con cái, nhiều khi đau ốm không ai biết,  có những nỗi buồn chẳng ai hay, khi chồng về, thì dọn cơm cho chồng ăn, chồng ăn xong rồi đến xem tivi, hoặc đi chơi tennis, nhiều khi còn chở bạn gái đi nữa, người vợ ở nhà thấy cô quạnh, hẩm hiu như vậy, rất là đau khổ, cái đau khổ đó kéo dài từ ngày này sang ngày khác, cuối cùng đi tới sự đổ vỡ. Cho nên, người chồng phải khôn khéo, phải thông minh để chia sẻ được niềm đau, khổ tủi của vợ mình, làm được như vậy, thì hạnh phúc lứa đôi mới đảm bảo.

 

Biết Tương Thuận Nhau:

Trong đời sống lứa đôi, mình phải tương thuận nhau, không nên ý vợ một đường, ý chồng một nẻo, mình phải biết tương thuận nhau, mình sống luôn có mặt bên nhau. Có mặt bên nhau, không có nghĩa là mình đi đâu, mình cũng cõng vợ mình đi theo đó, mình đi đâu mình cũng cõng chồng mình đi theo đó, nếu mình tương thuận như vậy, thì cuối cùng lưng mình cũng còng, mà mình tương thuận, có nghĩa là mình làm gì, thì mình phải bàn bạc vợ chồng với nhau thật kỹ và tùy theo khả năng của mỗi người mà thực hiện, khi người chồng đóng vai trò chủ đạo, thì người vợ hết lòng ủng hộ và khi người vợ đóng vai trò chủ đạo, thì người chồng hết lòng ủng hộ. Có nhiều việc, người chồng đứng ra chịu trách nhiệm, thì công việc thành tựu, có những việc người vợ đứng ra chịu trách nhiệm, thì công việc thành tựu, chứ  không phải lúc nào, người chồng hay vợ cũng làm chủ. Khi nhận ra được điều đó để sống, tức là mình có sự tương thuận và tương thuận được như vậy, nó sẽ bảo chứng được cho đời sống hạnh phúc lứa đôi.

Như vậy, hai con có thể sử dụng các chất liệu ý thức sống chung, tương kính, tương ái, tương thuận trong đời sống hàng ngày của mình, thì Thầy tin chắc rằng, hai con sẽ có hạnh phúc rất lớn trong đời sống lứa đôi.

Bởi vì, đời sống lứa đôi nầy hai con đã tự nguyện đến với nhau, cha mẹ, bà con, bạn bè đâu có ép đặt, hai con đã tự nguyện đến với nhau, thì đã có bản nguyện rồi, nên trong đời sống, hai con luôn luôn nhìn tính tích cực của nhau để mà chăm sóc nhau và nhìn vào cái tiêu cực của nhau để vượt ra khỏi cái tiêu cực đó, chứ không phải nhìn cái tiêu cực để tạo ra hố ngăn.

 

 

 

Tam Bảo Là Điểm Tựa:

Điều cuối cùng, Thầy muốn nói với hai con rằng, hai con đã quy y Tam Bảo rồi, hai con nguyện thiết lập hạnh phúc lứa đôi trên nền tảng của Tam Bảo, và trong cách nhìn cuộc đời của người Phật tử, chứ  không phải theo cách nhìn của người tầm thường, như vậy hai con đến với nhau là để giúp nhau đi đến với sự cao quý trong đời sống hàng ngày, giúp nhau kế thừa huyết thống, kế thừa nòi giống, mà không phải đi đến với nhau để khai thác cảm giác dục vọng.

Nếu hai con đi đến với nhau để khai thác cảm giác dục vọng, thì cái đẹp của sự thương yêu không còn nữa, mà đó như một món nợ mà mình phải làm nghĩa vụ cho nhau và trong món nợ đó, nó tiết ra chất liệu oan khiên, cái oan khiên đó không chỉ liên luỵ một đời, mà liên luỵ đến nhiều đời.

 

Tên Pháp Của Hai Con:

Lại nữa, khi hai con làm một điều gì, thì hai con phải nhớ đến Pháp danh của mình mà làm, mà sống. Pháp danh của Dũng là Quảng Niệm, pháp danh của Ngân là Quảng Như. Dũng nhớ đến Pháp danh Quảng Niệm như là định hướng, hành xử của cuộc sống. Quảng Niệm là người Phật tử có tâm niệm rộng lớn. Khi một người đệ tử Phật có tâm niệm rộng lớn, thì mình đã có cơ hội hạnh phúc rồi. Sở dĩ, ở đời họ không có hạnh phúc, là vì tâm niệm của họ quá hẹp, quá tầm thường, người có tâm niệm rộng lớn, nhất định họ sẽ có hạnh phúc và che chở được cho nhiều người khác, và họ sẽ giúp đỡ được cho nhiều người.

Và Ngân hãy luôn luôn nhớ đến Pháp danh Quảng Như. Quảng Như là người học trò có định hướng và hành xử đúng như chân lý và rộng như chân lý vậy. Cho nên, một người có tâm hồn rộng lớn và một người có hành xử rộng lớn đúng như chân lý, thì chắc chắn hai con sẽ tạo được hạnh phúc lớn cho chính mình và cho những người xung quanh, cho thế hệ tương lai của chính mình.

 

Biết Ơn Và Cùng Nhau Bước Đi:

Bây giờ, để cảm ơn công ơn sâu sắc của tổ tiên, ông bà nội ngoại, của bạn bè, của mọi loài, hai con hãy theo dõi hơi thở thật sâu sắc để cảm nhận cái ơn đức đó, mình có tình yêu lứa đôi ngày hôm nay, mình có tâm hồn, thân thể ngày hôm nay là do cha mẹ, do tổ tiên, do ông bà nội ngoại hai bên, do thầy, do bạn, do đồng loại của mình giúp mình, mà cúi đầu và chí thành đảnh lễ đến tất cả. 

Sau khi đảnh lễ để cảm nhận được công ơn sâu dày của tổ tiên, ông bà nội ngoại, của thầy, của bạn và của đồng loại xong, hai con đứng đối diện với nhau, chắp tay nghe Thầy nói, Thầy nói xong hai con sẽ lạy nhau hai lạy.

Trong đời sống của con người, mình không thể đi một mình, mình không thể sống một mình, mình không thể vui một mình, mình không thể buồn một mình, mình không thể ăn một mình, mình không thể uống một mình, trong thế gian này không có cái một mình nào, mà tự nó tồn tại được cả.

Trong thế gian này ta muốn tồn tại được, thì tối thiểu phải có hai mình, như vậy mình muốn tồn tại, muốn bảo vệ hạnh phúc, thì phải có hai mình và muốn thoát ly khổ đau cũng phải có hai mình.

Bởi vậy, hai mình tự ý thức và nguyện đến với nhau để giúp nhau, để tương kính nhau, tương ái nhau, tương thuận nhau, mà không phải đến với nhau để phiền hà nhau, cho nên bây giờ, trước Tam Bảo, trước quý Thầy, trước ba mẹ, trước cô dì, chú bác, trước bạn bè của hai con, hai con lạy xuống để biểu lộ sự tương kính, tương ái, tương thuận nhau trong đời sống lứa đôi.

Nhờ chất liệu tương kính, tương ái, tương thuận đó, mà hai con có phước đức rất lớn và chính phước đức đó, mới bảo chứng cho đời sống lứa đôi của hai con, cho dòng dõi của hai con sau này, bởi vì, sau này hai con cũng làm cha, làm mẹ, rồi làm ông bà nội, ngoại, rồi làm ông bà cố. Nhưng khi ta làm ông bà nội, ngoại, ông bà cố, nếu ta không có phước đức gì, thì làm sao ta có thể ngồi trên bàn thờ cùng với tổ tiên chúng ta được. Cho nên, ngay từ giờ phút này, mình phải tạo ra phước đức, để mình càng lớn tuổi, càng nhiều thế hệ bao nhiêu, thì cái cao quý trong gia đình mình, trong dòng họ mình càng phải được gìn giữ và tăng trưởng lên bấy nhiêu. Làm được như vậy, tức là hai con xứng đáng là con cháu của cha mẹ mình, của ông bà nội ngoại mình, xứng đáng là học trò đáng yêu, là đệ tử thuần thành của Tam Bảo.

Và có bao nhiêu phước đức mà các con làm được trong buổi lễ này, trong giờ phút này, các con đem hồi hướng cho tất cả những người thân yêu của mình, những người đã quen hay là những người chưa quen, xin cho họ sớm được gặp nhau ở trong biển cả giác ngộ và đem trí tuệ, tình thương chia sẻ và tạo hạnh phúc cho nhau, thiết lập quê hương tịnh độ ngay trong mỗi tâm hồn và mỗi gia đình, để cảnh giới tịnh độ của chư Phật thật sự có mặt trong đời sống của chúng ta. Có như vậy, thì buổi lễ cầu an hôm nay mới có ý nghĩa, vậy bây giờ, xin t?t cả quý vị đứng dậy chắp tay hồi hướng./.

GiỮ GÌN VÀ  CHĂM SÓC TÌNH YÊU

(Pháp Thoại T.T. Thích Thái Hòa giảng tại chùa Phước Duyên, ngày 22 - 12 - 2002 cho hai phật tử  Châu Khắc Tú và Dương Phước Đông Hải, do các đệ tử:  Đông Hải, Nhuận Từ  Nguyên, kính ghi, đệ tử Nhuận Tịnh Phương, Nhuận Viên Như  vi tính).

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thưa đại chúng!

Hôm nay là ngày 19 tháng 11 năm Nhâm Ngọ, tức là ngày 22 tháng 12 năm 2002, Đại chúng vân tập tại ngôi chánh điện chùa Phước Duyên để làm lễ cầu an và cầu nguyện cho buổi lễ tác thành tình yêu đôi lứa cho hai Phật tử: Châu Khắc Tú và Dương Phước Đông Hải. Xin đại chúng hãy nhất tâm cầu nguyện cho hai Phật tử này đi đến với nhau trong đời sống lứa đôi, ở trong cõi người ta có nhiều hạnh phúc và an lạc. Và trong buổi lễ này Thầy thay mặt Tam Bảo, thay mặt Chúng Tăng chia sẻ bài pháp thoại đến hai con Châu Khắc Tú và Dương Phước Đông Hải như sau:

Hai con sau một thời gian tìm hiểu nhau và  thấy có những điều tương đồng, cho nên đã quyết định đi đến đời sống tình yêu lứa đôi để cùng nhau xây dựng hạnh phúc ở trong cõi người ta. Ước muốn đó của hai con đã được cha mẹ, chú bác, cô dì của hai dòng họ đồng ý tán thành và nay tạo cơ duyên để đưa hai con đến trước ngôi Tam Bảo làm lễ cầu an và xin Thầy chia sẻ pháp thoại, để hai con xem đó như là hành trang, nhằm duy trì hạnh phúc của mình trong đời sống tình yêu lứa đôi.

Hai con quý mến,

Trong chất liệu của tình yêu lứa đôi, trong trái tim của tình yêu lứa đôi có chất liệu của dông bão, nhưng cũng rất nhiều chất liệu của sự bình an và hạnh phúc. Nếu trong trái tim tình yêu lứa đôi nó khởi dậy chất liệu của dông bão, thì nó sẽ đánh mất hai con và nó sẽ đánh mất sự tốt đẹp quan hệ giữa hai gia đình và nó sẽ làm cho hai con không còn hội tụ được với nhau. Và hai gia đình không còn nhìn nhau một cách an toàn, một cách dễ thương. Bởi vậy, ở trong đời nhiều người đã thiết lập tình yêu lứa đôi, tình yêu gia đình, nhưng mà có rất nhiều gia đình đã đổ vỡ, rất nhiều người con trai, con gái đã phải chia tay nhau, dù họ có đến một đứa con, hai đứa con, có người đến cả năm đứa con, có người đã làm ông nội, bà ngoại mà cũng chia tay nhau, là bởi vì chất liệu dông bão trong trái tim của Tình yêu, nó khởi lên và thổi một cách dữ dội, khiến cho hai người phải chia tay. Tuy nhiên, trong trái tim của tình yêu vẫn có những chất liệu rất đầm ấm, dễ thương, an toàn, nếu ta biết thiết lập tình yêu lứa đôi bằng những chất liệu sau đây:

 

 

1. Không Lạm Dụng Thân Thể:

           Đến với nhau không lạm dùng thân thể của nhau mà chỉ để giúp nhau. Nếu ta tới với nhau để lạm dụng thân thể của nhau thì chúng ta sẽ thất bại, bởi vì tất cả các cảm giác nào do thân thể đem lại nó rất là hạn chế và những sắc đẹp do thân thể đem lại cũng rất hạn chế. Do đó, nếu ta đi tới với nhau để lạm dụng thân thể của nhau, thì chúng ta rồi cũng phải chia tay nhau. Điều này hàng loạt người nam, nữ Tây phương, họ không nhận ra, nên hàng loạt người nam nữ Tây phương đã chia tay nhau và cũng hàng loạt người nam nữ ở Đông Phương cũng chia tay nhau. Tại sao như vậy? Vì người ta tới với nhau để lạm dụng thân thể của nhau, hơn là giúp nhau trên phương diện thân thể, bởi vì sắc đẹp nào rồi cũng tàn và cảm giác dục vọng nào, rồi cũng đi qua và để lại cho thân thể một sự trống trải, một sự khao khát tiếp tục. Bởi vậy, trái tim của tình yêu lứa đôi hay khởi lên dông bão và nó cuốn hút, khiến cho mỗi người phải đi mỗi nẻo và hai gia đình quan hệ với nhau rất đẹp trở thành xa lạ và không khéo trở thành hận thù là do người ta tới với nhau vì lạm dụng thân thể của nhau. Do đó, trong buổi pháp thoại này Thầy muốn hai con Tú - Hải đi tới với nhau không phải là lạm dụng thân thể của nhau mà đi tới để chia sẻ với nhau trong đời sống và chúng ta phải biết giúp nhau, biết  chăm sóc thân thể cho nhau.

          Vì sao chúng ta tới với nhau để chăm sóc thân thể cho nhau? Vì ta  nhìn sâu vào thân thể của ta, ta sẽ thấy cơ thể này không phải đơn thuần là của ta, thân thể này ta có được là do cha mẹ ta, thân thể này ta có được là do ông bà tổ tiên, nội ngoại của ta, do có cha mẹ ta, có ông bà tổ tiên của ta, nên ta mới có được thân thể này, cho nên ta  đi tới với nhau là để chăm sóc thân thể cho nhau và hai người chăm sóc thân thể cho nhau, có nghĩa là chăm sóc trái tim cho cha mẹ ta, ta chăm sóc trái tim cho ông bà nội ngoại, chú bác, cô dì và cho bạn bè của ta. Nếu ta biết được như vậy, thì ta sẽ sống rất hạnh phúc với nhau trong đời sống lứa đôi.

Thầy đã có những người học trò rất đau khổ vì tình yêu lứa đôi, Thầy đã có những người cháu rất đau khổ vì tình yêu lứa đôi, Thầy cũng có nhiều bạn bè rất đau khổ vì tình yêu lứa đôi và Thầy cũng đã chia sẻ với họ phương pháp duy trì tình yêu lứa đôi này. Tức là ta đến với nhau là để chăm sóc thân thể cho nhau và giúp nhau chăm sóc thân thể mà ta đã có phước báo mười đời, nên ta mới có được thân thể này và cha mẹ ta cũng có phước báo mười đời mới sinh ra ta có được một thân thể dễ thương như thế này, vă dòng họ của ta cũng có phước báo  nhiều đời, mới tạo nên được người cháu trai hay cháu gái dễ thương như thế này.

Bởi vậy, Thầy mong rằng, hai con đi tới với nhau không lạm dụng thân thể của nhau mà tới với nhau để chăm sóc thân thể cho nhau và thấy được thân thể của ta là một tặng phẩm quý báu của cha mẹ ta, của ông bà, tổ tiên, nội ngoại của ta để lại cho ta và ta biết chăm sóc thân thể như vậy, thì ta đã biết tiếp nhận và trao truyền tặng phẩm quý báu ấy, cho con cháu chúng ta trong tương lai.

 

2. Giữ Gìn Lời Nói Cho Nhau:

Chúng ta tới với nhau để giữ gìn và chăm sóc lời nói cho nhau. Trong tình yêu lứa đôi nếu mình không biết chăm sóc lời nói cho nhau, thì hạnh phúc sẽ đổ vỡ ngay, dông bão sẽ n?i lên ngay và sẽ cuốn hút, đẩy hai người đi hai phương trời xa lạ. Do đó, trong đời sống tình yêu lứa đôi, hai con đi tới với nhau là biết chăm sóc lời nói cho nhau. Chúng ta phải nói những lời nói dễ thương, chúng ta phải nói những lời nói khiêm tốn. Chúng ta không bao giờ sử dụng từ ngữ có tính cách tự hào về sở học của mình, về nghề nghiệp của mình để nói với nhau.

Nếu trong tình yêu lứa đôi, ta sử dụng ngôn ngữ mang tính cách tự hào về sở học, nghề nghiệp, về cách tạo ra nhiều tiền của mình, thì rất có thể dông bão sẽ nổi lên và sẽ đẩy hai người về hai phương trời xa lạ.

Lại nữa, trong đời sống lứa đôi phải chăm sóc lời nói cho nhau, không bao giờ nói những từ mang tính tự hào về gia tộc của mình. Nếu mình nói với nhau bằng tự hào về gia tộc của mình, hạnh phúc sẽ tan vỡ và từ đó tình yêu lứa đôi trở thành bão tố giết chết hai người. Bởi vậy, hai đứa con đi tới với nhau phải biết chăm sóc lời nói cho nhau. Nên khi Tú nói những lời nói có tính cách không trong sáng, thì Đông Hải phải ngồi im, lắng nghe và sau đó thấy Tú trở lại trạng thái bình thường,  thì Đông Hải mới nói “h?i nêy anh nói những lời nói, em nghe không dễ thương” hoặc là Đông Hải có những lời nói không có dễ thương, thì Tú phải ngồi im, lắng nghe. Khi Đông Hải trở lại trạng thái bình thường, thì Tú mới nói “hồi nêy em nói với anh như vậy là không dễ thương”, em nói với mẹ như vậy là không dễ thương, em nói với ba như vậy là không dễ thương, em nói với chú, bác, cô, dì như vậy là không dễ thương, em nói với bạn bè của anh như vậy là không dễ thương. Mình chăm sóc lời nói cho nhau như vậy, thì đời sống lứa đôi của mình, tình yêu lứa đôi của mình, trái tim lứa đôi của mình đập theo nhịp đập nhẹ nhàng, an toàn. Nó không đập theo nhịp đập của vội vã hấp tấp, dồn nén. Khi trái tim của ta đập vội vã, hấp tấp, dồn nén, tức giận, thì lưu lượng máu trong cơ thể chúng ta chảy không bình thường, não bộ của chúng ta không còn tỉnh táo và đó là nguy cơ dông bão nổi lên trong đời sống tình yêu lứa đôi, đời sống gia đình. Bởi vậy,  muốn bảo toàn trái tim của tình yêu lứa đôi, muốn bảo toàn hơi thở của tình yêu lứa đôi..., chúng ta phải giữ gìn lời nói cho nhau.

 

3. Giữ Gìn Tâm Hồn Cho Nhau:

Chúng ta phải biết giữ gìn tâm hồn cho nhau. Chúng ta tới với nhau bằng tâm hồn, chúng ta phải biết giữ gìn tâm hồn đẹp cho nhau. Ta biết tâm hồn đẹp của người là có mặt trong tâm hồn đẹp của ta và tâm hồn đẹp của ta lại có mặt trong tâm hồn đẹp của người. Chúng ta phải biết giữ gìn và duy trì tâm hồn đẹp ấy cho nhau và ta hãy đem tâm hồn đẹp đó mà hiến tặng cho nhau.

Tâm hồn của chúng ta cũng có những chất liệu của ích kỷ. Trong tình yêu lứa đôi nó hay tiết ra chất liệu này. Tình yêu lứa đôi hay tiết ra chất liệu ích kỷ, chất liệu ghen tuông. Nếu mình không đủ thông minh để giữ gìn cho nhau thì chất liệu ghen tuông đó sẽ đi ra trong cách nói của mình, trong cách xử lý của mình và  dông bão sẽ khởi lên và nó đẩy tình yêu của chúng ta đi vào khung trời tối tăm và thất bại. Trái lại, trong tâm chúng ta có những chất liệu rất tốt, đó là chất liệu khiêm tốn, chất liệu xả kỷ, chất liệu hiếu kính, chất liệu chân thực, chất liệu bao dung. Chúng ta phải biết chăm sóc tâm hồn cho nhau bằng cách làm cho những chất liệu tốt đẹp đó có mặt thường trực trong tâm hồn của chúng ta. Nếu hai con biết chăm sóc tâm hồn cho nhau thì Thầy tin chắc rằng, hai con sẽ vô cùng hạnh phúc, không phải hạnh phúc theo kiểu đời thường, mà mình còn có hạnh phúc theo cách nhìn và cách cảm nhận của bậc Thánh trong tình cảm lứa đôi, trong tình yêu lứa đôi.

 

4. Chăm Sóc Quyền Lợi Cho Nhau:

Ta phải biết chăm sóc quyền lợi cho nhau. Quyền lợi cho nhau ở đây là người chồng phải biết chăm sóc quyền lợi cho người vợ và người vợ phải biết chăm sóc quyền lợi cho người chồng và người chồng phải biết chia sẻ quyền lợi làm chồng cho người vợ, và người vợ phải biết chia sẻ quyền lợi làm vợ cho người chồng. Còn nếu người chồng chỉ biết hưởng thụ quyền lợi làm chồng, thì tức khắc người vợ bị đàn áp và người vợ chỉ biết hưởng quyền lợi làm vợ, thì tức khắc người chồng sẽ bị đàn áp, và người vợ sẽ lấn lướt người chồng. Và khi sống trong một gia đình mà người chồng có cảm giác mình bị vợ đàn áp hoặc là người vợ có cảm giác mình bị người chồng đàn áp, thì hạnh phúc giữa hai người không thể nào có mặt. Bởi vậy, chất liệu thứ tư là hai con phải biết chăm sóc quyền lợi cho nhau, từ quyền lợi bản thân đến quyền lợi gia đình; từ quyền lợi gia đình đến quyền lợi dòng họ;  từ quyền lợi dòng họ đến quyền lợi xã hội..., hai con phải biết chăm sóc cho nhau. Cho nên, ta phải biết xem quyền lợi bên nhà vợ cũng giống như quyền lợi bên nhà chồng và quyền lợi bên nhà chồng thì phải xem như quyền lợi bên nhà vợ, cho đến quyền lợi xã hội cũng phải biết và đối xử như vậy.

Người chồng có được quyền lợi và vị trí trong xã hội, thì phải biết trong quyền lợi và vị trí ấy, cũng đang có mặt của vợ mình. Người chồng phải ý thức rằng, nếu không có vợ mình chăm sóc con cái, chăm sóc gia đình và yểm trợ nhiều mặt cho mình, thì làm sao mà mình có vị trí và những quyền lợi nầy, nên những gì mình có được đều là có sự đóng góp của vợ, và đều có mặt của vợ mình ở trong đó, vì vậy quyền lợi của mình là quyền lợi của vợ, vị trí của mình là vị trí của vợ. Người chồng phải ý thức rõ như vậy, mới có thể cùng với vợ xây dựng hạnh phúc.

Có nhiều người chồng đi làm được nhiều tiền về hạch sách vợ và coi vợ rất là rẻ. Vợ chưa nấu cơm, chứa giặt áo quần, chưa dọn dẹp là bắt đầu quát nạt lên và như vậy tạo nên sự đau khổ cho nhau. Hoặc là có những người vợ rất ỷ lại về công việc của mình, xem chồng không ra gì, nói “cái gì cũng em làm hết, anh không có làm cái gì cả, anh chỉ được cái đi ra ngoài thôi, còn việc nhà anh không hay biết gì hết”,  người vợ nói với chồng như vậy, thì làm sao vợ chồng sống với nhau có hạnh phúc được. Nếu bà vợ ỷ lại công việc hằng ngày của mình như vậy, thì nhất định hạnh phúc lứa đôi giữa hai người không có gì bảo chứng cả.

Và khi đi ra giữa dòng họ cũng vậy. Người chồng đóng vai trò gì trong dòng họ, kỵ giỗ bên nội, bên ngoại của chồng, thì người vợ phải hết lòng hỗ trợ và người vợ có việc gì bên ngoại, bên nội của vợ, người chồng cũng phải hết lòng hỗ trợ, xem đó như là quyền lợi và trách nhiệm của mình, mình có trách nhiệm và quyền lợi ở trong đó, thì khi đó, mình mới có hạnh phúc trong lứa đôi. Còn nếu quyền lợi và trách nhiệm của vợ, chỉ là quyền lợi và trách nhiệm của vợ và quyền lợi, trách nhiệm của chồng chỉ là quyền lợi và trách nhiệm của chồng, thì hai trái tim đó tuy cùng nhau ở chung trong một gia đình và cùng nhau nằm ngủ chung một giường cũng thành ra băng giá và đời sống vợ chồng liền trở thành vô nghĩa. Và nếu nó không trở thành băng giá và vô nghĩa, thì hai trái tim đó cũng sẽ bốc lửa khiến cho ngôi nhà của tình yêu lứa đôi ấy bị cháy rụi.

Bởi vậy, trong tình yêu lứa đôi, chúng ta phải biết chăm sóc quyền lợi cho nhau.

 

 

5.Chăm Sóc Sự Hiểu Biết Cho Nhau:

Trong tình yêu lứa đôi, ta phải biết chăm sóc sự hiểu biết cho nhau. Bởi vì, một người hiểu biết sống gần với một người không hiểu biết, thì không thể hạnh phúc được. Và một người hiểu biết nầy sống với một người hiểu biết kia, nhưng giữa hai người không đồng quan điểm với nhau cũng không thể nào tạo ra hạnh phúc được. Một người hiểu biết theo kiểu Tây, một người hiểu biết theo kiểu Đông, một người hiểu biết theo kiểu miền Thượng, một người hiểu biết theo vùng Duyên Hải, đem sự hiểu biết đó cọ xát với nhau thì hạnh phúc lứa đôi bốc cháy ngay. Hoặc đem hai sự hiểu biết đó mà chung sống nếu không bốc cháy, thì cũng trở thành băng giá trong gia đình. Cho nên, trong tình yêu lứa đôi ta phải biết chăm sóc và chia sẻ sự hiểu biết cho nhau. Người này có hiểu biết thì chia sẻ cho người kia và ngược lại. Có những trường hợp chồng phải tạo điều kiện cho vợ được hiểu biết, nghĩa là chồng phải biết tạo điều kiện cho vợ được học hỏi và vợ cũng phải biết tạo điều kiện cho chồng được học tập, và vợ chồng học tập được cái gì thì phải biết chia sẻ cho nhau.

Chất liệu chăm sóc sự hiểu biết cho nhau sẽ tạo ra hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.

 

6. Biết Giữ Gìn Môi Trường Cho Nhau:

Trong tình yêu lứa đôi, ta phải biết giữ gìn môi trường sống cho nhau. Môi trường sống của tình yêu lứa đôi là ông gia, bà gia của hai phía, anh chị em, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, cậu mợ của hai phía, bạn bè của hai phía và sự quan hệ xã hội của hai phía trong tình yêu lứa đôi chúng ta phải biết giữ gìn môi trường sống đó cho nhau.

Chúng ta nặng cái này, chúng ta nhẹ cái kia thì dông bão s? xảy đến ngay. Sở dĩ, không gian có những trận dông bão dữ dội là do áp suất không khí đột biến, thay đổi bất ngờ. Trong đời sống con người cũng vậy, trong tình cảm..., chúng ta phải giữ cho nó được cân bằng. Chúng ta không giữ được cân bằng thì dông bão trong lãnh vực tình cảm sẽ nổi lên. Thà dông bão xảy ra giữa đất trời ta còn có nhà để trú ngụ, còn có hang để ẩn nấp, nhưng dông bão trong trái tim tình yêu của mỗi người nổi lên, thì chỉ có tan rã hình hài, tan rã cuộc sống, không còn bất cứ chỗ nào an toàn nữa để trú ng?. Cho nên, một người ngu không có khả năng bảo vệ được tình yêu lứa đôi, mà bảo vệ được tình yêu lứa đôi phải là một người thông minh và chỉ có người thông minh mới có khả năng bảo vệ được tình yêu lứa đôi. Bảo vệ được tình yêu lứa đôi là phải biết bảo vệ môi trường của nó.  Môi trường của tình yêu lứa đôi, chính là cha mẹ của hai phía, ông bà nội ngoại của hai phía, anh em, chú bác, cô dì, dòng họ của hai phía, bạn bè của hai phía. Trong môi trường ấy, chỉ cần một câu nói của người bạn gái hay một người bạn trai thiếu ý thức thôi, như: “Trời ơi, vợ anh hay người yêu của anh không được cái gì hết,... Hoặc, ta thấy chồng của mầy không được cái gì cả”, thì dông bão cũng có thể nổi lên và tình yêu lứa đôi cũng có thể gặp nhiều khó khăn. Hoặc, chỉ cần một câu nói bâng quơ bung ra trong môi trường ấy, rằng: “ Chồng mầy hay vợ mầy trí thức gì mà quê kệch đến thế, chẳng biết ăn ở gì với mọi người chung quanh cả”. Những câu nói ấy, cũng có thể làm cho tình yêu lứa đôi bốc lên sương khói.

Vì thế, một người khôn khéo và thông minh phải biết giữ gìn cho được môi trường sống, môi trường liên hệ  sinh hoạt của tình yêu lứa đôi. Cho nên, một người thông minh, trước khi thành lập đời sống lứa đôi là phải học. Trong đời sống con người, ta muốn làm cái gì thì ta phải học về cái đó. Ta muốn làm bác sĩ, thì ta phải đi học bác sĩ; ta muốn đi dạy, thì ta phải đi học sư phạm; ta muốn làm ruộng, thì ta phải học nông nghiệp..., ta muốn thành lập đời sống lứa đôi, thì ta cũng phải biết học tập đời sống ấy, nhưng trong đời sống của tình yêu lứa đôi không có ai đi học cả, và cũng chẳng có trường học nào dạy cả, đó là một thiếu sót rất lớn trong nếp sống nhân văn của con người.

          Ta có bằng tiến sĩ, ta làm ông giám đốc ngoài xã hội, nhưng khi về gia đình, ta lại không có khả năng làm vị giám đốc của tình yêu, khiến cho tình yêu vợ chồng, tình cảm cha con, tình dòng họ và huyết thống bị đổ vỡ, khiến cho đời sống của ta bị văng ra từng mảnh trơ trọi. Vì vậy, ở lãnh vực nào ta cũng cần phải học, nếu ta thấy rằng ta cần đến nó.

          Môi trường của tình yêu là môi trường hết sức cần thiết cho mỗi chúng ta, dù trong cuộc sống có người hướng về phương Tây, người hướng về phương Nam, người hướng về phương Bắc, người hướng về phương ?ông, người đi xe hơi, người đi hon đa, người đi xe đạp, người đi đò, người đi bộ..., mỗi người đi mỗi hướng, nhưng cuối cùng ai cũng có đường về, cũng phải có chỗ để về. Người ta phải đi về với tình yêu con người và tình yêu gia đình. Còn nếu ta đi luôn ta sẽ tán thân mất mạng. Cho nên ta phải đi về. Cuộc đi nào rồi cũng trở về cả, nhưng khi ta trở về ở trong mái ?m gia đình của ta không có sự ấm áp, thì ta sẽ chết giữa băng giá hoặc oi bức. Do đó, hạnh phúc đích th?c của con người là hạnh phúc gia đình và hạnh phúc đích thực của gia đình là hạnh phúc từ nơi trái tim của mỗi người. Và hạnh phúc đích thực nơi trái tim của mỗi người là phải có sáu chất liệu màì Thầy vừa chia sẻ cho hai con.

Ta đã có sáu chất liệu đó để nuôi dưỡng cho trái tim của ta và ta có trái tim như vậy rồi, ta cho ai, tặng ai, người đó sẽ rất hạnh phúc và sẽ không bao giờ thất vọng. Còn trái lại, tim ta không có những chất liệu đó, mà tặng cho người khác, họ lầm họ nhận, họ sống với ta được vài tháng, vài năm, họ nhồi máu cơ tim họ chết, tai biến mạch máu não, đau bao tử, thối ruột mà chết!

Có những cuộc tình, người con gái, con trai đến với nhau rồi ngậm đắng nuốt cay, không nói với ai được, vì nói ra sợ xấu hổ với bản thân, tủi nhục cho cha mẹ, tủi nhục cho dòng họ. Ngậm đắng nuốt cay lâu ngày sinh ra bệnh. Do đó, mình phải đi tới với nhau bằng chất liệu mà Thầy đã chia sẻ cho hai con Tú và Hải.

Vậy, tuy hai con tuổi đã lớn, người nào cũng được cha mẹ tác thành cho ăn học, có được căn bản của trí thức và có được nghề nghiệp, nhưng mà ở trong lĩnh vực tình yêu lứa đôi, hai con còn ngây thơ lắm, cho nên hai con còn phải tiếp tục học tập nơi cha, mẹ của mình. Học tập phong cách làm cha, phong cách làm mẹ. Và người con gái ngoài phong cách làm vợ phải học tập phong cách làm chồng, phải học phong cách làm cha. Nếu chỉ có phong cách làm mẹ, làm vợ mà không có phong cách làm chồng, làm cha thì sẽ thất bại. Điều đó Tú phải học ngay nơi mẹ của con. Khi con chào đời cha của con không còn. Nếu mẹ của con không có chất liệu làm chồng, làm cha các con sẽ không trưởng thành đến ngày hôm nay, cho nên ngoài chất liệu làm ch?ng, làm cha, còn phải học thêm chất liệu làm mẹ, làm vợ.

Có những khi người chồng phải đút cơm cho con ăn, sưởi ấm, đắp chăn cho con nằm, phải bồng con đi chơi, phải dỗ con khi con khóc. Cho nên, trong chất liệu của người chồng phải có luôn chất liệu của người vợ, của người mẹ và ngược lại Hải cũng vậy.  Hải, ngoài chất liệu làm vợ, làm mẹ, phải học thêm chất liệu làm cha và làm chồng nữa.

        Hai con có  học tập được như vậy, hai con mới có hạnh phúc toàn vẹn. Khi có con phải biết cách chăm sóc con như thế nào? Phải biết chăm sóc con mình như lă m?t tác phẩm của tình yêu, như là một tác phẩm kế thừa huyết thống của mình. Nếu không được chăm sóc như vậy, con ta sẽ hư và khi hư rồi, không phải chỉ hư riêng nó, mà hư luôn cả mình và còn hư luôn c? dòng họ. Do đó, phải học làm vợ, phải học làm chồng, phải học làm cha, phải học làm mẹ, phải học tập để biết cách bảo vệ môi trường của tình yêu. Đây là điều mà tất cả các trường đại học không có dạy, hoặc có dạy, nhưng rất hiếm hoi. Trường đại học chỉ dạy làm bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, công nghệ môi trường..., nhưng các trường không dạy cách làm chủ bản thân, làm chủ trái tim và thấy rõ được những cảm giác đang có mặt ? trong trái tim cũng như ở trong tâm hồn của mình. Con người cứ đi tìm cảm giác này, cảm giác nọ và cuối cùng đánh mất mình, khiến cho mình chỉ còn lại đống tro tàn, đống gạch vụn của cuộc sống. Và khi ta thiết lập tình yêu lứa đôi trong dòng dõi huyết thống như vậy, chúng ta phải thông minh hãy đưa hạnh phúc lứa đôi trong dòng họ huyết thống đó đi vào, đi lên trong trái tim của dòng dõi tâm linh, nhập vào dòng máu của dòng dõi tâm linh, để trái tim của ta không còn là trái tim chật hẹp mà là trái tim của cao thượng, trở thành trái tim của siêu thời gian và siêu không gian. Trong đó, không gian nào ta cũng có thể gặp nhau, giúp nhau đi trên con đường cao đẹp. Và trong thời gian nào, ta cũng có thể gặp nhau để giúp nhau trên con đường cao đẹp. Và đến với nhau để làm nở hoa cho nhau, đến với nhau để tạo nên thăng tiến cho nhau. Chúng ta làm được như vậy, thì việc đi đến với nhau bằng tình yêu lứa đôi rất có ý nghĩa và có ý nghĩa một cách đích th?c, và chúng ta làm được như vậy chúng ta xứng đáng là con của cha, của mẹ mình, là cháu của ông bà, chú bác, cô dì và là người bạn rất đẹp ở trong thế giới của tâm hồn và là người đệ tử rất dễ thương của Tam Bảo.

             Thầy chúc hai con thành công./.

 

ĐÁM CƯỚI FRECT VÀ DELORAL

 

(Pháp thoại TT. Thích Thái Hòa giảng  vào ngày 18/3/2003, tại Chánh Điện Tổ Đình Từ Hiếu-Huế, do Tăng sinh Từ Niệm và đệ tử Nhuận Hạnh Châu  kính ghi, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính)

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Hỡi Frect và Deloral!

Thầy đã tụng kinh cầu nguyện cho hai vị, để hai vị đi tới với nhau trong đời sống lứa đôi có nhiều hạnh phúc.

Trong giờ phút này hai vị hãy tập trung tâm ý của mình để khi nghe chuông, khiến những lo lắng, rộn ràng trong tâm thức của quý vị được lắng yên, để cho sự an lạc thảnh thơi của quý vị trong giờ phút này thật sự có mặt và sẽ tạo ra hạnh phúc cho hai vị mãi mãi trong tương lai.

Giờ lắng nghe chuông bắt đầu:

"Nghe chuông phiền não tan mây khói

Ý lặng thân an miệng mỉm cười

Hơi thở nương chuông về chánh niệm

Vườn tâm hoa tuệ nở muôn nơi". (3lần).

Hôm nay là ngày 18/03/2003 tại Tổ đình Từ Hiếu- thành phố Huế, hai bạn cùng tất cả bạn bè của hai bạn đã đến đây dự lễ cưới và cùng nhau đều quỳ dưới chân đức Phật và quỳ dưới chân Đại đức chúng Tăng để cầu nguyện và xin phép các Ngài chứng minh cho buổi lễ thành hôn của hai vị.

Nhân đây Thầy thay mặt Tam Bảo và hiện tiền chúng Tăng có những lời pháp thoại chia sẻ đến quý vị như sau:

Sau một thời gian quý vị đã tìm hiểu nhau và đã bắt gặp trong nhau có những điều thích hợp và thấy rằng, hai chúng ta có thể đi đến với nhau để xây dựng hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.

Đức Phật đã dạy cho chúng ta rằng: "Chúng ta đến với nhau bằng tinh thần tự nguyện tự giác sẽ tạo ra nhiều năng lượng hạnh phúc".

Vậy, điều kiện hạnh phúc của hai vị giờ phút này đã vốn có. Sự tự nguyện của hai vị đến với nhau để xây dựng hạnh phúc trong đời sống lứa đôi trong giờ phút này đã được đức Phật, chúng Tăng cũng như bạn bè của quý vị hết lòng cầu nguyện.

 

Trong Trái Tim Tôi  Là Tất Cả:

Bây giờ, quý vị hãy đưa ngay bàn tay của chính mình vào trái tim của chính mình, quý vị thở vào thật sâu và thở ra từ từ, rồi đưa ý thức vào trái tim của mình, quý vị sẽ thấy rằng, trái tim này không phải là của tôi, trái tim này là của cha mẹ tôi, trái tim này là của dòng họ tôi, trái tim này là của bạn bè tôi, trái tim này là của quê hương xứ sở tôi và chúng tôi cũng đã hiện hữu trong sự có mặt của cha mẹ tôi, tổ tiên tôi, bạn bè tôi, quê hương tôi và thế giới loài người mà tôi đang hiện hữu.

Không những vậy, mà trong trái tim tôi còn có cả mặt trời, mặt trăng, còn có cả dòng sông, còn có cả biển cả, núi rừng; nghĩa là trong trái tim tôi có mặt của cả thiên nhiên.

Trong trái tim tôi đã có những thế hệ cha ông của tôi và đang có mặt những thế hệ gần chúng tôi. Tôi cố gắng gìn giữ trái tim này cho thật lành mạnh, cho thật trong sáng, cho thật tươi sáng, để chúng tôi có thể hiến tặng trái tim này, trao truyền trái tim này cho thế hệ con cháu của chúng tôi trong tương lai.

Xin quý vị hãy thở thật sâu, đưa ý thức nhìn vào trái tim của mình khi nghe tiếng chuông ngân lên.

 

Hỡi Frect và Deloral!

Quý vị đi đến với nhau xây dựng hạnh phúc lứa đôi không phải để thỏa mãn những dục tính bình thường và cũng không phải để lạm dụng thân xác của nhau. Mà quý vị đi đến với nhau là để giúp nhau từ thể xác đến tâm hồn và nâng đỡ nhau không những trong đời hiện tại mà cả đời sống tương lai. Quý vị đến với nhau trong ý nghĩa đó, thì sự có mặt của tình yêu lứa đôi trong cuộc đời của chính quý vị là hết sức cần thiết. Để bảo chứng cho tình yêu lứa đôi cao đẹp đó, tôi xin chia sẻ đến quý vị những nguyên tắc như sau:

 

1. Phải Biết Bảo Vệ Và Tôn Trọng Sự Sống Của Nhau:

Ta đến với nhau là để bảo vệ và tôn trọng sự sống của nhau, trước mặt cũng như sau lưng.

Bởi vì sao? Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có một hơi thở riêng, đều có một thân tướng riêng, đều có một hoàn cảnh riêng và đều có một tâm hồn riêng. Ta muốn biến cái riêng đó trở thành cái chung và trong cái chung đó, ta nhìn nhận sự có mặt của nhau, không những công nhận sự có mặt của nhau mà còn công nhận sự có mặt trong nhau.

Frect có mặt trong Deloral và Deloral có mặt ở trong Frect. Cho nên, ta tôn trọng sự sống của nhau, có nghĩa là ta đang tôn trọng sự sống của chúng ta. Ta tôn trọng hạnh phúc của nhau, có nghĩa là ta đang tôn trọng hạnh phúc của chính mình, ta giữ gìn hạnh phúc của chúng ta, có nghĩa là ta đang giữ gìn hạnh phúc của mỗi chúng ta. Đó là nguyên tắc thứ nhất mà quý vị cần phải biết và thực tập.

 

2. Phải Biết Tôn Trọng Sự Công Bằng Của Nhau:

Frect có cha mẹ của Frect, Deloral có cha mẹ của Deloral. Bởi vậy, Frect phải hết lòng tôn trọng cha mẹ của Deloral và Deloral phải hết lòng tôn trọng cha mẹ của Frect. Có như vậy, thì sự ngăn cách giữa hai ta sẽ không còn có lằn mức và mỗi khi sự ngăn cách giữa hai ta sẽ không còn có lằn mức, ta mới thực sự có hạnh phúc. Tình yêu lứa đôi của hai ta mới thực sự an toàn. Frect có tổ tiên và bạn bè của Frect, Deloral có tổ tiên và bạn bè của Deloral. Hai bạn hãy tôn trọng tổ tiên và bạn bè của hai bên một cách bình đẳng, có như vậy thì tổ tiên nội ngoại và bạn bè hai bên mới hỗ trợ cho hai người sống trong đời sống lứa đôi một cách hạnh phúc và an toàn.  

Hạnh phúc của chúng ta không thể tách rời hạnh phúc của cha mẹ ta, hạnh phúc của chúng ta không thể tách rời hạnh phúc của tổ tiên ta, hạnh phúc của chúng ta không thể tách rời hạnh phúc của bạn bè ta, hạnh phúc của chúng ta không thể tách rời nhân duyên hạnh phúc của chúng ta. Bởi vậy ta muốn bảo toàn hạnh phúc của ta, ta phải tôn trọng sự công bằng của hai bên, đó là điều quý vị cần phải ghi nhớ và thực tập để bảo toàn hạnh phúc lứa đôi cho chính quý vị.

Quý vị hãy nhìn sâu vào những lời tôi vừa trình bày và theo dõi hơi thở khi nghe tiếng chuông, hỡi Frect và Deloral!

 

3. Biết Giữ Gìn Cái Đẹp Của Nhau:

Quý vị phải thấy cho được rằng, cái đẹp của Frect chính là cái đẹp của Deloral và cái đẹp của Deloral chính là cái đẹp của Frect. Chúng ta không phải chỉ giữ gìn cái đẹp của thân thể mà còn phải biết giữ gìn cái đẹp của tâm hồn. Chúng ta không những giữ gìn cái đẹp của cuộc sống mà chúng ta còn phải biết giữ gìn cái đẹp của đức tin. Chúng ta không những giữ gìn cái đẹp trong đời sống hiện tại mà ta còn phải biết giữ gìn cái đẹp trong đời sống tương lai. Chúng ta giữ gìn cái đẹp tương lai cho nhau, chính là chúng ta giữ gìn hoa trái tình yêu cho nhau. Khi có con, có cháu, chúng ta phải giữ gìn sự cao quý của chúng ta, ta phải giữ gìn tâm hồn bao dung và rộng rãi của chúng ta để tất cả những cái đẹp đó, khi có điều kiện ta sẽ trao truyền cho con cháu của chúng ta trong tương lai.

Người nào sống và biết giữ gìn như vậy, tức là người đó có cái đẹp trong hiện tại và sẽ có cái đẹp trong tương lai.

Đồng thời, người đó cũng có cái đẹp ở đây và cái đẹp ở nơi kia; nghĩa là người đó ở đâu cũng đẹp, đi đến đâu cũng an toàn, sống với ai cũng hạnh phúc. Đây là chất liệu thứ ba mà quý vị cần ghi nhớ và thực tập để bảo toàn hạnh phúc lứa đôi.

Xin quý vị hãy buông thư hết tâm hồn để nghe tiếng chuông, khiến cho những gì tôi đang nói với quý vị sẽ đi sâu vào trong lòng của quý vị, hỡi Frect và Deloral!

 

4. Phải Biết Tôn Trọng Sự Thật Của Nhau:

Frect có sự thật về xuất thân, có sự thật về sự hiểu biết, có sự thật về nghề nghiệp chuyên môn và Deloral cũng vậy. Do đó, quý vị phải tôn trọng sự thật của nhau. Ta không tôn trọng sự thật của nhau, thì ta khó mà xây dựng được hạnh phúc. Mọi hạnh phúc trong đời sống lứa đôi cũng như trong đời sống con người, nó phải có gốc rễ từ sự thật và nó có gốc rễ từ sự biết tôn trọng sự thật lẫn nhau.

Bởi vì, khi ta mà biết tôn trọng sự thật của nhau rồi, ta không còn có chút nghi ngờ gì đối với nhau. Bởi vậy, ta có niềm vui nào ta xin trao hết, ta có hạnh phúc nào ta xin hiến tặng hết cho nhau và ta có nỗi buồn nào ta cũng nói hết cho nhau. Trong mỗi chúng ta, ta sẽ có niềm vui của gia đình, của bạn bè đối với ta và trong mỗi chúng ta, ta sẽ có những nỗi buồn đối với bản thân ta, đối với gia đình ta, đối với  bạn bè ta và đối với xã hội.

Trong đời sống lứa đôi tối kỵ nhất là ta chỉ biết vui một mình và điều tối kỵ hơn nữa, là ta phải tránh lạm dụng niềm vui đối với người bạn đời của ta. Ta thực tập được như vậy, thì trong đời sống của ta sẽ có hạnh phúc, sẽ có an toàn. Vậy, quý vị hãy nghe và nhìn sâu vào những gì tôi đang nói, để cho chất liệu đó sẽ có mặt ở trong suy nghĩ và tâm hồn của quý vị.

Xin quý vị hãy tập trung suy nghĩ theo dõi hơi thở và lắng nghe tiếng chuông, hỡi Frect và Deloral!

 

5. Phải Biết Tôn Trọng Sự Hiểu Biết Của Nhau:

Trong đời sống lứa đôi, ta không biết tôn trọng sự hiểu biết của nhau, ta khó mà có hạnh phúc. Bao nhiêu tình yêu lứa đôi bị đổ vỡ là vì một trong những lý do không biết tôn trọng sự hiểu biết của nhau. Do không biết tôn trọng sự hiểu biết của nhau đưa tới nhiều ngộ nhận và đưa nhau đến tòa án ly dị. Khi ta đi tới tòa án ly dị nhau, không phải ta chỉ để lại sự đau khổ cho chúng ta, mà còn để lại sự đau khổ cho con cháu của chúng ta, và chúng ta còn để lại sự đau khổ cho bạn bè của chúng ta nữa. Bởi vậy để bảo toàn hạnh phúc lứa đôi, thì quý vị phải tôn trọng sự hiểu biết của nhau.

Ta có ý kiến gì với nhau bất đồng, thì ta phải tìm cách trao đổi cho nhau, trao đổi trong sự thương yêu, trong sự hỷ xả và bao dung. Đừng bao giờ trao đổi để chứng tỏ rằng, mình có một cái tôi, cái tôi là cái đáng ghét, bởi vì nó làm cho ta có nhiều ngăn cách với người khác, mà nhất là đối với người bạn đời của chúng ta.

Bởi vậy, ta tôn trọng sự hiểu biết của nhau là ta có khả năng chế tác ra hạnh phúc cho ta trong mỗi ngày. Ta làm được như vậy là ta đã bảo toàn hạnh phúc lứa đôi của ta và ta xứng đáng là con của cha mẹ ta, ta xứng đáng là người bạn chân tình của tất cả bạn bè, ta xứng đáng là bậc làm cha mẹ của con cái ta trong tương lai, và ta xứng đáng làm một con người cao đẹp ở trong hành tinh này.

Xin quý vị tập trung tâm ý theo dõi hơi thở, khi nghe tiếng chuông ngân lên, và quý vị hãy chiêm nghiệm sâu sắc những gì tôi mới trình bày để ý nghĩa của vấn đề được đi sâu vào trong trái tim, mạch máu, buồng phổi và hơi thở của chính quý vị, hỡi Frect và Deloral!

 

6. Biết Tương Kính Và Tương Thuận Với Nhau:

Trong đời sống lứa đôi, quý vị phải biết tương kính và tương thuận với nhau, có như vậy, thì hạnh phúc lứa đôi của quý vị mới an toàn 100%.

Tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, danh vọng không đủ bảo toàn hạnh phúc cho quý vị. Điều đó quý vị đã thấy trong đời sống của mọi người trên quê hương của quý vị và ngay cả trên trái đất này.

Nếu vợ chồng đến với nhau trong sự tương kính và tương thuận, thì ta mới chung sức chung lòng để tạo ra được tài sản, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc,…

Bởi vậy, trong hạnh phúc lứa đôi, quý vị phải biết tương kính và tương thuận nhau. Giờ đây, để thể hiện sự tương kính và tương thuận giữa hai người, với sự chứng minh của đức Phật từ bi, với sự chứng minh của chư Tăng đức hạnh và với sự chứng kiến của bạn bè chân tình, quý vị hãy đứng dậy đối diện nhau chắp tay lại và Frect hãy nói với Deloral rằng: "Anh rất thương em trong tình thương tương kính và tương thuận để cùng nhau xây dựng hạnh phúc lứa đôi".

Và Deloral cũng hãy nói với Frect rằng: “Em đến với anh để cùng nhau xây dựng hạnh phúc lứa đôi trong sự tương kính, tương thuận mà thôi. Hai chúng ta hãy đến với nhau bằng chất liệu nầy. Xin hãy cùng nhau biết và ghi nhớ điều đó”.

           Frect hãy nói với Deloral: "Nếu trong đời sống lứa đôi anh có giận em, có những cử chỉ không tao nhã đối với em cũng chỉ vì thương em và muốn cùng em đi trên con đường thật đẹp và thật hạnh phúc trong niềm tương kính và tương thuận".

Xin hai vị hãy đối diện nhau và khi nghe tiếng chuông ngân lên, thì lạy xuống với nhau cùng một lúc để tỏ lòng tương kính và tương thuận với nhau, trong đời sống lứa đôi, và khi nghe tiếng khánh thì mới bắt đầu từ từ đứng dậy.

 

Hỡi Frect và Deloral!

Đây là những đóa hoa mà Thầy gởi đến hai vị, hai vị hãy phát khởi lên tâm nguyện rằng: "Ta hãy đến với nhau như những đóa hoa, hãy hiến tặng cho nhau hương thơm của hoa, hãy hiến tặng cho nhau cái đẹp của hoa, hãy hiến tặng cho nhau sự tươi mát của hoa và ta sẽ tạo ra những đóa hoa tình yêu tuyệt vời trong tương lai".

Vậy, hai vị hãy thở vào thật sâu và thở ra từ từ ba hơi như vậy và hãy tặng hoa cho nhau.

Bây giờ, hai vị đứng dậy và lạy Phật, một cách thành kính khi nghe tiếng xướng củaThầy.

“Nhất tâm đảnh lễ thập phương thường trú Tam Bảo, tam bái”.

 

Hỡi Frect và Deloral!

Sau khi Thầy đã tặng hoa cho quý vị, và quý vị cũng đã tặng hoa cho nhau, vậy đời sống của quý vị kể từ hôm nay trở về sau, không những đẹp như những đóa hoa vô tình mà còn đẹp như những đóa hoa có ý thức trong cuộc sống.

Con người là đóa hoa tinh khôi của trời và đất, và để duy trì sự tinh khôi ấy trong đóa hoa con người. Thầy sẽ tiếp trao đến cho hai vị hai tràng hạt và chính hai tràng hạt này, quý vị hãy hiến tặng cho nhau từ trong tâm hồn của quý vị.

 

Hỡi Frect và Deloral!

Tràng hạt sẽ giúp ta nhiếp phục những âu lo phiền muộn trong đời sống lứa đôi, cũng như trong đời sống con người. Bởi vậy khi trong đời sống lứa đôi của chúng ta, có những phiền muộn, có những điều không an ổn, có những điều lo lắng, thì xin quý vị hãy theo dõi hơi thở thật sâu, rồi đưa từng ngón tay của mình trong chánh niệm tỉnh giác lần từng hạt, từng hạt trong tràng chuỗi với sự tập trung tâm ý.  Chỉ trong một thời gian ngắn ta sẽ lấy lại được sự cân bằng giữa thân thể và tâm hồn của ta, sự phiền muộn trong tâm ta sẽ lắng xuống, sự lo lắng trong tâm hồn ta sẽ được chuyển hóa, ta sẽ mỉm cười nhìn nhau và thương nhau. Bao nhiêu nỗi ưu phiền sẽ tan biến, trong giây phút đó, hạnh phúc và tình yêu chân thực của ta được trở về. Vậy, ta hãy dùng tràng hạt này để bảo toàn và trang nghiêm cho chính hạnh phúc của chúng ta; do đó Thầy trao tràng hạt này đến hai vị.

Thầy sẽ mang tràng hạt này cho mỗi người và rồi Frect sẽ cởi tràng hạt của mình đeo vào cổ cho Deloral và Deloral sẽ cởi tràng hạt của mình đeo vào cổ cho Frect, để nói lên rằng, sự an toàn của chúng ta là đã có mặt trong nhau.

Chúng ta thực sự an toàn, khi nào chúng ta nhiếp phục được phiền muộn, điều đó Frect và Deloral hãy nhớ để thực tập. Hai vị làm được như vậy, thì sự có mặt của Thầy và chúng Tăng hôm nay, cũng như sự có mặt của bạn bè hai vị hôm nay, mới thực sự có ý nghĩa, và có ý nghĩa một cách tuyệt vời.

Vậy, bây giờ quý vị hãy thực hiện điều này, quý vị hãy nhìn sâu vào tràng hạt đang đeo ở nơi cổ của chính mình, thở vào thật sâu và thở ra từ từ, thở ba hơi thở như vậy.

Bây giờ, quý vị hãy nhìn sâu vào Tràng hạt bồ đề và nói:

“Tình yêu của ta từ nay về sau, không còn là tình yêu mang chất liệu phàm tục, mà tình yêu của ta đã chuyển tải từ chất liệu phàm tục sang chất liệu của bậc Thánh. Ta đã đưa tình yêu trong dòng dõi huyết thống đi về với dòng dõi của trí tuệ tâm linh và ta đến với nhau là để xây dựng hạnh phúc và bình an ngay ở cõi đời này".

 

Hỡi Frect và Deloral!

Thiên đàng hay địa ngục đều có mặt trong ta và trong đời sống của gia đình ta, nên quý vị phải thực tập một cách chân tình đối với những gì mà đức Phật đã dạy, qua sự truyền đạt của chúng tôi hôm nay, để Thiên đàng hạnh phúc của tình yêu lứa đôi, không phải là một ước mơ mà là một hiện thực.

Sau khi nghe chuông, Frect và Deloral hãy chắp hai tay lại vái nhau và trao tràng hạt của mình cho nhau.

        Hỡi Frect và Deloral!

Buổi lễ cầu đức Phật gia hộ cho quý vị có đời sống lứa đôi đến đây đã hoàn thành, xin quý vị hãy quỳ xuống và nói theo Thầy trước khi chấm dứt:

         “Con về nương tựa Phật, Vị  đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.

Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.

Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.

Đã về nương tựa Phật, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.

Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa.

Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng và dìu dắt nâng đỡ trên con đường thực tập.

Về nương Phật trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, sớm mở lòng Bồ đề.

Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa.

Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài”.

Như vậy, buổi lễ đến đây đã hoàn tất, chúc quý vị cùng tất cả bạn bè của hai vị có mặt trong buổi lễ nầy đều luôn luôn có hạnh phúc giữa cuộc đời.

 

 

THỦY CHUNG CÙNG MỘT CON ĐƯỜNG

 

(Pháp thoại T.T. Thích Thái Hòa giảng cho hai đệ tử Tuấn và Cúc cùng gia đình, bạn bè tai Đại Hùng Bảo Điện, chùa Phước Duyên, Huế, ngày 28 tháng 02 năm 2004 do Đệ tử: Nhuận Từ Nguyên và Nhuận Hạnh Châu kính ghi, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính ).

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thưa đại chúng,

Hôm nay là ngày 09 tháng 02 năm Giáp Thân, tức là ngày 28 tháng 02  năm 2004, tại Đại Hùng Bảo Điện, chùa Phước Duyên, tất cả chúng ta đang có mặt để cầu nguyện Tam Bảo chứng minh cho đời sống lứa đôi của hai Phật tử Tuấn và Cúc.

Nhân đây, Thầy xin chia sẻ những chất liệu tạo nên hạnh phúc, trong đời sống lứa đôi cho hai con Tuấn, Cúc và cùng tất cả quý vị.

 

Trái Tim Đã Được Kế Thừa:

Thưa quý vị,

          Quý vị là những bậc làm cha, làm mẹ của hai cháu Tuấn và Cúc, thì bây giờ quý vị hãy tự nhìn vào trái tim của mình, bằng tất cả những sự vui mừng. Bởi vì, trong trái tim của tất cả quý vị đã có mặt ông bà nội, ngoại, cha mẹ của quý vị. Nhờ có trái tim của ông bà, cha mẹ của quý vị mới tạo ra được trái tim của quý vị hôm nay.

Và bây giờ đây, trong trái tim  của quý vị đã tạo ra được những người con của mình, mà trong đó có Tuấn và Cúc. Như vậy, trái tim của quý vị thật sự đã có những trái tim kế thừa, đó là những đứa con có sự toàn vẹn về thân thể cũng như về tâm hồn.

Có những người cha, người mẹ sinh ra con không toàn vẹn về thân thể hay toàn vẹn về thân thể, nhưng không toàn vẹn về tâm hồn. Nay nhờ túc duyên nhiều đời trong dòng họ của quý vị, nhờ thiện duyên nhiều đời của chính bản thân quý vị, nên quý vị đã sinh ra được những người con không những toàn vẹn về thân thể, mà còn toàn vẹn về cả tâm hồn nữa. Do toàn vẹn về tâm hồn, nên mới có lễ tác thành lứa đôi cho hai cháu trong khung cảnh của Phật Pháp, trong khung cảnh trang nghiêm và có ý nghĩa này.

Quý vị là những người rất thông minh và khôn ngoan, nên không những hỗ trợ cho hai cháu đi đến với nhau trong đời sống lứa đôi được thiết lập trên nền tảng  của Tam Bảo, trên nền tảng đạo đức của Phật Giáo, mà quý vị còn hỗ trợ và tác thành một cách tích cực cho vấn đề có ý nghĩa cao đẹp, lâu dài và sâu xa này.

Trách nhiệm của quý vị đối với việc Tuấn và Cúc đến với nhau trong đời sống lứa đôi đến đây chưa phải là đã hoàn thành, quý vị phải tiếp tục hướng dẫn, truyền đạt cho hai cháu chất liệu làm cha, làm mẹ mà trong suốt cuộc đời của quý vị đã có kinh nghiệm, để hai cháu sống một cách trọn vẹn và có ý nghĩa.

Quý vị làm được như thế, thì chính Tuấn và Cúc sẽ là người kế thừa trái tim của quý vị một cách xứng đáng, và rồi Tuấn và Cúc sẽ trao truyền trái tim đó cho thế hệ cháu chắt của quý vị trong tương lai.

Bây giờ đây, quý vị hãy đem những chất liệu của sự tin tưởng, thương yêu, bao dung, hỷ xả, hy sinh hướng về Tam Bảo, hướng về hai cháu Tuấn và Cúc để nhất tâm cầu nguyện cho sự thành đạt trong đời sống lứa đôi của hai cháu một cách trọn vẹn.

Xin tất cả cha mẹ, bà con nội ngoại, bạn bè của hai cháu hãy hướng về Tam Bảo cùng chúng tôi để cầu nguyện, và tôi sẽ có vài lời chia sẻ với hai cháu Tuấn và Cúc trong giờ phút quý báu này.

Tuấn và Cúc, hai con quý mến!

Hai con đã tìm hiểu nhau một thời gian dài, hai con đã biết nhau một phần nào, hai con đã tự nguyện đến với nhau, cùng nhau xây dựng đời sống lứa đôi, sự tự nguyện đó đã được cha mẹ của hai con đồng ý, hỗ trợ và tác thành. Sự tự nguyện đi đến đời sống lứa đôi của hai con đã được bà con nội ngoại, bạn bè hai bên hết lòng hỗ trợ.

Trong giờ phút này, hai con hãy lắng hết tâm tư của mình, lắng hết những tư tưởng không lành mạnh, không trong sáng của mình, để Thầy có thể chia sẻ những chất liệu sống hạnh phúc cho hai con, hai con hãy lấy đó làm hành trang không những trong đời sống lứa đôi, mà còn làm hành trang trong cuộc sống toàn diện của mình.

 

Nhìn Kỹ Nhân Duyên:

Các con hãy nhìn sâu vào dòng nhân duyên ái nghiệp, nhân duyên phước đức, cái phước đức của những người vợ chồng trong thế gian, để từ đó hai con có thể rút ra được bốn trường hợp làm vợ, làm chồng ở trong thế gian như sau:

Trường hợp thứ nhất: Vợ sống với tâm hồn thuỷ chung và chồng cũng sống với tâm hồn thuỷ chung. Nên hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc.

Trường hợp thứ hai: Chồng sống thuỷ chung, nhưng vợ sống không thuỷ chung.

Trường hợp thứ ba: Vợ sống thuỷ chung, nhưng chồng sống không thuỷ chung.

Trường hợp thứ tư: Chồng sống không thuỷ chung và vợ sống không thuỷ chung.

Loại trừ trường hợp thứ nhất, còn ba trường hợp còn lại, vợ chồng sống với nhau chỉ tạo ra địa ngục, khổ đau cho nhau. Họ sống không thuỷ chung với nhau, nhưng vẫn sống với nhau, đó là vợ chồng đến với nhau như oan nghiệp mà cần phải trả. Sống trong oan nghiệp như vậy, nếu chúng ta không thông minh, thì chúng ta không những tạo ra oan nghiệp đời này, mà còn tạo ra nhiều oan nghiệp về sau, không những tạo hệ luỵ cho ta và các con cháu của ta đời này, mà ta còn tạo hệ luỵ cho ta và con cháu của ta nhiều đời về sau nữa. Ta không những làm tủi nhục trái tim của cha mẹ ta trong hiện tại, mà ta còn làm tủi nhục cho cả trái tim của tổ tiên ông bà nội, ngoại của chúng ta nhiều đời, không những vậy mà chúng ta còn làm tủi nhục cho trái tim con cháu của ta trong những thế hệ tương lai nữa.

Lại nữa, ở trong đời, không có ai thiết lập đời sống lứa đôi mà mong muốn người chồng hay người vợ sống không có thuỷ chung, không ai muốn đến với nhau trong oan nghiệp, hay để vui với nhau trong chốc lát, ví như khát nước mà uống nước mặn, khát mà uống nước đường. Tất cả mọi người trên trái đất này, dù là người tầm thường đến mấy, khi thiết lập đời sống lứa đôi, họ cũng ước ao rằng, làm thế nào mình cũng có đời sống vợ chồng chung tình, cuộc sống có thuỷ chung với nhau từ khi tóc xanh cho đến bạc đầu. Không những vậy, mà còn đến khi qua đời rồi, vợ chồng vẫn còn bên nhau trên bàn thờ một cách ấm cúng.

Họ còn mong rằng, đời sau mình còn gặp lại nhau trên một đường hướng đẹp hơn, quý hơn và hỗ trợ nhau trên con đường rộng lớn hơn.

Muốn như vậy, ta phải làm gì? Ta đi xin điều ước muốn đó ở đâu và  ai cho? Ta phải đi mua điều ước muốn đó ở đâu? Và ở đâu bán cái ước muốn đó cho ta? Ta muốn như vậy, ta ước mơ như vậy, thì không gì khác hơn, ta phải biết biến ước muốn đó thành hiện thực trong đời sống của ta, ta phải cầu nguyện ước muốn đó trở thành hiện thực trong đời sống của ta. Vì vậy, hôm nay Thầy muốn chia sẻ đến với hai con  năm chất liệu tạo nên đời sống chung thuỷ giữa vợ và chồng không những đời này, mà đời sau nữa, mà hai con phải luôn luôn ghi nhớ :

 

Luôn Giữ Niềm Tin Cho Nhau:

Hai con phải luôn giữ niềm tin với nhau. Vì nếu không có niềm tin với nhau, thì không thể nào có sự thuỷ chung trong đời sống vợ chồng. Hai con phải nhớ giữ niềm tin với nhau qua lời nói, cách nhìn, cách lắng nghe, cách tiếp xúc, qua sự hành xử hàng ngày.Ta chỉ giữ niềm tin với nhau qua lời nói, mà không qua cách sống, như vậy là giữ niềm tin chưa giỏi. Đó là chất liệu thứ nhất, mà các con cần phải lưu ý và biến nó thành chất liệu của cuộc sống chính mình.

 

Sự Hiểu Biết Lẫn Nhau:

Nếu không có niềm tin, không có sự hiểu biết, thì mình sẽ không gần gũi nhau được. Gần gũi nhau, ta mới nói cho nhau nghe những gì mà cuộc đời của ta đã vấp phải, đã thất bại hay cuộc đời của ta đã có những thành công và may mắn. Cái may mắn trong lòng hay cái thất bại trong lòng đó, ta chỉ nói cho nhau nghe, khi ta có niềm tin với nhau, khi ta có niềm tin với nhau rồi, ta mới bắt đầu tìm hiểu để có sự hiểu biết. Từ nơi sự hiểu biết, ta giúp nhau vượt qua được những khó khăn của nhau, giúp nhau bước tới những thuận lợi của nhau. Thiếu chất liệu niềm tin, ta không có cơ sở để tiến tới sự hiểu biết.

Cho nên, hiểu biết nhau tức là không phải chỉ hiểu biết bên ngoài, mà hiểu từ bên ngoài vào cả bên trong. Không những hiểu biết cái tướng của nhau, mà còn phải biết đến cái tính của nhau. Nghĩa là tính của Cúc như thế nào, thì Tuấn phải biết và tính của Tuấn như thế nào, thì Cúc phải biết. Nếu Cúc chỉ biết cái tướng của Tuấn, mà không hiểu biết cái tính của Tuấn, thì Cúc sẽ thất bại hay ngược lại, nếu Tuấn chỉ biết cái tướng của Cúc, mà không biết cái tính của Cúc, thì Tuấn sẽ thất bại trong đời sống lứa đôi.

Vì vậy, hiểu biết nhau không phải chỉ hiểu biết bên ngoài, qua lời nói, mà hiểu biết một cách sâu sắc, trọn vẹn cả bên trong. Không những biết về hình thức và nội dung, mà còn phải biết nhân duyên của nhau, nhân duyên nào đã đưa Tuấn ra đời và nhân duyên nào đã đưa Cúc ra đời. Các con có hiểu biết nhau như vậy, các con mới tạo được hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, các con mới giúp nhau đi trọn vẹn trên con đường ghồ ghề, khúc khuỷu, lầy lội của đời sống gia đình, xã hội và cùng nhau thăng hoa trong đời sống lứa đôi.

Nếu Tuấn chỉ biết Cúc, mà không biết cha mẹ của Cúc, không biết dòng họ nội, ngoại của Cúc, không biết bạn bè của Cúc, thì làm sao gọi là biết Cúc. Trái lại, nếu Cúc cũng có cái biết như vậy đối với Tuấn, thì Cúc không thể làm một người vợ đẹp, một người dâu đẹp, cái biết đó gọi là cái biết bị hỏng, và vì vậy, nó không thiết lập được đời sống hạnh phúc. Đó là chất liệu thứ hai mà các con phải ghi nhớ để thực tập.

 

Thương Yêu Chân Thực:

Khi hai con đã có sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, những chất liệu đó sẽ tạo nên sự thương yêu. Sự thương yêu như vậy, mới gọi là thương yêu chân thực. Hai con có được sự thương yêu như vậy, hai con sẽ đem lại sự vinh dự lớn lao cho cha mẹ, gia đình, dòng họ của hai con, hai con sẽ dẫn nhau đi lên khung trời rộng lớn, giúp nhau tạo nhân cách hoàn chỉnh, làm tăng nét đẹp của con người, của gia đình, của dòng họ, của xã hội và còn tạo ra được chỗ dựa vững chãi cho con cháu của hai con trong tương lai. Sự thương yêu đó mới thật sự đem lại hạnh phúc cho hai con. Còn sự thương yêu nào không được thiết lập trên nền tảng của sự tin tưởng và sự hiểu biết, thì sự thương yêu đó sẽ đào hố thẳm để chôn nhau. Đây là chất liệu thứ ba, các con hãy luôn luôn ghi nhớ và thực tập.

 

 

 

Chất Liệu Sống Cùng Và Sống Với:

Nghĩa là hai con sống với nhau cùng một niềm tin, cùng một chất liệu hiểu biết, cùng một chất liệu thương yêu. Chính chất liệu sống cùng và sống với như vậy sẽ tạo nên sự an ổn, hạnh phúc trọn vẹn cho đời sống lứa đôi. Khi hai con sinh con, nở cháu, nếu hai con không có chất liệu sống cùng và sống với, chồng nhìn về hướng Đông, vợ nhìn về hướng Tây, hai con không thể gặp nhau tại đích. Nếu ta nhìn như thế, đầu tiên ta gặp nhau ở một điểm, nhưng mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày chúng ta xa nhau, xa nhau đến biền biệt, không bao giờ gặp nhau, đã không gặp nhau thì làm sao chúng ta có thể tạo ra được hạnh phúc cho nhau.

Chất liệu sống cùng và sống với, nghĩa là chúng ta cùng có chung một lý tưởng, một quan điểm sống. Sống với nhau trong một khung cảnh, ta có ngọt, ta chia sẻ ngọt cho nhau, ta có đắng cay, thì ta chia sẻ đắng cay cho nhau. Sự thành công của gia đình vợ, chính là sự thành công của gia đình chồng, sự thất bại của gia đình vợ là sự thất bại của gia đình chồng và ngược lại.

Khi có một sự đau buồn xảy ra trong đời sống của mình, thì vợ không đổ lỗi cho chồng và chồng không đổ lỗi cho vợ, đó không phải là việc riêng của chồng hay của vợ, mà chung cho cả hai người, chúng ta sống phải có ý thức như vậy.

Nếu chúng ta sống không có ý thức như thế là chúng ta sống quá hèn mọn và ích kỷ, không xứng đáng để làm chồng, làm vợ sống với nhau, nó không đúng với sự thiết lập đời sống lứa đôi trên nền tảng đạo đức Phật giáo.

Nên, hai con phải luôn luôn ghi nhớ chất liệu thứ tư nầy để thực tập khiến cho  đời sống lứa đôi của hai con được bảo toàn.

 

Ý Thức Sự Có Mặt Trong Nhau:

Sống cùng và sống với, một đôi khi vẫn tồn tại hai cõi trời riêng biệt, nhưng ý thức được sự có mặt trong nhau là chất liệu mà hai con phải thực tập. Hai con sống với nhau trong tình yêu lứa đôi, không phải là hai cõi trời riêng biệt, hai trái tim riêng biệt, mà là hai trái tim có cùng một nhịp đập, một nhịp điệu, hai cõi trời đó đã trở thành một cõi trời, hai tâm hồn đã trở thành một tâm hồn.

Cho nên, chất liệu vợ có mặt trong chồng và chồng có mặt trong vợ, chồng đi công tác xa, nhưng trong chồng luôn có hình ảnh, chất liệu của vợ. Tuy vợ ở nhà, nhưng trong vợ luôn có chất liệu của chồng, có tất cả những gì cao quý của chồng. Vợ chồng luôn có mặt trong nhau, như vậy cái gì vợ làm là làm cho chồng, cái gì chồng làm là làm cho vợ. Mình ăn chay, tu tập là ăn chay, tu tập cho vợ, cho chồng của mình. Mình làm tất cả phước đức là làm cho chồng, cho vợ mình. Mình có hiếu với ông bà gia là có hiếu cho chồng, cho vợ mình. Trong đời sống vợ chồng, hai con phải có ý thức được như vậy, là hai con đã có được chất liệu căn bản tạo nên hạnh phúc trọn vẹn trong đời sống lứa đôi.

          Năm chất liệu trên, Thầy trao cho hai con, để hai con làm hành trang, không những trong đời sống lứa đôi, mà còn để làm người cao đẹp trong cõi này, ngay cả đời sau.

          Chúng ta chỉ gặp nhau trong một khoảnh khắc thôi, cũng đã có nhân duyên với nhau rồi, huống chi là chúng ta gặp nhau để làm chồng, làm vợ với nhau, và không những vậy mà còn sinh con, nở cháu và cùng nhau làm tổ tiên trong dòng họ nữa, nên nhân duyên gặp gỡ để kết làm vợ chồng với nhau là một nhân duyên hết sức đặc biệt, nhân duyên ấy là nhân duyên đã có với nhau nhiều đời.

          Thầy biết Tuấn và Cúc không chỉ mới gặp nhau trong đời này, mà hai con đã gặp gỡ nhau trong nhiều đời về trước, đã từng làm vợ, làm chồng, làm bạn bè của nhau, làm thiện tri thức của nhau...  Đời này hai con gặp nhau không phải chỉ gặp nhau trong tình yêu phàm tục, mà hai con đã biết nâng tình yêu phàm tục đó lên một bậc cao hơn, đó là tình yêu thánh thiện. Hai con đã biết nâng chất phàm tục trong hai con thành chất Thánh, chất Phật trong hai con. Chính chất Phật trong hai con đã giúp hai con đi đến với nhau một cách cao đẹp, sống với nhau một cách cao quý và hành xử với nhau một cách cao thượng.

          Hai con làm được như vậy, tức là hai con đã xứng đáng là con của cha mẹ, là cháu của tổ tiên ông bà trong dòng họ của hai con, hai con xứng đáng là thiện tri thức của bạn bè hai con, xứng đáng là Phật tử của Tam Bảo, học trò của quý Ôn, quý Thầy.

          Vậy, đó là những gì Thầy muốn chia sẻ đến hai con, mong hai con ghi nhớ thực tập, nuôi dưỡng để những chất liệu đó luôn luôn có mặt trong đời sống của hai con, những chất liệu đó sẽ hộ trì cho hai con sống an lạc, thảnh thơi trong đời sống lứa đôi của mình.

          

Chuỗi Hạt Trao Nhau:

          Bây giờ, Thầy có hai tràng chuỗi hạt mà Thầy muốn chia sẻ đến hai con, tràng chuỗi nầy hai con trao cho nhau ý nghĩa rằng, ta đến với nhau và hãy trang nghiêm cho nhau bằng sự An Lạc. Trong kinh Bồ Tát Giới Anh Lạc, Đức Phật dạy rằng, chúng sinh phải được Bồ Tát trao chuỗi hạt Anh lạc để trang nghiêm thân thể, trang nghiêm đời sống của mình và quan trọng hơn là trang nghiêm Pháp thân.

           Bằng ý nghĩa và biểu tượng như vậy, nên Thầy trao hai tràng chuỗi hạt này đến hai con, hai con đeo vào trong đời sống của mình và luôn nhớ rằng, mình hãy trang nghiêm đời sống của mình bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, bằng sự  trang nghiêm của Giới, của Định, của Tuệ và những tâm nguyện rộng lớn. Hai con hãy trang nghiêm đời sống của mình  như những chuỗi ngọc châu Anh Lạc nầy.

           Mỗi khi hai con có gì không phải với nhau, thì hãy nhớ đến tràng chuỗi này, khi đó tất cả những gì ưu tư, phiền muộn sẽ lắng xuống, hai con sẽ được trong sáng, đẹp và quý báu như tràng chuỗi Anh Lạc này. Bây giờ, Thầy trao cho hai con để làm kỷ vật bên mình, hai con nhớ lấy để bảo trọng, hai con nghe Thầy xướng rồi lạy cha mẹ của hai con và dòng họ nội ngoại của hai con để tỏ lòng biết ơn một cách sâu xa.

          Và quý vị tham dự trong buổi lễ này, xin quý vị hãy nhất tâm cầu nguyện cho Tuấn và Cúc biết thương quý nhau, có nhiều hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, trong đời sống con người.

 

HƯƠNG VỊ CỦA TÌNH YÊU

 

(Pháp thoại TT. Thích Thái Hòa giảng cho hai Phật tử Khôi và Nhàn vào ngày 16-4-2004, tại chánh điện Tổ Đình Từ Hiếu-Huế, do đệ tử Nhuận Từ Nguyên và Nhuận Hạnh Châu phiên tả, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính).

 

         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Hai con Khôi và Nhàn quý mến!

Hôm nay, ngày 27/2 Nhuận, năm Giáp Thân (16 - 4 - 2004) hai con có duyên lành được cha mẹ, anh em, bà con đưa hai con đến Tổ đình Từ Hiếu để làm lễ cầu an, xin Tam Bảo và hiện tiền Chúng Tăng chứng minh cho hai con, để hai con có hành trang đi vào đời, sống với nhau trong tình yêu lứa đôi.

Trong giờ phút này, hai con hãy lắng hết tâm tư, Thầy sẽ trượng thừa uy lực Tam Bảo, đức thanh tịnh của hiện tiền Tăng có bài pháp thoại cho hai con.

 

 

Hương Vị Và Chuyển Hóa:

Hỡi hai con Khôi và Nhàn !

Trong tình yêu lứa đôi, có chất liệu của vị ngọt, nhưng mà cũng có chất liệu của vị cay, của vị chua, của vị đắng và của vị chát, nếu ta chỉ nghĩ rằng, thuần là vị ngọt, thì ta sẽ thất bại, bị nhiều khổ đau và thất vọng.

Nếu ta nghĩ trong tình yêu lứa đôi chỉ là vị ngọt, thì quả thật chúng ta cũng chẳng nếm được vị ngọt của tình yêu và ta cũng chẳng thấy được giá trị cao cả của nó. Bởi vậy, khi các con quyết định đi tới với nhau, các con phải biết trong đó, không những có vị ngọt, mà còn có chất đắng, chát, chua và cay, chính chất cay, chất chua, chất đắng chát này, nó làm cho chất ngọt trong tình yêu lứa đôi có giá trị, đồng thời khẳng định cho tình yêu hai con có ý nghĩa.

Nếu tình yêu lứa đôi chỉ là vị ngọt thôi, thì người đời đã không nói:

“Đường êm ái ai đi mà nhớ ngõ,

Đến khi hay, gai nhọn đã vào chân…”

Cho nên, ta phải biết được trong tình yêu lứa đôi có đủ cả ngọt, chua, cay và đắng. Do vậy mà người đệ tử Phật sống trong hoàn cảnh nào, trong mùi vị nào cũng làm chủ được mùi vị và hoàn cảnh đó.

Khi sống trong vị ngọt của tình yêu, ta phải làm chủ cho được vị ngọt đó và thăng hoa nó trong đời sống hàng ngày.

Nếu vị ngọt đó đã biến thành chất chát, chúng ta phải dùng năng lượng chánh niệm để chuyển hóa chất chát đó, đừng chát nữa, mà đi về với chất liệu của ngọt.

Nếu chất liệu tình yêu đó, nó chuyển sang chất cay, chất đắng, chất chua..., ta cũng phải dùng năng lượng chánh niệm để đừng làm cho nó đắng thêm, cay thêm, chua thêm mà hãy làm cho nó ngọt ngào trở lại. Nếu không biết được như thế, ta sẽ thất bại trong đời sống tình yêu lứa đôi và sự khổ đau không chỉ cho hai ta mà còn làm khổ đau cho cha mẹ ta, dòng họ và bạn bè ta nữa, ngược lại nếu ta thông minh, biết dùng năng lượng chánh niệm để chuyển hóa vị cay, vị chua, vị đắng, vị chát trở lại ngọt ngào, thì không những hai ta được trọn vẹn hạnh phúc mà còn đem lại hạnh phúc cho cha mẹ, dòng họ, bạn bè cũng như con cháu của ta trong tương lai.

 

Hai Chất Liệu Khôi và Nhàn:

Khôi và Nhàn, hai con quý mến , khi sinh ra vừa tròn tháng, ba mẹ đã đặt tên cho hai con là Khôi và Nhàn, bây giờ lớn lên từ hai người xa lạ, các con tìm hiểu nhau, quen biết nhau, rồi tự nguyện cùng nhau thiết lập đời sống lứa đôi, sự tự nguyện này đã được cha mẹ, chú bác, cô dì, của hai con đồng ý, vậy hai con phải nhớ rằng, hai con đi tới với nhau là để kế thừa dòng dõi huyết thống, sự kế thừa này được đặt trên nền tảng đạo đức mà lấy Tam Bảo làm chủ yếu, như vậy tình yêu hai con trọn vẹn và có ý nghĩa. Hai con không đi tới với nhau để thỏa mãn dục vọng nhất thời, vì nếu như vậy, thì khi sự thèm muốn tầm thường đã đi qua, các con có thể chia tay nhau và tạo ra nhiều khổ đau cho chính bản thân mình, cho cha mẹ, bà con họ hàng nội ngoại.

Khôi và Nhàn !

Các con có biết, cha mẹ của hai con đặt tên cho hai con là Khôi và Nhàn với ước vọng gì chăng?

Khôi, là tinh khôi, là khởi điểm của cuộc sống, là cái đẹp ban đầu của con người. Cha mẹ Khôi, muốn cho con trai mình lớn lên phải giữ được cái đẹp đó trong cuộc sống. Vậy, con hãy nhớ lấy tên cha mẹ đã đặt cho con như vậy để sống, thì Thầy tin chắc rằng, con sẽ sống đẹp, sống có hạnh phúc và sống có ý nghĩa trong cuộc sống con người.

Nhàn cũng vậy, khi sinh con ra, ba mẹ đã đặt tên cho con là Nhàn tức là cha mẹ muốn con gái mình có đời sống an nhàn ngay ở trong gia đình, ngay ở trong xã hội và ngay ở trong kiếp sống con người. Vậy, con hãy nhớ lấy tên, mà ba mẹ đã đặt cho con để nuôi dưỡng thân con, nuôi dưỡng tâm con, nuôi dưỡng lời nói của con trong đời sống hằng ngày, để ở đâu con cũng có được cuộc sống an nhàn.

Khi Khôi và Nhàn đã tự nguyện đi tới với nhau có nghĩa là Khôi có mặt trong Nhàn và Nhàn có mặt trong Khôi.

Khôi là đẹp, là nguyên chất, là quý báu sẽ có mặt trong sự an nhàn, và sự an nhàn thanh thoát không vướng mắc bởi lời nói thô lỗ, không vướng mắc bởi những hành động khiếm nhã, không vướng mắc bởi những hẹp hòi tầm thường.

Khôi và Nhàn đi tới với nhau và có mặt trong nhau như thế sẽ tạo ra một hạnh phúc lớn trong đời sống lứa đôi, tạo ra một sự vinh dự cho cha mẹ hai phía, tạo ra một sự vinh quang cho dòng họ hai bên và sẽ là những chất liệu ngọt ngào cho hoa trái tình yêu của hai con trong tương lai.

Hai con hãy lấy chất liệu Khôi và Nhàn có mặt trong nhau để tạo ra hạnh phúc cho nhau, để đi vào cuộc sống và để thăng hoa nghề nghiệp của mình, để mưu sinh trong cuộc sống con người.

 

Gắn Trái Tim Chân Tình Vào Tình Yêu:

Đem Khôi và Nhàn đi vào trong nghề cơ khí, thì việc cơ khí của mình sẽ có ý nghĩa, có giá trị về chất lượng và có uy tín. Có khi nào Khôi ngồi làm việc, với  công việc máy móc, mà có thể phát hiện ra được rằng, một chiếc máy có thể sử dụng được, chính là nhờ những con vít không? Nếu những bộ phận ở trong máy mà không có những con vít để gắn liền, thì những bộ phận trong chiếc máy sẽ rời rạc và cuối cùng chiếc máy đó vô dụng.

Cũng vậy, cái vít, hay những chất keo để gắn liền những bộ phận trong một chiếc máy lại với nhau, cũng vậy giống như ta, ta phải biết gắn liền những cái đẹp trong đời sống của ta lại với nhau, ta phải đem cái đẹp của ta mà gắn liền trong đời sống tình yêu của ta, nếu không như vậy, thì tình yêu của ta sẽ vỡ ra từng mảnh, tình yêu đó sẽ tạo ra nguy hiểm hơn là lợi ích.

Cho nên, Khôi làm cơ khí, con hãy quán chiếu sâu vào những con vít, chất keo ở trong chiếc máy, để thấy được sự hiệu dụng và lợi ích của chúng, cũng như thế, trong đời sống tình yêu lứa đôi cái ngọt, cái đẹp nó cũng phải được gắn chặt vào nhau như thế.

Nhàn, con là thợ may, chiếc áo khi nào nó cũng có từng mảnh, mảnh trước, mảnh sau, mảnh tay trái, mảnh tay phải ..., tất cả những mảnh vải đó, nó có thể trở thành chiếc áo, khi có những sợi chỉ khâu lại, nếu không có những sợi chỉ khâu lại trong từng mảnh vải, thì những mảnh vải đó không bao giờ trở thành chiếc áo. Khi những mảnh vải không qua những đường chỉ để trở thành chiếc áo, thì những mảnh vải đó trở thành vô dụng, chúng chỉ là khăn lau, nhưng khi những mảnh vải đó được khâu lại và trở thành chiếc áo, thì không những làm cho người ấm mà còn làm cho người đẹp, không những làm cho người ấm mà còn làm cho người sang tùy theo cách may, tùy theo màu sắc và tùy theo đường chỉ.

Cũng vậy, trong tình yêu lứa đôi mà muốn có hạnh phúc, ta cũng phải có những sợi chỉ, đó là sợi chỉ chân tình của tâm hồn, ta đem sợi chỉ chân tình của tâm hồn mà gắn chặt hai trái tim lại thành ra một, trở thành ra nhịp điệu của nhau, thành ra hơi thở của nhau, thì ta mới có hạnh phúc. Bởi vậy, Thầy mong rằng, hai con hãy thăng hoa tình yêu đôi lứa ngay trong công việc mưu sinh hằng ngày, để các con từ đó, mà làm đẹp cuộc đời cho hai con, đồng thời cũng làm yên tâm, khi cha mẹ đã lo việc tác thành cho hai con, không những ăn học, nghề nghiệp mà đến giờ phút này còn tác thành về sự nghiệp tình yêu lứa đôi nữa!

Khôi và Nhàn, hai con !

Chiếc ốc vít, chất keo hay sợi chỉ mà hai con có thể cột lại trong tình yêu đôi lứa để xây dựng, chiếc ốc vít đó, sợi chỉ đó, chính là trái tim chân tình. Ta có trái tim chân tình với nhau, thì dù ta sống với nhau ở trong túp lều tranh vẫn thấy hạnh phúc, ta ngồi dưới cây đèn dầu mà vẫn thấy hạnh phúc. Trái lại, thiếu trái tim chân tình, thì dù ta có ở nơi lâu đài tráng lệ, nơi cung điện nguy nga, thì cũng như ta đang sống ở trong địa ngục, hai trái tim của ta đang bị giam hãm và làm cho chúng càng ngày, càng bị khô héo, bệnh hoạn. Do đó, trong giờ phút này, Thầy mong hai con từ đây cho đến trọn đời luôn luôn giữ trái tim chân tình với nhau trong cuộc sống.

Nền Tảng Bảo Chứng:

Muốn giữ được trái tim đó, thì giờ phút này trước Tam Bảo, trước hiện tiền chúng Tăng, trước cha mẹ anh em, ông bà nội ngoại hai bên của hai con, hai con phát nguyện thiết lập trái tim chân tình đó ngay trên nền tảng của Phật - Pháp - Tăng.

Bởi vì sao ? Bởi vì, Phật là đấng Tuệ giác, là đấng Trí tuệ hoàn toàn, là đấng Phước đức hoàn toàn.

Hai con thiết lập trái tim chân tình trên nền tảng Tuệ giác, trên nền tảng phước đức, thì trái tim chân tình đó, nó có cơ sở tồn tại và phát triển.

Hai con hãy phát triển trái tim chân tình đó, trên nền tảng của Pháp, nghĩa là Pháp của Phật có khả năng giải tỏa mọi mắc kẹt, hóa giải tất cả những khổ đau xẩy ra và đưa khổ đau đi về với an lạc, đưa sợi dây hệ luỵ đi về với giải thoát, bởi vậy nên hai con phải thiết lập trái tim chân tình của hai con trên nền tảng của Chánh pháp.

Hai con phải thiết lập trái tim chân tình của hai con trên nền tảng của Tăng đoàn, bởi vì, đây là một đoàn thể đẹp, một đoàn thể hành đạo, sống chỉ vì mọi người mà không nghĩ đến riêng tư, nghĩ đến lợi ích chung mà không nghĩ đến bản thân, hai con thiết lập sự hạnh phúc của hai con trên nền tảng của Tăng đoàn như thế, thì chắc chắn hai con có hạnh phúc rất lớn, trái tim chân tình của hai con sẽ được bảo toàn một cách vững chãi. Vì sao ? Vì thiết lập trái tim trên nền tảng Tăng đoàn, cho nên Khôi làm việc gì không phải cho Khôi mà làm việc cho Nhàn và ngược lại Nhàn cũng thế, làm việc gì không vì mình, mà vì Khôi! Ngoài ra, hai con làm việc gì không phải cho riêng hai con, mà làm cho cha mẹ, anh em, dòng họ nội ngoại. Nhờ vậy mà hai con đắn đo, thận trọng.

Trong cuộc sống tình yêu lứa đôi có những cái đồng ý, có những cái không đồng ý với nhau, cho nên khi có những cái chưa thuận ý, thì phải tìm cách đi tới hợp nhất với nhau, ta hợp nhất với nhau không phải cho ta mà vì cha mẹ, anh em dòng họ nội ngoại…, làm được như vậy, thì các con có nhiều hạnh phúc.

 

Chiếc Nhẫn Và Sự Tương Kính:

Giờ phút này, hai con quỳ xuống. Đây là hai chiếc nhẫn, như trên Thầy đã nói, tình yêu lứa đôi không đơn thuần là ngọt ngào. Trong đó có vị chát, vị đắng, vị chua, vị cay, cho nên khi sự đắng chát khởi lên, thì hai con phải nhớ đến nhẫn và nhờ nhẫn mà chuyển hóa được chất liệu chát, cay, chua, đắng đó đi về phía ngọt ngào êm ái. Cho nên, chiếc nhẫn này là biểu tượng cho sự kham nhẫn trong tình yêu lứa đôi, không phải chỉ một người nhẫn, mà cả hai cùng nhẫn, mới tạo nên tình yêu lứa đôi một cách tốt đẹp, một cách hạnh phúc, một cách an toàn.

Bây giờ Thầy trao nhẫn cho Khôi để Khôi mang cho Nhàn, Thầy trao nhẫn cho Nhàn để Nhàn mang vào cho Khôi. Điều đó, nói lên rằng, Khôi nhẫn là nhẫn cho tất cả những gì liên hệ đến Nhàn và ngược lại, Nhàn nhẫn là nhẫn cho tất cả những gì liên hệ đến Khôi. Nhẫn như thế, hạnh phúc lứa đôi của hai con mới có ý nghĩa, mới được bảo toàn.

Hai con đứng dậy, xoay mặt vào nhau và trao nhẫn cho nhau, rồi vái nhau một cách chân tình.

Hỡi hai con Khôi và Nhàn!

Trong đời sống lứa đôi có chất liệu nhẫn đã đành mà còn có chất liệu tương kính nhau.

Nếu sống với nhau mà chỉ nhẫn thôi, chứ không có sự tương kính nhau, thì vẫn  khó có hạnh phúc. Khôi ỷ vào công việc của mình làm ra nhiều tiền bạc, mà coi thường Nhàn, ngược lại Nhàn cũng thế, thì hai người sống với nhau không thể có hạnh phúc được. Cho nên, hai con đã đi tới và sống với nhau, thì phải biết kham nhẫn và tương kính nhau.

Ngoài ra, Khôi được nhiều người tôn kính, cũng không phải vì vậy mà khinh thường Nhàn. Nhàn được nhiều người quý mến, không phải vì vậy mà coi thường Khôi. Trong giờ phút này, trước ngôi Tam Bảo, trước hiện tiền Tăng, trước cha mẹ, cô dì, chú bác của hai con, hai con hãy lạy nhau một lạy để tỏ sự tương kính ấy.

 

Niềm Vui Sướng Và Sự Biết ơn:

Bây giờ mời cha mẹ của hai cháu hãy đứng đối diện với Tam bảo, để cảm nhận niềm hạnh phúc sâu xa đối với hai con của mình. 

Cùng cha mẹ của hai cháu quý mến!

Quý vị thật có phước đã sinh ra hai cháu một cách toàn vẹn, biết vâng lời cha mẹ để học hành, khôn lớn ra dáng vóc con người, quý hơn nữa, là quý vị đã có những người con biết tín kính Tam Bảo, biết thiết lập tình yêu đôi lứa trên nền tảng Phật giáo, đó là một phước đức lớn mà quý vị phải biết cảm nhận và tự vui mừng.

Có những người con lớn lên không nghe lời cha mẹ, thích ăn chơi, khi yêu nhau thì đi tới với nhau, khi không yêu nhau thì chia tay, không có một cơ sở đạo đức nào cả, không có một niềm tin nào cả, thấy tiền nhiều thì ưa, hết tiền  thì từ biệt nhau ra đi,… Những người con như thế đã tạo ra vô số tủi nhục cho cha mẹ, đã tạo ra vô số khổ đau cho gia đình, đã tạo ra vô số phiền luỵ cho tổ tiên dòng họ.

Nay, hai con của quý vị không xẩy ra trong trường hợp đó, chúng đã không xẩy ra mà còn biết thiết lập tình yêu vững chãi trên nền tảng Tam Bảo, biết  hiếu thuận, hiếu kính quý vị, đó là một điều mừng lớn cho quý vị.

Trong giờ phút này, để tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, hai con Khôi và Nhàn hãy nhớ:

Nếu không có cha mẹ làm sao có các con, nếu không có tổ tiên nội ngoại, thì làm sao có cha mẹ hai con, cho nên nay hai con có trái tim để hiến tặng cho nhau, đó là trái tim của cha mẹ, của tổ tiên nội ngoại hai con, và để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ và tổ tiên ông bà nội ngoại, hai con hãy lạy cha mẹ hai lạy theo lời xướng của Thầy như sau:

“Vì cảm mến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nghĩ đến công ơn tổ tiên, ông bà nội ngoại mà hai con tự nguyện đi tới với nhau, thiết lập đời sống tình yêu lứa đôi, vì vậy chúng con chí thành đảnh lễ hai lạy”.

Hai con Khôi và Nhàn!

Kể từ giờ phút này, tình yêu lứa đôi của hai con đã được Tam Bảo chứng minh, đã được cha mẹ, bà con nội ngoại hỗ trợ đồng tình, như vậy tình yêu lứa đôi của hai con đã được hợp pháp và có nền tảng để thăng hoa, vậy hai con phải sống với nhau tất cả những gì chân thật nhất, quý báu nhất để các con có hoa trái ngọt ngào của tình yêu trong tương lai.

Một lần nữa, Thầy cầu nguyện Tam Bảo chứng minh cho hai con tựu thành ước nguyện, và chúc hai con vô lượng an lành.

 

 

TÌNH YÊU THEO BẢN NGUYỆN

(Pháp thoại TT. Thích Thái Hòa giảng cho đệ tử Công Minh và Tịnh Quyên, vào ngày 01-5-2004, tại Chánh Điện Chùa Khánh Sơn, do đệ tử Nhuận Từ Nguyên và Nhuận Hạnh Châu phiên tả, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính).

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thưa đại chúng,

Hôm nay là ngày 13/3 Giáp Thân (01/05/2004), tại Đại Hùng Bảo Điện chùa Khánh Sơn, là buổi lễ cầu an để đi tới đời sống lứa đôi chính thức cho Công Minh và Tịnh Quyên, dưới sự chứng minh của Tam Bảo, sự cho phép của Thầy trú trì cùng sự hộ niệm của quý bà con, anh chị em trong thân quyến, cũng như anh chị em đồng đạo.

Mong rằng, quý vị hãy nhiếp tâm hộ niệm, hướng về Tam Bảo, để cầu nguyện cho buổi lễ đi tới đời sống hạnh phúc lứa đôi của Công Minh và Tịnh Quyên được thành tựu viên mãn.

Hai con Công Minh và Tịnh Quyên thương mến!

Trong đời sống lứa đôi có ba trường hợp để đi tới với nhau.

 

1-Đời Sống Lứa Đôi Đi Tới Với Nhau Theo Bản Năng:

Nghĩa là nam nữ đi tới với nhau, trong quan hệ đời sống lứa đôi có tính cách bản năng, cho nên động cơ thúc đẩy là vô mình, là ái dục và sự quan hệ đời sống lứa đôi dựa trên vô minh, ái dục, nên trong đời sống lứa đôi như vậy, vị ngọt thì ít, mà chất chua cay, đắng chát thì nhiều, niềm vui thì rất ít, mà thất vọng thì rất nhiều.

Giữa đời này đa số người ta đi tới với nhau theo tình yêu bản năng, do đó mà người ta có rất nhiều sự khổ đau, nhiều sự thất vọng và đã tạo ra những sự ly dị vợ chồng như thay áo, như ăn cơm bữa, nhất là xã hội phương Tây hiện nay.

Mong rằng, chúng ta sinh ra ở xã hội phương Đông, lại sinh ra trong đất nước Việt Nam và ở xứ Huế, là nơi mà chúng ta có thể duy trì được đạo lý và nét văn hóa Việt nam trong đời sống lứa đôi.

 

Cái nhìn của người Huế về cách thiết lập đời sống lứa đôi, nó khác với người Hà Nội, nó khác với người Sài Gòn, nó khác lắm, và dĩ nhiên là nó phải khác, và thực tế hơn nữa là không phải người Huế nào, cũng có cái nhìn sâu sắc về đời sống lứa đôi. Có những người cha, người mẹ Huế, nhưng cũng rất hời hợt trong việc thiết lập đời sống lứa đôi cho con cái, đồng thời cũng có những người con trai, con gái ở Huế, cũng hết sức hời hợt trong việc thiết lập đời sống lứa đôi, và họ cũng chẳng biết gì về văn hóa Huế.

 

Do đó, sự đổ vỡ trong đời sống lứa đôi, không phải chỉ là sự đổ vỡ giữa hai người, mà còn là đổ vỡ cho cả hai gia đình. Tất cả hậu quả như vậy là do nhiều người đã đi tới với nhau trong đời sống lứa đôi, có tính cách bản năng, mà động cơ  thúc đẩy là vô minh và ái dục.

 

2. Đời Sống Lứa Đôi Đi Tới Với Nhau Vì Duyên Nghiệp:

Do duyên nghiệp mà ta đi tới với nhau, cho nên trong đó, nó có ân mà cũng có oán. Vì chính duyên nghiệp, nên ta đến với nhau làm vợ chồng, sống với nhau có khi để trả ân, có khi để trả oán cho nhau.

Bởi vậy, mà giữa đời này, nhiều người con trai trong đôi mắt của họ, có rất nhiều hình ảnh thiếu nữ, nhưng rồi cuối cùng, chỉ có một thiếu nữ trong đôi mắt của họ, trong trái tim của họ và họ hứa sẽ đi tìm người thiếu nữ đó và họ cũng đã gặp nhau. Người thiếu nữ cũng vậy, trong đôi mắt của họ, trong trái tim của họ, có rất nhiều chàng thanh niên đã đi qua, nhưng không phải vì vậy, mà họ sống với những người đó.

Có những trường hợp, họ thương nhau mà không yêu nhau, có trường hợp họ yêu nhau mà không thương nhau, có trường hợp không thương, không yêu nhau chi cả, mà vẫn sống với nhau, tất cả chuyện đó đều là duyên nghiệp. Duyên nghiệp đẩy đưa một người ở từ xứ sở này, có thể đi tới với một người ở xứ khác, dù hai xứ sở cách xa muôn trùng. Tình yêu lứa đôi đi từ duyên nghiệp, thì có khi mình tới với nhau để giúp đỡ nhau, nhưng cũng lắm khi đi tới với nhau là để làm khổ nhau.

Con cái với cha mẹ cũng vậy, có khi con cái đến với cha mẹ để trả ân và đồng thời có khi đến với cha mẹ để trả oán, và có những người cha mẹ làm cho con cái hạnh phúc, nhưng cũng có những người cha mẹ làm cho con cái hết sức đau khổ.

Trên nhận thức và lý luận bình thường, chúng ta thấy rằng, có cha mẹ nào lại không thương con, có con cái nào mà bất kính cha mẹ? Nhưng mà trên thực tế, có những người cha mẹ không thương con và có những người con không thương kính cha mẹ, nhưng mà vẫn gọi con hay vẫn gọi là cha mẹ như thường. Họ gọi nhau như vậy là gọi theo duyên nghiệp. Đã có duyên nghiệp với nhau rồi, thì tránh trời không khỏi nắng, nên có những người con trai khôi ngô tuấn tú, mà gặp những người vợ rất xấu xí và có khi hai gia đình không tương xứng gì với nhau cả, mà hai người vẫn gặp nhau và thương nhau, mà không một lực gì có thể cản được.

Có nhiều cô gái xinh đẹp, nhưng lấy người chồng gù lưng, và cô đã lý luận theo kiểu vô minh của mình, cô cho rằng, người gù lưng là người hiếm có và vì hiếm có, nên mới quý! Nhưng dưới cái nhìn chân thực, thì làm gì, người có sáu căn không hoàn hảo mà đẹp! Không có thánh nhân nào nhìn như vậy cả, nhưng dưới cái nhìn duyên nghiệp, thì điều nhìn nhận đó có thể xảy ra.

Cho nên, nhìn thật sâu mà thấy, khi trai gái gặp nhau để tạo nên đời sống lứa đôi, phần nhiều là duyên nghiệp, mà đã là duyên nghiệp, thì không thể nào trốn tránh!Ta biết vậy để làm gì? Để đừng bao giờ tránh né hành vi đã tạo nghiệp của mình, mình đã tạo nghiệp, thì phải chấp nhận trả nghiệp. Chấp nhận trả mà không tiếp tục vay.

Nhưng, con người mình, thường là rất tồi, có khả năng tạo nghiệp mà không có khả năng chấp nhận trả nghiệp, làm thì lén lút, nhưng đến khi sự thật xẩy ra lại chối, không chấp nhận, nên rất là hèn. Điều này xẩy ra rất nhiều ở giới trẻ Việt Nam, cũng như ở Tây phương hiện nay. Chúng ta đừng nghĩ rằng, chúng ta trốn chạy là khỏi. Chúng ta đã có duyên nghiệp, thì không thể nào tránh thoát. Chúng ta không thể nào tránh thoát tòa án nhân quả và tòa án lương tâm của chính ta. Có những điều thật thâm sâu ở trong lòng mình, nhưng khi có cơ hội là nó biểu hiện và phơi bày một cách cụ thể, nên chúng ta phải thấy cho được điều đó, để chấp nhận những gì của mình đã tạo ra, chứ không được đổ lỗi là tại, bởi, hay vì ….

3. Đời Sống Lứa Đôi Đi Tới Với Nhau Theo Bản Nguyện:

Đây là tình yêu rất đẹp, trong chất liệu của tình yêu này, vị ngọt rất nhiều, chất cay đắng rất ít, vì ở đây trai gái đến với nhau theo bản nguyện, chứ không phải theo bản năng hay duyên nghiệp.

Ta đến với nhau theo bản nguyện, thì ta hoàn toàn có chủ quyền, ta tự nguyện đến và sống với nhau, vì ta đã bắt gặp nhau ở một điểm, điểm đó là cùng nhau hướng về một lý tưởng, cùng nhau thực hiện một lý tưởng, ta muốn cùng nhau làm một cái gì đó cho cuộc đời, mặc dầu trong hình tướng đến với nhau như là đời thường, nhưng nội dung và lý tưởng không phải là đời thường, vì thật ra không một ai làm nổi một công việc, mà công việc phải có hai người, nên ta tới với nhau trong đời sống lứa đôi là để giúp nhau thành tựu một lý tưởng nào đó hay thành tựu một mục đích cao thượng nào đó.

Cho nên, tình yêu mang tính tự nguyện thì trong đó, nó mang tính cao thượng và có hạnh phúc rất lớn, có những khi ta chỉ cần nhìn nhau hay nghĩ về nhau thôi, cũng đã là hạnh phúc rồi, chứ không cần phải sống bên nhau nữa. Tình yêu theo bản nguyện, là ta chỉ cần nghĩ đến lý tưởng mà hai bên đều hướng đến là hạnh phúc quá rồi, không đợi phải sống bên nhau, còn tình yêu tầm thường là phải ngồi bên nhau, ngồi suốt ngày, ngồi suốt giờ mới là hạnh phúc, nhưng mà hạnh phúc thì rất ít, mà sự hệ lụy thì rất nhiều.

Tri giác về tình yêu cho rằng, yêu nhau là phải ngồi bên nhau suốt ngày, suốt năm mới là hạnh phúc, tri giác về tình yêu như vậy là hoàn toàn sai lầm, mà giới trẻ thường bị mắc phải.

Cho nên, người thông minh phải biết thiết lập nền tảng thương yêu trên nguyên tắc bản nguyện mà không đi theo bản năng, nên hạnh phúc của họ rất lớn.

Nguyên tắc bản nguyện, nghĩa là ta muốn làm một cái gì đó cho gia đình ta, cho dòng họ của ta và cho xã hội …, nhưng mà một mình, ta không thể làm nổi, cho nên  ta tự nguyện đi tới với nhau, để cùng giúp nhau thực hiện.

Do bản nguyện mà ta đi tới với nhau, nên có thể không cần sinh con, hoặc có thể sinh một đứa con, mà đứa con đó, có thể cống hiến được giá trị hữu ích cho cuộc đời, đứa con đó phải là đứa con của tình yêu đích thực. Trong tình yêu đích thực luôn luôn có chất liệu của trí tuệ, có chất liệu của bao dung và có một tầm nhìn rộng lớn, nên đứa con của ta không phải là một tác phẩm dục vọng thấp hèn. Một đứa con được kết cấu bởi những dục vọng thấp hèn, thì khi lớn lên, nó sẽ thể hiện dục vọng thấp hèn trở lại và sẽ gây phiền hà cho cha mẹ, gia đình và cho xã hội.

Một đứa con được hình thành theo bản nguyện, với tình yêu đích thực, cao thượng thì trong đứa con đó, có nội dung của bản nguyện, cho nên khi lớn lên nó rất có hiếu với gia đình, với dòng họ, nó sống rất có lợi ích và có ý nghĩa cho nhân quần và xã hội.

Bồ Tát tại gia vẫn sống trong ngũ dục thế gian, nhưng không chạy theo ngũ dục, mà vẫn đi theo hướng của tình yêu bản nguyện, cho nên người cư sĩ tại gia có thể thọ trì Bồ tát giới và sống theo bản nguyện. Họ sống giữa ngũ dục thế gian mà không bị ngũ dục thế gian chi phối. Họ cũng ăn uống như người đời, nhưng mà không phải ăn uống theo bản năng, hay không ăn uống theo duyên nghiệp mà họ ăn uống theo bản nguyện, nên sự ăn uống của họ có khả năng chuyển hóa và trở thành cao thượng, họ sống cao thượng ngay giữa ngũ dục của thế gian.

Họ vẫn làm tiền, vẫn tiêu tiền, nhưng mà làm tiền và tiêu tiền theo bản nguyện, chứ không phải theo bản năng, không phải theo duyên nghiệp, cho nên việc làm ra tiền và tiêu tiền của họ rất có ý nghĩa. Vì vậy, thiết lập đời sống lứa đôi theo bản nguyện rất là hạnh phúc, điều này không phải là lý thuyết, không phải là luận lý mà rất thực tế.

Quý vị cứ nhìn đi, và hai con Minh Quyên cứ thấy đi, khi ta quét nhà theo bản nguyện, thì ngay trong từng lát chổi, nó đã đem đến hạnh phúc cho ta rồi! Ngược lại, khi ta quét nhà do bị người khác sai sử, thì mỗi lát chổi như làm cho ta bị rơi vào cảnh giới địa ngục.

Ta rửa chén theo bản năng, hay theo duyên nghiệp, thì ta bị khổ đau, nhưng ta rửa chén theo bản nguyện, thì ta hạnh phúc.

Cho nên, tình yêu theo bản nguyện thì hạnh có mặt luôn luôn, hạnh phúc trong từng hơi thở, trong từng bước đi, trong từng nụ cười, trong từng cách nhìn nhau, và trong từng nhịp điệu của cuộc sống.

Điều này không phải là lý thuyết mà là một thực nghiệm. Vậy, Công Minh và Tịnh Quyên, hai con đến với nhau hãy thiết lập tình yêu trên nền tảng của bản nguyện, để tình yêu lứa đôi của hai con thực sự là hạnh phúc. Tình yêu của hai con không còn là tình yêu đơn thuần mà là tình yêu rộng lớn, mênh mông.

Hai con đi tới với nhau, thiết lập tình yêu trên bản nguyện rồi, hai con thương nhau không phải là thương cho bản thân, mà cho gia đình, cho dòng họ, bạn bè, cho xã hội và cho cả cuộc đời, nên tình yêu như vậy rất là đẹp, rất có ý nghĩa, tình yêu như vậy làm sao mà đau khổ được, tình yêu như vậy không thể tạo ra dục vọng thấp hèn, tình yêu như vậy không thể tạo ra duyên nghiệp để vay trả, tình yêu như vậy không thể là khổ luỵ và không thể làm cho ta bị đi loanh quanh, như Trịnh Công Sơn nói: "Bao năm xa rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt".

Ta yêu như vậy không phải là tiếp tục ra đi, mà ta yêu như vậy là tiếp tục trở về, làm chủ trái tim ta, trở về làm chủ cảm giác của ta, trở về làm chủ tâm thức ta; ta yêu như vậy không phải là đẩy ta ra đi, để đánh bắt những hư ảo của cảm giác, của tri giác, mà yêu như vậy là đưa ta trở về, không còn đi loanh quanh mà đi có định hướng, đi một cách vững chãi, có chủ quyền và rộng lớn.

Yêu bằng bản nguyện là ta có thể tháo tung cánh cửa luân hồi để mà đi ra, và để cho mọi người cùng thoát ra khỏi, và ta cũng có thể vào và ra của ngõ luân hồi một cách tự do.

Bồ Tát không chối từ tình yêu, nhưng ngay ở nơi tình yêu khổ luỵ mà Bồ Tát thăng hoa, ngay ở nơi vướng mắc mà Bồ Tát tự tại, ngay nơi khung cửa chật hẹp mà Bồ Tát mở rộng cửa ngõ, mở lớn con đường. Yêu như vậy là yêu một cách thông minh, nên Bồ Tát tại gia vẫn sinh con nở cháu, nhưng con cháu đó là hoa trái của tình yêu đích thực, mà không phải là hoa trái của tình yêu duyên nghiệp.

Công Minh và Tịnh Quyên, hai con thương mến!

Để hóa giải tình yêu lứa đôi theo bản năng và tình yêu lứa đôi theo duyên nghiệp, cũng như để nuôi dưỡng tình yêu lứa đôi theo bản nguyện, Thầy sẽ chia sẻ những chất liệu sau đây cho hai con:

 

1. Hiểu Và Tin:

Nếu ta yêu nhau mà không hiểu nhau, thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều sự khổ đau cho nhau, nên muốn tin nhau thì trước hết phải hiểu nhau, nếu tin nhau mà không hiểu nhau, thì cái tin đó mù quáng, nó cuồng loạn và rất nguy hiểm, cho nên trước khi tin nhau phải hiểu nhau, nhưng đừng có tham vọng hiểu nhau hết, vì đúng là không ai hiểu được hết trái tim của mình và quả thực không ai dám tin và hiểu nổi trái tim của mình rung động theo kiểu rung động nào.

Khi ta đến với nhau, ta đừng nghĩ rằng, ta hiểu nhau hết, và ta tin nhau hết, vì sao? Vì có khi chính ta, ta vẫn chưa hiểu ta hết và có khi chính ta, ta vẫn không tin ta hết nổi, huống gì là tin và hiểu người khác. Thật ra, ở trong đời, chẳng có ai hiểu nhau hết và chẳng có ai tin nhau 100%, vì sao? Vì cuộc đời là vô thường, vì tâm tánh của con người biến thiên vô tận, đó là một sự thật, và do ta không hiểu được sự thật này, nên ta đã lên án nhau, khi sự bất như ý của ta xảy ra.

Sự thực là ta đâu có hiểu ta hết, ta đâu có tin nổi trái tim của ta, ta đâu có tin nổi những cảm giác của ta, mà ta nói rằng, ta tin người yêu và người yêu tin ta.

Cho nên, người nào nói rằng, anh hiểu em 100% hay em hiểu anh 100%, đó là câu nói hư ảo, câu nói dối gạt, câu nói lường gạt, câu nói hoàn toàn thuộc về tri giác, vì sao? Vì không có tài nào, anh hiểu em hết 100% và cũng không có tài nào em hiểu hết anh 100%. Không tài nào anh tin em 100%, và cũng không tài nào em tin anh 100%. Ta nói với nhau như vậy là nói theo cảm giác và tri giác sai lầm.

Chắc chắn rằng, hai con cũng như quý vị đã từng nhớ câu nói nhân gian rất hay: "… nghe chi cậu đó nói, nghe chi cô đó nói…, đồ ăn nói bá trúng bá phát ấy". Bá trúng bá phát là 100 phát bắn ra là 100 phát trúng!

Nhưng, tại sao lại có một người ăn nói bá trúng, bá phát mà mọi người không tin? Bởi vì, “bá trúng bá phát” là chuyện không thể xẩy ra.

Như vậy, họ biết rằng mọi câu nói, chỉ là giá trị tương đối, và tương đối mới là chân lý của cuộc sống con người.

Mình mà nói: anh yêu em 100%, hay em  yêu anh 100%, đó là những câu nói bá trúng bá phát, đó là câu nói đáng nghi ngờ.

Cho nên, ta phải hiểu mới tin, nhưng mà đừng hy vọng hiểu hết mới tin, ta hiểu ngang đâu thì ta tin ngang đó, ta hiểu ngày hôm nay thì ta tin ngày hôm nay, chứ đừng ngày hôm nay hiểu mà ngày mai tin, thì ta sẽ thất vọng, ta hiểu vào thời điểm nào thì ta tin vào thời điểm đó. Hiểu và tin như vậy là ta có chất liệu để có thể tạo ra được hạnh phúc trong đời sống tình yêu lứa đôi.

 

2. Biết Giữ Gìn Cho Nhau:

Mình đã hiểu nhau rồi, đã tin nhau rồi, thì phải biết giữ gìn cho nhau trong từng giây từng phút của sự sống, để cho cái hiểu và cái tin đó, đi về với cái toàn hảo.

Ta phải biết giữ gìn cho nhau, từng giây, từng phút của sự sống qua cái gì?

Qua lời nói, qua việc làm, qua cách nhìn, qua cách nghe, qua cách ăn, qua cách đi, đứng, nằm, ngồi, qua cách suy nghĩ trong tâm hồn…, ta phải giữ gìn cho nhau trong từng giây, từng phút.

Mình nói thì phải nói cho đúng, mình hẹn nhau thì phải cho đúng hẹn, nếu trong đời sống lứa đôi, mà sai hẹn sẽ tạo ra vô số nghi ngờ, lo âu sợ hãi cho người được hẹn, thường mà nghi thì nghi xấu, chứ không bao giờ có nghi tốt.

Bởi vậy, ta phải giữ gìn cho nhau từng giây, từng phút, ta mới có hạnh phúc, ta mới có an lạc, ta mới hóa giải được tình yêu bản năng và duyên nghiệp để ta nuôi dưỡng được tình yêu lứa đôi ở trong bản nguyện.

Cách ngồi cũng phải biết giữ gìn cho nhau, trong gia đình chồng phải ngồi ở chỗ nào, vợ phải ngồi ở chỗ nào, dâu phải ngồi ở chỗ nào, rể phải ngồi ở chỗ nào, khi làm mẹ thì phải biết ngồi ở chỗ nào, tất cả đều có vị trí của nó mà ta phải biết  giữ gìn cho nhau trong các thế ngồi, các thế đứng, từ gia đình ra đến bạn bè, rồi ra giữa xã hội. Vợ chồng mà không biết giữ gìn thế ngồi, thế đứng cho nhau, thì hạnh phúc đổ vỡ, chứ không phải có vợ, có chồng rồi, xây nhà lầu 5- 7 tầng là ta có hạnh phúc đâu! Có người ở nhà lầu 5 - 7 tầng, địa vị cao sang, mà khổ đau khủng khiếp.

Cho nên, muốn hạnh phúc, ta phải giữ gìn cho nhau trong từng giây phút của sự sống, ta săn sóc nhau trong từng giây phút của sự sống.

 

3. Kiên Định Và Vững Chãi:

Nếu mình sống mà không có hướng đi, không có một kế hoạch nào hết trong cuộc sống của mình, thì coi như mình thất bại, thất bại ngay khi mới biết nhau, mới gặp nhau. Cho nên, mình sống phải có hướng đi, mà hướng đi đó là gì?

Mình yêu nhau, rồi sống với nhau, năm năm đầu, mình làm cái gì? Năm năm tiếp theo mình làm cái gì ? Mười năm sau mình làm cái gì? Làm gì, không phải chỉ làm ra tiền bạc, danh vọng, mình sinh con là phải biết sinh con để làm gì và phải sinh như thế nào, chứ không phải sinh bừa, gặp đâu sinh đó, cho nên mình phải kiên định cho được cái hướng đi trong đời sống lứa đôi.

Khi mình đã có sự kiên định lập trường trong đời sống lứa đôi theo cách của mình rồi, chắc chắn mình sẽ có nhiều người đối lập, nhưng không sao, vì càng có đối lập, thì sự kiên định lập trường của ta càng vững chãi. Lập trường của ta càng vững chãi, mọi sự đối lập đối với ta từ từ sẽ được hóa giải.

Ta sẽ hóa giải được những mũi tên bắn tới ta từ bạn bè, từ cha mẹ, và có những mũi tên bắn tới ta, từ mọi phía của xã hội. Những quan điểm, lập trường của xã hội bắn vào ta, mà ta không có kiên định lập trường, thì ta sẽ bị lung lay, sẽ bị vỡ tung ra, cho nên khi ta đã đến với nhau, thì ta phải kiên định lập trường và ta giúp nhau đi vững chãi trên lập trường đó.

Nhưng, sự kiên định này không phải là cứng nhắc, mà phải uyển chuyển sống động, nó phải có tuệ giác, chứ không phải cố chấp, cứng đờ.

Như Thầy thường hay nói với mấy đứa con, không phải chỉ có 2 với 2 là 4, mà có vô số cách để đi tới và hình thành con số 4, có bao nhiêu phép cộng trừ nhân chia, thì ta có bấy nhiêu cách để đi đến con số 4. Ví dụ: 1000 - 996 = 4 ; 900 - 896 = 4; 2+2=4; 2x2=4; 8:2=4; 16:4=4,…

Cũng vậy, tình yêu lứa đôi theo bản nguyện, là ta có vô số phương tiện cho mục tiêu của mình, nhưng ta phải kiên định lập trường và vững chãi trong từng bước đi để đạt được mục tiêu. Có khi ta hành xử một cách cương quyết, nhưng cũng có khi ta hành xử một cách uyển chuyển và  sống động, linh hoạt và thông minh, nên trong hoàn cảnh nào, ta cũng có thể tạo ra được hạnh phúc và an lạc cho ta.

Trong tình yêu lứa đôi theo bản nguyện, nó không có chất liệu của tuyệt vọng, nó không có thất vọng, nó không có bế tắc, nó không có rên rỉ  mà bao giờ cũng vui vẻ, tại sao? Tại vì, trong tình yêu ấy, có chất liệu của tuệ giác, nên ta có thể sử dụng tuệ giác để đưa tình yêu đi đúng với định hướng cao đẹp của cuộc sống mà mình đã chọn lựa.

4. Nhìn Sâu Để Thương:

Ta phải nhìn sâu để thương, chứ nhìn cạn cợt mà thương, ta sẽ tạo ra khổ đau cho nhau.

Nhìn sâu để thương, không phải là mình nghe nơi ngôn ngữ, anh thương em hay em thương anh, mà khi ta nghe ngôn ngữ ấy, ta phải yên lắng để xem  nó xuất phát từ cái đầu, từ trái tim hay từ cuộc sống.

Có những ngôn ngữ thương nhau, nói lên từ những chất xám não bộ, ngôn ngữ đó là ngôn ngữ của lý trí. Ngôn ngữ của lý trí là ngôn ngữ so sánh, phân biệt, đối chiếu, nên ngôn ngữ đó, không phải là ngôn ngữ chân thật, chúng chỉ có giá trị chinh phục và thích ứng nhất thời. Cho nên, khi nghe, thì ta phải nghe một cách sâu lắng để biết ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ phát ra từ não trạng hay từ sự rung động của trái tim.

Ngôn ngữ của não trạng, nó đánh lừa ta trên mặt nhận thức một cách khủng khiếp.

Và ngôn ngữ của trái tim, nó cũng có thể đánh lừa ta trên mặt cảm giác một cách tài tình, nhưng ngôn ngữ của cuộc sống, không có tác dụng đánh lừa ta, bởi vì là cuộc sống, nên khi nào và ở đâu nó cũng như vậy, cho nên ta phải nghe cho được ngôn ngữ từ cuộc sống, ta phải nhìn sâu để nhận ra cho được ngôn ngữ từ cuộc sống để thương.

Ở đời mà nghe ngôn ngữ của cái đầu là thiên hạ đã mê rồi, nhưng nên nhớ rằng, tất cả những ngôn ngữ phát sinh từ cái đầu, đều có tác dụng lừa phỉnh nhận thức và tri giác của ta, và ngôn ngữ của trái tim lại có khả năng lừa phỉnh những cảm giác của ta. Yêu nhau, người ta thường vẽ hai trái tim để hiến tặng cho nhau, nhưng cũng chính hai trái tim ấy, đã từng làm cho nhau khổ đau rất nhiều. Ngôn ngữ của trái tim là ngôn ngữ của cảm tính, ngôn ngữ ấy cũng có tác dụng gây mê và đánh lừa cảm giác của chúng ta. Ta yêu nhau, không nên dừng lại ở nơi ngôn ngữ của lý trí hay ngôn ngữ của cảm tính, mà phải đi thẳng tới ngôn ngữ của cuộc sống. Ta yêu nhau, ta phải nói cho nhau nghe bằng ngôn ngữ của cuộc sống. Ngôn ngữ cuộc sống mới là ngôn ngữ đích thực của tình yêu.

             Ta thương nhau, ta phải nhìn sâu vào cuộc sống của nhau để thương, cho nên khi ta thương nhau, ta phải hiểu cho được cái tính của nhau, nếu thương nhau mà không hiểu được cái tính của nhau, thì không thể nào tạo ra hạnh phúc cho nhau được. Thương nhau như vậy là bằng mười ghét nhau. Nên, thương nhau là ta phải nhìn sâu vào bản chất của nhau để thương.

            Khi một người sống bất hiếu với cha, với mẹ của họ, mà họ nói rằng, họ thương ta và họ rất chung thủy với ta, ta biết người đó đang nói theo ngôn ngữ của lý trí, của cảm tính và chỉ đúng ở trong khoảnh khắc suy xét và rung động nhất thời, mà không phải là chân thực. Ta hãy thương nhau và hãy nói cho nhau nghe bằng ngôn ngữ của cuộc sống. Ta hãy nói cho nhau nghe ngôn ngữ của tình yêu cuộc sống, và ta sống bằng tình yêu ấy, thì dù cho cuộc đời của ta có biến thiên, hương sắc của ta có úa tàn, công danh sự nghiệp của ta có thăng trầm, ta có sa cơ, lỡ vận, ta có thuận lợi hay khó khăn, thì chúng ta vẫn sống với nhau thỉ chung, vẫn sống với nhau trước sau như một, bởi vì ta đã thương nhau và đã nói cho nhau nghe bằng ngôn ngữ đích thực của cuộc sống.

     

 

5-Tên Gọi Tạo Thành Phẩm Chất:

Hai con Công Minh và Tịnh Quyên, tên của hai con rất đẹp!

Công Minh,

Minh là ánh sáng, Công là công lý, người mang tên Công Minh là người đem ánh sáng công lý mà rọi vào mọi hành xử của mình, người con trai mang tên Công Minh phải đem ánh sáng của công lý mà soi vào cuộc sống của đời mình; và Minh cũng có nghĩa là hiểu biết. Người con trai mang tên Công Minh tức là người đó đem sự hiểu biết công lý mà rọi vào trong lời nói, trong ngôn ngữ, trong hành xử của mình, chính cái đó mới che chở được người mình yêu, mà nó cũng có thể tạo ra chất liệu hạnh phúc cho mình và cho người yêu của mình.

Tịnh Quyên!

Con là người con gái mang tên Tịnh Quyên, Tịnh là an tịnh hoặc là thanh tịnh hay là trong sáng; Quyên là đẹp.

Tịnh Quyên là người con gái đẹp ở mặt thanh tịnh, yên tĩnh và trong sáng. Tịnh Quyên, con hãy đem cái đẹp yên tĩnh, trong sáng, thanh khiết đó, mà hiến tặng cho chồng mình, cho người yêu của mình để có thể chế tạo ra được những hoa trái tình yêu rất đẹp trong tương lai và cũng có thể đem chất liệu đẹp của người con gái đó, mà làm vinh danh cho chồng. Bởi vì, người chồng làm nên danh giá là nhờ người vợ, mà người vợ vụng về, sơ suất thì người chồng có tài năng đến mấy đi nữa, cũng thất bại. Thất bại ngay ở trong gia đình, thất bại ngay trong bạn bè và thất bại ngay ở xã hội. Có những người đàn ông đi ra xã hội ăn nói rất sắc sảo, rất hùng dũng, nhưng khi về nhà lại rất sợ vợ, không dám mời bạn bè đến nhà, bởi vì vợ không còn là người đẹp của mình mà là con quỷ báo mình.

Cho nên, hôm nay Thầy xin chia sẻ vài chất liệu để làm hành trang cho hai con trong cuộc sống và Thầy mong rằng, hai con phải nhớ đến tên của mình, nhớ đến tên của mình thôi và nuôi dưỡng cái tên đó, để trở thành chất liệu của cuộc sống là hai con đã có hạnh phúc rồi, hai con luôn luôn thấy có cha mẹ, có anh em, có bạn bè, có Thầy ở trong hai con.

 

6-Có Mặt Trong Nhau:

Giờ đây, Thầy muốn chia sẻ thêm cho hai con chất liệu vợ chồng có mặt trong nhau nữa.

Hai đứa con tuy tới với nhau theo bản nguyện, nhưng không được ỷ lại vào nhau một cách thụ động, cho nên Tịnh Quyên ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ con phải phát triển và nuôi dưỡng cho được cái thiên chức làm chồng và làm cha nữa, nếu con chỉ có đơn thuần thiên chức làm vợ, làm mẹ, khi sự vô thường của cuộc đời xẩy ra, hai con không thể mãi mãi sống gần bên nhau, Minh có thể đi chỗ này, chỗ khác, nên con phải có thiên chức làm chồng, làm cha, để vừa nuôi con, vừa dạy con, vừa che chở được con và vừa vạch hướng cho con cái mình đi.

Công Minh cũng vậy, ngoài thiên chức làm chồng, làm cha, con cũng phải chế tác cho được thiên chức làm vợ và làm mẹ, chứ không phải đơn thuần chỉ có thiên chức làm chồng. Có khi người vợ đang còn bận công việc ở cơ quan, người chồng có thể về nấu cơm được, dọn cơm được, rửa chén bát được, chăm sóc con cái được, ru con và tắm rửa cho con, giống như một bà mẹ, chứ không phải khi con khóc là phải điện thoại gọi Quyên về dỗ con, như vậy con của mình sẽ khóc rát cả cổ mà chết. Cho nên, Minh ngoài thiên chức làm chồng, làm cha, còn phải biết phát huy cho được thiên chức làm vợ và làm mẹ để nuôi con cái nữa.

Đây là điều mà không phải Thầy chỉ nói cho Công Minh và Tịnh Quyên mà còn nói để chia sẻ cho tất cả giới trẻ hiện nay trong đời sống lứa đôi.

Công Minh và Tịnh Quyên hai con!

Thầy tin chắc rằng, hai con đã thiết lập được tình yêu lứa đôi theo bản nguyện và dưới sự chứng minh của Tam Bảo, tình yêu của hai con càng ngày sẽ càng đẹp, càng rộng lớn ra, càng dễ thương ra, và trở thành mẫu mực cho giới trẻ noi theo. Nhưng mà hai con đừng nghĩ rằng, hoa hồng không có gai, hoa hồng nào cũng có gai cả, phải thấy và biết như vậy để tiếp tục vững chãi, và sẵn sàng tiếp xúc với  hoa hồng, chứ không phải thấy hoa hồng có gai mà thụt lùi. Thấy hoa hồng có gai mà thụt lùi là người hèn. Thấy hoa hồng không biết đến gai mà cứ tiến tới ngắt ẩu, là người liều mạng, trước sau gì cũng bị nhiễm độc mà chết. Thấy hoa hồng, ta biết hoa hồng có gai ở chỗ nào, và chỗ nào không có gai, phải biết rất rõ, rồi ta có thể đùa chơi với nó mà không hề bị thương tích gì cả.

Các con may mắn được học tập rất nhiều, được thọ trì tại gia Bồ tát giới, nên các con phải sống hết sức hùng tráng ngay trong đời sống này.

Bây giờ, Thầy làm phép sái tịnh cho hai con, để cho dòng nước Cam Lồ này đi vào trong đỉnh đầu của hai con, và rồi thấm nhuần vào thân thể và tâm hồn của hai con, để xác nhận rằng, từ đây cho đến mãi mãi về sau, hai con đã có dòng nước Cam Lồ ở trong tâm thức mình, ở trong cuộc sống mình và hứa chỉ tạo ra sự tươi mát cho nhau mà thôi. Nếu có một chút oi bức nào đó trong tình yêu lứa đôi, thì hai con sẽ sử dụng dòng nước Cam Lồ vốn có nầy trong hai con để dập tắt.

Công Minh và Tịnh Quyên, hai con thương mến!

Con người sinh ra trên trái đất này là một loài hoa. Một loài hoa có giá trị lớn hơn bất cứ loài hoa nào, vì sao? Vì loài người là một loài hoa có linh giác.

       Hai con hãy thắp sáng bông hoa tâm linh của các con lên, và hai con hãy hiến tặng cho nhau nguồn sáng của bông hoa tâm linh đó. Trong tình yêu bản nguyện để hai con không phải chỉ gặp nhau trong đời này, mà còn mãi mãi gặp nhau trong vô lượng kiếp về sau  nữa, để làm đẹp cho nhau và làm đẹp cho cuộc đời.

Hai con không phải chỉ gặp nhau bây giờ, ở đây mà hai con còn phải làm cho nguồn sáng tâm linh của hai con sáng chói lên, để hai con có thể gặp nhau  bất cứ ở đâu trong thế giới này, và bất cứ ở đâu nơi những thế giới khác, để hiến tặng cho nhau những gì tốt đẹp nhất, quý báu nhất, thơm tho nhất và không phải chỉ gặp nhau ngang đó, mà còn gặp nhau để chế tác ra những tác phẩm có giá trị thơm đẹp, sáng chói, tuyệt vời nhằm dâng hiến cho đời, làm cho đời vơi đi tất cả những oi bức của cuộc sống, các con hãy cùng nhau phát khởi các nguyện như vậy!

Vậy, hai con hãy tặng hoa này cho nhau!

Hai con nhìn sâu vào hoa và thở, và hãy nhắm mắt lại, nhìn sâu vào bản tính của nhau để thấy, để hiểu, để thương, rồi hiến tặng cho nhau cái hiểu, cái thấy, cái thương đó một cách chân tình và sâu sắc.

Hai con Công Minh và Tịnh Quyên thương mến!

Trong tình yêu lứa đôi có thể tạo ra rất nhiều hạnh phúc là bởi hai người không chỉ biết thương nhau mà còn biết tương kính nhau, tương thuận nhau, nghĩa là chồng biết kính và thuận theo vợ, vợ biết kính và thuận theo chồng, có như vậy, thì mới có hạnh phúc, mới có an lạc và trong gia đình mới không có lời qua tiếng lại, không tạo thành hố ngăn cách.

Trong đời sống lứa đôi được thiết lập nơi sự tương kính, tương thuận thì hố ngăn cách ngày càng được khỏa lấp và không còn biên giới.

Với ý nghĩa đó, hai con trước Tam Bảo, trước Thầy, trước những người thân yêu trong gia đình và trước bạn bè hãy chí thành, chí thiết lạy nhau một lạy để tỏ sự tương kính, tương thuận đối với nhau trong cuộc sống.

Nghe Thầy xướng và hai con lạy:

"Vì để bảo đảm hạnh phúc lứa đôi trong cuộc sống đời thường, hai đệ tử Công Minh và Tịnh Quyên chí thành đảnh lễ cùng nhau một lạy để tỏ lòng tương kính và tương thuận đối với nhau”.

Hai con thương mến!

Không có cha ta, không có mẹ ta, thì không thể nào có ta, không có ông bà nội ngoại của ta, thì không thể có cha ta và mẹ ta, cho nên ngày hôm nay, ta có thân thể và tâm hồn nầy, để đi đến với nhau và cùng nhau thiết lập đời sống lứa đôi, đó là do sự có mặt của cha ta và mẹ ta, và do có dòng họ nội ngoại của ta, vậy hai con hãy chí thành, chí thiết cảm nhận công ơn của cha mẹ, tổ tiên, ông bà nội ngoại đã tác thành cho hai con, không những tác thành về mặt sinh lý, về mặt tâm lý mà còn tác thành về mặt phước đức. Vì cảm nhận như vậy, cho nên trước khi hai con đi tới đời sống lứa đôi với nhau, hai con hãy đứng dậy, hướng về Tam Bảo, vì cha mẹ của mình, vì tổ tiên ông bà của mình mà đảnh lễ Tam Bảo, để mong cho cha mẹ, ông bà của mình, nương nhờ vào Tam Bảo mà tăng  trưởng được nhiều phước đức.

Hai con đứng dậy, nghe Thầy xướng và lạy ba lạy:

“Vì cảm mến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha và mẹ, cũng như nuôi dưỡng khôn lớn từ tổ tiên, ông bà nội ngoại mà chí thành đảnh lễ thập phương thường trú Tam Bảo tam bái”.

Công Minh và Tịnh Quyên hai con!

Hai con sau khi nghe pháp thoại và thực hành một số nghi lễ cần thiết trong đời sống lứa đôi, và ngay từ giờ phút này, các con đã tự nhận ra là các con đến với nhau không phải từ bản năng dục vọng, cũng không phải vì duyên nghiệp mà phải trả nợ, mà hai con đến với nhau là vì bản nguyện.

Trong đời sống hằng ngày, các con luôn luôn nhớ đến các chất liệu mà Thầy đã trao truyền cho hai con, hai con dùng nó như là một phương pháp thực tập, để chuyển hóa bản năng thấp kém trong đời sống con người, chuyển hóa những duyên nghiệp còn lại của hai con trong nhiều đời nhiều kiếp và đồng thời nuôi dưỡng bản nguyện của hai con trong đời sống hằng ngày. Hai con làm được như vậy, là quả thực hai con đến với nhau như những đóa hoa, những đóa hoa ngời sáng của tâm linh, đóa hoa ngời sáng của tuệ giác và như vậy, hai con xứng đáng là đệ tử của Tam Bảo, là học trò của Chư Tăng, là con cái hiếu thuận của cha mẹ ở trong gia đình, là cháu chắt ngoan có khả năng làm vinh danh cho dòng họ của mình, và hai con xứng đáng là người bạn chân tình của tất cả những người bạn của hai con, hai con xứng đáng uống nước, ăn cơm, mặc áo  một cách có ý nghĩa và đi những bước đi vững chãi, hùng tráng trên trái đất mà  không có sự hổ thẹn đối với bất cứ một cái gì.

Vậy, hai con hãy đứng dậy đảnh lễ Tam Bảo và hồi hướng.

Thầy chúc hai con thành công!

 

TÌNH YÊU VỚI TRÁI  TIM VÀ TẦM NHÌN RỘNG MỞ

(Pháp thoại TT. Thích Thái Hòa giảng, đệ tử Nhuận Từ Nguyên và Nhuận Hạnh Châu kính phiên tả, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính).

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thưa quý vị bà con của hai cháu Diệp và Anh Thi;

Cùng hai con Diệp và Anh Thi quý mến!

Hôm nay là ngày 23/3/Giáp Thân (10/5/04) tại Đại Hùng Bảo Điện chùa Phước Duyên, cha mẹ, bà con nội ngoại của hai con, đưa hai con đến đây để tác thành đời sống lứa đôi và xin Tam Bảo chứng minh, chư Tôn Đức hiện tiền cầu nguyện cho hai con tựu thành ước nguyện.

Trong buổi lễ này, Thầy xin chia sẻ bài pháp thoại đến hai con, để hai con làm hành trang đi vào đời sống lứa đôi.

        1-Hãy Nhìn Những Ngón Tay Trong Bàn Tay:

Hai con hãy nhìn sâu vào bàn tay của mình, hai con sẽ thấy các ngón tay ở trong một bàn tay. Các ngón tay có gốc rễ từ bàn tay, bàn tay có gốc rễ từ cánh tay và cánh tay có gốc rễ từ thân thể, thân thể có gốc rễ từ trái tim và não trạng của chúng ta.

Cũng vậy, bàn tay của chúng ta không đơn thuần mà có được, những ngón tay mà có, là nhờ vào những liên hệ của nó. Cho nên, hai con nhìn vào bàn tay của mình thì sẽ thấy ở nơi đó có cha mẹ, có ông bà tổ tiên, bởi vì không có tổ tiên, ông bà thì sẽ không có cha mẹ mình, nếu không có cha mẹ mình, thì mình không bao giờ có, cho nên tất cả chúng ta, cũng như hai con mà lớn lên, là lớn lên từ lòng bàn tay của cha mẹ, lớn lên từ trái tim và não trạng của cha mẹ, lớn lên  từ sự hiểu biết, thương yêu và chăm sóc của cha mẹ và lớn lên từ phước đức của tổ tiên ông bà. Nhìn sâu vào bàn tay như vậy, để ta cảm nhận một cách sâu sắc, sự có mặt của chính bản thân mình, và ta hãy đem trái tim đó để mà thương yêu, ta hãy đem não trạng đó mà nhận thức và xử sự cho đẹp, ta hãy đem đôi bàn tay đó ôm nhau mà sống và làm đẹp cuộc đời.

 

2-Chất Liệu Nghĩa Tình:

Diệp và Anh Thi, hai con quý mến!

Tình yêu lứa đôi đi tới với nhau theo bản năng, thì tình yêu đó rất tầm thường và sẽ có rất nhiều khổ đau và thất vọng, tình yêu đó có rất nhiều vị chát, đắng mà vị ngọt thì rất ít.

Tình yêu đi tới với nhau bằng bản năng, là khi ta nhìn đối tượng mà ta thấy thích ý là ta khởi lên tâm thương yêu, có nội dung chiếm hữu, nhưng khi nhìn đối tượng ta không còn thích ý nữa, thì ta vẫy tay chào nhau một cách đau khổ, và ta buông bỏ nhau trong những hận thù, oán trách.

Vấn đề thương yêu như vậy, không phải chỉ làm cho trái tim của hai người thương tích, cuộc sống của hai người đổ vỡ mà trái tim cha mẹ hai phía cũng đổ vỡ, trái tim ông bà của hai phía cũng bị đổ vỡ theo.

Tình yêu lứa đôi giữa đời này, thông thường đến với nhau theo bản năng và sự đổ vỡ hạnh phúc đã xẩy ra tràn lan giữa xã hội Việt Nam chúng ta và xã hội Tây phương hiện nay. Vấn đề lấy vợ, lấy chồng thay đổi như mặc áo vậy, giới trẻ Việt Nam hôm nay cũng như giới trẻ Tây Phương rất thất vọng đối với đời sống lứa đôi. Và sự thất vọng ấy đã làm cho liên lụy đến nhiều người.

Vậy, hôm nay cha mẹ của các con rất là thông minh, muốn cho các con không đi tới với nhau bằng tình yêu theo bản năng, mà muốn tình yêu lứa đôi của hai con được thăng hoa bằng tình yêu có nội dung trí tuệ. Tình yêu lứa đôi có nội dung trí tuệ là tình yêu có chất liệu của tình và nghĩa. Trong tình có nghĩa và trong nghĩa có tình. Nghĩa và tình có mặt trong nhau mới tạo nên tình yêu chung thủy. Tình yêu mà không có nghĩa, thì tình yêu đó vô vị lắm, cho nên sau cái tình là cái nghĩa, chất liệu của nghĩa trong tình, chính nó tạo thành nét đẹp thủy chung trong đời sống con người. Vì vậy, cha mẹ các con muốn hai con đến với nhau bằng tình yêu lứa đôi theo trí tuệ mà không là tình yêu lứa đôi theo bản năng.

Tình yêu theo trí tuệ, thì khi giàu sang, mình vẫn sống rất đẹp với nhau mà khi sa cơ lỡ vận, mình cũng sống rất đẹp với nhau. Khi mình ăn nên, làm nổi, mình sống rất đẹp với nhau, khi mình làm ăn bất trắc, mình cũng sống rất đẹp với nhau. Khi thân thể tráng kiện, mình sống rất đẹp với nhau, mà khi thân thể bị bệnh hoạn, mình cũng sống rất đẹp với nhau, đó là tình yêu lứa đôi được thiết lập trên nền tảng trí tuệ. Có lẽ đó là tình yêu mà tất cả con người có chút suy tư, có một chút chiêm nghiệm, ai cũng hằng ao ước. Thầy xin chia sẻ thêm với hai con những chất liệu sau đây, hai con hãy nhớ lấy những chất liệu này mà thực tập mới bảo toàn được tình yêu lứa đôi theo trí tuệ.

       

3- Mở Rộng Trái Tim Và Cõi Lòng:

Bởi vì, khi ta chấp nhận yêu một người, tức là ta đã bắt đầu nhìn vào trái tim của ta, ta biết rằng trái tim của ta, bây giờ không còn là một mà đã hóa thành hai, hóa thành ba, thành bốn, thành năm và hóa thành nhiều lắm,… Cho nên, ta muốn thăng hoa tình yêu lứa đôi theo trí tuệ, là ta phải mở rộng trái tim ra, và khi trái tim ta mở rộng, ta sẽ thấy trong trái tim ta, có chồng ta, có vợ ta, có cha mẹ ta, có cha mẹ chồng ta, có ông bà nội ngoại của ta, của chồng ta, tổ tiên của chồng ta, vợ ta, chú bác cô dì của chồng hay của vợ ta, của con ta và những thế hệ của con cháu ta trong tương lai. Khi ta mở được trái tim của ta như thế, thì những xử sự hằng ngày của ta mới đẹp.

Nếu trái tim ta bị co lại, thì tức khắc cuộc sống của chúng ta sẽ bị hồi hộp, dồn dập, nhiều tai nạn. Cũng vậy, trái tim tình yêu của ta mà không có rộng lớn, không có thoải mái, thì đời sống tình yêu sẽ bị gập ghềnh, có nhiều tai ương mà mình không thể nào tiên liệu nổi.

Bởi vậy, hai con muốn bảo toàn cho hạnh phúc lứa đôi của mình, trước hết là phải biết mở rộng trái tim của hai con ra, phải biết mở rộng cõi lòng của hai con ra. Hai con không thể sống một người một cõi, không thể sống đồng sàng mà dị mộng, không cùng nằm một giường với nhau mà mỗi người ôm một ước mơ. Sống cùng nhau trong một căn nhà, nhưng một người một khuynh hướng, một người một ước mơ, thì căn nhà đó không thể êm ả và hạnh phúc, đó là điều mà các con phải nhớ!

 

4-Tay Trong Tay:

Khi đi tới với nhau trong đời sống lứa đôi, ta phải biết xây dựng gia đình, ta phải biết nuôi dưỡng con cái và xây dựng gia phong. Và trong khi xây dựng như vậy, thì vợ chồng phải tay trong tay, nếu chồng tay phải, thì vợ phải tay trái, chồng tay trái, thì vợ phải tay phải, bởi vì khi mình đã đi tới với nhau trong đời sống lứa đôi, thì hai người là một thân thể, để cùng xây dựng hạnh phúc cho gia đình.

Nếu chồng làm theo việc của chồng, vợ làm theo việc của vợ, thì thân thể bị què, không thể gọi là một gia đình hạnh phúc được.

Cho nên, trong đời sống lứa đôi, hai con luôn luôn nhớ rằng, vợ chồng phải sống với nhau tay trong tay, khi vui mình cũng dắt tay nhau mà đi, khi buồn mình cũng dắt tay nhau mà đi, khi vinh quang mình cũng dắt tay nhau mà đi, khi thất bại mình cũng dắt tay nhau mà đi, mình phải nắm tay nhau mà đi, dù bất cứ hoàn cảnh nào, mới tạo ra hạnh phúc được, và có như thế ta mới tạo ra được những người con, người cháu đức hạnh và thủy chung ở trong gia đình và trong dòng họ của ta.

        

5-Cùng Nhau Nhìn Về Một Điểm:

Khi hai vợ chồng cùng nhìn về một điểm, thì dù xa mấy mình cũng có thể đi tới được. Nếu hai vợ chồng nhìn về hai điểm, thì càng đi lại càng xa.

Một điểm là gì?

Trước hết là niềm tin tâm linh, nếu vợ Phật giáo, chồng Thiên chúa giáo thì không thể có hạnh phúc được, cho nên hai vợ chồng phải cùng nhau hướng tới một điểm tâm linh.

Trên lý tưởng cuộc sống cũng vậy, hai người phải biết cùng nhau nhìn về một điểm, và cùng nhau đi tới một điểm.

Có những cặp vợ chồng ở nhà lầu 3 - 4 tầng, tiền đầy nhà, nhưng hai vợ chồng không cùng nhau nhìn về một điểm, thì ngay trong bữa ăn thôi, vợ chồng đã tranh cãi nhau rồi, trái lại khi vợ chồng biết cùng nhau nhìn về một điểm, thì cho dù trong bữa ăn, chỉ có một dĩa rau, một tô canh đơn giản thôi, nhưng đời sống vợ chồng cũng thấy ấm áp và hạnh phúc như thường. Nên, phần nhiều các gia đình đổ vỡ, vì vợ chồng không biết cùng nhau nhìn về một điểm. Ta không biết cùng nhau nhìn về một điểm, thì càng sống với nhau ta lại càng xa nhau.

Tuy nói rằng, vợ chồng cùng nhau nhìn về một điểm, nhưng không dễ gì vợ chồng cùng nhau thấy được một điểm. Có những điểm, chồng thấy mà vợ chưa thấy hay có những điểm vợ thấy, nhưng chồng chưa thấy, có những cái hay chồng thấy mà vợ chưa thấy, hoặc có những cái đẹp vợ thấy mà chồng chưa thấy, chứ không phải cả vợ chồng đều thấy cái đẹp đâu. Những lúc vợ thấy cái hay, cái đẹp mà chồng chưa thấy, hoặc ngược lại, thì vợ hay chồng phải khôn khéo, bàn tính với nhau và cùng nhau từ từ nhận ra cái hay, cái đẹp đó, để thấy rõ được vấn đề, chứ đừng vội vàng quyết đoán, khi cả hai chưa cùng thấy rõ được vấn đề, mà một trong hai người tự quyết đoán lấy, thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự đổ vỡ.

Ví dụ, trong trái cam, nó có đủ cả chất chát, chất bùi, chất chua, chất ngọt nhưng mình dùng nó chưa đúng lúc, thì mình không thể thưởng thức được vị ngọt của trái cam, cho nên mình sẽ dùng cam chát, cam đắng, cam chua, nhưng cũng một trái cam đó, mà mình biết chờ cho trái cam chín và dùng, thì mình sẽ thưởng thức được trọn vẹn vị ngọt.

Cũng vậy, khi mình có ý tưởng hay và đẹp, nhưng mình nói không đúng lúc, thì ý tưởng hay và đẹp đó trở thành chất độc giết mình, cho nên biết được điều hay, ý đẹp, nhưng ta phải biết nói đúng lúc, đúng chỗ, nếu lời hay, ý đẹp mà vợ chồng nói với nhau không đúng lúc và không đúng chỗ, chúng có thể dẫn sinh ra tự ái và đưa tới đổ vỡ hạnh phúc.

Cho nên, vợ chồng phải biết cách giúp nhau, để cùng nhau từ từ thấy rõ được vấn đề và nguyện cùng nhau làm một công việc. Người vợ phải lưu ý rằng, là đừng bao giờ góp ý với chồng trước mặt bạn bè của chồng, và chồng cũng đừng bao giờ góp ý đối với vợ trước mặt bạn bè của vợ, vì sao? Vì góp ý như vậy có thể bị phản tác dụng. Vì vậy, hai con phải hết sức lưu ý đến điểm nầy.

 

6-Tha Thứ Và Bao Dung:

Chắc chắn rằng, khi ta mới thương yêu nhau, và ta gặp nhau vài giờ trong tình thương ấy, ta thấy đẹp và dễ chịu, và ta đã tưởng rằng, nếu ta sống với nhau luôn, chắc là ta sẽ có hạnh phúc tuyệt vời, nhưng thực tế hạnh phúc của tình yêu lứa đôi hoàn toàn không như ta tưởng vậy đâu. Hạnh phúc của tình yêu lứa đôi, nó phỉnh gạt ta dữ lắm, lâu lâu ta gặp nhau một lần, ta thấy nó rất hấp dẫn và ta tưởng rằng, nó hấp dẫn suốt cả cuộc đời, nên ta muốn luôn luôn ngồi bên nhau, nhưng thật sự khi bà con nội ngoại, cha mẹ xác nhận cho hai đứa ta sống bên nhau 100%, thì bao nhiêu phiền muộn và đổ vỡ xẩy ra cho hai ta cũng từ sống bên nhau 100% đó. Ta phải biết được điểm này, dù là thực phẩm thuộc về tinh thần hay vật chất, chúng ngon đến mấy đi nữa, mà ngày nào cũng ăn thì cũng phát chán. Cũng vậy, dù ta có yêu nhau đến mấy đi nữa, mà ngồi bên nhau mãi, thì ta cũng phát chán, đó là quy luật của tình yêu lứa đôi và cũng là quy luật của các cảm thọ.

Cho nên, khi tình yêu đã biến qua hôn nhân, thì trong nội dung tình yêu đó, nó phải có chất liệu gạn lọc.

Gạn lọc gì ? Trước hết, là ta phải coi ngày, coi tuổi, xem hai đứa có hợp nhau không, không những chọn lựa sắc diện, tâm tánh mà còn chọn lựa tuổi tác.

Không những chọn dòng họ của hai phía, mà còn phải chọn ngày lành tháng tốt, chọn lựa nghề nghiệp, chọn lựa niềm tin tôn giáo, để cho hai đứa sống với nhau. Cho nên, tình yêu lứa đôi là tình yêu có chọn lựa, là tình yêu có gạn lọc.

Tại sao phải chọn  lựa như thế? Vì cha mẹ đã có kinh nghiệm, cho nên cha mẹ muốn con cái đến với nhau là phải có đủ các duyên tốt: duyên tốt cho tuổi tác của hai đứa, duyên tốt cho dòng họ của hai đứa, cho gia đình của hai đứa, duyên tốt của ngày, tháng, năm làm lễ cưới cho hai đứa, và còn duyên tốt của Tôn giáo. Tất cả những duyên tốt đó của hai đứa được phối hợp lại với nhau, từ đó mới sinh ra hoa trái tốt đẹp cho hai đứa.

Cho nên, hai đứa con đến với nhau thực sự bằng tình yêu lứa đôi, thì phải có chất liệu tha thứ và bao dung cho nhau. Vì khi đã thương thì tha thứ, và bao dung. Và chỉ có chất liệu tha thứ và bao dung thì ta mới đi trọn vẹn với nhau trong tình yêu lứa đôi. Nếu thiếu chất liệu nầy, tình yêu lứa đôi sẽ trở thành nội kết và thù hận.

Với những chất liệu nầy, ta phải làm cho nó luôn luôn có mặt, trong đời sống lứa đôi, thì hạnh phúc lứa đôi mới được bảo chứng.

Nếu không có những chất liệu này, tình yêu lứa đôi sẽ từ trên trời cao sà xuống và trở thành tình yêu bản năng và thú tính, nên nó không còn biết có gốc rễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ gì cả.

Con người chúng ta không bao giờ bằng lòng hành xử theo bản năng, thú tính mà ta phải biết nỗ lực thăng hoa thú tính lên với cái đẹp, với cái cao thượng.

Vậy, ta lấy gì để thăng hoa ?

Chính là niềm tin, đức tin tôn giáo. Ba mẹ hai con đã muốn cho hai con thiết lập và thăng hoa tình yêu trên nền tảng của Tam Bảo, tức là lấy Phật, Pháp, Tăng để bảo chứng và thăng hoa tình yêu cho hai con.

Phật là gì ?

Phật là trí tuệ vô lượng, phước đức vô lượng, tình thương vô lượng.

Tình yêu lứa đôi của ta chỉ đẹp, khi ta có trí tuệ vô lượng. Tình yêu lứa đôi của ta chỉ có hạnh phúc, khi ta có tình thương vô lượng. Tình yêu lứa đôi của ta chỉ được bảo chứng, khi ta có phước đức vô lượng.

Trí tuệ vô lượng, phước đức vô lượng, tình thương vô lượng chính là Phật. Chính những chất liệu ấy của Phật sẽ bảo chứng cho hạnh phúc tình yêu lứa đôi của ta, nên ta phải suốt đời quay về tin tưởng và nương tựa.

Pháp là gì ?

Pháp là lời dạy của Phật có khả năng dẫn người thực hành đến hạnh phúc chân thực, nên ta phải biết quay về nương tựa để thực tập.

Tăng là gì ?

Tăng là một đoàn thể đẹp lấy giới luật, lấy đời sống cao thượng làm nền tảng của cuộc sống, cho nên mình gần với đoàn thể có đời sống cao thượng đó, thì tình yêu của mình được bảo chứng và niềm tin của mình sẽ được bảo đảm.

Ba mẹ của hai con đã đưa tình yêu của hai con đi tới và được bảo chứng của Tam Bảo, nên tình yêu lứa đôi của hai con là tình có phước đức rất lớn. Có rất nhiều người đi đến đời sống lứa đôi với nhau được cha mẹ tác thành, tạo lập nhà cửa, và nghề nghiệp, phân chia tài sản, nhưng rất ít người làm cha mẹ nghĩ đến việc tác thành đời sống lứa đôi cho con cái của mình dựa trên nền tảng Tam Bảo và được bảo chứng bởi Tam Bảo.

Trong giờ phút này, hai con hãy vui lên, sung sướng lên, Thầy trượng thừa uy lực của Tam Bảo, trượng thừa uy lực của hiện tiền Tăng, sẽ rưới nước Cam Lồ lên đỉnh đầu của hai con, để cho hai con có dòng nước Cam Lồ thanh trong tươi mát.

 

7-Nước Cam Lồ Và Hoa Tâm Tương Kính:

Diệp và Anh Thi, hai con quý mến!

Thầy đã rưới nước Cam Lồ lên đỉnh đầu của hai con, kể từ giờ phút này trong tâm hồn của hai con đã có chất liệu tươi mát, chất liệu dập tắt mọi sự oi bức, phiền muộn trong đời sống của con người. Trong lúc sống với nhau mỗi khi có sự oi bức bởi cuộc sống của con người và xã hội, hai con hãy theo dõi hơi thở thật sâu, khởi tâm tha thứ và thương yêu, để cho  dòng nước Cam Lồ này tuôn ra trong trái tim, trong cuộc sống, để hai con có những lời nói dịu ngọt từ hoà, hai con sẽ có một cách nhìn tương thân, tương ái và hai con có tâm hồn an lạc, thảnh thơi để hiến tặng cho nhau nhiều hạnh phúc, cũng như hiến tặng hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Trong tình yêu lứa đôi có trí tuệ, tình yêu ấy giống như những đóa hoa, chính bản thân của hai con là những đóa hoa của gia đình, của cha mẹ, của dòng họ, của xã hội và là những đóa hoa của Đức Phật, hai con hãy đi đến với nhau bằng những đóa hoa, để cho hoa lòng của hai con tỏa sáng, để cho cuộc sống của hai con tỏa ra hương thơm, và hai con là những đóa hoa đích thực của cuộc đời.

Hai con hãy tặng hoa cho nhau và hứa trong lòng với nhau rằng, mình tới với nhau như những đóa hoa và làm cho những đóa hoa lòng sáng ra, đẹp ra và có hương thơm đích thực để hiến tặng cho đời.

Các con hãy theo dõi ba hơi thở thật sâu và nhìn sâu vào những đóa hoa, các con sẽ nhìn thấy tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình ở trong đó và tương lai con cháu của mình cũng đang có mặt ở trong đó.

Hai đứa con hãy tặng hoa cho nhau đi!

Hai đứa hãy con ép sát hai đóa hoa đó vào trước trái tim của mình.

Như vậy, Diệp và Anh Thi, trong hai con đã có những giọt nước Cam Lồ để tưới tẩm những đóa hoa trong lòng và làm cho hoa ấy, thực sự nở ra trong đời sống lứa đôi, để hai con thực sự sống đẹp, thật sự sống hạnh phúc, sống rất có ý nghĩa trong cõi trăm năm.

Để bảo đảm cho đời sống lứa đôi, hai con phải tương kính tương thuận nhau vì vợ chồng đến với nhau không phải để chiếm hữu nhau, mà đến với nhau để tương kính, tương thuận nhau, do tương kính và tương thuận, cho nên mình có gì đều chia sẻ với nhau, và để  thể hiện sự tương kính, tương thuận đó, hai con hãy lạy nhau một lạy theo lời xướng của Thầy.

Hai con Diệp và Anh Thi, đã tự nguyện tìm hiểu nhau và cùng nhau đi đến đời sống lứa đôi, trong chất liệu tương kính, tương thuận để cùng nhau tạo ra hạnh phúc trong đời sống hằng ngày, vậy hai con hãy chí thành đảnh lễ nhau một lạy trước sự chứng minh của Tam Bảo, hiện tiền chúng Tăng và bà con nội ngoại của hai phía.

 

8- Kiên Nhẫn Để An Toàn Cho Nhau:

Diệp và Anh Thi!

Thầy sẽ trao nhẫn cho hai con. Hai con đến với nhau trong đời sống lứa đôi, thì đôi vai của hai con nặng lắm! Khi còn độc thân, hai con mỗi người chỉ có một cha, một mẹ, nhưng khi  đến với nhau, thì mỗi đứa con có bốn vị, có dòng họ nội ngoại hai bên và bạn bè hai phía.

Trong gánh nặng đó, mà ta gánh không có kiên nhẫn, không có cẩn thận thì sẽ bị  đổ vỡ. Muốn gánh vững chãi, thì ta phải có kiên nhẫn, ta có kiên nhẫn, ta mới có thể gánh tình yêu lứa đôi của ta đi suốt cả chặng đường. Nên, hai con muốn đi trọn vẹn con đường lứa đôi một cách thảnh thơi, thì phải có kiên nhẫn.

Diệp nhẫn là nhẫn cho Anh Thi, Anh Thi nhẫn là nhẫn cho Diệp.

Ta có hiểu như vậy, thì sự nhẫn của ta mới thành công, nhẫn là biết mở trái tim ra, chứ không phải nhẫn là đè nén trái tim của mình lại.

Ta nhẫn là phải biết mở rộng trái tim của ta ra, ta phải biết mở rộng tầm nhìn của chúng ta ra, nếu không, ta sẽ không chịu đựng nổi với những bất như ý trong những sinh hoạt hằng ngày của con người và xã hội. Cũng vậy, một ly nước nhỏ, ta bỏ bất cứ vật nhỏ nào vào trong ly nước, nước đều bị chao động mạnh và tràn ra, và nếu ta vứt vật nhỏ đó vào sông Hương hay biển cả, thì sông Hương hay biển cả chẳng bị hề hứng gì đối với vật ấy.

Cũng vậy, nếu tâm ta rộng lớn, tầm nhìn của ta rộng sâu, thì cho dù trong cuộc sống ta có bị tiếp nhận những bất như ý, chúng đều bị tâm và tầm nhìn rộng lớn của ta hóa giải. Trái lại, tâm và tầm nhìn của ta mà hẹp hòi, thì trong cuộc sống của ta nhất định có nhiều sóng mòi và bị chao đảo.

Như vậy, chúng ta phải mở trái tim của chúng ta ra, chúng ta phải biết mở rộng lớn tấm lòng của chúng ta ra, mở rộng tầm nhìn của chúng ta ra, và ta biết thương nhau là ta phải biết học hỏi ở nhau và phải biết học hỏi từ mọi phía, nên hạnh phúc của ta từ đó mà có mặt.

 

9- Ơn Nghĩa Sinh Thành:

Diệp và Anh Thi,

Sau khi hai con đã tự tìm hiểu và nguyện tới với nhau, không phải chỉ cho hai con, mà cho cả cha mẹ và dòng họ hai con. Tất cả những gì hai con có được hôm nay, đều là từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, nội ngoại của hai con, vậy hai con hãy lạy cha mẹ của hai con hai lạy, trước khi hai con thực sự sống với nhau.

Hai con hãy lạy sau khi nghe lời xướng của Thầy.

“Vì cảm mến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha và mẹ, cũng như sự nuôi dưỡng đức hạnh từ tổ tiên ông bà nội ngoại mà chúng con đi tới thành lập đời sống lứa đôi. Nay trước Tam Bảo, trước hiện tiền chúng Tăng thanh tịnh chúng con xin chí thành đảnh lễ  cha mẹ hiện tiền hai lạy”.

Hai con hãy quỳ xuống,

Diệp và Anh Thi thương mến!

Các con nên nhớ, Diệp không phải chỉ có thiên chức làm chồng, làm cha thôi mà Diệp còn phải có thiên chức làm vợ và làm mẹ nữa. Nếu người đàn ông chỉ có thiên chức làm chồng và làm cha thôi, thì hạnh phúc trong gia đình cũng khó mà bảo toàn, bởi vì không phải lúc nào, người vợ cũng có mặt bên chồng và chồng cũng có mặt bên vợ cả đâu.

Khi chồng có công việc cần đi xa, vợ có công việc cũng cần phải đi xa, thì con cái ở nhà thế nào? Việc chăm sóc gia đình thế nào? Cho nên, ngoài việc phát huy cho được, hoàn thiện cho được thiên chức làm cha, làm chồng, Diệp còn phải phát huy cho được thiên chức làm mẹ, làm vợ.

Anh Thi cũng vậy, ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ, con còn phải có thiên chức làm chồng, làm cha nữa, khi chồng bận công việc con phải thay chồng mà xử sự từ trong gia đình, dòng họ và xã hội với vai trò của Diệp.

Có như vậy, hạnh phúc của hai con, không những có mặt  trong một thời gian, mà có mặt mãi mãi trong mọi thời gian, không những có mặt  trong một gia đình chật hẹp, mà còn có mặt  trong mọi không gian rộng lớn.

Nhờ vậy mà vợ chồng có thể là một tổ ấm để che chở cho con, cho cháu của mình trong hiện tại và trong tương lai.

Vậy, Thầy mong rằng, ngoài thiên chức của bản thân mình, hai con còn phải phát huy cho được thiên chức khác nữa, có như vậy hai con mới giúp nhau đi trọn vẹn con đường mà mình đã hứa trước Tam Bảo, trước cha mẹ, trước họ hàng.

 

10- Sinh Con Không Phải Sinh Lòng:

Thưa cha mẹ cũng như họ hàng của hai cháu Diệp và Anh Thi,

Sinh con ra, ai cũng muốn con mình có hiếu, có nghĩa, trở thành người tốt trong gia đình, nhưng mà lắm người đã thất vọng, bởi đó chỉ là sự mong mỏi của cha mẹ nhưng con cái lại đi theo cá tính của nó.

Quý vị cũng phải biết rằng, người xưa nói: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính".

Trời sinh tính, có nghĩa là cái nghiệp duyên của người con mình nhiều đời tính nó vốn như vậy. Nhưng, bây giờ nó có duyên với gia đình mình nên nó tái sinh làm con của mình.

Có những người con có hiếu, giúp cha mẹ an ổn và làm vinh danh cho cha mẹ, nhưng cũng có những người con, kiếp trước mình mắc nợ nó, cho  nên bây giờ, nó hiện thân trong gia đình mình làm con mình để đòi nợ mình, nên khiến nhiều vị làm cha mẹ đã bị đau khổ và nhục nhã bởi con cái.

Biết được như vậy, để quý vị yên tâm trong đời sống của mình và chăm sóc con cái. Việc nuôi con, tác thành đời sống lứa đôi ngang đây của quý vị, chưa phải là xong, cha mẹ còn phải lo tu nhân tích đức, tạo nhiều phước đức cho con cái nữa. Không những vậy, quý vị còn phải chia sẻ kinh nghiệm làm cha, làm mẹ, làm vợ, làm chồng cho con cái của mình nữa! Bởi vì, Diệp và Anh Thi bước chân vào đời, nhìn cái gì cũng ngơ ngác, nhìn cái gì cũng mới mẻ, cho nên quý vị có bổn phận chăm sóc từ đời sống lứa đôi cho Diệp và Anh Thi, cho đến cách hành xử với bạn bè, với dòng họ, hành xử với ngày đơm tháng kỵ của tổ tiên ông bà.

Có như vậy, thì quý vị sau khi xả bỏ báo thân này, về cảnh giới nào, quý vị nhìn lại con cháu của mình, mà mỉm miệng cười, khi thấy mình đã sinh ra được những người con, người cháu có ích cho gia đình, có ích cho dòng họ và cho xã hội. Chính quý vị cũng phải tu tập thêm, để tạo ra cái đức hạnh lớn lao cho con cháu, là cây đại thọ để che chở con cháu, đó là những điều tôi xin chia sẻ với cha mẹ cũng như bà con nội ngoại của hai cháu Diệp và Anh Thi.

Buổi pháp thoại đến đây đã hoàn thành, một lần nữa, Thầy cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho Diệp và Anh Thi có đủ sức khoẻ và sống hạnh phúc, an lạc để hai đứa con xứng đáng là con của cha mẹ mình, cháu của ông bà nội ngoại, của chú bác, cô dì và là đệ tử của Tam Bảo.

 

THIẾT LẬP

TÌNH YÊU VÀ NIỀM VUI SƯỚNG

(Pháp thoại T.T. Thích Thái Hòa giảng cho hai Phật tử Thanh Cường và Phước Hồng, ngày 04/ 01/ 2005, tại Chánh Điện Chùa Khánh Sơn, do đệ tử Nhuận Từ Nguyên và Nhuận Hạnh Châu phiên tả, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính).

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thưa đại chúng,

cùng hai con Thanh Cường và Phước Hồng quý mến!

Hôm nay, ngày 24 - 11 - Giáp Thân (04-01-05) tại ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Khánh Sơn, đại chúng đã có mặt nơi đây để hộ niệm cho buổi lễ cầu an, xin Tam Bảo chứng minh cho hai con Thanh Cường và Phước Hồng đi tới đời sống lứa đôi một cách hạnh phúc, an lạc trong cõi người trăm năm.

Hai con quý mến !

Hai con đã có căn bản về trí thức, cho nên việc hai con tìm hiểu nhau và quyết định đi tới với nhau để sống đời sống lứa đôi, điều đó đã khẳng định sự trưởng thành của hai con trong thế giới con người, nhưng dù hai con có trưởng thành đến mấy đi nữa, thì đối với trí tuệ cũng vẫn còn bé nhỏ, đối với sự hiểu biết cũng vẫn còn hạn chế. Bởi vì tất cả những ngôi trường ở đời chỉ dạy cho các con triết học, dạy cho các con sinh ngữ, dạy cho các con toán học, văn học, lịch sử, khoa học kỹ thuật …, dạy cho các con những môn học để trở thành người trí thức, để có thể trở thành nghề nghiệp chuyên môn, chứ chưa có trường nào ở đời, dạy cho các con làm người.

Việc làm người Đức Khổng Tử nói:

"Nhân vi nan, xử thế vu nan". Làm người khó, nhưng biết cách sống ở đời lại càng khó hơn; biết làm người đã khó, nhưng biết cách xử sự cho đẹp giữa con người với con người lại càng khó hơn.

Trong đời sống của mỗi chúng ta, thì đời sống lứa đôi là hết sức quan trọng, bởi vì chúng ta có rất nhiều điều kiện để tạo ra hạnh phúc cho đời sống chúng ta, thì đời sống lứa đôi cũng là một trong những điều kiện tạo ra hạnh phúc trong đời sống con người. Phần nhiều người ta nói rằng, tình yêu lứa đôi là trong đó có gai và trong tình yêu lứa đôi vị ngọt thì ít mà chất cay chất đắng thì nhiều. Người ta nói như vậy, không phải là để khủng bố giới trẻ, mà người ta nói như vậy là để cho giới trẻ có sự cân nhắc, có sự lựa chọn, trước khi bước vào con đường này.

Nhưng theo Thầy, thì trong tình yêu không có gai và trong tình yêu không có chất cay đắng nào cả. Tình yêu ở đâu và khi nào cũng đẹp. Tình yêu đẩy chúng ta đi lên rất là cao và rộng lớn.

Nếu trong tình yêu có khởi lên một ý niệm về bản ngã, với một chút riêng tư, với một chút ích kỷ, thì tình yêu đó bỗng dưng sà xuống, chất cay đắng tiết ra và gai nhọn của tình yêu mọc lên từ đó. Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể giữ được cái tình yêu khi nào cũng rộng lớn, khi nào cũng mênh mông và trong cái mênh mông của tình yêu đó, chúng ta tha hồ mà vui chơi, tha hồ mà hạnh phúc.

Muốn đạt được như thế, hai con phải thiết lập tình yêu của hai con trên nền tảng Tam Bảo, bởi vì Phật là vị đã đạt tới tuệ giác vô uý và có khả năng dẫn lối đưa đường cho tất cả chúng ta đi về, đi tới, đi lên điểm tuệ giác vô thượng đó.

Phật là tình yêu tuyệt đối, cho nên chúng ta phải học bài học tình yêu từ nơi Ngài.

Nếu không yêu thương cuộc sống, không yêu thương chúng sanh, Đức Phật đã không có mặt ở trong cõi đời này, cho nên các con phải học tình yêu từ Đức Phật, để tạo ra chất liệu của yêu trong tình yêu lứa đôi, thì các con sẽ có cơ hội thăng hoa tình yêu lứa đôi của mình, trở thành tình yêu rộng lớn, mênh mông và vô hạn.

Các con phải học tình yêu nơi Chánh pháp của Phật. Ta nhìn kỹ vào những lời dạy của đức Phật, thì không có lời nào của Ngài nói ra cho chúng ta, là không chuyển tải chất liệu của tình yêu. Nhưng mà tình yêu được đức Phật nói ra và chuyển tải từ hạnh phúc của Ngài là tình yêu của sự cởi trói và chân thực, còn tình yêu theo cách chuyển tải của thế gian là tình yêu trói buộc và là một gánh nặng.

Cho nên, ta đến với nhau trong tình yêu của chánh pháp là để ta cởi trói cho nhau, chứ không phải tới để cột trói nhau, bởi vậy mà các con phải suốt đời nương tựa nơi Chánh pháp của Phật, để cho các con đi tới với nhau bằng tình yêu của tự do, chứ không phải bằng tình yêu của hệ lụy.

Các con phải thiết lập tình yêu lứa đôi dựa trên nền tảng Tăng, vì đời sống của Tăng là đời sống hòa điệu trong sự thanh khiết, hoà điệu trong mục tiêu cao cả. Tăng không phải là mảnh đất khô cằn mà là mảnh đất phì nhiêu để cho chư Thiên và loài người gieo hạt giống lành, gieo trồng những hạt giống của tình yêu cao đẹp. Nên, tình yêu của Tăng là tình yêu của sự hòa điệu và thanh khiết, vì vậy hai con phải thiết lập tình yêu của mình trên nền tảng của Tăng, để tình yêu của hai con có chất liệu của hòa điệu và thanh khiết.

Các con nhìn vào một hồ sen, các con sẽ thấy nhiều rễ của sen ăn sâu dưới bùn và hút chất bùn để nuôi hương thơm của sen. Nếu sen mà từ chối sự tanh hôi của bùn, thì sen không còn là sen nữa và hương thơm của sen chẳng có ý nghĩa gì.

Cũng vậy, ở trong đời này, chúng ta từ chối tình yêu, dù là tình yêu lứa đôi thì đời sống của chúng ta đôi khi trở thành vô vị.

Cho nên, ngay ở nơi  tình yêu lứa đôi đó, mà ta thăng hoa và có khi ta phải hút những chất liệu bất như ý để nuôi dưỡng cái như ý của ta.

Nhân đây, Thầy có thể hiến tặng cho hai con năm phương pháp thực tập, để hai con có thể duy trì được tình yêu lứa đôi của mình và từ đó mà làm đẹp cuộc đời và thăng hoa cuộc sống.

 

1. Thương Và Quý:

Trong tình yêu, ta phải biết thương và quý lẫn nhau. Có những trường hợp người ta chỉ thương nhau, mà không biết quý trọng nhau, bởi vì họ thấy người đó thấp kém và thua mình nhiều mặt.

Có những trường hợp, người ta chỉ quý, chứ không thương, bởi vì ta nghĩ rằng, người đó với mình cách nhau quá xa, cho nên mình chỉ ngước mắt mà nhìn thôi, chứ không có thương. Họ học cao hơn mình, họ có địa vị hơn mình, họ trí thức hơn mình, họ giàu có hơn mình, họ thông minh hơn mình …, cho nên mình chỉ quý, chứ không dám thương. Sống với nhau mà chỉ biết quý nhau mà chưa biết thương nhau, thì chưa thể gọi là sống với nhau hạnh phúc. Quý nhau chưa thể tỏa ra được hạnh phúc cho nhau. Không những quý nhau mà còn thương nhau, không những thương nhau mà còn quý nhau, mới tạo ra được hạnh phúc cho nhau. Thương mà không quý, thì ở trong cái thương có tính kiêu ngạo; thương mà không quý, thì cái thương đó như là một sự ban ân, và người được thương sẽ không có chủ quyền và không có tự do, nên thương mà không quý, thì càng thương ai đó, lại càng làm cho người đó khổ đau.

Do đó, muốn bảo toàn được chất liệu tình yêu lứa đôi cho đẹp, cho cao quý, thì hai con phải thực tập chất liệu biết thương và quý lẫn nhau.

Thương và quý ở đây không phải chỉ là thương quý thể xác của nhau, mà còn thương và quý tâm hồn của nhau; không những chỉ thương và quý tâm hồn của nhau, mà còn phải thương và quý lý tưởng của nhau và phải biết thương quý nhân cách của nhau.

Nếu chỉ thương quý thể xác của nhau thì mai kia, mốt nọ khi thể xác này gầy còm, héo hắt thì ta hết thương quý. Hoặc ta thương quý có tính cách sinh lý, có tính cách vật lý với nhau, ta có thể chia tay nhau rất dễ dàng, những chuyện đó xảy ra rất thường đối với thế giới con người, nhất là xã hội Tây phương hiện nay.

Cho nên, hai con phải biết thương quý nhau từ thể xác đến tâm hồn, từ nhân cách đến lý tưởng, không những vậy mà hai con còn phải thương quý đối với gia đình của hai bên, nội ngoại của hai bên, bạn bè của hai bên nữa.

Ta thương quý được như vậy là ta đã tạo ra hạnh phúc cho đời sống lứa đôi và ta có thể thăng hoa hạnh phúc lứa đôi trở thành hạnh phúc rộng  lớn và cao cả.

 

2. Cởi Mở Cho Nhau:

Ta đến với nhau là để cởi mở cho nhau, chứ không phải là để trói nhau. Ở đời người ta buồn cười lắm, người ta thường đi tới với nhau là để trói nhau, người ta trói nhau, bằng tâm hồn chưa đủ, mà còn trói nhau nơi hôn thú, nơi giá thú nữa.

Thật ra, khi mình không thương nhau rồi, thì một ngàn cái giá thú cũng vô nghĩa, khi ta không còn thương nhau nữa rồi, thì một ngàn cái tài sản cũng bằng thừa.

Cho nên, hai con phải đi tới với nhau để cởi mở cho nhau, bởi vì trong đời sống lứa đôi, người vợ có những tâm hồn khép kín, không thể nói với ai ngoài xã hội, ở trong gia đình ngay cả cha mẹ, cũng không thể nói được, mà chỉ nói được với người mình thương yêu, nên người chồng phải biết lắng nghe, để cởi mở những sự trói buộc trong tâm hồn cho người vợ của mình. Và người vợ cũng phải biết lắng nghe một cách thông minh để chia sẻ những u uẩn, những khúc mắc, những bế tắc, những khó khăn của chồng mình từ nhiều phía.

Người chồng có khi cũng phải biết ngồi yên lặng để nghe vợ mình nói, vì vợ mình cũng có những nỗi đau và những nỗi đau đó, có khi từ nơi truyền thống tâm thức của chính bản thân vợ mình hoặc nỗi đau đó, có thể do cha mẹ vợ mình vụng về, sơ suất, tạo nên chất liệu khổ đau cho vợ mình hoặc là do anh em bên vợ sống vụng về, tạo ra những hạt giống khổ đau cho vợ  mình, mà vợ mình không thể nào nói được. Trong những trường hợp như vậy, người chồng phải biết ngồi yên lắng để nghe vợ mình nói, để cho người vợ mở ra những gì đang bị trói ở nơi tâm của cô ta.

Cho nên, vợ chồng đi đến với nhau không phải chỉ để thỏa mãn dục vọng mà là để giúp nhau cởi mở những bế tắc và chắc chắn trong đời sống của chúng ta có rất nhiều bế tắc.Ta bế tắc từ chính bản thân mình; bế tắc từ chính cái suy tư của mình; bế tắc từ chính cái tình cảm của mình; bế tắc từ những thế lực khách quan áp đặt lên đời sống của mình, mà mình không thể nói với ai được ngoài vợ chồng. Cho nên, vợ chồng phải nói hết với nhau và phải nói cho nhau nghe hết. Đã là vợ chồng, mà không nói cho nhau nghe hết là sẽ gây ra cái nghi, có nghi thì có giữ kẽ, có nghi và có giữ kẽ, thì không thể có hạnh phúc. Nên, vợ chồng sống với nhau, phải biết cởi mở cho nhau và phải biết giúp nhau cởi mở. Trong đời sống thực tế, vợ chồng phải biết tạo ra tự do cho nhau, đừng ràng buộc nhau. Nếu người chồng mà nói vợ là em phải thế này, là em phải thế kia, thì người vợ đó không còn là vợ nữa, mà là kẻ nô lệ. Vợ chồng đối xử với nhau như một kẻ nô lệ, thì làm sao có hạnh phúc được! Hoặc ngược lại, vợ nói với chồng là anh phải thế này, anh phải thế kia, thì làm sao có hạnh phúc được! Trong đời sống lứa đôi, ta phải thực tập đức tính cởi mở; ta phải biết thực tập tính đừng ích kỷ. Em là phải thế này, em là phải thế kia hay anh là phải thế nầy, anh là phải thế kia, những câu nói đó, nó đều có gốc rễ  từ tâm hồn ích kỷ, từ tâm hồn độc đoán mà ra, nên nó không có khả năng tạo ra hạnh phúc.

Trong đời sống lứa đôi mà có chất liệu ích kỷ và độc đoán biểu hiện, thì tình yêu lứa đôi đó sẽ mọc gai, và tức khắc vị ngọt không còn, lập tức khởi sinh sự cay đắng, đây là điều mà hai con phải hết sức cẩn thận.

Tình yêu là chúng ta cùng đi tới với nhau để hiến tặng sự tự do cho nhau, chứ không phải đi tới với nhau để cướp mất sự tự do của nhau. Phần nhiều người ta không nhận ra được chất liệu này, nên vợ chồng đi tới sống với nhau một năm, hai năm, ba năm là bắt đầu hục hặc; có đôi người vợ chồng sống với nhau đã ba mươi năm rồi mà vẫn còn hục hặc. Sống với nhau như vậy là sống với nhau ở trong cảnh  địa ngục, sống với nhau như vậy là sống có tính cách nghĩa vụ. Sống với nhau như vậy là để che giấu tất cả những cái gì không tốt đẹp. Gượng sống với nhau như vậy, chỉ vì sợ bà con chê cười, sợ bạn bè chê cười, sợ hàng xóm chê cười, sợ xã hội lên án, sống với nhau một cách miễn cưỡng như thế, thì hạnh phúc không thể nào có mặt, mà khổ đau càng ngày, càng chồng chất và tạo ra trong gia đình một cuộc chiến tranh lạnh, gia đình trở thành băng giá hay trở thành hỏa lò. Hỏa lò đó hay băng giá đó, không những làm tiêu tan  hạnh phúc của mình mà còn làm tiêu tan cả hạnh phúc của con cháu mình trong tương lai nữa. Cho nên, hai con phải nhớ chất liệu này để tạo ra sự tự do cho nhau, phải hiến tặng sự tự do cho nhau và đừng bao giờ ra lệnh đối với nhau.

3.Tự Tín Cùng Nhau:

Phước Hồng phải có khả năng tự tín, Thanh Cường phải có khả năng tự tín, chúng ta không có khả năng tự tín là chúng ta không có khả năng tự lực; chúng ta không có khả năng tự lực là chúng ta không thể đứng đậy một cách vững chắc để giúp nhau được.

Có chất liệu tự tín, hai người sẽ cùng đứng dậy và cùng nhìn về một phía. Chồng có khả năng tự tín, chồng đứng dậy. Vợ không có khả năng tự tín, vợ ngồi. Vợ chồng, người đứng, kẻ ngồi không làm sao có hạnh phúc được. Chất liệu tự tín này hai con phải thực tập để có khả năng đứng dậy. Vợ cũng phải có khả năng tự mình đứng dậy, chồng cũng phải có khả năng tự mình đứng dậy. Đứng dậy như vậy, không phải để đọ sức nhau, mà để giúp nhau dựng xây cuộc đời, cùng dìu dắt nhau đi về phía trước.

Chất liệu thứ ba mà Thầy hiến tặng cho hai con là chất liệu tự tín và hai con phải tin vào khả năng của mình, vợ chồng phải hỗ trợ cho khả năng tự tín của nhau, đó là cách đi tới với nhau một cách thông minh. Anh “hô” thì em “hè”! Em “hô” thì anh “hè”! Có như vậy, thì ta mới tạo ra được hạnh phúc gia đình và có như vậy, ta mới tạo ra được uy tín cho nhau ở trong xã hội. Nếu chồng một đường, vợ một nẻo, thì đừng nói chi đến hạnh phúc, cho nên có nhiều bà vợ đã đi ăn “ké” và cũng có nhiều người chồng cũng đã đi ăn “ké”, nên hạnh phúc tan nát, con cái rất đau khổ bởi tình trạng cha mẹ như vậy, chứ không phải cha mẹ đau khổ bởi con cái thôi đâu. Nếu nhân cách làm cha, làm mẹ mà yếu, thì sẽ làm cho con cái rất đau khổ.

4. Có Mặt Trong Nhau:

Phước Hồng phải có mặt trong Thanh Cường và Thanh Cường phải có mặt trong Phước Hồng. Và, chắc chắn rằng, không phải Phước Hồng và Thanh Cường chỉ có mặt trong nhau đời hiện tại này, mà hai con đã có mặt trong nhau trải qua nhiều đời rồi. Sự có mặt trong nhau đó cũng có thể là thương nhau và cũng có thể là mắc mớ với nhau, đời này phải cùng nhau có mặt để trả nợ cho nhau hoặc tiếp tục yểm trợ cho nhau. Trước đó, mình đã có mặt trong nhau để tạo cho nhau nhiều hạnh phúc an lạc, thì bây giờ mình tiếp tục có mặt trong nhau để giúp nhau có nhiều an lạc và hạnh phúc. Hai con phải thực tập sự quán chiếu để thấy rõ sự có mặt của hai đứa con trong nhau.

Và sự có mặt trong nhau ở đây, là Thanh Cường không phải chỉ có chất liệu làm chồng, mà phải có chất liệu làm vợ và làm mẹ. Phước Hồng không phải chỉ có chất liệu làm vợ, mà phải có chất liệu làm chồng và làm cha. Bởi vì, hai con phải có mặt trong nhau như vậy, hai con mới giúp được nhau. Xã hội là biến thiên phức tạp, cuộc đời là vô thường, nên không phải lúc nào mình cũng được có mặt bên nhau, mình phải đi theo cái nghề nghiệp của mình, mình phải có cái công tác, cái nghĩa vụ xã hội phân chia cho mình, nên mình phải lên đường, đi bất cứ lúc nào. Trong lúc chia tay để  đi nhận trách nhiệm do xã hội giao phó như thế, mà mình không có mặt trong nhau, thì mình rất cô đơn.

Thanh Cường cũng phải biết cách cho con bú, biết nấu cơm, biết cách tắm rữa cho con, cũng phải biết ru con ngủ, làm được như vậy tức là trong Thanh Cường đã có Phước Hồng.

Phước Hồng cũng vậy, phải biết dạy con, phải biết kiếm tiền nuôi con, phải biết vạch hướng cho con mình đi, làm được như vậy tức là mình thực sự có mặt trong nhau. Có mặt trong nhau ở nhiều lĩnh vực lắm, nhân cách Thanh Cường phải có mặt trong nhân cách của Phước Hồng và nhân cách của Phước Hồng phải có mặt trong nhân cách của Thanh Cường. Trái tim của Phước Hồng phải có mặt trong  trái tim của Thanh Cường và trái tim của Thanh Cường phải có mặt trong  trái tim Phước Hồng. Thanh Cường phải đau nỗi đau của Phước Hồng và Phước Hồng phải đau nỗi đau của Thanh Cường. Phước Hồng phải vui niềm vui của Thanh Cường và Thanh Cường phải vui niềm vui của Phước Hồng. Sự có mặt trong nhau không dừng lại ở đó. Phước Hồng phải vui cái niềm vui do cha mẹ Thanh Cường tạo ra và đem lại, do dòng họ Thanh Cường tạo ra và đem lại. Thanh Cường cũng vậy, phải biết vui cái niềm vui do cha mẹ Phước Hồng tạo ra và đem lại, do dòng họ Phước Hồng tạo ra và đem lại, do bạn bè Phước Hồng tạo ra và đem lại. Chúng ta phải biết vui và buồn như thế, chúng ta mới có thể giúp nhau, chúng ta mới có thể cùng nhau đi trọn con đường của mình và thăng hoa con đường đó trên chiều hướng rất rộng lớn, rất cao quý.

5. Hoa Trái Tình Yêu:

Chúng ta muốn có hoa trái tình yêu đẹp, thơm, ngon và dễ thương, thì chúng ta phải biết chăm sóc hoa trái đó, ngay trong giây phút này, tức là ta phải khởi lên ý niệm rằng, ta đi tới với nhau không phải vì dục vọng mà là vì biết hiếu kính.

Thanh Cường và Phước Hồng, vì hiếu kính đối với cha mẹ mình, vì hiếu kính đối với tổ tiên, nội ngoại của mình và vì trân quý phước báu của cõi người, mà đi đến với nhau để thiết lập đời sống lứa đôi và cho ra hoa trái tình yêu, thì hoa trái đó mới có giá trị. Còn nếu chúng ta cho ra hoa trái tình yêu bằng khát khao dục vọng, thì đương nhiên hoa trái đó, không thể thơm ngon và tươi mát cho dòng họ, cho thế giới con người, do đó hai con phải biết khởi lên được ý niệm cao đẹp của tình yêu. Ta phải biết chăm sóc hoa trái tình yêu, khi ta mới khởi lên ý niệm và phải biết nuôi dưỡng hoa trái tình yêu đó. Nói theo tinh thần Phật Giáo, một người Phật tử thông minh là người đó, phải biết nuôi dưỡng thánh thai của mình, để rồi cho ra hoa trái tình yêu và hoa trái đó, làm đẹp cho cuộc đời, làm đẹp cho dòng họ. Muốn được như vậy, hai con phải biết sống hòa điệu trong hòa bình, đừng bao giờ nói những lời không đẹp với nhau. Cái đẹp ngày hôm nay phải duy trì cho đến trọn đời, điều đó mới là khó. Cái đẹp của ngày hôm nay không còn là cái đẹp của ngày mai, chuyện đó là rất dễ. Và cái đẹp ngày hôm nay kéo dài và đẹp mãi trong mọi thời gian, và cái đẹp trong một không gian nầy có thể lan tỏa ra khắp mọi không gian, cái đẹp đó nó sẽ nuôi dưỡng thánh thai của ta trong hiện tại và trong tương lai. Cái đẹp đó, có khả năng tạo ra cõi thiên đàng của tình yêu ngay nơi thế giới này, chứ không cần phải đi tìm kiếm thiên đàng nơi một thiên thể nào khác.

 

6. Niềm Tương Cảm Và Học Hỏi Sâu Xa:

Đức Phật là tình yêu đích thực. Ta hãy sống với tình yêu đích thực, với tình yêu vô vị lợi, tình yêu không bờ bến, tình yêu không chiếm hữu, tình yêu chỉ thương quý và hiến tặng, chứ không bao giờ nghĩ đến đáp trả, ta phải thực tập sống với tình yêu như thế, là trong tình yêu của ta sẽ có Đức Phật. Tình yêu của Đức Phật là tình yêu không có chất liệu của khổ đau, nên Đức Phật là vị Thầy vĩ đại của tình yêu và hạnh phúc, nên các con phải học tình yêu từ Đức Phật để thăng hoa tình yêu và hạnh phúc của hai con.

Bây giờ, để biểu lộ tình thương quý nhau, cởi mở cho nhau, tự tín cùng nhau, có mặt trong nhau và cùng sống chung hòa bình với nhau, thì Thanh Cường và Phước Hồng đứng dậy, nghe Thầy xướng, hai con lạy xuống thật sâu, nhớ thật sâu đến Đức Phật:

“Đệ tử chúng con xin nguyện học tình yêu từ Chư Phật để thiết lập tình yêu cho chúng con, nên chúng con nhất tâm đảnh lễ thập phương thường trú Chư Phật.

Chánh Pháp của Phật là Chánh Pháp dạy về tình yêu chân thật, cao thượng và rộng lớn, nay chúng con xin nương tựa vào chánh pháp của Chư Phật, để thiết lập tình yêu lứa đôi cho chúng con, chúng con chí thành đảnh lễ thập phương thường trú Tôn Pháp.

Chúng Tăng là đoàn thể đang thực tập tình yêu thanh khiết và rộng lớn, chúng con xin học theo hạnh của chúng Tăng, nguyện thực hiện tình yêu lứa đôi trong chất liệu tinh khiết và rộng lớn, nên chúng con chí thành đảnh lễ thập phương thường trú Hiền Thánh Tăng”.

7. Nhẫn Nhục Để Mở Rộng Cõi Lòng:

Sau khi hai con đã đảnh lễ Tam Bảo để thiết lập hạnh phúc của tình yêu rồi, vậy hai con hãy nhìn sâu vào trong tâm thức của mình để thấy, thiện hay ác, xấu hay tốt, hạnh phúc hay khổ đau đều có gốc rễ từ nơi tâm của mỗi chúng ta. Hai con hãy quán chiếu bài kệ:

“Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm

Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm

Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm

Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong”.

Thanh Cường và Phước Hồng hai con!

Trái tim là tinh hoa của sự sống, là đầu mối của mọi vấn đề, nếu tâm ta được mở rộng ra, thì sự thương yêu của chúng ta càng lớn và hạnh phúc của chúng ta càng nhiều. Vậy, bây giờ đây, hai con hãy mở rộng trái tim mình ra để cho ngọn gió thương yêu ở muôn phương tràn ngập vào trái tim của hai con. Hai con hãy mở trái tim của hai con ra, để nguồn suối tuệ giác của Chư Phật tuôn vào; hai con hãy mở trái tim của hai con ra, để cho nguồn suối Chánh Pháp đi vào trong trái tim của hai con, làm dịu lại và dập tắt đi bao nhiêu ưu phiền, sợ hãi trong đời sống của hai con, để hai con có thể có từng hơi thở, từng bước chân, từng việc làm thảnh thơi.

Muốn như vậy, thì hai con phải thực tập mỗi ngày, thực tập bằng cách thực hành hạnh nhẫn nhục, nếu thương mà không có nhẫn nhục thì sự thương đó không thành tựu, thương là phải nhẫn nhục, càng thương là càng nhẫn nhục. Các con biết, mẹ mình khi sinh mình ra, có khi bồng mình lên vai, có khi đội mình lên đầu, nhưng mình còn trẻ thơ, nên không biết, do vậy có khi mình tiểu trên đầu mẹ, mình làm xấu trên vai mẹ, nhưng mẹ vẫn cười, vì trái tim của mẹ đối với mình quá rộng lớn, sự chịu đựng của mẹ đối với mình quá nhiều. Tình thương càng rộng lớn chừng nào, thì sự chịu đựng càng nhiều chừng đó. Chỉ có sự nhẫn nhục, sự kiên trì, mới bảo toàn được tình yêu đó.

Giờ đây Thầy sẽ trao cho hai con, hai chiếc nhẫn, hai con có thể nhẫn nhục ở trong tình yêu. Nhẫn nhục là một phép lạ để gắn chặt tình yêu lứa đôi. Nhẫn nhục là một phép lạ để mở rộng trái tim của chúng ta trong đời sống hằng ngày. Nhẫn nhục là một phép lạ để bao nhiêu quan điểm dị biệt trở lại đồng quy về một điểm. Vì vậy, Thầy trao cho hai con hai chiếc nhẫn này, như là những vị thần minh, giúp hai con gõ cửa để đi vào mọi sự thành đạt trong cuộc sống. Nhẫn nhục là một phép lạ cho mọi sự thành công. Nhẫn nhục là vị Thầy thông minh của chúng ta,  dìu dắt và nâng đỡ ta xây dựng mọi sự thành công trong cuộc đời.

8. Lòng Biết Ơn Và Sự Vui Sướng Tròn Đầy:

Các con đứng dậy, hai con đối diện nhau, nghe Thầy xướng, hai con lạy nhau một lạy.

“Trước ngôi Tam Bảo, trước hiện tiền đại chúng, hai đệ tử Thanh Cường và Phước Hồng, nguyện suốt đời có mặt trong nhau và giúp nhau thăng tiến trong tình yêu lứa đôi, giờ phút quý báu này, xin Tam Bảo chứng minh, xin đại chúng hộ niệm, nên hai con xin lạy nhau một lạy”.

Các con hướng vào bàn Phật, nghe Thầy xướng, thì các con lạy hai lạy để tưởng nhớ công ơn cha mẹ đã nhọc công sinh ra mình, nuôi lớn mình, trao sự nghiệp cho mình và tác thành tình yêu lứa đôi, để xây dựng hạnh phúc gia đình cho mình.

“Vì cảm mến công ơn của cha mẹ, cũng như dòng họ huyết thống, đệ tử Thanh Cường và Phước Hồng xin đảnh lễ hiện tiền cha mẹ hai lạy”. (Hai con lạy xuống hai lạy).

“Muốn đi cho trọn đường hạnh phúc lứa đôi, chúng con phải nhờ Thầy, nhờ bạn luôn luôn hỗ trợ chăm  sóc, vì cảm niệm ơn Thầy, bạn, nên đệ tử Thanh Cường và Phước Hồng chí thành đảnh lễ tam bái”. ( Hai con lạy xuống 3 lạy).

Thầy muốn nói với hai con rằng:

Việc thành lập đời sống lứa đôi có Tam Bảo chứng minh, theo nghi thức của Phật giáo là một việc làm rất hi hữu, rất hiếm có, ngay có những con cháu của những Phật tử rất lâu đời, mà cũng không hưởng được cái phước báo này, nên hai con hãy tự vui mừng cho chính bản thân mình, và tự biết chắc chắn rằng đã nhiều đời, hai con có duyên lành trong Phật Pháp và đã nhiều đời làm thân bằng quyến thuộc trong ánh đạo Từ bi, nên hôm nay hai con mới có được buổi lễ như thế này, được Tam Bảo chứng minh, được chư Tăng hộ niệm, được đại chúng, bạn bè anh em đồng tâm hướng về, đó là một phước đức rất lớn, nên hai con phải biết  nuôi dưỡng, phải biết trân trọng, đó là gia tài quý báu nhất để mở đầu cho một cuộc sống hạnh phúc lứa đôi của hai con. Và Thầy hy vọng rằng, dù khó khăn đến mấy đi nữa, hai con đã có kim cương trong tâm hồn mình rồi, đã có la bàn để định hướng, nên Thầy rất tin tưởng vào sự thực tập của hai con. Thầy cũng rất tin tưởng vào sự thương yêu của hai con đối với nhau. Hai con làm được như vậy, tức là hai con thật sự là đệ tử của Tam Bảo, là học trò của quý Thầy, là những người bạn rất đẹp, rất quý của cả bạn bè mình, là những người con rất ngoan ở trong gia đình và là những người cháu rất hiền của những bậc tổ tiên.

Trước khi dứt lời, Thầy thay mặt cho quý Thầy, cũng như Thầy Minh Đức, quý chú ở chùa Khánh Sơn, nguyện cầu Tam Bảo gia hộ và chúc lành cho việc thiết lập đời sống lứa đôi của hai con, luôn luôn được tắm gội trong nguồn tuệ giác của Chư Phật!

                

 

ĐI VỚI NHAU TRÊN MỘT DÒNG SÔNG

(Pháp thoại đám cưới do TT. Thích Thái Hòa giảng vào ngày 08 tháng giêng năm Ất Dậu, tức là ngày 16/02/2005, tại gia đình Phật tử Phận – Trúc, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, do đệ tử Nhuận Hạnh Châu và Kim Ngân kính ghi, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính)

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Thưa đại chúng,

Cùng hai con:Tôn Thất Phước Gia, pháp danh Quảng Minh và Lê Hoàng Kim Ngân, pháp danh Nguyên Thạnh thương mến!

Hôm nay là ngày mồng Tám, tháng Giêng, năm Ất Dậu, tức là ngày 16 tháng 02, năm 2005, tại gia đình của hai Phật tử Phận và Trúc, tổ chức buổi lễ cầu an, để cho  con rể và con gái của mình là Tôn Thất Phước Gia, pháp danh Quảng Minh và Lê Hoàng Kim Ngân, pháp danh Nguyên Thạnh đi tới với nhau thiết lập, gầy dựng hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.

Vậy, xin Đại chúng, nhất tâm cầu cho hai cháu được thành tựu như sở nguyện.

Và hai con Phước Gia và Kim Ngân, hãy lắng hết tâm tư của mình, để nghe thời pháp thoại mà Thầy sẽ chia sẻ với hai con, để hai con làm hành trang xây dựng hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.        

Hai con thương mến,

Chúng ta có thể chuyển tải được hạnh phúc cho nhau, là khi nào chúng ta có hạnh phúc. Nếu chúng ta không có hạnh phúc, thì chúng ta không thể nào chuyển tải được hạnh phúc cho nhau.

Cũng giống như một người nông dân làm ruộng, mà không có lúa, thì họ không thể chia sẻ lúa cho ai được cả.

Bởi vậy, hai đứa con đi tới với nhau là để chuyển tải hạnh phúc lứa đôi cho nhau, thì hai con phải có khả năng chế tác được hạnh phúc, và chuyển tải hạnh phúc ấy đến cho nhau.

Hạnh phúc rất đơn giản mà cũng rất là sâu xa; hạnh phúc nằm trong tầm tay của chúng ta, nhưng mà hạnh phuc cũng vượt ra khỏi tầm tay của chúng ta.

Trong giờ phút nầy, hạnh phúc của hai con là hai con có cha mẹ, vì có những người sinh ra, cha mẹ của họ bị mất sớm, nên họ không có cha  mẹ; hạnh phúc của hai con là hai con có được học hành, vì có những người sinh ra, họ không có phước duyên để học hành; và hạnh phúc của hai con là có được một thân thể toàn vẹn, để có khả năng xây dựng hạnh phúc cho mình và xây dựng hạnh phúc cho những người xung quanh, trong lúc đó có những người sinh ra với một thân thể đầy khuyết tật; và quan trọng hơn nữa, là hai con đã có được một trái tim biết thương và biết hiểu để dâng tặng hạnh phúc cho nhau.

Để chế tác và bảo toàn đời sống hạnh phúc lứa đôi, hai con phải luôn luôn nhớ và thực hiện những điều sau đây:

 

1.Nhìn Sâu Để Hiểu Và Thương:

Nếu ta chỉ có chất liệu thương mà không có chất liệu hiểu, thì chất liệu thương ấy là cực kỳ nguy hiểm, và nếu ta chỉ có chất liệu hiểu mà không có chất liệu thương, thì chất liệu hiểu ấy cũng cực kỳ nguy hiểm.

Nên, ta phải hiểu như thế nào để thương và ta phải thương như thế nào để hiểu. Ta chỉ hiểu ta không là chưa đủ, mà ta phải hiểu người ta yêu; ta hiểu cha mẹ của ta không là chưa đủ, mà ta phải hiểu cha mẹ của người ta yêu; ta hiểu bạn bè của ta không là chưa đủ, mà ta phải hiểu bạn bè của người ta yêu; ta hiểu những hạt giống trong tâm thức của ta không là chưa đủ, mà ta phải hiểu những hạt giống trong tâm thức của người ta yêu nữa, thì khi đó ta mới có khả năng chuyển tải được hạnh phúc cho người ta yêu. Cho nên, thương yêu mà không có sự hiểu biết, thì sự thương yêu ấy không thể nào dẫn tới hạnh phúc được, và hiểu biết mà không có sự thương yêu, không có sự chăm sóc, nâng đỡ và giữ gìn cho nhau, thì chúng ta cũng không thể tạo ra được hạnh phúc cho nhau.

Do đó, phương pháp nhìn sâu để hiểu và thương là phương pháp mà hai con luôn luôn thực tập để tạo ra hạnh phúc cho nhau trong đời sống lứa đôi và hai con có khả năng bảo toàn hạnh phúc ấy.

 

  2. Phòng Hộ Chất Liệu Tự Kiêu:

          Điều tối kỵ trong tình yêu lứa đôi là thái độ tự kiêu. Tình yêu lứa đôi không phải là một sự ban phát, mà tình yêu lứa đôi có nghĩa là ta chấp nhận những gì có mặt trong nhau để cùng nhau xây dựng hạnh phúc.

Cho nên, khi tình yêu lứa đôi của chúng ta tan vỡ, là bởi vì trong chúng ta có sự tự kiêu. Ta tự kiêu về dòng họ, tự kiêu về vị trí xã hội, tự kiêu về trí thức, tự kiêu về tài năng, tự kiêu về sự giàu có, tự kiêu về nhan sắc…, tất cả những thứ tự kiêu đó không bao giờ tạo ra hạnh phúc của lứa đôi cho chúng ta.

Nên, ta muốn có hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi, ta phải biết phòng hộ và chuyển hóa chất liệu tự kiêu nơi mỗi chúng ta. Tình yêu lứa đôi của chúng ta chỉ có hạnh phúc và được bảo chứng, khi nào chúng ta biết loại bỏ những chất liệu tự kiêu ấy để đến với nhau. Ta phải biết chuyển hóa chất liệu tự kiêu ấy thành chất liệu khiêm tốn, thì ta mới có thể cùng nhau tạo nên hạnh phúc. Hạnh phúc lứa đôi không bao giờ được tạo nên bởi một người, mà nó được tạo nên bởi hai người và được bảo chứng bởi nhiều người.

 

          3. Mở Rộng Trái Tim:

          Hạt giống tình yêu vốn có sẵn ở trong mỗi chúng ta, nếu ta không có hạt giống ấy, ta sẽ không bao giờ biết yêu là gì và ta không bao giờ có khả năng cảm nhận những gì do tình yêu đem lại. Hạt giống tình yêu của ta càng rộng, thì hạnh phúc của ta càng lớn. Tình yêu của ta càng trong sáng, thì những hành xử của ta đối với nhau càng thanh cao. Hạt giống tình yêu của ta ít chất phàm, thì sự hành xử của ta đối với nhau càng thánh thiện. Nên, tình yêu là chất liệu vốn có ở nơi mỗi chúng ta, vốn có ở nơi Phước Gia và Kim Ngân, ta phải biết nuôi dưỡng, chăm sóc và mở rộng tầm nhìn cho tình yêu bước tới để hai trái tim hội nhập cùng nhau và có mặt trong nhau.

          Trong bài thơ Tình Mầu Nhiệm, Thầy có nói rằng:

 

Tình yêu nào cũng trăng ngàn lồng lộng

Em cứ yêu như ngày ấy anh yêu,

Em cứ yêu nhưng em đừng bắt đuổi,

Vì đuổi bắt như gió đuổi mây chiều,…

Em cứ yêu nhưng em đừng chiếm hữu,

Vì tình yêu mầu nhiệm lắm em ơi!”.

         

          Tình yêu nào cũng đẹp, tình yêu nào cũng trăng ngàn lồng lộng. Mình yêu cha mẹ, mình yêu bạn bè, mình yêu dòng họ, mình yêu quê hương xứ sở của mình; mình yêu trời xanh mây trắng, mình yêu cánh bướm; hay hai người yêu nhau. Trong cái tình yêu đó, nó chỉ đẹp, chỉ toàn vẹn là khi nào, chúng ta yêu mà không có chiếm hữu, không có ích kỷ.

          Còn ta yêu nhau mà ích kỷ, thì ta chỉ làm cho nhau ở tù mà thôi. Yêu nhau mà ta ích kỷ là ta đang nhốt nhau, ta đang đưa nhau vào tù. Ta yêu nhau mà ích kỷ là ta chỉ nhốt nhau mà thôi. Yêu nhau mà nhốt nhau vào trong đó, thì tình yêu đó không có tự do, không có tự do thì làm sao mà có hạnh phúc được.

          Nh?ng ng??i khơng cĩ trí, ng??i ta yêu nhau là nh?t nhau, họ sơn son thiếp vàng cái lồng tình yêu và hai người họ tự nhốt nhau vào đó. Cho nên, hai đứa con Phước Gia và Kim Ngân muốn có hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi, thì phải phát huy chất liệu tình yêu không chiếm hữu, không ích kỷ.

          Không chiếm hữu, không ích kỷ thì tất nhiên sẽ dẫn đến bao dung và hỷ xả, mà yêu ích kỷ, thì sẽ phát sinh ra cái gì? Ấy là sự ghen tuông, liên tục lo lắng và sợ hãi.

 

           4- Thắp Sáng Và Thăng Hoa:

            Hạt giống tình yêu thì ai cũng có, nhưng hạt giống ấy có được thắp sáng và thăng hoa hay không, là còn tùy thuộc vào phước đức và hoàn cảnh của từng người.

           Hiện nay, các con đã tốt nghiệp Đại học, các trường Đại học Việt Nam đã dạy cho các con ngoại ngữ, khiến cho các con nói tiếng Anh rất giỏi, nói tiếng Pháp rất giỏi, nói tiếng Trung rất giỏi và các trường cũng dạy cho các con về chính trị, xã hội, khoa học và tin học rất giỏi. Các trường Kế toán dạy cho các con tính toán về các con số bằng những phương pháp điện toán rất là nhanh. Các trường Kinh tế dạy cho các con về kinh tế, tính toán từng chút, từng chút một, những lợi nhuận, những sự bão hòa nền kinh tế qua cung và cầu,... Các trường Kiến trúc sư thì dạy cho các con cách cấu trúc xây dựng nhà cửa, xây cao ốc, quy hoạch đô thị, cấu trúc cầu cống,… Nhưng, trong các trường Đại học ấy, chưa dạy cho các con phương pháp làm người, phương pháp chế tác hạnh phúc thương yêu và những phương pháp bảo toàn hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.

         Yêu là bản chất vốn có của con người, con người mà không có tình yêu thì không thể yêu nhau, và không thể phục vụ nhau. Nhưng bản chất vốn có ấy phải được nuôi dưỡng, thắp sáng và thăng hoa. Nếu chúng không được nuôi dưỡng, thắp sáng và thăng hoa, thì tình yêu sẽ biểu hiện theo bản năng thú tính, và sẽ làm cho tình yêu trở nên thấp kém, và có khả năng tiêu diệt hạnh phúc của chính mình. Cho nên, hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi cũng phải có phương pháp để thực hiện mà ta cần phải học hỏi và thực tập để được thắp sáng và thăng hoa.

Trong Phật giáo, đức Phật đã dạy tình yêu cho chúng ta rất là sớm. Tình yêu mà dẫn sinh ra ái và dục, tình yêu ấy dẫn ta đi đến bế tắc và khổ đau. Tình yêu không dẫn sinh ra ái và dục là tình yêu có chất liệu của từ bi và trí tuệ. Tình yêu ấy sẽ dẫn sinh đời sống hạnh phúc, an lạc và giải thoát đích thực.

Nên, ở trong kinh Ưu bà tắc, đức Phật đã dạy những phương pháp thực tập hạnh phúc ngay trong sự quan hệ giữa con người với con người, giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa thầy và trò,… để cho con người sống với nhau hạnh phúc trong cõi người ta. Những quan hệ như vậy, sau nầy có điều kiệu các con sẽ được học tập thêm, để cho hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi của các con được thắp sáng và thăng hoa.

 

          5-Chất Liệu Bao Dung:

Trong đời sống lứa đôi, hai con phải có chất liệu bao dung, thì mới thiết lập được hạnh phúc cho nhau. Bởi vì thường trong đời sống lứa đôi, lúc đầu họ nhìn nhau rất là đẹp, vì họ chưa thực sự sống với nhau, nên họ nhìn nhau rất là đẹp, đẹp lắm, đẹp đến nỗi mà cha mẹ ngăn cản, bạn bè ngăn cản, nhưng mà  mấy sông họ cũng lội và mấy đèo họ cũng vượt qua. Tại sao như vậy? Tại vì trong tình yêu lứa đôi, nó luôn luôn tiết ra những chất liệu của đam mê và mù quáng. Chính những chất liệu nầy thường đẩy tình yêu lứa đôi rơi vào vực thẳm. Và trong bản chất của tình yêu lứa đôi, nó cũng có chất liệu chọn lựa. Chính nhờ chất liệu chọn lựa nầy, mà tình yêu lứa đôi, có thể vượt qua được những khó khăn phần nào trong lúc chung sống cùng nhau.

           Hai con phải biết rằng, cái gì ta nhìn xa thì nó cũng đẹp, nhưng khi ta tới gần thì nó không có đẹp như khi ta nhìn từ xa; khi ở xa nhau ta có thể đối xử với nhau rất tử tế, rất là đẹp, nhưng khi ở gần với nhau và cùng nhau chung sống, thì sự đối xử tử tế và đẹp của ta dành cho nhau thật khó mà bảo toàn. Ta ít gặp nhau, cho nên mỗi lần gặp nhau, ta cảm thấy thú vị và hấp dẫn, nhưng khi ta thấy nhau và gặp nhau hoài, thì những cảm giác hấp dẫn và thú vị trong mỗi chúng ta, nó sẽ biến thể và đi về phía dững dưng, và một đôi khi biến thành trạng thái vô cảm nữa là khác.

Cho nên, trong tình yêu đôi lứa, mình phải biết vừa đủ trong quan hệ tình cảm, mình biết vừa đủ trong quan hệ tình dục. Còn nhiều người không biết vừa đủ, nên hạnh phúc của họ dễ bị tan vỡ, thân thể của họ ngày càng bệnh hoạn, tâm hồn  ngày càng bị rách nát.

Nó giống như một người khi nấu tô canh lạt, mình bỏ thêm một tí muối thì tô canh nó ngon, nhưng có đôi người tưởng tô canh lạt bỏ thêm một chút muối nó ngon như vậy, huống gì bỏ cả muỗng muối thì nó ngon biết mấy! Cho nên, họ bỏ cả muỗng muối vào tô canh, tô canh trở thành mặn chát và không còn ăn được nữa, phải đổ cả tô canh.

         Trong tình yêu lứa đôi cũng vậy, mình phải biết hiến tặng cho nhau vừa phải trong mọi nhu cầu có tính chất đời thường ấy. Nếu ta chỉ đáp ứng những nhu cầu phát triển dục vọng, thì ta sẽ lạc mất nòi giống của ta, ta sẽ tiêu diệt ý thức trong sáng của ta, và quan trọng hơn hết là ta có thể tiêu diệt nhân cách cao quý của ta, nên trong tình yêu lứa đôi ta phải thông minh, ta phải biết vừa đủ. Nếu ta không biết vừa đủ, thì hạnh phúc, trí tuệ và sự sống của ta sẽ bị tiêu diệt bởi những nhu cầu tham dục. Nên, sống trong tình yêu lứa đôi, nếu ta không thông minh, ta chỉ tạo ra những độc tố của tình yêu mà thôi. Nên, tình yêu lứa đôi rất cần đến chất liệu của thông minh và sự bao dung để bảo toàn.

 

6- Biết Chấp Nhận Nhiều Mặt:

Trong tình yêu lứa đôi có chất liệu mù quáng, nên ta yêu cái gì, ta tưởng nó đẹp  hoài. Nhưng, thật ra không có một cái gì gọi là đẹp hoài cả, chỉ có chất liệu bao dung làm cho tình yêu lứa đôi đẹp hoài mà thôi. Ta có chất liệu bao dung là vì ta có tầm nhìn nhiều mặt về tình yêu lứa đôi.

Ta biết rõ, bất cứ cái gì, có trên đầu thì phải có dưới chân, có bên phải thì phải có bên trái, có trước thì phải có sau, có trong thì phải có ngoài, nên tình yêu lứa đôi không phải chỉ có một mặt để biểu hiện mà có nhiều mặt để biểu hiện; không phải chỉ có một điều kiện để sinh khởi mà có rất nhiều điều kiện để biểu hiện hoặc xấu hoặc tốt. Nên, trong đời sống thực tế, nếu ta chỉ chấp nhận trước mặt mà mình không chấp nhận sau lưng, chấp nhận bên trái mà không chấp nhận bên phải, chấp nhận phía trên mà không chấp nhận phía dưới, chấp nhận bên ngoài mà không chấp nhận bên trong, là ta sẽ thất bại.

           Do đó, Phước Gia thương Kim Ngân thì phải thương từ bên phải sang bên trái, thương từ trước mặt lẫn sau lưng, thương từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và Kim Ngân thương Phước Gia cũng vậy, chứ đừng thương trước mặt mà không thương sau lưng…, đến khi về sống với nhau rồi mới thấy sau lưng thì chuyện đã rồi.

          Nhưng, chuyện của hai đứa con đã rồi, không phải là ngang đó đâu. Chuyện hai đứa con đã rồi, và khi đổ vỡ ra, là nó đổ vỡ luôn cả hai gia đình, đổ vỡ luôn cả hai dòng họ, và đổ vỡ luôn cả Thầy nữa, vì trong buổi lễ mà hai đứa con đi tới với nhau có cha mẹ, có dòng họ nội ngoại của hai gia đình, có luôn tổ tiên nội ngoại của cả hai con, có Thầy và có cả chư Tăng nữa.

         Cho nên, ta thương nhau là ta phải thấy rõ nhau, thấy rõ từ bên phải qua bên trái, từ trên đầu xuống dưới chân, từ trước mặt ra sau lưng và từ trong ra ngoài. Ta không những chỉ thấy ta, mà còn thấy dòng họ của ta, bạn bè của ta, thấy anh em của ta, và thấy hoàn cảnh thực tế của ta. Ta phải thấy rõ như vậy, và khi ta thấy rõ như vậy rồi, thì chất liệu hiểu biết, chất liệu bao dung, chất liệu của con người lớn trong ta nó trỗi dậy. Nên, chất liệu biết chấp nhận nhiều mặt của nhau là chất liệu hết sức cần thiết để hóa giải được tất cả những gì mâu thuẫn trong cuộc sống của đời thường, cũng như trong đời sống tình yêu lứa đôi của ta.

 

7- Được Bảo Chứng Bởi Dòng Họ:

Tình yêu lứa đôi của hai con phải được bảo chứng bởi dòng họ nội ngoại của hai con. Nếu các con chỉ vì bản thân của mình mà đi tới với nhau để thiết lập tình yêu lứa đôi, thì rất là nguy hiểm. Cho nên, hai con vì vâng lời cha, vâng lời mẹ mà đi tới với nhau thì  hạnh phúc của hai con mới lớn rộng ra; hai con vì vâng lời tổ tiên ông bà nội ngoại của mình mà đi tới với nhau để thiết lập tình yêu lứa đôi, thì hạnh phúc của hai con là hạnh phúc của cả dòng họ của hai con, và tình yêu của hai con cao và đẹp như thế nào, thì dòng họ của hai con cũng cao và đẹp như thế ấy.

Còn nếu hai con, vì sự thèm khát giới tính theo bản năng mà đi tới với nhau, thì hạnh phúc lứa đôi của hai con rất là mong manh. Điều này rất rõ ràng, khi ta đọc báo và thấy có nhiều cặp trai gái, thanh niên nam nữ ở Phương tây, và ngay cả Việt Nam hiện nay, họ đi tới với nhau trong đời sống vợ chồng và rồi vợ chồng họ ly dị nhau như thay áo quần, để lại rất nhiều khổ đau cho cha mẹ, con cái của họ và ngay cả những người thân yêu của họ.

          Do đó, các con rất là có phước, được sinh vào trong một gia đình có nề nếp, có truyền thống đạo Phật, và vinh dự nhất là làm được một con người có văn hóa và đạo đức Việt Nam. Hai con nên biết, có những người hình thức là Việt Nam, nhưng văn hóa, đạo đức và tâm hồn của họ không phải là Việt Nam. Đối với người có văn hóa, đạo đức và tâm hồn Việt nam, thì vai trò của cha và mẹ, vai trò của dòng họ trong đời sống của họ rất là quan trọng, và hạnh phúc của họ phải được bảo chứng bởi cha mẹ, anh em, bởi dòng họ, chú bác, cô dì của họ. Còn hạnh phúc lứa đôi của Tây phương không có được bảo chứng như vậy, cho nên nó đổ vỡ, và nó đã đổ vỡ rất nhiều; và khi tình yêu như vậy đã đổ vỡ, nó gây thiệt hại rất lớn không những cho mình mà còn cho con, cho cháu, cho cha mẹ, dòng họ và xã hội của mình nữa.

Cho nên, hạnh phúc cá nhân phải được bảo chứng bởi hạnh phúc gia đình, bởi hạnh phúc dòng họ, bởi hạnh phúc của quê hương xứ sở. Và nhờ vậy, nên mỗi khi mình làm gì, mình nói điều gì, mình suy nghĩ điều gì là mình phải nhớ rằng, mình phải nghĩ cho sâu rằng, mình nói điều này, mình làm điều này, nó có tổn thương cho cha mẹ mình không, nó có tổn thương cho ông bà mình không, nó có tổn thương cho dòng họ của mình không, nếu thấy có tổn thương thì mình không làm. Mình phải nghĩ rằng, dù có tổn thương đến danh dự của mình là mình chấp nhận, chứ mình không để những hành xử của mình làm thương tổn đến danh dự của gia đình mình, ảnh hưởng đến danh dự của dòng họ mình, ảnh hưởng đến danh dự quốc gia của mình và ảnh hưởng đến danh dự tôn giáo của mình, vì do suy nghĩ như vậy, nên mình không làm bậy, mình không nói bậy, mình không nghĩ bậy và không hành xử bậy. Và chính không nói bậy, không làm bậy, không nghĩ bậy, không hành xử bậy đó, lại bảo chứng cho hạnh phúc của mình.

 

          8.Nuôi Dưỡng Ý Thức Hiếu Kính:

          Hai con muốn có hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, hai con phải biết nuôi dưỡng ý thức hiếu kính với cha mẹ, với tổ tiên ông bà của mình, với nền đạo đức tâm linh của mình. Vì do hiếu kính cha mẹ, tổ tiên, dòng họ, đời sống tâm linh, nên mình đi tới với nhau để sinh con, chứ không phải sinh con vì tham dục. Mình sinh con đẻ cháu là sinh con đẻ cháu cho cha mẹ mình, cho ông bà tổ tiên mình, cho quê hương xứ sở của mình, cho nền đạo đức tâm linh của mình, mà không phải chỉ cho mình. Mình sinh con đẻ cháu như vậy, nó có một ý nghĩa rất là lớn. Và như vậy, mình sinh con đẻ cháu rất có ý nghĩa.

Còn nếu mình không có sự hiếu kính với cha mẹ, tổ tiên, với dòng dõi tâm linh và huyết thống mà sinh con đẻ cháu, thì chẳng khác nào thú vật sinh con. Cho nên, những đứa con mà phát xuất từ ý thức hiếu kính của mình mà sinh ra, thì đó là một hoa trái tuyệt vời của tình yêu.

Bởi vậy, khi mình sinh con được một tháng, thì mình khẳm tháng,và mình xin ông bà đặt tên cho con của mình, rồi thì trong dòng họ của mình mới đưa đứa con của mình vào gia phả để xác định đứa bé đó đích thực có mặt trong gia đình của mình, trong dòng họ của mình. Đó là những chất liệu rất đặc biệt để bảo chứng cho đời sống lứa đôi.

    

       9.Ý Thức Huyết Thống:

Ngày nay đã có những người vì do thiếu ý thức về huyết thống, về văn hóa, về đạo đức tâm linh, nên họ đã tổ chức lễ đám cưới con cháu tại các nhà hàng, hay những khách sạn, họ kéo nhau đến nhà hàng hay khách sạn tổ chức ăn nhậu linh đình, họ cụng rượu, cụng bia, cụng chén, cụng ly theo kiểu thời trang, khiến cho tình yêu lứa đôi trở thành thấp kém, hao phí và vô nghĩa.

Trong lúc đó, ở trong gia đình mình, trong dòng họ mình có thêm một nàng dâu mới, có thêm một chú rể mới, mình không tổ chức tại gia đình mình cho nó trang trọng, mình không thiết lập bàn thờ tổ tiên để cho nàng dâu đi về với gia đình mình lạy tổ tiên một lạy, hai lạy, ba lạy hay bốn lạy cho nó xứng đáng và nhập vào trong dòng dõi huyết thống của mình; mình không tổ chức ở trong gia đình mình một cách nghiêm túc, để cho chú rể đi vào trong gia đình mình lạy tổ tiên một lạy, hai lạy, ba lạy, hay bốn lạy với những tiếp xúc và cảm nhận một cách sâu sắc để nhập vào trong dòng dõi huyết thống của mình; những bậc làm cha mẹ đã không làm như thế, mà lại đẩy dâu mình, đẩy rể mình đi tới hết khách sạn này, đến khách sạn khác để cùng nhau cụng chén, cụng ly có vẻ như là Tây, nhưng thực chất là hết sức thấp kém, thiếu văn hóa và vô vị.

Bậc làm cha mẹ như vậy rất là vô phước, vô phước cho chính mình, cho con cái mình, cho gia đình mình, cho dòng họ mình, cho quê hương xứ sở của mình. Chính vì cái hành động đẩy con trai, con gái của mình đi tới khách sạn tổ chức cho nó khoẻ, đó là hành động vô phước, một hành động thiếu ý thức huyết thống. Chính hành động ấy đã triệt tiêu dòng họ của mình.

Triệt tiêu dòng họ của mình, có nghĩa là mình triệt tiêu sự hiếu kính ở nơi hai đứa con của mình ngay nơi bàn thờ tổ tiên đạo đức và tâm linh của mình, bởi vì mình nghĩ rằng, mình có năm ba triệu thuê nhà hàng hay khách sạn tổ chức cho nó khỏe, rồi mình đi làm việc từ các cơ quan về, mặc áo quần xênh xang đến đó, cùng nhau cụng bia, cụng rượu, cụng thịt, cụng cá qua về, rồi chúc mừng nhau. Nhưng, thực ra những lời chúc tụng ấy, là những lời chúc tụng sặc mùi bia rượu và trống rỗng, những lời chúc tụng không có chất liệu tiếp xúc sâu xa với nòi giống, với hiểu biết và thương yêu.

Ta thiếu ý thức huyết thống trong đời sống lứa đôi và thiếu ý thức văn hóa, đạo đức tâm linh trong việc thiết lập đời sống ấy, là ta đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra một trong những nguyên nhân đưa tới sự đổ vỡ trong đời sống lứa đôi, trong đời sống gia đình, và là những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội.

Cho nên, ngày xưa tổ tiên chúng ta đã nhìn rất là sâu sắc về hạnh phúc lứa đôi, nên đã thiết lập hạnh phúc ấy, trên nền tảng hạnh phúc của gia đình và dòng họ, và hạnh phúc ấy được bảo chứng bởi gia đình, dòng họ và bởi ý thức huyết thống.

Vì vậy, hai con phải luôn thể hiện sự hiếu kính ở trong đời sống lứa đôi của mình, để sự hiếu kính ấy, là một sự kế thừa xứng đáng dòng dõi tổ tiên huyết thống, trong quá khứ và đang tiếp tục trong hiện tại và sẽ tiếp tục trao truyền trái tim lành mạnh và tuyệt vời đó, cho những thế hệ con cháu trong tương lai.

Ngày hôm nay, các con đi tới với nhau để thiết lập đời sống lứa đôi là đang còn trẻ, nhưng mà hai năm sau, các con sẽ bước lên địa vị làm cha, làm mẹ; hai mươi năm sau các con sẽ bước lên địa vị ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại; và bốn mươi năm sau, thì hai con sẽ bước lên địa vị ông cố, bà cố; cứ như thế mà lên.

Cho nên, mình phải sống như thế nào, để đến khi mình bước lên địa vị ở trên bàn thờ, cháu chắt của mình lạy mình, nó cảm thấy hết sức vinh dự và sung sướng. Nhìn lên trên bàn thờ, thấy mình ngồi trên đó, là con cháu mình nó vinh dự, sung sướng, mỉm cười và hạnh phúc.

Muốn có hạnh phúc và vinh dự như vậy, thì ngay từ giờ phút hiện tại này, mình phải biết nuôi dưỡng những gì tốt đẹp và cao quý trong đời sống lứa đôi của mình. Không dễ đâu, không dễ gì mà có cái hạnh phúc này. Cho nên, giờ phút này là giờ phút hạnh phúc nhất, quý báu nhất mà mình không cảm nhận được, mình không nuôi dưỡng được, thì cái hạnh phúc tương lai, cái quý báu trong tương lai không có cơ sở nào mà có mặt  thực sự. Vì vậy, Thầy muốn rằng, hai con thực tập ý thức hiếu kính và ý thức huyết thống trong tình yêu lứa đôi, để những ý thức ấy luôn luôn có mặt trong nhau, có khả năng bảo chứng cho hạnh phúc tình yêu lứa đôi của hai con. Và hai con luôn luôn xứng đáng là con của cha mẹ, và là cháu chắt của tổ tiên, ông bà.

10- Gìn Giữ Cho Nhau:

        Thầy muốn chia sẻ cho hai con một chất liệu nữa là biết giữ gìn cho nhau. Danh dự của Phước Gia là danh dự của Kim Ngân, và danh dự của Kim Ngân là danh dự của Phước Gia; danh dự của gia đình Phước Gia là danh dự của gia đình Kim Ngân, và danh dự của gia đình Kim Ngân là danh dự của gia đình Phước Gia, mình phải biết giữ gìn cho nhau, biết giữ gìn danh dự cho nhau, biết giữ gìn nhân cách cho nhau, ta khơng chỉ gi? gìn tài sản vật ch?t cho nhau, mà ta còn phải gi? gìn tinh th?n cho nhau nữa.

Cho nên, Phước Gia đối xử với gia đình Kim Ngân như gia đình của mình, và Kim Ngân đối xử với gia đình Phước Gia cũng như đối xử với gia đình của mình; bạn bè của Phước Gia là bạn bè của Kim Ngân, bạn bè của Kim Ngân là bạn bè của Phước Gia. Chứ không phải là khi bạn bè của Phước Gia tới, thì Phước Gia sai Kim Ngân chạy liến thoắng, hết làm cái này đến làm cái khác để phục vụ, mà khi bạn của Kim Ngân tới Phước Gia lơ là, không có chăm sóc, thì hạnh phúc của hai con không thể nào thành tựu được.

        Nếu sống với nhau như vậy, thì được một ngày, hai ngày, qua ngày thứ ba là vỡ rồi, qua ngày thứ tư thì hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi nó sẽ vỡ ra từng mảnh. Cho nên, cha mẹ, anh em, bạn bè của hai bên, mình phải đối xử và phải có lòng quý trọng như nhau.

          Lại nữa, ta phải biết giữ gìn nhân cách cho nhau, phải biết giữ gìn giá trị không chỉ vật chất mà cả giá trị tinh thần cho nhau; ta có thể chấp nhận đổ vỡ về vật chất, nhưng đừng bao giờ để đổ vỡ về mặt tinh thần. Đổ vỡ về giá trị vật chất, ta có thể hàn gắn lại rất dễ, nhưng đổ vỡ về giá trị tinh thần của nhau, thì rất khó hàn gắn.

          Cho nên, mình sống với nhau, mình phải sống hết lòng, đừng bao giờ sống trước mặt thì tốt, mà sau lưng không tốt; khi ở nhà sống với nhau thì tốt, mà đi ra ngoài xã hội thì đối xử với nhau không tốt. Và người vợ phải biết sống như thế nào, để mọi người ở trong gia đình chồng đều biết giữ gìn chồng của mình cho mình; và người chồng phải biết sống như thế nào, để những người ở trong gia đình vợ đều biết giữ gìn vợ của mình cho mình nữa. Còn, nếu mình sống  không dễ thương với ông gia, bà gia, với cô, dì, chú, bác, anh em chồng, hoặc vợ, thì những người đó cũng có thể làm cho mình càng ngày, càng khó chịu và mình mất hạnh phúc. Cho nên, mình cũng phải biết giữ gìn cho ông gia, bà gia, cô, dì, chú, bác… của hai phía nữa. Muốn được như vậy, thì mình phải sống với tất cả tấm lòng dễ thương và chân thật; với tất cả trái tim hiếu kính và thỉ chung; biết nhường cái lợi cho người, biết nhận cái khuyết về mình.

          Cho nên, Kim Ngân cũng phải thông minh mà Phước Gia cũng phải thông minh mới gìn giữ hạnh phúc cho nhau được. Sống nhẹ nhàng, chân thực, nhiệt tình nhưng khiêm tốn và thỉ chung, sống đảm đang nhưng không tự thị, sống biết đặt cái riêng vào trong cái chung, thì không có một sự bảo chứng nào cho hạnh phúc bằng chính những chất liệu bảo chứng ấy.

 

  11- Hạnh Phúc Đời Đời:

  Và, Thầy nhắc thêm, nếu vợ chồng trong đời sống này mà biết sống với nhau thật đẹp, và tạo ra hạnh phúc chân thực cho nhau, thì trong tương lai còn có nhiều cơ hội để đi lên, và trong đời sau cũng có rất nhiều cơ hội gặp nhau để đi lên. Và nếu mình không thông minh, thì ngay trong đời sống nầy đời sống vợ chồng đã gặp nhiều rắc rối và đau khổ, và những rắc rối và đau khổ ấy, sẽ tiếp diễn trong tương lai và còn tiếp diễn ngay cả những đời sau nữa.

  Nếu có nhiều thiện nghiệp và phước báo, thì đời sống vợ chồng biết thương quý nhau và tạo ra hạnh phúc chân thực cho nhau, nhưng nếu có nhiều ác nghiệp và duyên nợ với nhau, thì đời sống vợ chồng là điểm hẹn để oán thù nhau, để trả nợ cho nhau và càng sống với nhau thì lại càng thêm khổ đau, nhưng lại không thể xa nhau và bỏ nhau được. Nên, người đời thường nói: “Bỏ thì thương mà sương thì nặng”. Nghĩa là bỏ nhau, thì không đành lòng, nhưng tiếp tục sống với nhau, thì không tài nào sống nổi.

  Bởi vậy, trong đời sống vợ chồng, ta phải sống hết sức thành thực với nhau, có những oán nghiệp nào từ đời trước, thì đời nầy nguyện xin giải tỏa, có những vướng mắc nào với nhau từ đời trước và ngay cả trong đời nầy, thì nguyện xin cùng nhau tháo gỡ, và có những điều tốt đẹp nào đã có với nhau từ đời trước và ngay cả trong đời nầy, thì nguyện xin nuôi dưỡng để có thể cùng nhau đi trên con đường chân thiện. Có như vậy, thì hạnh phúc của hai con mới là hạnh phúc đời đời.

 

12- Nuôi Dưỡng Đức Tin:

  Hai con muốn có hạnh phúc đời đời, thì hai con phải luôn luôn nhớ đến Phật, nhớ đến Pháp, nhớ đến Tăng, nhớ đến năm điều giới pháp cao quý mà Đức Phật đã dạy cho hàng cư sĩ để thực hành và nuôi dưỡng đức tin. Nghĩa là làm cái gì các con cũng nghĩ có Phật ở trên đầu, có Pháp ở trên đầu, có Tăng ở trên đầu, và  hai con phải hứa với nhau rằng: chúng ta cùng nhau xây dựng tình yêu đôi lứa trên nền tảng của Phật Pháp Tăng, trên nền tảng của năm giới quý báu mà đức Phật đã dạy, mà hai con đã được lãnh thọ. Nên, Tôn Thất Phước Gia được vị bổn sự truyền giới trao cho pháp danh là Quảng Minh. Quảng Minh là gì? Quảng là rộng lớn, Minh là hiểu biết, là sáng suốt. Quảng Minh là người đệ tử quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng và lãnh thọ năm giới quý báu, có sự hiểu biết rất rộng lớn. Hiểu biết rộng lớn ở đây, là hiểu biết về quá khứ, về hiện tại, về tương lai; không phải chỉ có biết cái nầy mà còn phải có khả năng hiểu biết những cái kia nữa. Phước Gia phải nhớ cho được ý nghĩa này để thực tập, chứ không phải quy y để có pháp danh, đợi đến sau khi chết để làm lễ cầu siêu đâu nhé!

  Và Lê Hoàng Kim Ngân, pháp danh Nguyên Thạnh. Thạnh nghĩa là giàu có; Nguyên là cội nguồn. Người đệ tử của Đức Phật pháp danh Nguyên Thạnh là người có một đời sống giàu có gốc rễ huyết thống và cội nguồn tâm linh. Kim Ngân phải luôn luôn nhớ ý nghĩa pháp danh nầy để thực tập, làm cho đời sống tâm linh của con mỗi ngày mỗi giàu thêm!

  Như vậy, những gì Thầy đã chia sẻ với hai con, rất mong muốn hai con ghi nhớ, thực tập để trong đời sống lứa đôi của hai con có được hạnh phúc thật sự và hạnh phúc đời đời.

 

        13- Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Hạt Giống:

         Bây giờ, Phước Gia và Kim Ngân nghe Thầy hỏi:

          Phước Gia có uống bia không?

          Dạ có.

          Có? Con nên bỏ uống bia và rượu đi. Con biết không? Những người uống rượu bia họ sẽ tiêu diệt hạt giống tổ tiên của họ ở nơi chính họ. Một người ghiền bia, rượu và thuốc lá, họ sinh con, con của họ sẽ bị còi, có nhiều bệnh hoạn và trí nhớ  kém cỏi.

          Cho nên, người ghiền bia, ghiền rượu, ghiền thuốc lá, mà thiết lập đời sống gia đình là không những tự mình tiêu diệt khả năng hiểu biết nơi chính mình, mà còn tiêu diệt ngay khả năng hiểu biết ở nơi những thế hệ tương lai của mình nữa.

          Nên, khi bưng một ly bia, một ly rượu để uống hay cầm một điếu thuốc để hút là phải biết rằng, đây là một trong những duyên cớ tiêu diệt khả năng nhận thức và khả năng trí tuệ của ta và của những thế hệ tương lai sẽ có mặt từ nơi ta. Do đó, muốn bảo vệ hoa trái tình yêu của giống nòi, ta không nên sử dụng những chất men ấy.

          Kim Ngân, con nghe Thầy hỏi:

          Con có hay hờn mát và ghen tuông không?

Nếu có, thì con hãy thực tập tâm xả kỷ và lòng bao dung, để cho những chất liệu hờn mát và ghen tuông nơi tâm con được chuyển hóa. Hờn giận và ghen tuông làm cho đời sống vợ chồng trở nên khó khăn và có nhiều phiền muộn, làm cho hoa trái tình yêu không thể tươi mát và ngọt ngào. Hờn mát và ghen tuông không có khả năng bảo vệ hạnh phúc gia đình, nên mỗi khi chất liệu nầy xuất hiện con hãy nhìn lên để thấy bầu trời rộng lớn và thanh trong, và con cũng lại thấy rằng, tâm con cũng rộng lớn và thanh trong như bầu trời vậy, hay con nhìn xuống để thấy lòng đất sâu, kiên cố, vững chãi và bao dung, khiến cho con cũng lại thấy tâm con cũng sâu thẳm, rộng lớn, vững chãi và bao dung như quả đất vậy. Và con hãy nhìn sâu vào tâm con, để con có thể thấy rằng, những chất liệu hờn giận và ghen tuông ấy, lại có gốc rễ từ nơi những tính ích kỷ mà biểu hiện, và tính ích kỷ lại từ nơi vô minh mà biểu hiện, tất cả chúng đều không có tự tính chân thực, nhưng chúng lại có khả năng gây ra sự nghi ngờ và đau khổ cho ta. Ta hãy thay thế những hạt giống đó, bằng những chất liệu của hỷ xả và bao dung, và rồi ta cũng thấy tâm ta rộng lớn hơn cả trời và đất, tất cả những khổ đau hay hạnh phúc đều do tâm ta tạo nên, ta hãy buông bỏ tâm hờn mát và ghen tuông để tái tạo và thiết lập tâm xả kỷ và bao dung, để lúc nào và ở đâu, ta cũng tạo ra hạnh phúc cho chính mình và cho những người khác. Ta nhìn sâu vào tâm ta như vậy, thì không có cái xấu nào nơi tâm ta mà không bị phát hiện và không lắng xuống, và không có những hạt giống tốt nào nơi tâm ta mà không biểu hiện. Nhìn sâu vào lòng mình để thấy những gì đang diễn ra ở nơi thế giới ấy, là một trong những phương pháp giúp cho ta biết rõ về ta, biết rõ được những nhược điểm và ưu điểm của ta, nhờ đó mà ta có đủ bản lãnh để đối diện với ngàn sai muôn biệt của cuộc sống và tái tạo được hạnh phúc cho chính mình và cho những người mình thương yêu.

         Các con hãy biết rằng, trong dòng sông tình yêu lứa đôi, không phải lúc nào cũng có gió mát trăng thanh và êm đềm trôi chảy, mà cũng có những lúc tối trời hay nóng bức hoặc có những lúc sóng gió nổi lên. Và ngay những lúc ấy, thì các con hãy nhớ lấy những gì Thầy đã chia sẻ cho các con để thực tập, khiến cho những gì đang hiện hữu một cách mất bình thường trong dòng sông ấy đều được bão hòa.

     Hôm nay, Thầy chia sẻ cho Đại chúng và hai con chừng đó chất liệu, cũng đủ để làm hành trang đi vào đời, tạo ra chất liệu hạnh phúc trong đời sống lứa đôi và trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta.

     Thầy xin thay mặt chư Tăng, cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho hai con luôn luôn sống trong hạnh phúc.

 

LỜI CẢM TẠ CỦA GIA ĐÌNH:

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

      Kính bạch Thầy,

      Kính bạch chư Đại đức,

      Kính thưa quý Sư cô cùng quý bạn đạo,

      Thể theo lời mời của chúng con, hôm nay mặc dù Phật sự đa đoan, nhưng quý Thầy cũng như các thiện hữu đã thu xếp để đến với gia đình chúng con,  làm lễ cầu an và chú nguyện phóng sanh, đó là những tâm nguyện của chúng con để hồi hướng công đức cầu nguyện cho hai cháu Kim Ngân và Phước Gia trên bước đường giữ gìn hạnh phúc. Và chúng con đã được Thầy dặn dò, dạy dỗ cho con trẻ để làm hành trang trên bước đường xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Hôm nay, tại đây chúng con có bà Nội, bà Ngoại, có gia đình của anh chị thông gia, toàn thể các anh chị trong gia đình, có con, rể, em; quý Dì, quý cô, quý chú và bằng hữu của chúng con có mặt ở đây, đó là những người rất thương yêu Phước Gia và Kim Ngân, hằng mong mỏi cho đôi trẻ được kết hợp hạnh phúc trên con đường lâu dài.

     Vì vậy, chúng con xin thay mặt và xin đảnh lễ chư ân đức đại chúng Tăng, quý Sư cô và qúy bạn đạo đã đem tâm cầu nguyện và chí thành cho hai con của chúng con được phước đức để làm hành trang trên bước đường xây dựng hạnh phúc.

     Chúng con xin thành kính đảnh lễ chư Tôn đức tam bái.

Nam Mô Chư Bồ Tát Ma Ha Tát.

        

                                                       Lê Đình Phận.

 

 

             

 

GẶP  NHAU 

TRONG  CÕI  LUÂN  HỒI

 

(Pháp Thoại T.T.Thích Thái Hòa giảng cho hai đệ tử Hải Bình và Diệu Nguyên vào ngày 28/3/năm Ất Dậu, tức ngày 06/05/2005 tại gia đình Anh Võ văn Lộc và Chị Tôn Nữ Thị Hà, ở đường Huỳnh Thúc Kháng-Huế, do đệ tử Nhuận Thuần Nguyên kính ghi, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính)

 

Hải Bình và Diệu Nguyên hai con thương quý!

Hôm nay là ngày 28/3/ Năm Ất Dậu, tức là ngày 06/05/ 2005 là ngày mà hai đứa con đã tự nguyện đi tới với nhau để thiết lập đời sống hạnh phúc lứa đôi. Hai con đã được cha mẹ, bà con nội ngoại của cả hai phía đều đồng ý tác thành và đã cung thỉnh Thầy về tại gia đình của hai con để niêm hương cầu nguyện Đức Phật chứng minh cho ước nguyện của hai con được thành tựu.

Và giờ phút nầy, Thầy thay mặt Tam Bảo rưới nước Cam Lồ lên đỉnh đầu hai con, khiến cho đời sống của hai con thấm nhuần nước Cam Lồ để sống với nhau thật đẹp, nhằm tạo ra hạnh phúc cho nhau trong đời sống của tình yêu lứa đôi.

Vậy, hai con trong giờ phút nầy hãy tập trung tâm ý, theo dõi hơi thở để cho dòng nước Từ Bi và Trí Tuệ chảy vào trong thân tâm của hai con, làm cho hai con luôn luôn sống trong an lạc, hiểu biết và thương yêu.

Hỡi hai con Hải Bình và Diệu Nguyên!

Sau đây là những điều mà hai con cần phải lắng nghe, ghi nhớ để làm hành trang suốt đời cho tình yêu lứa đôi của mình.

 

Vì Cảm Mến Hồng Ân:

Hai đứa con, vì cảm mến hồng của cha mẹ, của ông bà tổ tiên nội ngoại mà đã tự nguyện đi tới với nhau để thiết lập đời sống lứa đôi, như vậy là hai con phải luôn luôn nhìn sâu vào tâm hồn của mình, nhìn sâu vào trái tim của mình, nhìn sâu vào thân thể của mình, để biết rằng trong thân thể ấy, trong trái tim ấy, trong tâm hồn ấy là luôn luôn có mặt của cha mẹ và tổ tiên nội ngoại của mình, để ta biết chăm sóc sự hiểu biết và thương yêu của chúng ta. Ta chăm sóc sự hiểu biết và thương yêu của ta là vì ta cảm mến hồng ân của cha mẹ, tổ tiên, ông bà nội ngoại của ta đối với ta.

Nếu không có cha mẹ ta, không có ông bà nội ngoại của ta, thì không bao giờ có ta giữa cuộc đời nầy. Vậy, ta đã có mặt trong cuộc đời nầy, để đi tới với nhau trong tình yêu lứa đôi là do ta có cha mẹ ta, ta có tổ tiên ông bà nội ngoại của ta, nên ta phải sống thật đẹp, sống thật dễ thương, để trong trái tim của ta là trái tim không bị thương tích, là trái tim của trí tuệ, của từ bi và bao dung. Nếu ta sống không thông minh, thì không những ta bị thương tích về mặt vật lý, về mặt sinh lý mà còn bị thương tích về cả mặt tâm lý, dòng họ và tâm linh nữa.

Trong đời sống lứa đôi, khi một cơn giận nổi lên, ta không vội vã phát ngôn và hành xử, ta hãy thở thật sâu và nhìn sâu vào cơn giận của ta, để ta có thể thấy rằng, nếu ta tiếp tục đi theo con giận, ta sẽ gặp rất nhiều bất hạnh và khổ đau. Sự bất hạnh và khổ đau của ta không phải chỉ xẩy ra cho một mình ta, mà còn xẩy ra cho cả cha mẹ ta và ông bà tổ tiên, nội ngoại của ta nữa. Nên, vì cảm mến hồng ân của cha mẹ, tổ tiên, ông bà nội ngoại của ta, mà ta đã cùng nhau thiết lập đời sống lứa đôi, chứ không phải đến với nhau vì những nhu cầu sinh lý thấp kém.

Trong đời sống hàng ngày, ta đối xử với nhau thật đẹp, qua lời nói, qua cử chỉ hành động, không phải là chỉ để cho ta mà còn là để cho cha mẹ ta, cho những người thương yêu của ta và nhờ vậy mà hạnh phúc của ta được bảo toàn.

Trong cuộc sống của tình yêu lứa đôi, có khi bản thân ta gặp nhiều khó khăn, gặp nhiều tủi nhục, ta có thể chấp nhận, là vì ta nghĩ đến công ơn của cha mẹ và tổ tiên của ta, nhờ vậy mà ta có thể khắc phục được những khó khăn ấy để vượt qua.

 

Vợ Chồng Là Nhân Duyên:

Hải Bình và Diệu Nguyên hai con thương mến!

Nếu hai con không có nhân duyên với nhau trong đời sống vợ chồng, thì hai con sẽ không bao giờ gặp nhau trong đời sống ấy. Bởi lẽ, một người ở phương Nam và một người ở phương Bắc làm sao họ có thể gặp nhau trong đời sống vợ chồng, nếu họ không có nhân duyên ấy. Và nếu họ không có nhân duyên trong đời sống vợ chồng, thì làm sao một người sinh ra từ dòng họ Nguyễn và một người sinh ra trong dòng họ Võ lại có thể đi tới với nhau, thương yêu nhau, quý trọng nhau. Nên, hai con phải biết rằng, đời sống của vợ chồng là đời sống của nhân duyên. Nhân duyên ấy không phải chỉ đời nầy, mà chắc chắn đã có nhiều đời về trước. Đời sống vợ chồng là đời sống có duyên nợ với nhau. Trong duyên có nợ, trong nợ có duyên. Trong duyên và nợ ấy có chất liệu của ân và oán.

Ta phải biết như vậy, để trong đời sống vợ chồng, nếu có sinh khởi bao nhiêu oán thù, ta hứa sẽ trả hết mà không tiếp tục tạo thêm, và trong quá khứ ta đã có ân tình với nhau, thì chính trong đời nầy, ta hứa với nhau rằng, ta sẽ tiếp tục làm cho ân tình đó tiếp tục đẹp ra, đẹp mãi, và tăng trưởng lên hoài, chỉ là những ân tình cao đẹp mà không còn tạo ra bất cứ một sự oán hận nào nữa. Và muốn như vậy, thì hai con phải luôn luôn nuôi dưỡng chất liệu nhân từ trong đời sống hàng ngày.

 

Chất Liệu Nhân Từ:

Thầy nói với hai con rằng, ta có thể tạo ra được mùa xuân cho chính ta trong mọi lúc, khi mà hai con có chất liệu nhân từ trong tự thân, trong trái tim, trong sự suy nghĩ và trong hành động của mỗi người. Mùa xuân của năm tháng rất là ngắn ngủi, bởi vì nó chỉ có ba tháng thôi, nhưng mùa xuân của nhân ái, của nhân từ và của trái tim, thì bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, đều cũng có thể chế tác và tạo ra được hạnh phúc, an lạc, sức sống và niềm hy vọng cho nhau. Nên, Thầy muốn hai con hãy nuôi dưỡng tình yêu lứa đôi bằng chất liệu nhân từ, hãy lấy chất liệu nhân từ làm lẽ sống, để cho cách suy nghĩ, cách nói năng, cách hành xử của hai con đều tỏa ra chất liệu của nhân từ. Hai con hãy biết rằng, ở đâu có nhân từ, ở đó có hạnh phúc; ở đâu có nhân từ, ở đó có sự bao dung và ở đâu có nhân từ ở đó con người biết bổ sung cho nhau. Nên, tình yêu lứa đôi là gì? Đó là tình yêu biết nhìn nhận những khiếm khuyết của nhau và biết bổ sung cho nhau để hoàn chỉnh. Người chồng có những mặt tích cực nầy, thì lại bị khuyết điểm những mặt kia và người vợ có những mặt tích cực kia, thì lại bị những khuyết điểm của những mặt nầy. Không có bất cứ một người vợ hay một người chồng nào được gọi là toàn vẹn, mà họ chỉ toàn vẹn khi nào hai người biết chấp nhận sự khiếm khuyết của nhau và biết nỗ lực để bổ sung cho nhau. Trong đời sống vợ chồng, nhờ ta biết cầu toàn và ta biết bổ sung cho nhau, nên ta có khả năng tạo ra hạnh phúc cho nhau.

Để bảo toàn cho tình yêu lứa đôi hai con phải biết thực tập những điều sau đây:

 

1. Tránh Sự Ỷ Thị Và Ỷ Lại:

        Không nên ỷ thị vào dòng họ cao sang, hay ỷ lại về kiến thức, về nghề nghiệp, về vị trí xã hội mà coi thường chồng hay vợ của mình. Vì chất liệu ỷ thị và ỷ lại thường làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình.

 

2. Biết Phát Triển Thêm Thiên Chức:

Hai con Hải Bình và Diệu Nguyên!

Thầy muốn nói với hai con rằng: Hải Bình có thiên chức làm cha và làm chồng, nhưng con phải biết học tập để có thêm chất liệu làm mẹ và làm vợ. Vì sao? Vì nếu một người con trai chỉ biết làm cha và làm chồng, mà không biết bổ sung thêm chất liệu làm vợ và làm mẹ, thì không thể gọi là người con trai toàn hảo và người con trai đó có thể gặp những khó khăn, khi người vợ hay người mẹ vắng mặt ở trong gia đình. Vì vậy, Hải Bình ngoài thiên chức làm cha, làm chồng, còn phải học thêm thiên chức làm mẹ và làm vợ nữa. Và Diệu Nguyên cũng vậy, ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ cũng còn phải học thêm thiên chức làm cha và làm chồng nữa. Hai đứa con phải biết học tập những chất liệu đó của nhau, để bổ sung cho nhau, trong đời sống lứa đôi. Khi người chồng có công việc phải đi xa, người vợ ở nhà không những làm tròn công việc của mình, mà còn gánh vác công việc của chồng, thay chồng dạy con và thay chồng để đảm đang công việc của gia đình chồng một cách toàn vẹn. Và khi người vợ vắng mặt ở trong gia đình, người chồng ngoài trách nhiệm làm chồng, làm cha, còn phải có khả năng đảm đang công việc làm vợ và làm mẹ ở trong gia đình nữa. Người chồng có thể thay thế vợ để lo chu toàn những công việc ở gia đình vợ. Có như vậy, thì tình yêu lứa đôi và đời sống ở trong gia đình mới tạo ra được hạnh phúc và chất liệu hạnh phúc ấy mới được bảo toàn.

 

3. Hãy Xóa Mặc Cảm Hơn, Thua Và Bằng:

     Nếu người chồng quá sắc sảo, người vợ quá yếu kém hay người vợ quá sắc sảo mà người chồng quá yếu kém, thì sự chủ động lại nghiêng về một phía và hạnh phúc giữa hai người bị gãy đi một cánh. Và nếu khả năng của người vợ và người chồng ngang sức nhau, thì hạnh phúc của hai người cũng bị hỏng một khoảng cách, vì sẽ tạo ra sự đối lập và có cách khoảng với nhau. Nên, Thầy muốn hai đứa con không phải chỉ ngang nhau về khả năng, về trí thức, về nghề nghiệp, về khả năng làm ra của cải vật chất mà tất cả những lãnh vực đó các con đều phải có mặt trong nhau. Đời sống vợ chồng không phải là hơn nhau, thua nhau hay ngang nhau mà phải có mặt trong nhau. Ngày xưa người ta đi tới với nhau để thiết lập đời sống lứa đôi, thường dựa trên cơ sở môn đăng hộ đối, nhưng quan niệm ấy là hết sức sai lầm, không thể nào dẫn đến hạnh phúc trong đời sống lứa đôi được. Vì sao? Vì quan niệm môn đăng hộ đối là quan niệm cân xứng, và cân xứng thì khi nào cũng đối lập. Đối lập là do hai bên đều khẳng định bản ngã của mình và gia đình mình đối với nhau, nên khó mà tạo ra được hạnh phúc trong đời sống lứa đôi và gia đình. Quan niệm vợ chồng dưới cách nhìn môn đăng hộ đối của người xưa đã tạo ra những khoảng cách cân xứng và khổ đau cho nhiều cặp vợ chồng ở trong quá khứ. Do đó, Thầy muốn hai con đi tới với nhau không phải là sự cân xứng theo cách nhìn của môn đăng hộ đối, mà theo cách nhìn của nhân duyên là hai người đã có mặt trong nhau.

Hai con đã biết rằng, nhân duyên vợ chồng của hai con đã có mặt trong nhau, thì nhân duyên làm thông gia giữa cha mẹ của hai con, cũng đã có mặt trong nhau và nhân duyên giữa hai dòng họ của hai con, cũng đã có mặt trong nhau, vì vậy mà ta phải đối xử với nhau thật đẹp. Ta biết danh dự của phía nầy là danh dự của phía kia và danh dự của phía kia là danh dự của phía nầy, ta biết như vậy và ta sống như vậy, thì hạnh phúc trong đời sống lứa đôi và hạnh phúc trong đời sống gia đình mới được bảo chứng một cách an toàn.

 

      4. Hoa Trái Của Tình Thương:

Hải Bình và Diệu Nguyên hai con!

Tình yêu lứa đôi của hai con đã được thiết lập trên những nền tảng như vậy, Thầy tin chắc rằng, các con sẽ có hạnh phúc và an lạc. Nếu hai con sống với nhau có chuyện gì bất bình, là hai con phải nhớ ngay đến khung cảnh quý báu hôm nay, để cho những gì không vui tức khắc lắng xuống. Hải Bình đi làm việc về mệt nhọc và căng thẳng do những công việc, hay do những xu thế xã hội, thì Diệu Nguyên phải biết cách làm cho những mệt nhọc và căng thẳng của Hải Bình lắng xuống, và Diệu Nguyên đi làm việc về mệt nhọc và căng thẳng bởi những công việc và những tranh giành hơn thua của xã hội, thì Hải Bình cũng phải biết cách làm cho những cảm giác khó khăn và mệt nhọc của Diệu Nguyên lắng xuống. Hai đứa con biết hành xử với nhau như vậy, thì tình yêu lứa đôi của hai con mới thực sự có ý nghĩa và có ý nghĩa rất là cao, chứ không phải đến với nhau để thỏa mãn những dục vọng thấp kém.

Hai con đến với nhau bằng những ý nghĩa cao đẹp ấy, hai con sẽ sinh ra những hoa trái của tình yêu rất là đẹp và rất có ý nghĩa. Hoa trái ấy, không mang những chất liệu của dục vọng mà mang chất liệu của sự hiểu biết, thương yêu và kế thừa dòng dõi huyết thống và tâm linh.

Hai con thương mến!

Dù cuộc sống của con người là một trăm năm, nhưng trăm năm ấy hết sức là mong manh, mọi giàu sang, danh vọng chỉ là những hương bay gió thoảng, mạng sống của con người chỉ hiện hữu trong từng hơi thở. Tuy vậy, nhưng nếu ta biết sống, thì dù cho ta có hiện hữu trong một khoảnh khắc ấy, cũng có một ý nghĩa và một giá trị nhất định, còn hơn ta kéo lê cuộc đời cả trăm năm mà chẳng có một ý nghĩa gì, nên Thầy muốn hai con sống thật đẹp và thật có ý nghĩa.

Vậy, bây giờ hai con đứng dậy, trước Tam Bảo, trước Thầy, trước Cha mẹ và bà con nội ngoại của hai phía, hai con hãy theo dõi ba hơi thở thật sâu, đưa tay chạm vào trái tim của mình và quán chiếu theo sự hướng dẫn của Thầy:

“Trái tim nầy không phải là tôi, không phải là của tôi, nó là của cha mẹ tôi, là của bà con nội ngoại tôi, là của tất cả mọi người và mọi loài, và cũng là của con cháu của chúng tôi trong tương lai.

Trái tim nầy, trước Tam Bảo, trước Thầy, trước Cha mẹ, trước bà con nội ngoại, trước bạn bè và mọi người, chúng tôi nguyện hiến tặng cho nhau, chúng con xin Tam Bảo chứng minh, xin cha mẹ cho phép và xin bà con nội ngoại, bạn bè đều tùy hỷ và hết lòng yểm trợ”.

Vậy, hai con chắp tay lại, hướng về cha mẹ của hai phía, thành kính lạy hai lạy để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ, khi hai con nghe Thầy xướng như sau:

Vì cảm mến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha và mẹ, nên giờ phút nầy chúng con chí thành đảnh lễ cha và mẹ hai lạy. Hai con lạy xuống và quán chiếu theo sự hướng dẫn của Thầy:

“Thân thể nầy từ đỉnh đầu cho đến gót chân, đều là do cha mẹ của chúng con tạo nên. Không những vậy, mà cha mẹ chúng con còn nuôi dưỡng, giáo dục, tác thành sự nghiệp hiểu biết, sự nghiệp trí thức, nghề nghiệp sinh sống và phẩm chất đạo đức cho chúng con, khiến cho chúng con lúc nào và ở đâu cũng có đời sống an ổn và sống có giá trị đối với cuộc đời”.

Hai con đứng dậy, chắp tay lại, nghe Thầy xướng hai con sẽ hướng về chí thành đảnh lễ Tổ tiên, ông bà nội ngoại để tỏ lòng biết ơn một cách sâu sắc đến liệt quý vị.

Chúng con vì cảm mến công ơn của Tổ tiên, ông bà nội ngoại mà chí thành đảnh lễ bốn lạy. Hai con lạy xuống và quán chiếu theo sự hướng dẫn của Thầy:

“Cha mẹ của chúng con là sự kế thừa dòng dõi huyết thống và sự nghiệp của Tổ tiên, ông bà nội ngoại. Nếu không có Tổ tiên, ông bà nội ngoại, thì đã không có cha mẹ chúng con và không có cha mẹ chúng con, thì không bao giờ có chúng con, chúng con đã ý thức rất rõ điều nầy, nên chúng con hết lòng biết ơn Tổ tiên, ông bà nội ngoại một cách sâu sắc và hứa sẽ tiếp tục làm rạng rỡ dòng dõi huyết thống và tâm linh của chúng con, ngay trong đời sống lứa đôi của chúng con”.

Hai con Hải Bình và Diệu Nguyên!

Sau khi hai con đã biết ơn và đã đảnh lễ Tổ tiên, ông bà nội ngoại và cha mẹ rồi, bây giờ hai con đối diện lại với nhau để lạy nhau một lạy, nhằm tỏ lòng tương kính, tương thuận với nhau và luôn luôn có mặt trong nhau để cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Vậy, hai con khi lạy xuống hãy quán chiếu như sau:

“Chúng ta đến với nhau trong niềm tương kính và tương thuận, biết lắng nghe nhau để hiểu nhau một cách sâu sắc và thương quý nhau một cách chân thực”.

Lạy và quán chiếu như vậy xong, hai con hãy đứng dậy và phát tâm hồi hướng. Nghĩa là trong buổi lễ nầy có bao nhiêu điều tốt đẹp, hai con hãy phát tâm hồi hướng đến cho tất cả mọi người và mọi loài, nguyện cho tất cả mọi người và mọi loài đều biết thương yêu nhau và cùng nhau sống trong hạnh phúc và an lạc.

 

Chúc hai con thành cơng!

 

TÌNH YÊU

GIỮA HOA SEN VÀ BIỂN CẢ

 

(Pháp thoại hôn nhân, TT Thích Thái Hòa giảng cho hai Phật tử Hải và Hoàng Liên tại chùa Linh Mụ, ngày 22 tháng 9 năm 2005, tức là19/08/Ất Dậu), do đệ tử Nhuận Từ Nguyên và Nhuận Hạnh Châu, phiên tả và đệ tử Nhuận Tịnh Phương, Nhuận Viên Như vi tính).

 

Nam Mơ B?n S? Thích Ca Mâu Ni Ph?t

Thưa quý vị bà con nội ngoại,

cùng hai con Hải và Hoàng Liên quý mến.

Hôm nay, ngày 19 tháng 8 năm Ất Dậu, tức là ngày 22 tháng 9 năm 2005, tại tổ đình Linh Mụ, thầy Trú trì và Chư Tăng đã niêm hương bạch Phật, để xin Tam Bảo chứng minh và gia hộ cho hai con đến với nhau có hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, đó là một duyên lành rất lớn cho hai con.

Và nhân đây, Thầy muốn chia sẻ cho hai con ba chất liệu, để hai con làm hành trang bảo toàn hạnh phúc lứa đôi trong đời sống trăm năm của cõi người ta.

 

Lòng Thương Yêu Chân Tình:

Hai con nên nhớ rằng, trong đời này, làm cha mẹ, làm vợ chồng, làm con cái, làm anh em, làm bạn bè..., tất cả đều có nhân duyên của nó, nếu không có nhân duyên, không bao giờ gặp nhau.

        Do đó, ta đã làm cha mẹ, làm vợ chồng, làm con cái, làm anh em, làm bạn bè..., với nhau, tức là chúng ta có nhân duyên với nhau nhiều đời, nhưng trong nhân duyên đó, có những nhân duyên thuận và có những nhân duyên nghịch. Nếu có những nhân duyên thuận, thì chúng ta sẽ làm cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè với nhau và tạo nên hạnh phúc, an lạc cho nhau; nếu có những nhân duyên nghịch, thì chúng ta sẽ làm cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè với nhau, nhưng làm cho nhau buồn phiền, đau khổ.

Vậy, ngày hôm nay, hai con Hải và Liên đến với nhau, chắc chắn rằng đã có nhân duyên với nhau không phải một đời mà nhiều đời, nên người ở bên này và người ở bên kia mà vẫn gặp nhau. Khi đã gặp nhau như vậy, dù thuận hay nghịch, nếu mình sống với nhau bằng trái tim, b?ng sự thương yêu chân tình, thì cái nghịch sẽ trở thành cái thuận và cái thuận sẽ tăng trưởng thuận thêm để đưa tới hạnh phúc và an lạc lớn. Vì vậy, chất liệu gắn chặt để tạo nên hạnh phúc lứa đôi đầu tiên phải là thương yêu nhau chân tình. Nếu không thương yêu nhau chân tình hay chỉ thương yêu nhau như một món hàng mà mình cần trao đổi, hay như một món nợ mà mình cần phải trả, thì sự thương yêu đó sẽ không đưa tới hạnh phúc.

Chúng ta biết gặp nhau không chỉ một đời mà nhiều đời, nên khi gặp nhau trong đời sống có những gì khó khăn, mình nên kiên nhẫn để hóa giải, có những gì thuận lợi, mình nên bình tĩnh để duy trì. Khi chúng ta có nhiều niềm vui, mà vì ta vui quá, nên có khi nó phá hỏng hạnh phúc của ta và khi có nhiều nỗi buồn, mà vì buồn quá, nên nó cũng làm cho ta hư hao và khốn đốn. Khi có niềm vui bất ngờ, mình phải nhìn sâu vào niềm vui đó để chọn lọc, làm cho nó toát ra hạnh phúc và an lạc trong đời sống lứa đôi của ta. Khi có những điều không vui đến bất ngờ, mình cũng phải hết sức bình tĩnh để lọc cái chất liệu không vui đó, khiến cho chất liệu vui, hạnh phúc trong niềm đau bất ngờ đó trỗi dậy, nó hóa giải và hàn gắn tất cả những vết thương trong đời sống lứa đôi của ta.

Thầy dạy trước cho hai con biết rằng, trong đời sống lứa đôi không phải như là giới trẻ tưởng tượng ra là hạnh phúc hoàn toàn đâu! Và người nào thông minh lắm mới duy trì được một nửa là hạnh phúc, còn người không có thông minh sẽ mất trắng tay và cuối cùng, họ đến với nhau như một món nợ cần phải trả và sống với nhau như nh?n  một bản án tù chung thân vậy, cho nên chất liệu tình yêu chân thực sẽ hóa giải được tất cả những bất hạnh và nó duy trì được hạnh phúc lâu dài trong đời sống lứa đôi không những đời nầy mà cả đời sau nữa. Đời nầy mình đến với nhau chân tình, bước đầu là làm vợ, làm chồng với nhau để sinh con đẻ cháu cho dòng họ cả hai phía, rồi sau đó cùng làm người bạn đường với nhau và cùng nhau đi trên con đường hạnh phúc và sẽ là thiện hữu tri thức của nhau, giúp nhau bước đi vững chãi giữa những dông bão của thế gian. Nên, Hải và Liên hai con phải thương nhau hết lòng mới tạo ra hạnh phúc cho nhau được.

Hải và Liên, Thầy thấy tên của hai con rất đẹp. Liên là hoa sen và Hải là biển cả. Hoa sen nở trong biển cả. Biển cả hàm chứa rất nhiều châu báu và sóng gió, biển cả có giá trị là nhờ ở trong biển có hoa sen. Biển có ý nghĩa là nhờ ở trong biển có hoa sen và hoa sen có giá trị là nhờ hoa sen ở trong biển mà không bị đắm chìm. Trong biển mà không có hoa sen thì biển ấy chỉ là biển của sinh tử mà thôi. Và hoa sen không phải là hoa sen nở ra từ biển cả, hoa sen ấy chưa phải là hoa sen xinh tươi đích thực. Nên, Hải Liên là tên rất hay. Ở chùa Linh Mụ cũng có thầy tên là Hải Liên, và thầy ấy đang có mặt ở trong buổi lễ nầy để góp phần cầu nguyện cho hai con có hạnh phúc trong đời sống lứa đôi. Khi biết được ý nghĩa như vậy rồi, thì mình phải duy trì, hoa sen ở trong Biển cả mà không bị chìm đắm được. Hoa sen ở trong biển mà không bị nhận chìm, vì trong hoa sen đã có Phật, có Pháp, có Tăng ở trên đầu. Tình yêu lứa đôi mà có Phật, Pháp và Tăng trên đầu, thì tình yêu đó là tình yêu rất hạnh phúc. Tình yêu lứa đôi không có Phật, Pháp, Tăng ở trên đầu là loại tình yêu chỉ đưa ta đi về nẻo đường của ái dục, nên sẽ bị chìm đắm trong biển cả sinh tử, đó là điều mà hai con phải nhớ.

 

Phải Biết Lắng Nghe Để Hiểu Nhau:

Khi chúng ta sống đời sống lứa đôi, mà không biết nghe nhau, ai cũng muốn khoe cái trí thức của mình, vợ muốn hơn chồng, chồng muốn hơn vợ, ai cũng muốn khoe khả năng chuyên môn của mình, thì nhất định tình yêu sẽ vỡ. Vì vậy, vợ phải biết lắng nghe chồng để hiểu sâu những khó khăn của chồng, những hạnh phúc của chồng, vì bất cứ người đàn ông nào cũng có những nỗi đau và niềm tự hào của họ. Nếu làm vợ mà không biết được điều đó, thì mình không thể đem lại hạnh phúc cho chồng.

Và bất cứ người nữ nào cũng có những nỗi đau và niềm tự hào của họ. Người nam có niềm tự hào làm cha, làm chồng, họ có niềm tự hào là người quân tử, là bậc trượng phu. Người nữ cũng có niềm tự hào, đó là thiên chức làm mẹ, là hoa đẹp tuyệt vời của thế gian. Ai cũng có niềm tự hào của riêng mình, nhưng khi đến với nhau để làm vợ chồng, thì phải biết được nhược điểm của nhau để giúp nhau chuyển hĩa tr? thành tích cực. Chúng ta ph?i bi?t giúp nhau nuôi dưỡng những ưu điểm, những tích cực của nhau, để chuyển hóa và thăng hoa nó, tạo nên hạnh phúc và bảo toàn hạnh phúc cho ta. Muốn được như vậy, mình phải biết lắng nghe nhau. Chồng nói thì vợ phải biết lắng nghe để hiểu sâu, không chỉ nghe ở nơi lời nói, mà còn nơi động cơ phát sinh ra lời nói đó. Vợ nói thì chồng phải biết ngồi lắng nghe, để hiểu sâu những động cơ phát sinh lời nói của vợ, tại sao vợ mình nói như vậy? Vợ nói như vậy là do những yếu tố nào? Do những nhân duyên nào? Có thể do những nỗi đau của xã hội áp đặt lên tâm hồn và đời sống của vợ mình, thì vợ mình mới có thái độ đó với mình..., phải hiểu để chữa trị và giúp đỡ cho vợ mình thoát ra được tình trạng khổ đau của xã hội áp đặt lên, đó là một người chồng làm chồng thông minh.

Và, nếu người vợ thấy chồng mình chiều nay đi làm việc về sao mặt mày dữ tợn, nói năng thô lỗ, thì mình phải biết ngồi yên để lắng nghe chồng nói, vì mình biết chồng mình có một điều gì đó bất trắc ở cơ quan..., người vợ có ngồi yên để lắng nghe nhau như vậy, thì những ức chế trong người chồng mới được thoát ra, đó là một sự chia sẻ rất lớn của người vợ biết làm vợ một cách thông minh. Cho nên, trong đời sống vợ chồng, mình phải biết ngồi yên để lắng nghe nhau, để hiểu và để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cho nhau trong cuộc sống con người.

 

Chăm Sóc Tình Yêu Và Hoa Trái:

Các con nên biết rằng, đời sống nghiệp lực là đời sống của chúng sinh, chúng ta không muốn làm cũng phải bị làm, không muốn đi cũng phải bị đi, không muốn ăn cũng phải bị ăn, không muốn ngủ cũng phải bị ngủ, không muốn thức cũng phải bị thức, không muốn cười cũng phải bị cười, không muốn khóc cũng phải bị khóc, không muốn nói cũng phải bị nói…, tất cả những cái bị đó là do cái nghiệp lực của chúng sinh tạo ra. Khi ta bị cười thì ta có hạnh phúc, an lạc không? Vì vậy, chúng ta đừng nghĩ rằng, cười là hạnh phúc. Trong đời sống lứa đôi, người có trí tuệ, người thông minh, thì hạnh phúc hôn nhân đối với họ không chỉ đi tới với nhau để thỏa mãn những nhu cầu dục vọng, những nhu cầu của sinh học, mà đi tới với nhau để thăng hoa tình cảm, thành một tình cảm cao quý mà trong đời sống con người không thể thiếu cái tình cảm cao quý đó. Những người con trai, con gái thông minh, họ phải biết chăm sóc hoa trái tình yêu của mình, ngay từ khi mình mới biết thương nhau, mình phải chuẩn bị tâm hồn thật thánh thiện khi gặp nhau. Và trong đời sống hằng ngày, mình phải biết kiêng những cái gì đáng kiêng để đừng tạo ra những độc hại cho hoa trái tình yêu của mình. Thời đại bây giờ, nam nữ thanh niên thiếu giáo dục về mặt này, cho nên người con trai hút thuốc, uống bia, nghiện rượu và người con gái cũng vậy, họ đem tất cả những cái đó để đi đến với nhau, họ sẽ tạo ra những tác phẩm bệnh hoạn cho nhau và tạo ra những sản phẩm không lành mạnh cho dòng họ và cho xã hội. Đây không phải là cái nhìn của đạo học, mà là cái nhìn của khoa học, do đó người con trai phải biết chuẩn bị tâm mình thật trong sáng, thân thể của mình thật thanh tịnh để đi đến với nhau, vợ cũng chuẩn bị tâm hồn trong sạch, cao quý, thân thể thánh thiện để đi tới với chồng mình, từ đó sẽ tạo ra hoa trái tình yêu có ý nghĩa, hoa trái đó sẽ đem đến sự an lạc cho hai người và tạo nên niềm vinh dự cho hai dòng họ, tạo nên hạt giống quý báu của xã hội loài người. Vì vậy, ta phải biết chăm sóc và nuôi dưỡng hoa trái tình yêu ngay từ nơi ý niệm sinh con, ta phải chăm sóc ý niệm đó, ta phải nuôi dưỡng ý tưởng đó liên tục, thì chúng ta sẽ sinh ra được những đứa con rất là thông minh, hiếu hạnh, đoan chánh và đạo đức. Có những đứa con ta sinh ra, nó thông minh, nhưng không hiếu hạnh, có những đứa con thông minh, nhưng không có đạo đức. Chúng ta có những đứa con thông minh, nhưng không có đạo đức, không có hiếu hạnh, thì sẽ rất nguy hiểm cho gia đình, cho dòng họ và cho xã hội, điều này các bậc làm cha, làm mẹ phải ý thức cho được. Do đó, là mẹ phải chăm sóc cho con về mặt đạo đức và cha phải biết chăm sóc cho con về mặt trí tuệ. Vì vậy, trí tuệ và đạo đức gặp nhau sẽ tạo nên một hạnh phúc lớn, một vinh dự lớn cho bản thân bậc làm cha làm mẹ, cho gia đình và cho xã hội. Khi chúng ta có ý niệm sinh con và đi tới với nhau là phải ăn chay, bà mẹ phải biết ăn chay để nuôi dưỡng đạo đức cho con. Người chồng khi có ý niệm đi tới với người vợ để sinh con, thì người chồng cũng phải biết ăn chay, phải biết sâu lắng và điềm tĩnh, sáng suốt để tạo ra chất liệu trí tuệ cho con. Cho nên, khi chất liệu trí tuệ phối hợp với chất liệu từ bi đạo đức, thì nó sẽ cho đời sống lứa đôi đó có những hoa trái rất đẹp.

Trong kinh Phổ Môn có dạy rằng, vị nữ nào muốn cầu con trai có trí tuệ và người con gái có phước đức, thì phải nhớ đến Bồ Tát Quán Thế Âm và niệm danh hiệu của Ngài một cách thành tâm, thì sẽ được sinh con trai, hay con gái như ý muốn. Tại sao như vậy? Vì khi mình niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm một cách thành khẩn, trong ta sẽ có hai yếu tố trí tuệ và từ bi phát sinh. Yếu tố thứ nhất là, khi mình nhất tâm niệm như vậy thì chất li?u đại bi, đại trí trong tâm mình nó trỗi dậy và khi chất đại bi, đại trí trong tâm mình trỗi dậy và phóng ra một năng lượng tương ứng với bậc Thánh có chất liệu đại bi, đại trí giữa không gian vô cùng này, nó sẽ tạo ra một luồng năng lượng gặp nhau và đi vào trong thai bà mẹ. Bởi vì, có những bậc Thánh ở giữa không gian này đã chứng được quả thất lai, nghĩa là các bậc Thánh đó chỉ còn sinh tử bảy lần nữa thôi, và họ chọn bậc cha mẹ nào có đức hạnh để họ tái sinh, hoặc có bậc Thánh chỉ còn một đời nữa là thoát ly sinh tử, cho nên họ chọn những gia đình có người cha, mẹ đạo đức để tái sinh vào để có điều kiện tu tập và thể hiện đạo đức của mình làm vinh quang cho dòng họ. Có những Bồ Tát, vì hạnh nguyện độ sinh, nên cũng muốn chọn một người mẹ, người cha thật trí tuệ và  đạo đức rồi gá vào đó, để tạo ra phước đức cho người cha, người mẹ, cho gia đình, dưới thân con người, các Ngài làm lợi ích cho thế giới loài người. Vì vậy, khi vợ chồng muốn có con trai, con gái theo ý muốn, thì phải nhất tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm để cho phước đức và trí tuệ nơi tự thân của mình và phước đức, trí tuệ nơi tâm hồn của mình sinh khởi và sẽ được sinh con trai, con gái theo ý muốn. Đây là một điểm rất mới trong khoa học, nhưng điểm mới này đã được đức Phật dạy gần hai mươi bảy thế kỷ. Trong lúc khoa học vào thế kỷ hai mươi mới bắt đầu khám phá ra vấn đề sinh con theo ý muốn.

Vì vậy, người con trai, con gái thông minh đi tới với nhau bằng ý niệm sinh con, thì phải sinh con một cách thông minh trong ý nghĩa đó,  để hoa trái tình yêu thật sự có mặt trong trái tim, trong trí tuệ của mình, và nó đem lại rất nhiều vinh dự cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội và cho thế giới loài người.

Trong kinh, có kể câu chuyện, khi Ngài Xá Lợi Phất đi vào trong thai bà mẹ, thì bà mẹ của Ngài rất thông minh, mà trước đó bà rất bình thường, nhưng khi bà mang thai Ngài Xá Lợi Phất, bà ta ăn nói rất sắc bén, lý luận rất giỏi đến nỗi người anh của bà là một nhà luận lý học, một triết gia nổi tiếng của thời bấy giờ, ông nói chuyện không hơn em gái của mình, cuối cùng ông nói: “anh không phải thua em đâu, anh chỉ thua người con của em đang nằm ở trong bụng em đấy”.

Bởi vậy, mình yêu nhau và đi tới với nhau để chăm sóc hoa trái tình yêu cho nhau. Hoa trái tình yêu đó, chính là hai vị phải biết cách tạo ra thánh thai và nuôi dưỡng thánh thai cho chính mình. Và một khi mà thánh thai chào đời là đem lại phước đức rất lớn cho gia đình. Trong gia đình người cha trở thành dễ thương, người mẹ trở thành dễ thương, ông bà nội, bà ngoại cũng trở thành dễ thương, cô dì, chú, bác cũng đều trở thành dễ thương cả.

Các con là Phật tử đã được học và được dạy dỗ một cách cẩn thận để trở thành người con trai, con gái không theo cách kiểu đời thường, mà  là những người con trai, con gái có chất liệu Phật pháp; là đệ tử của Tam Bảo, phải biết nuôi dưỡng con cháu bằng chất liệu của Tam Bảo. Hai con phải làm như vậy, là hai con đi tới với nhau trong đời sống lứa đôi  rất có ý nghĩa.

Do đó trong buổi lễ này, Thầy chia sẻ cho hai con Hải và Liên những chất liệu như thế, cố gắng ghi nhớ, thực tập, giữ gìn thì sự có mặt của chúng Tăng chứng minh cho hai con trong buổi lễ này rất là có ý nghĩa, sự có mặt của cha mẹ, bạn bè, anh em, bà con của hai con trong buổi lễ này cũng rất có ý nghĩa và có một ý nghĩa rất sâu xa.

Thầy cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho hai con Hải và Liên thành tựu được những ý nghĩa này. Chúc hai con thành công.

 

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÌNH  YÊU  PHONG  LIÊN

 

(Pháp thoại, T.T. Thích Thái Hòa giảng cho cho hai Phật tử Phong và Liên tại chùa Phước Duyên, ngày 25 tháng 10 năm 2005(23/9/Ất Dậu), do đệ tử Nhuận Từ Nguyên và Nhuận Hạnh Châu phiên tả và đệ tử Nhuận Tịnh Phương, Nhuận Viên Như vi tính).

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Thưa Đại chúng,

cùng  bà con nội ngoại,

và hai con Phong Liên quý mến.

Hôm nay, là ngày hai mươi ba tháng chín, năm Ất Dậu, là ngày thuận lợi để hai con đi tới với nhau và thiết lập đời sống hạnh phúc lứa đôi. Hai con đã được Hòa thượng trụ trì chùa Phước Duyên, thầy Minh Đức và quý thầy dâng lên Tam Bảo lời cầu nguyện, xin Tam Bảo chứng minh cho sự đi tới đời sống lứa đôi của hai con.

Trong giờ phút này, Thầy thay mặt Tam Bảo, thay mặt hiện tiền Chúng Tăng, huấn thị cho hai con những điều cần thiết để hai con có thể lấy đó làm chất liệu thiết lập hạnh phúc trong đời sống lứa đôi của chính mình.

 

Phải Biết Lập Tâm:

Phong và Liên, hai con thương mến,

Chất liệu thứ nhất là phải biết thiết lập tâm của mình.

Thường thường người ta chỉ đề cập đến lập thân mà ít khi đề cập đến lập tâm, nhưng hai con phải biết tâm là nguồn gốc của mọi sự hạnh phúc hay đau khổ. Hạnh phúc từ nơi tâm mà sinh khởi, đau khổ cũng từ nơi tâm mà phát sinh. Bởi vậy, hai con muốn có hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, trong đời sống gia đình, trong đời sống xã hội, thì trước hết hai con phải biết thiết lập tâm mình.

Tâm của mỗi con người chúng ta đều có hai chất liệu thánh thiện và phàm tục, nếu tâm của chúng ta nhiều thánh thiện bao nhiêu, thì đời sống của chúng ta càng cao thượng và hạnh phúc bấy nhiêu. Trái lại, tâm của chúng ta phàm tục bao nhiêu, thì đời sống của chúng ta sẽ khổ đau và thất vọng bấy nhiêu.Trong giờ phút này, hai con phải thiết lập tâm thánh thiện của mình, tâm đó ở nơi mỗi con đều có, hai con đừng để tâm phàm tục lấn chiếm tâm thánh thiện ở nơi hai con. Các con phải phát tâm rộng lớn khi đến với nhau, để thiết lập đời sống hạnh phúc cho nhau và có thể tạo ra nhiều hoa trái tình yêu, và đem lại vinh dự cho gia đình, cho dòng họ, cho xã hội và cho thế giới loài người.

Các con phải nhớ rằng, tâm càng lớn bao nhiêu, thì càng dung chứa được nhiều phước đức bấy nhiêu; tâm càng rộng lớn bao nhiêu, thì tâm có thể hóa giải được tất cả sự mâu thuẫn trong đời sống hằng ngày bấy nhiêu.

Sở dĩ trong đời sống hằng ngày, vợ chồng, anh em, bạn bè có những mâu thuẫn gay gắt là bởi vì tâm tư chật hẹp. Tâm tư chật hẹp thì sóng gió sẽ nổi lên trong đời sống của mỗi chúng ta. Do đó, các con phải thiết lập tâm thật rộng lớn, thật cao thượng để đi tới với nhau, để tạo ra hạnh phúc cho nhau. Nếu ta không có hạnh phúc, thì ta không thể hiến tặng hạnh phúc cho ai, nên muốn tặng hạnh phúc, trước hết ta phải có hạnh phúc; muốn thiết lập sự an lạc thì trước hết ta phải có sự an lạc từ nơi bản thân ta, từ nơi tâm hồn ta.

Vì vậy, hai con phải biết thiết lập tâm mình, phải thiết lập tâm rộng lớn, tâm sâu xa, tâm vững chãi, tâm thánh thiện. Chỉ có tâm như thế, mới hóa giải được tất cả tâm phàm tục nơi các con, tâm phàm tục của những người xung quanh các con và các con mới có thể có khả năng bảo chứng cho hạnh phúc lứa đôi của các con không chỉ một đời, mà có thể nhiều đời. Ta đi tới với nhau bằng tất cả tấm lòng của mình. Mỗi khi ta đã có tấm lòng để đi tới với nhau rồi, thì trời đất cũng thuận theo ta mà hỗ trợ cho ta. Khi ta đã có tấm lòng với nhau rồi,  thì không có một sự cản trở nào có thể cản trở được. Khi chúng ta đã có tấm lòng với nhau rồi, thì dù trời có cao ta cũng kéo xuống cho thành thấp và ta có thể níu được trời cao trong lòng bàn tay của ta. Biển có sâu, nhưng ta đã có tấm lòng với nhau rồi, thì cũng có thể lấp cạn được.

Trái lại, khi ta thiếu tấm lòng với nhau, thì dù ta có quy ước, ta có làm bao nhiêu hôn thú, bao nhiêu luật pháp bảo chứng cũng vô ích thôi. Đó là điều hai con phải nhớ để thực tập, khiến tâm phàm tục trong hai con và xung quanh hai con được chuyển hóa.

 

Phải Biết Lập Đức:

Đức từ nơi tâm mà hiện khởi. Người biết lập đức là người luôn trải tấm lòng ra sống với tất cả mọi người trong mười phương, bốn hướng. Đối với người trong mười phương và bốn hướng mà ta còn như thế, huống chi là đối với cha mẹ ta, vợ chồng, anh em, bè bạn của ta mà ta không chia sẻ vui buồn, không trải tấm lòng ra sống với nhau được hay sao?

Vì vậy, yếu tố thứ hai là các con phải biết lập đức. Đức các con thật sáng, thì các con mới có khả năng bảo vệ an toàn cho đời sống lứa đôi và các con mới bảo chứng được hoa trái tình yêu trong tương lai mà các con sẽ cho ra đời. Hoa trái đó, các con phải nuôi dưỡng bằng chất liệu của đức, mới tồn tại lâu dài, vì đức sẽ tồn tại bao la, tồn tại cả mười phương và bốn hướng. Nên hai con muốn bảo vệ hạnh phúc lứa đôi, thì hai con phải biết thiết lập đức. Người biết thiết lập đức trong đời sống của mình, thì không bao giờ nói lời nói gây đau khổ cho người khác, không bao giờ tạo ra sự nghi ngờ giữa mình với người khác. Người đó không những bảo vệ công bằng lẽ phải, mà còn làm sự công bằng lẽ phải đó phát triển lớn ra; người đó không những từ chối cái phi lý, mà ôm ấp cái phi lý đó để cái phi lý đó trở thành cái hữu lý, cái hợp lý, đó là người có đức. Đức như vậy, ta không thể xin trên trời cao cho ta, ta cũng không thể đưa những dụng cụ khoa học để khoan dưới đất mà xin đất cho ta đức hạnh. Đức hạnh đó phải trải qua trong đời sống của chúng ta, nó phải sinh khởi ra trong đời sống của chúng ta, do đó mà các con phải biết lập đức để bảo toàn cho hạnh phúc lứa đôi của hai con.

 

 

Phải Biết Lập Tri:

Ngoài chất liệu biết lập tâm và lập đức, hai con còn phải biết lập tri. Tri là sự hiểu biết, cái hiểu biết đựơc thiết lập trên nền tảng của đức hạnh, của tâm. Cái hiểu biết ấy, mới trở thành sự hiểu biết hợp lý, sự hiểu biết đó có khả năng bảo toàn hạnh phúc cho hai con, gia đình, dòng họ, xã hội, quê hương của hai con và cho cả thế giới loài người.

Khi đến với nhau, chúng ta phải biết rõ nhau, biết nhân duyên của nhau, biết hoàn cảnh của nhau, biết nghiệp báo của nhau. Hai con đã đến với nhau, hai con phải biết rằng, mình từng là thiện hữu tri thức của nhau nhiều đời và có thể là vợ chồng của nhau nhiều đời, nên chúng ta đã gây đau khổ cho nhau, cũng như đã từng đem lại hạnh phúc cho nhau nhiều đời. Không nên ảo tưởng rằng, mình tới với nhau là để tạo hạnh phúc cho nhau, mà là tới với nhau để tái tạo hạnh phúc cho nhau mà  đồng thời cũng để trả nợ cho nhau.

Giữa này có bao nhiêu người con trai, tại sao Liên không yêu, không chọn các người đó làm chồng mà lại chọn Phong?

Giữa này có bao nhiêu người con gái, tại sao Phong không chọn, mà lại chọn Liên?

Sự lựa chọn như vậy, có nghĩa là Liên đã có mặt ở trong trái tim của Phong nhiều đời và Phong cũng đã có mặt ở trong trái tim của Liên nhiều đời, sự có mặt với nhau như vậy, không phải khi nào cũng thuận mà có nhiều khi nghịch. Khi thuận, thì thương, khi nghịch thì chống đối nhau. Chúng ta phải hiểu rõ nhân duyên là tại sao chúng ta lại đến với nhau? Khi đã hiểu rõ lý do tại sao như vậy rồi, chúng ta mới có thể giúp nhau tháo gỡ những gì mà hai người đã mắc nợ nhau nhiều đời và hứa sẽ đến với nhau chỉ tạo ra cái đẹp, mà không tạo ra cái mắc mớ cho nhau nữa.

Cái biết rất quan trọng nữa, là hai con đi tới với nhau là để tạo ra sự tự do cho nhau, chứ không phải đi đến với nhau để trói buộc nhau. Đi đến với nhau là để tôn trọng chủ quyền của nhau, đó mới là cái biết đích thực. Cái biết này hai con cần phải thiết lập không phải chỉ trong đời sống lứa đôi, mà trong tất cả mọi trường hợp và mọi lãnh vực.

Hai con phải biết người cai tù cũng khổ đau như người ở tù, người bị tù khổ đau bao nhiêu, thì người cai tù cũng khổ đau bấy nhiêu. Người bị ở tù mất tự do bao nhiêu, thì người cai tù cũng mất tự do bấy nhiêu. Vì vậy,  người cai tù thông minh là người biết thả  tất cả tù. Khi không còn ai ở tù nữa, thì người cai tù được tự do, được ngắm nhìn trời xanh mây trắng.

Trong cuộc sống lứa đôi, khi chúng ta biết tạo tự do cho nhau, tạo ra chủ quyền cho nhau, thì khi đó chúng ta mới thực sự có hạnh phúc. Còn trong tình yêu, nếu các con trói nhau, thì các con đã tự biến các con thành hai người ở tù và cai tù để cùng mất tự do và cùng nhau chịu khổ đau. Bởi vậy, hai con phải hiểu nhau, để tâm nghi ngờ nhau không xảy ra và  khi đã có sự nghi ngờ nhau, thì các con đã tạo ngục tù cho nhau vì ghen tuông. Vì vậy, muốn thoải mái hai con phải loại trừ tâm nghi ngờ và tâm ghen tuông đối với nhau, khi đó  hai con mới có hạnh phúc.

Thả tự do cho nhau ở đây, là thả tự do trong sự tin tưởng nhau. Khi đã hiểu nhau, thì sự tin tưởng sẽ được tạo ra và đó là sự hiểu biết căn bản để tạo nên hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, cũng như trong đời sống gia đình và xã hội. Trong cuộc sống lứa đôi, nếu chúng ta không thông minh, thì nó sẽ tạo ra toàn là chất độc, chất ngạt thở. Vậy, hai con phải học tập, để rút ra những kinh nghiệm từ những bậc cha ông của mình.

Vì thế, muốn có hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, các con phải lập tri, có nghĩa là biết học hỏi, lắng nghe và gạn lọc, để rút ra những tinh hoa nhằm bồi đắp cho đời sống lứa đôi của mình. Khi hai con có hạnh phúc lớn trong đời sống lứa đôi, hai con mới có thể đóng góp hạnh phúc cho gia đình, cho dòng họ và cho xã hội.

 

      

Phải Biết Lập Thân:

Hai con đã biết lập tri rồi, thì mới lập thân. Thân ta vững là do cái hiểu biết của ta vững chãi; hiểu biết vững chãi là do sự hiểu biết đó được thiết lập trên đức; đức vững chãi là do tâm rộng lớn. Thân ta không thể vững chãi, nếu sự hiểu biết của ta không đến đầu đến đuôi.

Vì không hiểu biết cách làm chồng, vì không hiểu biết cách làm vợ, vì không hiểu biết cách làm dâu, vì không hiểu biết cách làm một con người ở thế gian, thì thân ta làm sao vững chãi được. Vì thế, chúng ta phải biết lập thân từ nơi lập tri. Sự hiểu biết càng vững chãi, càng sâu sắc bao nhiêu, thì thân ta càng an ổn bấy nhiêu. Khi thân yên, thì rễ bám chắc, thân có yên cây mới tạo ra hoa trái được. Thân không yên, luôn luôn bị dao động, thì cây không có khả năng sinh hoa trái. Vậy, các con phải lập thân trên nền tảng lập tri và lập tri trên nền tảng lập đức, lập đức trên nền tảng lập tâm, như vậy thân mới vững chãi và hoa trái, cành lá ra từ nơi thân đó mới có giá trị và  không sợ bị sâu, sùng.

Ta bôn ba học cho xong đại học rồi làm ăn, nhưng ta đâu có biết rằng, cái học đâu phải chỉ để làm ăn? Nếu học chỉ để có nghề làm ăn thôi, thì con người đâu khổ đau đến vậy? Con người đâu có tất bật suốt ngày đến vậy? Trong lúc các loài vật khác, nó chỉ làm chơi chơi thôi, mà cũng nuôi được đời sống của nó, trong lúc con người phải vất vả đến nỗi làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm như vậy, con người không còn là con người nữa. Tại sao con người phải lao đao lận đận vậy? Nếu ta không biết lập thân, lập tâm, lập đức, thì mình có thể dâng tặng cho cuộc đời cái gì? Mình không thể tặng gì cho cuộc đời ngoài sự tranh chấp, ngoài cái rộn ràng, cái nghi ngờ, cái nói cạnh, nói khóe nhau, nói xoi bói nhau, cuộc sống của con người như vậy, thì con người đã trở thành cái gì? Mình học đại học, cao học, hay học gì đi nữa là để hiểu sự thật của cuộc đời và để giúp đời, giúp những ai chưa có điều kiện như mình được sống đẹp và mình lập thân trên cái đẹp đó, thì sự có mặt của mình giữa cuộc đời này mới có ý nghĩa. Chúng ta phải thấy được rằng, khi sự có mặt của chúng ta giữa cuộc đời có ý nghĩa, thì việc lập gia đình của mình mới có ý nghĩa và việc sinh con đẻ cháu của mình cũng có ý nghĩa, chúng ta sinh con để làm đẹp cuộc đời, chứ không phải sinh con, sinh cháu để làm gánh nặng cho dòng họ, cho cuộc đời.

 

Phải Biết Lập Ngôn:

Các con phải biết giữ chính chắn lời nói của mình. Mình luôn nói những lời nói đúng đắn, chững chạc, hợp lý. Chỉ cần một lời nói không chính chắn thôi, nó cũng có thể dẫn đến sự nghiệp của ta tan tành, trí thức của ta không còn, đạo hạnh của ta mất trắng, công danh và sự nghiệp của ta xóa sạch. Các con muốn bảo vệ hạnh phúc lứa đôi của bản thân, gia đình, thì phải biết lập ngôn, biết nên nói những gì và không nên nói những gì, nói với ai và không nên nói với ai, nên nói lúc nào và không nên nói lúc nào, chứ không phải lúc nào cũng nói. Có những lúc mình lập ngôn bằng sự im lặng, thì việc mới nên. Có những lúc im lặng là hư việc, khi đó mình phải nói. Khi mẹ gia nói, mình trợn mắt cãi lại, thì hạnh phúc của mình có còn không? Chồng mình, vợ mình có bênh mình nổi không? Bạn có bênh mình nổi không? Thầy có bênh mình nổi không? Thầy cũng chịu khi nghe trò cãi lại với bà gia miệng một, miệng hai như thế, nếu là học trò mà nói năng như vậy, Thầy cũng không dám nhận đó là học trò của mình, nên mình phải biết lập ngôn. Chồng phải biết lập ngôn với vợ, vợ phải biết lập ngôn với chồng, vợ chồng phải biết lập ngôn với ông gia, với bà gia, và bạn bè phải biết lập ngôn với nhau. Ta phải biết những gì đáng nói và những gì không nên nói.

Trong chuyện cổ tích Việt Nam có kể chuyện chú rùa, chú ở trong cái hồ khô nước và sắp chết, có hai chú chim muốn làm bạn và muốn cứu chú rùa, di chuyển chú rùa qua một hồ khác, trong hơn và không bao giờ hết nước, nhưng với điều kiện là chú rùa không được hả miệng, khi ngậm cái que do hai chú chim đưa cho, thế là chú rùa chấp nhận. Nhưng đến lúc hai chú chim cất  cánh, kẹp theo chú rùa, ở dưới đất các chú bé thấy lạ quá nên la lên: “A! con rùa lạ chưa tề ”, thế là chú rùa tức giận, theo bản năng, chú ta muốn nói: “Kệ tao, can chi bây”, nhưng vừa há miệng thì than ôi, anh ta liền rơi xuống đất.

Quý vị có thấy không, hồ nước trong xanh, tươi mát đang đợi chú rùa và hai chú chim có thương rùa cũng chịu thôi. Cũng vậy, chúng ta phải biết lập ngôn. Lúc chồng giận, chồng nói gì vợ cũng im lặng, vợ giận, chồng im lặng rồi từ từ mình sẽ hóa giải, chứ đừng nói vội vàng, đừng nói theo bản năng, đừng nói theo cá tính, đừng im lặng theo bản năng, theo cá tính mà phải nói hay im lặng theo tuệ giác, im lặng đúng lúc, nói đúng lúc mới có thể giúp được chồng mình, giúp được vợ mình và giúp được gia đình, giúp được dòng họ. Đây là tính lập ngôn mà Thầy muốn chia sẻ cho hai con, các con thấy thế gian này đau khổ chỉ vì ăn thua nhau một tiếng nói. Nên, người xưa nói: “Nhất ngôn hưng ban. Nhất ngôn tán bang”.

Nghĩa là chỉ một lời nói thôi, mà quốc gia hưng vượng và cũng chỉ một lời nói thôi, mà quốc gia tan tành. Ai là kẻ thông minh trong đời, ai là kẻ trí trong đời, ai là người có đức trong đời, người đó phải thận trọng lời nói, như chú rùa phải thận trọng khi ngậm que tre vào miệng để vượt qua tai nạn hiểm nghèo. Các con phải hết sức cẩn thận, phải biết cách lập ngôn để tạo ra hạnh phúc cho nhau, đem lại vinh dự cho dòng họ, cho tổ quốc, cho quê hương, cho thế giới loài người của chúng ta.

 

Biết Lập Nghiệp:

Thường người ta nôn nóng lập nghiệp, nhưng muốn lập nghiệp, thì dựa vào đâu?

Muốn lập nghiệp phải dựa vào tâm, vào đức, vào sự hiểu biết, vào thân, và vào lời nói, có như thế sự nghiệp của mình mới vững. Nếu lập nghiệp mà không dựa vào tâm, không dựa vào đức hạnh, không dựa vào sự hiểu biết, không dựa vào thân, không dựa vào lời nói, thì sự nghiệp của ta làm sao mà bền được.

Chúng ta lập nghiệp dựa vào lập thân đã vững, dựa vào lập ngôn đã vững, dựa vào lập tri đã vững, dựa vào lập đức đã vững, dựa vào lập tâm đã vững, thì sự nghiệp của mình mới vững. Muốn lập nghiệp vững, ta phải nhìn trước, nhìn sau, nhìn qua, nhìn về, nhìn trên, nhìn dưới, chứ không thể nhìn một phía, bởi vì sự nghiệp của chúng ta không thể nhìn một phía mà bảo vệ và tồn tại được. Sự nghiệp của ta tồn tại được là vì trên che, dưới chở, phải phò, trái giúp, trước sau yểm trợ, nhờ vậy, sự nghiệp ta mới bền, chứ trên che mà dưới không chở thì cũng không bền được, dưới chở mà trên không che thì cũng hỏng, trước được mà sau không, thì cũng không ra gì, bên trái được mà bên phải không, thì cũng như người què một tay. Khi lập nghiệp, chúng ta phải thấy được trên dưới, trong ngoài, trước sau, trái phải. Ta đừng nghiêng về phía phải mà bỏ phía trái, ta đừng nghiêng về phía trái mà bỏ phía phải. Sự nghiệp của ta đứng vững, thân ta đứng vững, vì ta có chân phải, chân trái, tay phải, tay trái. Thân thể ta không thể đứng vững được, khi mà ta chỉ có phía phải mà không có phía trái.

Các con cũng vậy. Sự nghiệp gia đình của các con không tự bảo vệ được nếu có Phong mà không có Liên, và Liên không thể đứng vững trên sự nghiệp được, nếu không có Phong. Sự nghiệp của một cặp vợ chồng đứng vững chãi, khi nó được đứng vững trong vòng tay của hai dòng họ nội và ngoại, bỏ nội chạy theo ngoại cũng không xong hay bỏ ngoại chạy theo nội cũng không xong, mà phải đứng vững chãi giữa hai vòng tay nội ngoại. Sự nghiệp của một gia đình dù được hai dòng họ bảo vệ cũng chưa đủ mà cần phải có tâm linh.

Bởi vậy, các con phải hiểu rằng, lập nghiệp không đơn giản chỉ là nghề nghiệp làm ăn. Nếu chỉ là nghề nghiệp làm ăn thôi, thì không thể làm hai con vất vả lắm. Các con phải biết cách lập nghiệp để sự nghiệp của mình đứng vững chãi, đứng vững chãi không phải một đời mà nhiều đời và mãi mãi. Các con thấy các anh hùng chiến sĩ không phải họ lập nghiệp một đời đâu, họ chết rồi mà hương thơm của họ còn mãi và mỗi khi nhắc lại thì dòng họ của họ vinh dự vô cùng.

Có người lập nghiệp một cách nông nổi, nên sự nghiệp chưa hết một đời mà đã tan tành. Các con phải hiểu cho được như vậy, bởi vì hạnh phúc lứa đôi không thuần là dục vọng, không thuần là bản năng, mà hạnh phúc lứa đôi còn liên hệ với nhau nhiều đời, vì thế hôm nay mình mới gặp nhau để chăm sóc cái đẹp trong giờ phút hiện tại này, để cái đẹp này làm tiền đề cho sự có mặt của rất nhiều cái đẹp của mình trong tương lai sau này, không phải một đời, hai đời, mười đời và mãi mãi mình sẽ gặp nhau trong cái đẹp ấy.

         Ý nghĩa lập nghiệp của người đệ tử Phật khác hẳn với ý nghĩa lập nghiệp của người không phải đệ tử Phật, khác với ý nghĩa lập nghiệp của người không có đạo, không có niềm tin tôn giáo.

       Vậy, hai con hãy nhớ những điều mà Thầy đã chia sẻ cho hai con và hai con thực tập lấy để bảo vệ hạnh phúc, không những đời này mà còn mãi mãi về sau.

 

Cảm Niệm Ân Sâu:

Hai con phải biết rằng, trái tim của hai con là trái tim của cha mẹ, của dòng họ nội ngoại, của bạn bè của hai con và nói rộng ra trái tim của hai con là cả thế giới loài người và muôn loài cũng đang có mặt ở đó. Khi hai con đem trái tim đi tới với nhau, là hai con phải nghĩ đến công ơn của cha mẹ, của tổ tiên ông bà, công ơn của bạn bè, công ơn của mọi người và mọi loài. Vì nghĩ đến công ơn đó, nên hai con mới đi đến với nhau và luôn luôn chăm sóc trái tim của mình, để cho trái tim của hai con không bao giờ bị thương tích, khi hai con làm được như vậy thì mới thật sự là người biết ơn Tam Bảo, biết ơn Thầy, biết ơn cha mẹ, biết ơn bạn bè, biết ơn tổ tiên, nội ngoại, biết ơn tất cả mọi người và mọi loài. Vậy hai con hãy chí thành đảnh lễ Tam Bảo để hồi hướng công ơn đến tất cả. Hai con nghe Thầy xướng và cùng lạy.

“Vì nghĩ đến công ơn cha mẹ tổ tiên nội ngoại hai dòng họ huyết thống, vì nghĩ đến công ơn giáo dưỡng của dòng họ tâm linh, vì nghĩ đến công ơn thầy, bạn và mọi người mọi loài, hai con chí thành kính lễ Tam Bảo”. (hai con lạy bốn lạy).

          Hai con quỳ xuống!

Đây là giọt nước Cam lồ từ nơi tâm đại bi và đại trí của chư Phật, Bồ Tát. Thầy đã cầu nguyện xong và bây giờ rưới lên đỉnh đầu của hai con, làm cho bao nhiêu tâm phàm tục nơi hai con lắng xuống và tâm thánh thiện nơi hai con sinh khởi, để tạo ra mùa xuân lứa đôi đích thực cho hai con và tạo ra mùa xuân đích thực cho cuộc đời.

Do vậy, khi những bực nhọc trong lòng hai con trỗi dậy, thì hai con phải nhớ đến giờ phút này để cho sự oi bức đó lắng xuống và sự thánh thiện nơi hai con được hiện khởi.

Hai con Phong và Liên!

Thầy đã rưới nước Cam lồ lên đỉnh đầu của hai con rồi, như vậy trên đỉnh đầu của hai con đã có Phật, Pháp, Tăng, nhưng trong đời sống lứa đôi, nhiều khi có những phức tạp xảy ra, mà mình không có nhẫn được, thì mình không thành công. Do đó, Thầy trao chiếc nhẫn để hai con chịu kham nhẫn với nhau, chịu nhẫn nhục với nhau, nếu nhẫn được thì bao nhiêu khó khăn đều trở thành vàng cả. Nếu sống với nhau mà không nhẫn được, thì không những không thành vàng mà còn ra cát bụi. Do đó, trong đời sống không phải cái gì cũng vừa ý mình đâu, khi gặp cái gì không vừa ý khởi lên, thì các con phải nhẫn, thân nhẫn, ngữ nhẫn và ý nhẫn.

Thân nhẫn tạo ra thân vàng. Ngữ nhẫn tạo ra lời nói vàng.Ý nhẫn tạo ra tâm vàng.

Mình đến với nhau bằng thân vàng ngọc, mình nói với nhau bằng ngôn ngữ vàng ngọc và mình nghĩ đến nhau bằng tâm hồn vàng ngọc, các con đem thân, khẩu, ý đó mà hiến tặng cho nhau.

Liên vái và đeo nhẫn cho Phong. Phong vái và đeo nhẫn cho Liên.

Phong và Liên hai con!

Trong đời sống lứa đôi, hai con đã có nước Cam lồ từ đỉnh đầu rơi xuống, trong cuộc sống hai con đã có thân nhẫn, khẩu nhẫn và ý nhẫn, từ đó có thể sinh ra hoa trái. Hoa thơm trái ngọt để làm đẹp cho tình yêu đôi lứa, cho hạnh phúc gia đình, đem lại hương thơm cho dòng họ, xã hội. Như vậy trong đời sống của hai con sẽ nở hoa, nhưng khi hoa nở các con cũng phải biết chăm sóc hoa này bằng giọt nước Cam lồ, bằng chiếc nhẫn mà hai con đã trao tặng cho nhau. Với nước Cam lồ, với sức mạnh của nhẫn nhục, Thầy tin tưởng rằng, hai con sẽ tạo ra những hoa tươi giữa những mùa nắng hạ, những hoa đẹp giữa mùa đông rét buốt và những bông hoa không rộn ràng giữa mùa xuân nhiều hoa, nhiều bướm.

Hai con phải hiến tặng cho nhau với ý nghĩa thật sâu sắc như vậy. Hai con hướng lên Tam Bảo, nghe Thầy xướng, các con nhất tâm đảnh lễ thập phương  thường trú Tam Bảo (lạy 3 lạy).

Hai con hãy đứng đối diện nhau, chấp tay lại và nghe Thầy nói:

Trong đời sống lứa đôi, vợ chồng phải biết tương kính, tương thuận nhau mới có hạnh phúc, có an lạc. Phong không nên ỷ lại vào sự nghiệp học hành trí thức của mình mà coi thường Liên, Liên cũng không nên ỷ lại sự nghiệp học hành của mình mà coi thường Phong. Hai người phải biết rằng, mình không phải chỉ có mặt bên nhau, mà còn có mặt trong nhau mới tạo ra hạnh phúc. Các con phải sống với nhau trong sự tương kính và tương thuận, chỉ kính mà không thuận cũng không có hạnh phúc, chỉ thuận mà không kính cũng không có hạnh phúc. Vì vậy mà hai con phải tương kính và tương thuận nhau, có anh mà cũng có em, có chồng mà cũng có vợ, cái gì cũng bàn bạc nhau đạt lý, đạt tình, phải nhìn từ nhiều phía, nhiều cách, rồi hãy nói, hãy làm. Người chồng đừng bao giờ áp đặt lên vợ những cái gì của mình và vợ cũng vậy đừng bao giờ áp đặt những cái của mình lên cho chồng, mà phải trao đổi và thấy rằng, việc làm của chồng là việc làm của vợ và việc làm của vợ chính là việc làm của chồng, có như vậy mình mới có hạnh phúc được.

Hai con hãy đứng yên và theo dõi ba hơi thở thật sâu, nghĩ đến sự tương kính, tương thuận để nghe Thầy xướng và hai con lạy nhau một lạy để có sự tương kính, tương thuận nhau:

“Vì sự tương kính, tương thuận nhau và luôn có mặt trong nhau, nên chúng tôi chí thành lạy nhau một lạy”.

Hai con hướng vào Tam Bảo và quỳ xuống.

Như vậy, hai con đã có chất liệu căn bản của hạnh phúc để thành lập đời sống lứa đôi, được Tam Bảo chứng minh, được quý Thầy nhất tâm cầu nguyện tác thành, được cha mẹ, bà con, đại chúng và bạn bè nhất tâm cầu nguyện, tuy rằng cũng có một vài ba trục trặc vì lý do kỹ thuật ở trong gia đình của Phong, nhưng điều đó không quan trọng mà quan trọng là ở nơi hai con đã thể hiện đúng ước nguyện sống với nhau của mình và Thầy hy vọng hai con sẽ làm đẹp với tất cả sáu chất liệu mà Thầy đã hiến tặng, hai con hãy theo đó để thực tập, hai con sẽ có cuộc sống đẹp, Thầy nghĩ rằng cuộc sống của hai con sẽ không có gì khó khăn, các con hãy vui sướng lên để có hạnh phúc!

        Xin đại chúng nhất tâm cầu nguyện và tụng:

        Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày sáu thời đều an lành, tất cả các thời đều an lành, xin nguyện Từ Bi thường gia hộ.

         

Nam Mô Giáng Cát Tường Bồ Tát  Ma Ha Tát.

 

 

 
 
 
 
 
 
 

 

 

 

 

TÌNH  YÊU  NAM  BÌNH

 

(Pháp thoại, TT. Thích Thái Hòa giảng cho cho hai Phật tử Trần Hoài Nam và Nguyễn Thị Xuân Bình tại Chánh điện chùa Long Thọ, ngày 19 tháng 01 năm Bính Tuất, đệ tử Nhuận Từ Nguyên, Nhuận Thuần Nguyên kính ghi, đệ tử Nhuận Tịnh Phương và Nhuận Viên Như vi tính).

 

Hai con Trần Hoài Nam và Nguyễn Thị Xuân Bình thương quý!

Hôm nay là ngày 19 tháng giêng năm Bính Tuất, tức 16 tháng 2 năm 2006 tại chánh điện của chùa Long Thọ – Huế, Bà con nội, ngoại dòng họ đã đưa hai con  Hoài Nam và Xuân Bình đến ngôi Già Lam Phạm Vũ này để tổ chức cầu nguyện, xin chư Phật, Bồ Tát chứng minh cho sự đi tới của hai con trong đời sống lứa đôi được viên mãn trong cõi người trăm năm này.

 

Đến Để Thăng Hoa:

Hai con Nam và Bình thương mến!

Thế giới của súc sinh đến với nhau bằng con đường tình dục, thế giới loài người họ cũng đến với nhau bằng con đường tình dục và thế giới của chư thiên trong dục giới, họ cũng đến với nhau bằng con đường ấy, nhưng tùy theo bản năng, tùy theo khả năng nhận thức, tùy theo phước báo, mà tình dục trở thành đa dạng, phức tạp. Người Phật tử không phải đến với nhau bằng tình dục, mà người Phật tử đến với nhau bằng tình yêu cao đẹp. Hai con Trần Hoài Nam và Nguyễn Thị Xuân Bình, là Phật tử, nên hai con đến với nhau không phải bằng chất liệu tình dục tầm thường, mà đến với nhau bằng tình yêu cao thượng, để thăng hoa đời sống đạo đức và truyền thống tâm linh của con người.

Trong thế giới của súc sinh, nó đến với nhau để thỏa mãn nhu cầu tình dục mà không phải kế thừa truyền thống và thăng hoa huyết thống của mình trong chiều hướng tốt đẹp. Chỉ có thế giới loài người và những con người có tâm đạo, những người có văn hóa, là những người có khả năng nâng tình dục trở thành tình yêu cao đẹp. Vậy, hai con rất có phước, phước rất lớn, nên đã đủ nhân duyên để đưa bản năng tình dục trở thành tình yêu cao thượng và thiết lập tình yêu lứa đôi trong tình yêu cao thượng ấy, ở trong thế giới loài người, ta có cha, có mẹ, có bà con tổ tiên nội, ngoại, đó là một phước báu, mà phước báu đó không phải loài người nào cũng thừa hưởng được. Có người có cha không có mẹ, có người có mẹ không có cha, có người có cha, có mẹ, nhưng không có ông bà, có người có ông bà nhưng không có cô, dì, chú, bác, có người có cô, dì, chú, bác nhưng mà không có con cháu kế thừa. Cha mẹ hai con đã không những tạo ra thân thể toàn vẹn cho hai con trong thế giới loài người, mà còn tạo ra sự nghiệp học hành, trí thức và nghề nghiệp, và đã không phải dừng lại đó, mà còn tác thành đạo đức tâm linh cho hai con nữa. Ngày hôm nay, là ngày mà hai con hứa đi tới để sống với nhau trong tình yêu lứa đôi, được dòng họ nội ngoại của hai con và tổ tiên cha mẹ, chú, bác, cô, dì, anh em và bạn bè của hai con đồng tình ủng hộ, như vậy tình yêu của hai con đã được hợp pháp. Hợp pháp không những về mặt thủ tục mà còn hợp pháp về mặt tâm linh nữa.

Hai con thương mến! Hai con đến với nhau để kế thừa dòng dõi huyết thống của mình và để phát triển dòng dõi huyết thống của mình trên nền tảng đạo đức, trên nền tảng tâm linh cao quý. Bởi vậy, hai con phải biết nuôi dưỡng phước đức của mình, phải biết nuôi dưỡng thiện căn của mình. Có người bảo rằng, mình muốn là được. Đúng vậy, có những cái ta muốn là được, nhưng có những cái ta muốn mà không bao giờ được, ta muốn mà được là chỉ ở trong phạm vi nhân duyên của ta có thể cho phép. Còn những cái ta muốn không thực tế, thì không bao giờ trở thành hiện thực với chúng ta và có những cái ta không muốn mà nó vẫn đến với ta. Hai con phải thực tập để nuôi dưỡng và phát triển phước đức ở nơi tự thân. Hai con muốn có một tình yêu đẹp, muốn có một đời sống hạnh phúc, các con phải biết phát triển thiện căn phước đức. Trước hết, các con phải có lòng hiếu thảo đối với cha và mẹ, với tổ tiên ông bà của mình, bởi vì mình có hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình, nên mình mới kết thành tình yêu lứa đôi. Chính sự hiếu kính đối với tổ tiên ông bà, cha mẹ mà tạo ra phước đức cho mình và chính phước đức đó có khả năng duy trì hạnh phúc tốt đẹp trong đời sống lứa đôi của hai con. Nếu mình không có phước đức, thì người vợ rất hiền cũng trở thành dữ, người chồng rất hiền cũng trở thành dữ, nếu cha mẹ không có phước đức, thì người dâu rất hiền cũng trở thành bất hiếu, người rể rất hiền cũng trở thành bất hiếu, trái lại, nếu hai con có phước đức, thì người vợ đã hiền lại hiền thêm, đã dễ thương lại càng dễ thương thêm, và nếu có những yếu tố không đẹp thì có khả năng chuyển sang hướng rất đẹp. Nên, nếu có phước đức sẽ hóa giải tất cả những mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày của con người. Yếu tố phước đức đó có khả năng, không những duy trì phước đức cho con người trong hiện tại, mà còn trong nhiều đời về sau. Bởi vậy mà hai con phải luôn luôn nuôi dưỡng thiện căn phước đức của mình. Trần Hoài Nam, con hãy nghĩ rằng là con có phước đức, nên phải nuôi dưỡng phước đức đó, nên đối với người lớn hơn mình, mình luôn luôn kính trọng, đối với người ngang mình, mình luôn luôn sống thủy chung và đối với những người thua mình, mình tìm cách nâng đỡ họ, giúp đỡ họ bớt cô quạnh và mình cũng đem lòng từ bi của mình mà chia sẻ đối với những loài vật xung quanh.

Xuân Bình cũng vậy, đối với những bậc trưởng thượng, mình sinh tâm kính trọng, đối với những bậc ngang hàng, mình sống chung thủy và đối với những người thấp kém, thì mình đem tâm che chở và đối với các loài vật, mình đem tâm chia sẻ và giúp đỡ để phước đức mình tăng lên. Hai con thỉnh thoảng mua chim thả để cho tăng trưởng phước đức của mình. Mình mua chim để thả là mình trả tự do cho những loài ở không gian, để tâm hồn và cuộc sống của mình có cơ hội thênh thang như những loài sống trong không gian vậy. Và thỉnh thoảng mua cá để thả, để mình trả tự do cho những loài thủy tộc và đưa tâm mình đi tới với sự tự do như các loài thủy tộc tự do bơi lội trong mọi nguồn nước vậy. Và thỉnh thoảng mình bố thí cho những người nghèo khó hơn mình ở cõi người để phước đức của mình càng tăng lên. Khi phước đức của ta tăng lên, ở không gian nào ta cũng có hạnh phúc, ta đi đâu cũng được mọi người thương và quý, bởi vì ta đã có phước đức trong mọi không gian, ta bố thí và phóng sanh các loài thủy tộc thì ta có phước ở trong các đại dương, đối với loài người và những loài ở trên khô, ta rải lòng nhân ái với các loài đó, để ta tăng trưởng phước đức. Các con cứ thực tập phước đức như vậy, thì tình yêu của hai con sẽ được bảo toàn, không những bảo toàn ở nơi này, mà còn được bảo toàn ở nơi kia, không những bảo toàn ở thời gian này mà còn bảo toàn ở nơi thời gian khác.

 

Nhìn Sâu Để Thiết Lập Hạnh Phúc:

Hoài Nam và Xuân Bình, hai con hãy nhìn sâu vào trái tim mình, hãy nhìn sâu vào nơi não trạng của mình, để thấy những ước muốn của mình là gì. Hai con nhìn sâu vào trái tim, nhìn sâu vào não trạng của hai con để có thể thấy những ước muốn trong đời sống lứa đôi là gì? Có những ước muốn gì không lành mạnh, hai con sẽ từ từ chuyển hóa để nó đi về phía lành mạnh. Cặp trai gái đến với nhau, họ có những ước muốn làm họ hoàn toàn thất vọng, bởi vì có những ước muốn vượt ra khỏi khả năng, hoàn cảnh và điều kiện của họ. Trái lại, mình hãy nhìn vào những ước muốn của mình, để mình có thể thiết lập đời sống hạnh phúc lứa đôi ngay ở nơi ước muốn của mình. Nếu khả năng của mình bị hạn chế, điều kiện của mình bị hạn chế, nhưng mình ước muốn quá cao, thì trước sau gì cũng thất vọng bởi những ước muốn đó, cho nên hai con phải nhìn sâu vào ước muốn của mình, trước khi hai con đến với nhau. Và  sau khi đã thành lứa đôi rồi, các con phải nhìn sâu vào những ước muốn của mình một cách thực tế, cụ thể để có thể thể hiện được và đừng bao giờ có những ước muốn hão huyền.

Thầy muốn nói với hai con rằng, có những người con trai, con gái khi họ đến với nhau để thành lập đời sống lứa đôi, họ không tổ chức tại chùa, tại nhà, mà họ tổ chức tại khách sạn, tại các nhà hàng, và họ cho rằng tổ chức như vậy là văn minh, tổ chức như vậy là có vẻ giàu có, nhưng mà theo Thầy, tổ chức tại nhà, tại chùa đó là một vinh dự rất lớn, trái lại tổ chức tiệc tùng tại các nhà hàng đó là một bất hạnh, bất hạnh ở chỗ nào? Bởi vì, mình phải xác định rõ, mình đi tới với nhau để làm gì? Con trai, con gái trong đời sống lứa đôi không phải đi tới với nhau để khoe của, không phải đi tới với nhau để tìm những chỗ sang trọng, hão huyền, mà nơi đó không có gốc rễ của tổ tiên, ông bà, nơi đó không có gốc rễ gì của đời sống tâm linh. Nên, những gia đình có văn hóa, những gia đình có truyền thống tâm linh sâu, không ai đưa con trai, con gái của mình đến nhà hàng để tổ chức hôn lễ ở đó, bởi vì sao? Khi gia đình trai đi cưới vợ cho con mình, tức là gia đình đó muốn đưa cô dâu đi về dòng họ của mình để bái yết tổ tiên của mình, bái yết bàn thờ tâm linh của mình và để cho tổ tiên ông bà trong dòng họ của mình xác nhận rằng, trong dòng họ mình bây giờ có thêm một người dâu, một người con dâu, một người cháu dâu và người cháu dâu đó sẽ sinh con, nở cháu ra trong dòng họ của mình, và các vị gia trưởng hay trưởng họ phải đứng trước bàn thờ dòng họ của mình khấn vái một cách thành khẩn, để tổ tiên trong dòng họ của mình chứng minh rằng, trong dòng họ của mình bây giờ đây, kể từ giờ phút này trở về sau có một nàng dâu, mà nếu ta tổ chức ở nhà hàng dù sang trọng đến mấy cũng không có giờ phút đó và đây là cái điểm mà tất cả quý vị có mặt trong buổi lễ này, cũng phải rất cẩn thận, suy nghĩ chín chắn để tổ chức hôn lễ cho con cháu mình. Tổ chức tại các chùa, tức là mình đã đưa buổi hôn lễ trong đời sống lứa đôi mang tính huyết thống, mang tính dòng dõi của thế tục lên một bực, tức là trở thành dòng dõi của tâm linh và dòng dõi tâm linh đó có khả năng hướng dẫn và làm đẹp, làm vinh hoa, làm an ổn cho dòng dõi huyết thống, nhờ vậy hạnh phúc lứa đôi được bảo toàn và khi cặp trai gái tới với nhau sẽ được vị trưởng tộc hay trưởng họ cáo bạch nơi bàn thờ tổ tiên, ông bà nội, ngoại và vị Tăng trụ trì đã cáo bạch lên với Tam Bảo, để chứng minh cho hai người đó luôn nói ra với nhau điều tốt đẹp, nghĩ những điều tốt đẹp cho nhau và có những gì không ổn trong đời sống của tình yêu lứa đôi, thì ta cũng phải biết rằng, cái thương tổn của mình sẽ ảnh hưởng đến bàn thờ tổ tiên huyết thống và tâm linh  của mình, nhờ đó hai người có thể nhẫn nhục với nhau trong đời sống lứa đôi. Bởi vì trong đời sống, khi ta yêu mà chưa phải là hôn nhân, thì tình yêu đó là rất đẹp đối với ta, nhưng khi đã đi đến hôn nhân rồi, đời sống lứa đôi không có gì là đẹp nữa, nó chuyển sang một ý nghĩa khác, đó là ý nghĩa trách nhiệm và bổn phận. Sống trong đời sống lứa đôi mà thiếu đi trách nhiệm, thiếu đi bổn phận, thì trước sau gì tình yêu lứa đôi sẽ vỡ thành từng mảnh và mỗi người, mỗi mảnh. Nên đời sống lứa đôi phải được thiết lập, phải được bảo toàn bởi hai dòng họ của mình và được bảo toàn bởi dòng dõi tâm linh. Nếu không biết cách bảo toàn như vậy, thì khó mà có hạnh phúc, điều đó chắc chắn mấy mệ, mấy bác, mấy cô cũng đã cảm nhận được. Thầy muốn nói với hai con, khi hai con đã tới với nhau, đã biến tình yêu của nam nữ thành tình yêu đôi lứa, thì hai con phải rất thận trọng và phải có ý thức rất lớn về trách nhiệm của mình, trách nhiệm làm chồng, trách nhiệm làm vợ, trách nhiệm làm cha, trách nhiệm làm mẹ, trách nhiệm làm con, trách nhiệm làm dâu, trách nhiệm làm rể, trong những trách nhiệm đó mà ta thiếu một cái, thì tình yêu lứa đôi của ta bị hỏng và không thể có hạnh phúc được. Không phải ta chỉ có trách nhiệm làm chồng, làm vợ, bởi vì trách nhiệm làm vợ, làm chồng là phải gắn liền với trách nhiệm làm dâu, làm rể, gắn liền với trách nhiệm làm cha, làm mẹ và trách nhiệm làm con, làm cháu và một trong những trách nhiệm đó thiếu đi, thì tình yêu lứa đôi của chúng ta không được bảo toàn. Điều đó, hai con phải nhớ và Hoài Nam không phải chỉ có thiên chức làm cha, thiên chức làm chồng, thiên chức làm rể mà con cũng phải học thiên chức làm vợ, thiên chức làm mẹ, thiên chức làm dâu, để con có thể hiểu sâu được những gánh nặng của người vợ và thương vợ mình một cách sâu sắc hơn.

Và Xuân Bình cũng vậy, không phải chỉ có thiên chức làm vợ, thiên chức làm mẹ, thiên chức làm dâu, mà còn phải học thiên chức làm rể, thiên chức làm cha, thiên chức làm chồng, để có thể hiểu sâu và thông cảm những gì khó khăn ở nơi người chồng mình và có thể thay thế khi chồng vắng mặt, mình có thể gánh vác những công việc đó và ý thức trách nhiệm này nó phải luôn được học tập, luôn luôn được nuôi dưỡng, mình học tập từ cha mình, từ ông mình, từ mẹ mình và từ bà nội mình, từ chú, bác, cô, dì, của mình để làm giàu lên đời sống của mình và cái giàu có ý thức trách nhiệm như vậy, sẽ bảo chứng cho đời sống hạnh phúc lứa đôi của mình. Do vậy, muốn trong đời sống lứa đôi có hạnh phúc, hai con phải có chất liệu ý thức trách nhiệm của mình rất là cao, rất là lớn. Trong khi sống với nhau trong đời sống lứa đôi, người vợ phải biết người chồng có những khó khăn và mình sẵn sàng chia sẻ khó khăn đó cho chồng và người chồng đó cũng phải biết rằng, người vợ rất khó khăn, nên mình phải chia sẻ những khó khăn đó cho người vợ mình và nếu không biết được như vậy, ta không thể nào tạo ra hạnh phúc cho nhau trong đời sống lứa đôi.

Hai con phải sống hết lòng với nhau, Hoài Nam phải nghĩ rằng, trái tim của mình là trái tim của Xuân Bình, trái tim của mình là trái tim của dòng họ không những của  Hoài Nam, mà còn của cả dòng họ nội, ngoại của Xuân Bình. Và Xuân Bình phải nghĩ rằng, trái tim của mình là trái tim của Hoài Nam, là của cả dòng họ nội, ngoại của Hoài Nam. Khi mà mình hiểu được như vậy và mình biến cái hiểu, cái biết đó vào đời sống của mình, thì đời sống lứa đôi của hai con mới được bảo toàn và được dòng họ hai bên bảo chứng.

 

Giọt Nước Cam Lồ Và Cảm Niệm Ân Sâu:

Bây giờ Hoài Nam và Xuân Bình quỳ xuống, Thầy sẽ thay mặt Tam Bảo rưới nước Cam lồ lên trên đỉnh đầu của hai con, để dòng nước Cam lồ này đi vào từ trên đỉnh đầu của hai con, nó có khả năng làm cho tất cả oi bức trong đời sống tình yêu lứa đôi được lắng xuống và sự an lạc, sự tươi mát trong đời sống tình yêu lứa đôi, cũng như đời sống của con người xuất hiện. Khi nào trong đời sống tình yêu lứa đôi có gì bực bội, hai con nhớ những giờ phút này, thì tâm hồn của mình sẽ được tươi mát trở lại. Đây là nước Cam lồ, giọt nước này khi rưới vào đỉnh đầu, nó sẽ chảy vào trong đời sống của hai con, làm cho hai con tâm luôn tươi mát, an lạc và những ưu tư, phiền muộn trong đời sống của con người, khi mới khởi lên, đều được dập tắt.

Hai con đứng dậy, khi nghe Thầy xướng hai con chí thành lạy xuống bốn lạy và quán chiếu rằng:

Đệ tử chúng con, Trần Hoài Nam và Nguyễn Thị Xuân Bình, vì cảm mến công ơn tổ tiên, ông bà nội, ngoại và cha mẹ của chúng con cả hai phía mà đến với nhau, thiết lập đời sống lứa đôi. Chúng con hứa, chúng con sẽ sống với nhau thật đẹp, thật dễ thương để cho ra những hoa trái tình yêu của chúng con sẽ làm sáng rỡ dòng họ của hai phía, xin ông bà, tổ tiên, nội, ngoại, cha mẹ cả hai phía, chứng minh cho sự phát nguyện của chúng con trong giờ phút này.

Hai con đã có cơ hội lạy tổ tiên, ông bà của mình rồi. Bây giờ đây hai con đứng đối diện với nhau, nghe Thầy xướng và hai con lạy xuống, đưa tâm theo sự hướng dẫn của Thầy trong khi hai đứa con đang lạy nhau.

Hai chúng con, Trần Hoài Nam và Nguyễn Thị Xuân Bình đến với nhau vì thương cha mẹ, tổ tiên, ông bà, vì thương chính bản thân mình, kể từ giờ phút này, hai chúng con nguyện tương kính, tương thuận với nhau suốt đời, nên chí thành đảnh lễ nhau một lạy.

Hai con lạy xuống, theo dõi hơi thở thật sâu và theo sự hướng dẫn của Thầy:

“Chúng ta là Trần Hoài Nam và Nguyễn Thị Xuân Bình đi tới với nhau để thiết lập đời sống lứa đôi, đời sống ấy thật sự có hạnh phúc khi hai ta biết thương quý nhau, trong sự tương kính, tương thuận mà không phải thương quý nhau trong tình cảm tầm thường và nhờ sự thương quý nhau trong sự tương kính, tương thuận cao đẹp đó, cho nên tình yêu lứa đôi của hai ta sẽ mãi mãi có mặt không phải chỉ bên nhau, mà có mặt ở trong nhau, nên Hoài Nam đi ở đâu là có Xuân Bình ở đó và Xuân Bình đi ở đâu là có Hoài Nam ở đó.

Ta không chỉ có mặt với nhau trong đời này, mà ta đã từng có mặt với nhau trong nhiều đời quá khứ và ta tiếp tục có mặt với nhau mãi mãi trong đời tương lai. Có mặt với nhau để tạo ra hạnh phúc cho nhau, để làm đẹp cuộc đời cho nhau và đem lại vinh quang cho những người thân yêu đã từng sinh ra hai chúng ta”.

 

Tập Kiên Nhẫn Và Học Hỏi:

Hai con quỳ xuống! 

Hai con đã có cơ hội để lạy Tam Bảo, lạy tổ tiên ông bà nội ngoại, cha mẹ của mình và đã lạy nhau, như vậy kể từ giờ phút này trong trái tim của hai con, trong dòng máu của hai con đã có Tam Bảo, đã có dòng họ nội ngoại tổ tiên của hai phía và đã có tâm hồn thật sự của hai con. Vậy, trong đời sống tình yêu lứa đôi, ta không được mơ mộng hão huyền, mơ mộng vượt ra khỏi tầm tay và khả năng của ta mà phải rất thực tế, thiết thực và ta phải có trách nhiệm với nhau trong đời sống lứa đôi. Ta phải nhẫn nhục thì mới tạo ra hạnh phúc cho nhau, ta nhẫn nhục từ nay cho đến trọn đời, ta nhẫn nhục để ta sinh con đẻ cháu, ta nhẫn nhục để ta nuôi con ta, cháu ta và ta nhẫn nhục để ta thật sự có phước đức. Tất cả sự phước đức đi từ nơi sự nhẫn nhục mà có, nên khi nào vợ vụng thì chồng sẽ từ từ giúp vợ vượt ra khỏi cái vụng về, mà chồng vụng về, thì vợ phải bình tĩnh, nhẫn nại để giúp chồng vượt ra khỏi mọi sự đổ vỡ trong đời sống, nhiều khi chỉ một lời nói thôi, mình có thể vẫy tay biền biệt với nhau. Cũng chỉ một lời nói thôi, mình có thể gắn bó với nhau suốt đời, nên trong đời sống lứa đôi, các con phải luôn cẩn thận lời nói với nhau. Khi nào mà thấy có những bất bình, vợ chồng không nên nói gì với nhau hết, mình chỉ im lặng, theo dõi hơi thở và sau đó tiếp tục công việc của mình. Khi cơn giận đi qua, chồng mới nói chuyện với vợ, và vợ có thể nói chuyện với người chồng để hai bên ngồi lại với nhau, chia sẻ những vụng về cho nhau nghe. Chúng ta nói với nhau đúng lúc, nếu ta nói lời hay, ý đẹp mà không nói đúng lúc, thì lời hay ý đẹp đó trở thành độc hại, ta nói với nhau bằng lời hay, ý đẹp nhưng không đúng chỗ, thì lời hay ý đẹp đó sẽ tạo ra sự chia rẽ cho ta. Vì vậy, ta nói lời hay, ý đẹp phải thông minh, ta biết nói đúng chỗ và đúng lúc.

Hai con tuy là đã 37 tuổi và 32 tuổi, đối với người đời như vậy là đã trưởng thành, nhưng đối với cuộc sống con người, thì chưa khôn lớn gì cả, rất là còn ngây thơ, nên các con phải luôn khiêm tốn, để có cơ hội học hỏi từ cha  mẹ, từ ông bà, từ cô, dì, chú, bác, từ bạn bè của mình, từ người lớn để cho cái hiểu biết của hai con giàu lên, cái giàu  có hiểu biết mới là cái giàu có đích thực, giàu có tâm hồn mới là giàu có đích thực, các con không nên đem cái giàu có của cải để so sánh với nhau, bởi vì giàu có của cải là giàu có rất phù du. Các con đã thấy rất rõ trong đời này, có đôi người vì kém phước đức, nên không giữ được cái nhà của mình suốt cuộc đời. Có đôi người mới 30 tuổi, 40 tuổi thôi, mà nhà cửa đã thay tới năm bảy lần. Nên giàu có, có tính cách nhà cửa, tiện nghi, vật chất, cái đó rất là mong manh, không bền, Thầy muốn hai con giàu có về mặt hiểu biết, giàu có về tâm hồn, giàu có về phước đức. Với sự giàu có ấy, Thầy tin tưởng rằng, hai con sẽ có một sự giàu có vĩnh viễn và làm được nhiều lợi ích cho bản thân, cho gia đình, cho dòng họ mình.

Hai con phải biết rằng, ta có cha mẹ, tổ tiên ông bà, cô, dì, chú, bác và có cả thế hệ tương lai con cháu của ta, nên ta nói ra cái gì đều phải cẩn thận, phải chín chắn, ta làm cái gì cũng phải cẩn thận, phải chín chắn, suy nghĩ cái gì phải cẩn thận, phải chín chắn, nếu không cẩn thận, không chín chắn, nó vỡ, thì không phải chỉ vỡ cho hai đứa con, mà vỡ cho cả cha mẹ hai con, vỡ cho cả dòng họ của hai con và vỡ luôn thế hệ con cháu của hai con nữa.

Ngày nay, ở xã hội Tây Phương, vợ chồng họ tới với nhau như là thay áo quần vậy, nên cái đó rất là đau khổ cho thế hệ trẻ Tây phương. Và may mắn rằng, các con có văn hóa Việt Nam, có truyền thống đạo đức Việt Nam, là con người Việt Nam, biết yêu văn hóa Việt Nam, yêu truyền thống Việt Nam nữa, nên có được buổi lễ tổ chức như thế này. Nên các con làm cái gì phải luôn luôn cẩn thận, đừng làm cho trái tim huyết thống, trái tim văn hóa, trái tim đạo đức, trái tim tâm linh của mình bị vỡ ra, khi vỡ ra thì họa không phải chỉ cho hai con, mà cho con cháu của hai con nữa, điều đó hai con phải hết sức cẩn thận, hai con có nhớ không ?

 

Ươm Mầm Và Chăm Sóc Hoa Trái:

           Hoài Nam và Thanh Bình, nếu không thành lập đời sống lứa đôi thì thôi, còn khi đã thành lập đời sống lứa đôi rồi, thì đương nhiên phải có hoa trái của tình yêu, các con sẽ sinh con, nên khi sinh con, muốn con có hiếu thảo, thì các con phải đến với nhau rất là hiếu thảo và trước khi đến với nhau để mà sinh con, thì Hoài Nam phải khởi lên tâm niệm như thế này: Mình đến với Xuân Bình để sinh ra một người con rất là dễ thương, một người con có hiếu thảo, một người con có lợi ích cho gia đình và xã hội và Xuân Bình cũng có tâm niệm như vậy. Và khi hoa trái đã có ở trong lòng Xuân Bình, thì Xuân Bình đi, đứng, nằm, ngồi luôn luôn như một người tu. Mình ăn chay. Ăn chay để trợ duyên thêm cho cái thai nhi, khiến thai nhi hút được tinh chất thanh tịnh, tinh anh hơn và khi đứa con sinh ra, tâm nóng giận, tâm sát hại nó ít. Do đó, mấy đứa con phải rất cẩn thận. Còn mình lấy vợ, lấy chồng để chơi cho vui, không quan trọng chi cả, buồn thì đi, vui thì ở, chuyện đó là chuyện của đám Tây phương, không dính dáng gì đến văn hóa Việt Nam. Còn văn hóa Việt Nam, khi lấy vợ, lấy chồng, sinh con, đẻ cháu là không phải để cho mình, mà cho cha mẹ mình, cho dòng họ của mình, cho quê hương xứ sở của mình, cho nên dứt khoát mình phải chăm sóc hoa trái đó rất cẩn thận.

          Hoài Nam khi tới với vợ mình, không được uống bia, không được uống rượu, không được hút thuốc, bởi vì tất cả những cái đó gây thiệt hại lên não trạng của mình và làm nên những di chứng cho con cháu của mình về sau. Đó là những điều mà Thầy dặn hai con trong lúc này.

 

           Bây giờ đây hai con quỳ xuống và trong gia đình có phát biểu gì không? Quý ôn, quý mệ có gì dặn dò con cháu trong giờ phút này không?

        

LỜI PHÁT BIỂU CỦA THÂN QUYẾN:

        

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Thượng tọa Pháp sư,

Kính bạch chư Đại Đức Tăng-  Ni hiện tiền.

Thật hi hữu và phước đức cho gia đình chúng con, cũng như của hai cháu Nam và Bình. Chúng con thường nghe lời dạy của Đức Thế Tôn: “Làm được thân người là khó, gặp được chúng Tăng là khó, nghe được Chánh Pháp lại càng khó hơn”.

Hôm nay gia đình chúng con có được duyên lành, trong ngày lễ trọng đại của Nam và Bình, chúng con về đây trong Đại Hùng Bảo Điện trang nghiêm, thanh tịnh chùa Long Thọ để được lắng nghe những lời vàng, ý ngọc mà  Thượng tọa pháp sư đã trao, cũng như sự thật tâm cầu nguyện của chư Đại Đức Tăng, Ni hiện tiền.

Chúng con thiết nghĩ: Pháp bảo là vô giá, dù có đem rừng vàng, biển bạc cũng không thể đổi lấy lời hay, ý đẹp để chúng con làm hành trang trong cuộc sống.

Bởi vậy, trong giờ phút trang nghiêm thanh tịnh này, chúng con không biết nói gì hơn, chỉ xin dâng lòng tri ơn sâu sắc đến Thượng tọa pháp sư cũng như chư Đại Đức Tăng, Ni hiện tiền, chỉ biết đầu thành đảnh lễ Tam Bảo tam bái để cúng dường.

Chúng con cũng xin cầu nguyện mười phương Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng gia hộ cho quý Ngài thân tâm thường lạc, phước trí thường minh, để làm nơi nương tựa cho chúng con và cho hết thảy mọi loài chúng sinh.

 

Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

          

Cùng Nhau Hồi Hướng:

Thưa quý vị trong hai dòng họ cùng hai con Nam và Bình thương mến,

Trong buổi lễ này, chư Tăng đã niêm hương bạch Phật, cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho hai con Nam và Bình, và đã có pháp thoại hướng dẫn cho hai con trong đời sống lứa đôi, và với bao nhiêu nghi lễ cần thiết đã được thực hiện.

         Kể từ giờ phút này, có bao nhiêu phước đức, thì chúng ta xin hồi hướng cho tất cả mọi người và mọi loài, để tất cả mọi người và mọi loài đều được thừa hưởng phước đức do chúng ta tạo ra. Có như thế thì việc làm của tất cả chúng ta mới có ý nghĩa, có phước đức và tất cả chúng ta càng lúc càng thăng tiến thêm lên và chính phước đức đó sẽ nuôi dưỡng ta đi trọn vẹn trên con đường an lạc và hạnh phúc.

        Xin tất cả quý vị đứng dậy để chúng ta cùng hồi hướng:

               

     “Nguyện đem công đức này

                  Hướng về khắp tất cả

                  Đệ tử và chúng sanh

                  Đều trọn thành Phật Đạo”.

 

 

 

 

 

 
 
 

                                 

 

 
VỢ  CHỒNG  ĐỀU  DỄ  THƯƠNG

 

(Pháp thoại TT. Thích Thái Hòa giảng, đệ tử Nhuận Từ Nguyên, Nhuận Thuần Nguyên kính ghi, đệ tử Nhuận Viên Như và Nhuận Tịnh Phương vi tính).

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Thưa đại chúng, cùng hai con: Châu Quốc Phú - pháp danh Quảng Minh và Trần Thị Ngọc Lan - pháp danh Quảng Bạch thương mến!

Hôm nay, ngày 16 tháng 3 năm Bính Tuất, tức là 13-4-2006, tất cả đại chúng và gia đình đều có mặt tại Đại Hùng Bảo Điện chùa PHƯỚC DUYÊN, để làm lễ cầu an cho việc thành hôn của hai con được tốt đẹp, và nhân đây Thầy có bài pháp thoại chia sẻ, hai con xem như đó là hành trang để sống hạnh phúc lứa đôi với nhau.

Hai con Quốc Phú và Ngọc Lan!

Hai con áp sát hai bàn tay vào trái tim của mình, hai con thở thật sâu vào, ra, vào, ra,... Sau khi tâm hai con đã yên lắng rồi, hai con hãy nhìn sâu vào trái tim của mỗi người để thấy rất rõ, trái tim này không phải là trái tim riêng của hai con mà trái tim này là của Cha mẹ hai con. Nếu không có Cha mẹ của hai con, thì hai con không bao giờ có trái tim này, và trái tim mà hai con đang mang trong mình đó là của Tổ tiên, Ông bà nội ngoại của hai con, nếu không có Tổ tiên, Ông bà nội ngoại, thì không bao giờ có cha mẹ hai con, và không có cha mẹ của hai con, thì không bao giờ có trái tim của hai con. Nên, các con phải nhìn sâu vào trái tim của mình, để thấy trong đó có mặt của Cha mẹ, có mặt của Tổ tiên, Ông bà nội ngoại của mình, không những vậy, mà trong trái tim của hai con, còn có sự hiện diện của mọi người và mọi loài nữa.

Vì vậy, hai con có một trái tim rất quý báu, một trái tim được truyền thừa từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bởi vậy, trong giờ phút nầy hai con phải tiếp xúc cho được trái tim của mình, và đem trái tim cao quý đó mà hiến tặng cho nhau, để cùng nhau xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Nếu hai con để cho trái tim của mình bị thương tích, thì các con tạo ra thế hệ tương lai cũng bị thương tích, đồng thời cũng làm cho trái tim cha mẹ, ông bà nội ngoại hai con cũng bị thương tích. Do vậy, hai con phải luôn nhìn sâu vào trái tim mình để chăm sóc!

Hai con thương mến!

Trong đời có bốn hạng người làm vợ chồng với nhau:

Hạng thứ nhất: Chồng dễ thương mà vợ không dễ thương.

Hạng thứ hai: Vợ dễ thương mà chồng không dễ thương.

Hạng thứ ba: Vợ không dễ thương mà chồng cũng không dễ thương.

Hạng thứ tư: Vợ dễ thương và chồng cũng dễ thương.

 

        Chồng Dễ Thương Mà Vợ Không Dễ Thương:

         Người chồng đời này dễ thương mà người vợ không dễ thương là bởi vì người chồng đời trước mắc nợ bà vợ nên đời này bà vợ không dễ thương là để đòi nợ người chồng. Nếu người chồng là một phật tử biết tu học, thì sẵn sàng trả nợ cho vợ mình, mà không khởi tâm thù hận, oán trách. Nhờ người chồng có tâm biết rõ nhân quả nghiệp báo như vậy, cho nên ôm được cái không dễ thương của vợ mình mà từ từ hóa giải được, và đưa người vợ đi về với nẻo dễ thương, đó là một người chồng thông minh.

 

        Vợ Dễ Thương Mà Chồng Không Dễ Thương:

         Tại sao vợ dễ thương, nhưng chồng không dễ thương, mà vẫn sống với nhau, vẫn sinh con nở cháu. Nếu trong đời sống lứa đôi mà vợ dễ thương, nhưng chồng không dễ thương, có nghĩa là người vợ đã mắc nợ người chồng này từ nhiều đời, nhiều kiếp trước. Nên, nay trở lại làm vợ chồng, để người chồng có cơ hội làm khổ đau cho bà vợ, hết làm khổ đau kiểu này lại làm khổ đau kiểu khác. Do vì mắc nợ nhau, nên họ đến với nhau qua hình thức vợ chồng để đòi nợ, đòi nợ kiểu này không được thì người ta đòi nợ kiểu khác. Cho nên, nếu bà vợ là một nữ Phật tử biết tu học sẽ mỉm cười, sẵn sàng trả nợ và ôm cái không dễ thương của chồng vào trong trái tim của mình bằng chất liệu từ bi, chất liệu của trí tuệ, chất liệu của hỷ xả và bao dung, thì người chồng từ từ sẽ dễ thương và sự mắc nợ của người vợ đối với người chồng sẽ được hóa giải. Từ đó, vợ chồng sẽ đi tới với nhau sống trọn hạnh phúc, an lạc và làm chỗ nương tựa cho con cháu của mình. Đó là một nữ Phật tử làm một người vợ thông minh.

 

Người Vợ Không Dễ Thương Và Người Chồng Cũng Không Dễ Thương:

Trong một gia đình người vợ không dễ thương, mà người chồng cũng không dễ thương, gia đình này tức khắc trở thành địa ngục. Nhưng, tại sao sống trong tình trạng ông ăn chả bà ăn nem như vậy, sống trong tình trạng không có gì dễ thương với nhau như vậy, mà họ phải làm vợ chồng để sống với nhau, họ ly dị nhau không được, mà ly thân cũng không xong?

Là bởi vì hai người đó, trong nhiều đời kiếp về trước đã tạo ra nhiều nỗi oan khiên cho nhau, về mặt tình cảm, về mặt tài sản..., nên đời nầy gặp nhau làm vợ chồng để gây đau khổ cho nhau.

Có thể người vợ từng là một nhà vua và người chồng từng là một nhà vua đã có những hành xử không đàng hoàng đối với các quan đại thần.

Hoặc là người vợ, người chồng trước đó từng là những nhà trí thức, những nhà giàu có, nhưng đối xử với nhau không đúng đắn, tạo ra oan nghiệt và cuối cùng, họ phải gặp nhau trong đời này, để tạo ra khổ đau cho nhau. Họ gặp nhau dưới một sự chằng chịt ân ái, mà không chấm dứt được, cho nên vợ làm khổ chồng và chồng làm khổ vợ, tạo ra một cảnh gia đình địa ngục mà mình phải ở trong đó, phải sinh hoạt trong đó, phải ăn uống trong đó, phải khóc và cười ở trong đó... Sở dĩ như vậy là do nhiều đời, nhiều kiếp đã tạo oan khiên với nhau và đã mắc nợ nhau!

Trong hoàn cảnh như vậy mà gặp được các bậc thiện hữu tri thức, gặp được thầy hiền, bạn tốt hướng dẫn, chỉ bày cho nhân quả nghiệp báo của con người ở trong thế gian và mỗi người khi đã nhận ra được tác nhân và khổ quả, tự ăn năn, tự trách lại những sai lầm của mình, mà nỗ lực sám hối, giải trừ tất cả những oan nghiệp đó, thì vợ chồng sẽ sống lại với nhau hạnh phúc và có thể tạo ra phước đức trong đời này, làm chỗ nương tựa cho con cháu. Nhưng mà phải phước đức lắm mới gặp được thầy hiền bạn tốt, thiện hữu tri thức! Bởi vì do thương con mà chồng phải nhẫn, mà vợ cũng phải nhẫn! Vì thương con mà cha phải hy sinh những tự ái của mình, vì thương con mà mẹ phải hy sinh tự ái của mình, cho nên người con ấy là thiện hữu tri thức, có khả năng hóa giải tự ái của cha và mẹ có khả năng hóa giải những mâu thuẫn, những oán đối của cha mẹ trong hiện tại, để cha mẹ cùng đi tới với nhau thiết lập lại hạnh phúc. Nên, dù là chồng không dễ thương và vợ cũng không dễ thương, nhưng không phải là tuyệt vọng, vẫn có nhiều cơ hội để tái tạo lại hạnh phúc của gia đình.

 

Vợ Dễ Thương Và Chồng Cũng Dễ Thương:

Đây là cặp vợ chồng mà trong đời sống thế gian ai cũng mơ ước. Cái ước mơ này rất khó để trở thành hiện thực. Vì sống trong thế gian, được vợ thì mất chồng, được chồng thì mất vợ; được vợ, được chồng thì mất con cái, điều đó nói lên chất liệu bất toàn của thế gian; bất toàn của cuộc sống con người.

Cho nên, thật hạnh phúc và may mắn cho những ai, mà vợ chồng đều dễ thương, có nghĩa là chồng biết hy sinh cho vợ, vợ biết hy sinh cho chồng và không phải vợ chồng chỉ dễ thương ngang đó, mà sự dễ thương của vợ chồng còn đi tới một phạm vi rộng lớn hơn. Người rể sống rất dễ thương với cha mẹ và gia đình vợ và dâu sống rất hiếu đễ với cha mẹ cùng gia đình chồng. Chính cái dễ thương đó, mới bảo đảm cái dễ thương giữa vợ chồng.

Còn nếu người chồng ích kỷ, chỉ biết gia đình mình thôi, mà coi thường gia đình vợ, và vợ cũng rất ích kỷ, chỉ biết gia đình mình thôi, mà coi thường gia đình chồng, thì không thể nào tạo ra sự dễ thương giữa hai dòng họ. Cho nên, cái dễ thương giữa vợ và chồng, nó phải được bảo chứng bởi cái dễ thương mà mình đối xử với cha mẹ, dòng họ, bạn bè của hai phía. Cái dễ thương của chồng, của vợ như vậy có được trong đời này, là do họ đã có sự dễ thương với nhau nhiều đời rồi và bây giờ họ đến với nhau không phải là vì ái nghiệp, không phải là vì tình dục mà vì bản nguyện cao cả nào đó. Họ tình nguyện đến với nhau để làm vợ, làm chồng, và đời sống vợ chồng của họ như thế là rất dễ thương và nếu họ sinh con, thì con cái của họ cũng rất dễ thương, và con cái của họ cũng là con cái của bản nguyện mà không phải là con cái của ân oán, và  cũng có thể  họ không cần phải sinh con cái để làm tư hữu tình cảm, vì sao? Vì họ đến với nhau để làm đẹp cho nhau trong cuộc đời này, rồi tiếp tục làm đẹp cho nhau trong một lãnh vực khác, trong một cảnh giới khác nữa.

Như vậy, trong bốn hạng người đó, Quốc Phú và Ngọc Lan hãy thở thật sâu, nhắm mắt lại, nhìn vào trong tâm thức mình, để xem thử, mình là loại vợ chồng nào, trong bốn loại mà Thầy vừa nêu trên.

Hai con thương mến!

Trong bốn hạng vợ chồng ấy, thì người vợ dễ thương, người chồng không dễ thương hay người chồng dễ thương, mà người vợ không dễ thương đều có cơ hội để hoàn thiện cả.

Trường hợp thứ  tư, hai đứa con phải hứa với nhau rằng, sẽ là người chồng dễ thương, người vợ dễ thương đối với nhau, sự dễ thương đó, các con phải phát khởi lên với nhau, ngay từ bây giờ, để có sự chứng minh của Tam Bảo, có sự chứng minh của Cha mẹ, có sự chứng minh của bà con, họ hàng nội ngoại hai phía, cùng tất cả quý vị thiện hữu tri thức đang có mặt hôm nay.

Hai con đứng dậy, nghe Thầy xướng, thì hai con lạy xuống một cách thành khẩn và khi nghe Thầy dừng chuông, thì đứng dậy từ từ:

“Đệ tử chúng con là Châu Quốc Phú và Trần Thị Ngọc Lan, nguyện đến với nhau, vì cảm mến công ơn Cha mẹ, Tổ tiên, Ông bà nội ngoại mà nguyện làm người chồng dễ thương, người vợ dễ thương, xin Tam Bảo chứng minh cho ước nguyện của chúng con. Trong giờ phút quý báu nầy, chúng con chí thành đảnh lễ Tam Bảo, tam bái”. (hai con hãy lạy xuống)

      

Chất Liệu Phú Lan Và Minh Bạch:

Hỡi hai con Châu Quốc Phú - pháp danh Quảng Minh và Trần Thị Ngọc Lan - pháp danh Quảng Bạch!

Hai con hãy nhìn sâu vào tên và pháp danh của mình để có thể rút ra được chất liệu của cuộc sống và có thể tạo ra được chất liệu hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.

Quốc Phú con!

Cha mẹ của con đặt tên cho con là Châu Quốc Phú và Thầy của con đã đặt pháp danh cho con là Quảng Minh.

Ngọc Lan con!

Cha mẹ đặt tên cho con là Trần Thị Ngọc Lan và Thầy của con đặt cho con pháp danh là Quảng Bạch.

Tên và pháp danh của hai con có một ý nghĩa và có một chất liệu rất lớn, để xác nhận rằng, hai con có một dòng dõi huyết thống và dòng dõi tâm linh.

Quốc Phú là người con trai ở trong gia đình họ Châu, có chất liệu làm giàu, không phải chỉ cho bản thân, không phải chỉ cho gia đình, không phải chỉ cho dòng họ, mà còn cho cả quốc gia và xã hội nữa. Quốc Phú làm được như vậy, thì con mới xứng đáng làm vinh quang cho dòng họ của con và đem lại ý nghĩa sâu sắc, khi cha mẹ con tạo điều kiện cho con có mặt trong cuộc đời này.

Thầy của con đã đặt cho con pháp danh Quảng Minh, Minh là sáng, là hiểu biết, Quảng là rộng lớn.

Quảng Minh là người học trò đệ tử Phật có mặt trong dòng dõi tâm linh, người học trò đó phải có một cái nhìn sáng suốt, có một sự hiểu biết sáng suốt và rộng lớn để làm đẹp cho đạo, làm đẹp cho đời.

Và con là Trần Thị Ngọc Lan, Lan là một loài hoa quý, có cốt cách trong văn hóa Việt Nam, tiêu biểu cho một con người có tâm hồn, có cốt cách cao đẹp mà cha mẹ đặt cho con. Ngọc Lan tức là hoa thơm và nó nở vào mùa xuân, cha mẹ của con khi sinh ra con và đặt tên cho con, nghĩ rằng, người con gái của mình sinh ra từ dòng dõi huyết thống, khi nó lớn lên, nó sẽ đem hương thơm cho gia đình, nó tạo ra sức sống cho gia đình, nó đem hương thơm từ gia đình tỏa ra nơi dòng họ, ở nơi xã hội và nó đem sức sống chính nó có được làm đẹp cho dòng họ, và cho cuộc đời.

Và với pháp danh Quảng Bạch, Bạch tức là Thanh Bạch, là trắng trong; Quảng là rộng lớn.

Quảng Bạch tức là người học trò sinh ra trong dòng dõi tâm linh, sinh ra trong dòng dõi Phật pháp, người học trò đó có một tâm hồn rất là trong sáng, rất là thanh bạch và rộng lớn.

Như vậy, hai con hãy nhìn sâu vào ý nghĩa tên và pháp danh của hai con thôi, hai con cũng có thể rút ra được những chất liệu làm hành trang cho cuộc sống; làm đẹp cho dòng dõi huyết thống và dòng dõi tâm linh, và hai con cũng có thể  báo đáp được ân đức sâu sắc của cha mẹ, của tổ tiên, ông bà nội ngoại, của quốc gia xã hội và Tam Bảo.

Châu Quốc Phú là tiêu biểu cho một người con trai giàu có, không những giàu có về vật chất mà còn giàu có về tâm hồn, không những giàu có về tâm hồn mà còn giàu có về sự hiểu biết và đạo đức.

Và, Trần Thị Ngọc Lan là tiêu biểu cho người con gái có cốt cách, cốt cách ở đây không phải là bộ điệu mà cốt cách ở đây chính là bản chất.

Một người con trai giàu có về tâm hồn, giàu có về sự hiểu biết, giàu có về đạo đức, đi tới với người con gái có cốt cách từ bản chất, thì không có hạnh phúc nào trên thế gian này mà có thể so sánh được. Cho nên, các con phải biết nuôi dưỡng, cái giàu có của tâm hồn, giàu có của phước đức, giàu có của trí tuệ trong cái cốt cách, mà cái cốt cách đó phải biết chăm sóc sự giàu có đó.

Vì vậy, Quốc Phú và Ngọc Lan đi tới với nhau tạo ra một sự hạnh phúc rất lớn, có căn bản, và hạnh phúc căn bản này, có tiếp tục được hay không là tùy vào sự thông minh của hai con.

Pháp danh của hai con là Quảng Minh, Quảng Bạch, có nghĩa là Minh  Bạch. Cuộc sống của hai con phải rõ ràng minh bạch. Nếu người chồng không sống rõ ràng minh bạch sẽ tạo ra sự nghi ngờ cho vợ và người vợ sống không rõ ràng minh bạch sẽ tạo ra sự nghi ngờ cho chồng. Một khi có sự nghi ngờ xảy ra giữa hai người, thì hạnh phúc vợ chồng khó mà bảo toàn, hạnh phúc trong đời sống vợ chồng có thể bị tan vỡ. Cho nên, hai con phải sống với nhau thật rõ ràng, minh bạch, và chính sự minh bạch đó là chất liệu của Đạo. Đạo là minh bạch. Chất liệu ấy, sẽ chăm sóc hạnh phúc cho hai con trong đời sống lứa đôi.

Như vậy, hai con thật hạnh phúc, hai con ngoài dòng dõi huyết thống còn có dòng dõi tâm linh. Dòng dõi tâm linh là để chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển cũng như nâng cao dòng dõi huyết thống.

Có những người chỉ có dòng dõi huyết thống mà không có dòng dõi tâm linh, cho nên đời sống của họ rất là bơ vơ, rất là bế tắc, mỗi khi họ gặp những biến cố xảy ra trong đời sống con người.

Bây giờ hai con có dòng dõi huyết thống và tâm linh, nên hai con có một hạnh phúc lớn, mà hạnh phúc lớn đó, đã trở thành hiện thực trong buổi lễ hôm nay.

Có những người Phật tử đi chùa rất lâu, nhưng mà tổ chức đám cưới cho con cũng không có được khung cảnh này. Bởi vì, họ không có suy nghĩ về cách này hay là họ chưa có đủ nhân duyên về vấn đề này, cho nên không thể thực hiện được như thế này. Trong lúc đó, các con lại đầy đủ nhân duyên để có được một buổi lễ đi tới hạnh phúc lứa đôi, đầy đủ cả hai chất liệu dòng dõi huyết thống và dòng dõi tâm linh, chúng đã quyện lẫn vào nhau, và nó đã nâng cao phẩm chất hạnh phúc cho nhau.

 

Chất Liệu Tài Xế Và Viễn Thông Cùng Nhau Có Mặt:

Trong đời sống hằng ngày: Quốc Phú là chàng tài xế và Ngọc lan là nàng phục vụ cho Bưu điện viễn thông.

Hai con hãy nhìn sâu vào nghề nghiệp của mình để thấy rằng, hạnh phúc lứa đôi của hai con đều được bảo chứng ngay ở nơi nghề nghiệp hằng ngày của mình. Cho nên, hai con phải thông minh lắm, mới có khả năng bảo toàn được tình yêu lứa đôi ngay trong nghề nghiệp của mình. Người tài xế lái xe phải biết rõ đích điểm của con đường, phải biết khúc thẳng, khúc cong của con đường, phải biết trọng tải và chất lượng của chiếc xe mà mình đang lái, người tài xế mới có thể lái xe an toàn cho mình và cho những hành khách, và từ đó mới có được lợi nhuận. Cũng vậy, trong tình yêu lứa đôi, ta phải biết đích điểm của chúng, cũng như những khúc cong, khúc thẳng của chúng, ta mới có những bước đi an toàn trong tình yêu và sẽ không xảy ra những tai nạn của tình yêu, không làm đau khổ cho bản thân hai người, không làm đau khổ cho cha mẹ hai người, không làm đau khổ cho dòng họ cùng bạn bè hai bên.

Và Ngọc Lan! Trong công việc hàng ngày của mình là bưu điện viễn thông, thì con cũng phải thấy được hạnh phúc của tình yêu trong công việc này. Mình thông tin cho những người chung quanh không chính xác, thì chỉ một lần thôi, còn lần sau không ai tin mình nữa, cuối cùng uy tín của mình không còn, nghề nghiệp của mình bị hỏng; đồng thời trong công việc này, lúc tiếp xúc với khách hàng mình phải ăn nói nhỏ nhẹ, chân tình, đúng đắn, đúng hẹn thì công việc của mình càng ngày càng có uy tín.

Trái lại, mình nói một đường, mình làm một nẻo, mình nói không chính xác thì nghề nghiệp của mình, công việc làm ăn của mình, càng ngày càng bị xuống cấp. Nên, mình muốn bảo toàn công việc của mình, thì mình phải thông tin chính xác, nói năng đúng đắn với mọi người khi họ cần tiếp xúc mình. Đối với công việc làm ăn và xã hội mà mình còn như vậy, huống chi đối với vợ chồng mà mình thông tin thiếu chính xác cho nhau, nói năng với nhau không đúng đắn, thì làm sao tạo ra hạnh phúc cho nhau trong đời sống vợ chồng được. Và phải biết rằng, vợ chồng đối xử với nhau không phải là khách qua đường, và cũng không phải liên hệ với nhau một thời gian, hay một đời, mà còn liên hệ với nhau nhiều đời nhiều kiếp nữa. Cho nên, trong đời sống vợ chồng, ta phải thông tin với nhau những gì chính xác, đúng đắn và không cần thông tin cho nhau những gì không đúng đắn.

Vậy, hai con hãy nhìn sâu vào nghề nghiệp mình, để rút ra những chất liệu sống, và phải biết nuôi dưỡng tình yêu lứa đôi bằng chất liệu ấy, Thầy tin tưởng hai con có hạnh phúc rất lớn trong đời sống hằng ngày. Bởi vì chính do nghề nghiệp chân thực, có lợi nhuận chân thực mình mới chia sẻ sự chân thực và chính xác cho nhau, điều đó khiến cho hạnh phúc lứa đôi của hai con được bảo toàn.

 

Giọt Nước Cam Lồ, Lòng Biết Ân Và Chiếc Nhẫn Thần:

Và để cho hai con trở thành người chồng dễ thương, người vợ dễ thương, để cho chất liệu Quốc  Phú - Ngọc Lan với pháp danh Quảng Minh - Quảng Bạch nó tồn tại bên nhau và có mặt trong nhau, thì hai con phải nuôi dưỡng nó bằng chất liệu của Đạo, bằng chất liệu của niềm tin đối với Chánh pháp.

Hôm nay, trước Tam Bảo, trước đại chúng, Thầy sẽ rải nước Cam lồ trên đỉnh đầu cho hai con, để chính chất liệu của Cam lồ này, nuôi dưỡng những gì tốt đẹp trong đời sống vợ chồng của hai con, và một khi trong đời sống vợ chồng của hai con có những gì oi bức, có những gì bất như ý, có những gì không lành mạnh xảy ra, thì hai con luôn nhớ đến giọt nước Cam lồ mà Thầy đã trượng thừa uy lực của Tam Bảo, rưới xuống trên đỉnh đầu của hai con! Hai con hãy nhớ lấy chất liệu đó, mà dập tắt tất cả những gì không tốt đẹp, không tươi mát, không an lành đang xảy ra trong đời sống của hai con.

Hai con Quốc Phú và Ngọc Lan thương mến!

Trước khi hai con trao nhẫn cho nhau để thực sự có mặt nhau trong đời sống lứa đôi, hai con phải lạy cha mẹ để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ của mình.

Bởi vì, như trên Thầy đã nói, nếu không có cha mẹ của mình, thì không bao giờ mình có mặt, và hạnh phúc của mình nó gắn liền với hạnh phúc của cha mẹ.

Hai con đứng dậy lạy cha mẹ, để biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ và đã được cha mẹ cho phép đi tới sống với nhau hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, trước sự chứng minh của Tam Bảo, của hiện tiền chúng Tăng, toàn thể bà con nội ngoại, cả hai phía cùng đại chúng.

Vậy, trước cha mẹ hai con hãy nói:

“Chúng con là Châu Quốc Phú pháp danh Quảng Minh và Trần Thị Ngọc Lan pháp danh Quảng Bạch, vì cảm mến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà nguyện đi tới với nhau để thiết lập đời sống hạnh phúc lứa đôi, trên nền tảng Tam Bảo. Vậy, giờ phút quý báu này, chúng con chí thành đảnh lễ tứ thân phụ mẫu hiện tiền nhị bái”.

Hai con Quốc Phú và Ngọc Lan thương mến!

Hai con đã được Tam Bảo chứng minh, đã được bà con nội ngoại và cha mẹ hai phía cho phép hai con đi tới với nhau trong đời sống lứa đôi và việc đi tới với nhau trong đời sống lứa đôi của hai con, trong giờ phút này là hoàn toàn hợp pháp; hợp pháp đối với đạo lý, hợp pháp đối với gia đình và hợp pháp đối với xã hội. Vậy, hai con phải luôn chăm sóc những điều tốt đẹp cho nhau, phải kiên trì, nhẫn nhục đối với nhau. Bởi vì sao? Vì trong tình yêu lứa đôi vị ngọt rất ít, mà chất cay đắng rất nhiều. Bởi vậy, một người Phật tử thông minh, là phải có chất liệu nhẫn nhục trong đời sống lứa đôi, để giải trừ chất cay đắng, khiến nó đi về phía ngọt ngào. Nếu không có chất liệu nhẫn nhục ở trong người, thì chất cay đắng lứa đôi càng ngày càng tăng lên, mà vị ngọt ngào càng ngày càng giảm thiểu, cho nên hai con phải biết quý trọng nhau, luôn luôn thực hành hạnh nhẫn nhục! Khi chồng nóng, thì vợ nguội; khi vợ nóng thì chồng nguội; khi vợ bực bội thì chồng phải thanh thản, an ủi, vỗ về; khi chồng bực bội, thì vợ phải thanh thản an ủi, vỗ về, chia sẻ và phải luôn luôn tương kính, tương thuận với nhau, và phải luôn luôn nhớ rằng: Chất liệu nhẫn nhục là một phép lạ đem lại hạnh phúc trong đời sống lứa đôi. Vậy, hai con hãy đeo vào cho nhau chiếc nhẫn mang chất liệu nhẫn nhục này. Khi hai con đã trao nhẫn và mang nhẫn vào cho nhau rồi, có nghĩa là trong đời sống tình yêu lứa đôi, kể từ giờ phút này, hai con đã có phép lạ để bảo vệ hạnh phúc và phép lạ đó phải được nuôi dưỡng trong sự tương kính, tương thuận với nhau - chồng phải biết tương kính, tương thuận vợ và vợ phải biết tương kính, tương thuận chồng, chính chất liệu tương kính, tương thuận đó, cũng chính là chất liệu tạo ra hạnh phúc cho nhau.

Bây giờ hai con hãy đứng đối diện nhau, khi nghe Thầy xướng, hãy lạy nhau một lạy, để tỏ lòng tương kính, tương thuận nhau trong đời sống hạnh phúc lứa đôi. Hai con hãy nói với nhau rằng:

Chúng tôi là Châu Quốc Phú pháp danh Quảng Minh; Trần Thị Ngọc Lan pháp danh Quảng Bạch, nguyện suốt đời tương kính, tương thuận nhau trong đời sống lứa đôi và hết lòng lạy nhau một lạy, trước sự chứng minh của Tam Bảo, hiện tiền cha mẹ, dòng họ nội ngoại hai bên, cũng như hết thảy thiện hữu tri thức đang hiện tiền. Vậy, hai con hãy lạy xuống.

Hai con Châu Quốc Phú pháp danh Quảng Minh và Trần Thị Ngọc Lan pháp danh Quảng Bạch!

Hai con đến với nhau không phải vì bản thân, mà vì thương cha mẹ, quý trọng dòng họ nội ngoại của mình và thương mọi người, mọi loài mà thiết lập đời sống tình yêu lứa đôi để sinh con nở cháu cho cha mẹ, dòng họ và cho thế giới con người, như vậy tình yêu lứa đôi của hai con đến với nhau thật có ý nghĩa và trong giờ phút này, các con đã làm được bao nhiêu công đức, thì các con hãy phát tâm hồi hướng cho tất cả gia đình, dòng họ nội ngoại, cùng hết thảy mọi người, mọi loài, ai cũng hướng tâm về Tam Bảo, bỏ ác làm lành, biết ăn chay niệm Phật, biết tu nhơn tích đức, thì phước đức của hai con mới được trọn vẹn và hoàn hảo. Vậy, hai con cũng như tất cả đại chúng chắp tay lại, để chúng ta cùng hồi hướng.

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo.

 

TÌNH YÊU

GIỮA QUỐC KHANH VÀ PHƯƠNG NHƯ

 

(Pháp thoại T.T.Thích Thái Hòa giảng cho Quốc Khanh và Phương Như tại Đại Hùng Bảo Điện chùa Phước Duyên, ngày 06 tháng 05 năm 2006, đệ tử Nhuận Từ Nguyên, Nhuận Thuần Nguyên kính phiên tả, Nhuận Tịnh Phương vi tính).

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thưa đại chúng,

Cùng tất cả cha mẹ của hai cháu Khổng Trọng Quốc Khanh và Trương Thị Phương Như quý mến!

Người đời thường nói: “Sinh con khá dễ sinh lòng, sinh bưởi sinh lòng khá dễ sinh chua”, nghĩa là bậc làm cha, làm mẹ khi sinh con ai cũng muốn con mình lớn lên dễ thương, dễ thương trong tâm hồn, dễ thương từ thân thể cho đến cách hành xử đối với gia đình, cha mẹ, tổ tiên ông bà, xóm làng và xã hội. Ước muốn của những bậc làm cha, làm mẹ thì như vậy, nhưng không phải là bậc làm cha làm mẹ nào cũng thỏa mãn được ước muốn của mình. Có những người con khi sinh ra rất dễ thương, nhưng khi lớn lên không còn dễ thương nữa. Hoặc là dễ thương khi con trai chưa có vợ, con gái chưa có chồng, nhưng khi con trai có vợ rồi, con gái có chồng rồi, thì không còn dễ thương nữa. Hoặc nhiều khi con trai, con gái lúc còn ở nhà không dễ thương, nhưng khi có chồng, có vợ rồi lại dễ thương đối với cha mẹ, đối với tổ tiên, ông bà và biết cách hành xử đối với mọi người chung quanh và xã hội.

Bởi vậy, bậc làm cha, làm mẹ không những phải biết nuôi con bằng cơm ăn, áo mặc, biết nuôi con bằng sự tác thành học thức và nghề nghiệp, mà còn phải biết nuôi con bằng tâm đức và phải biết tác thành cho con trai, con gái bằng tâm đức của mình nữa và chính cái tâm đức đó, làm nền tảng để cho con trai, con gái mình lập thân sau này. Giả như, những đứa con trai, con gái sinh ra ở trong gia đình là vì do ân nghĩa nhiều đời giữa mình và con cái,  nên người con trai, con gái xuất hiện ở trong gia đình là để giúp cho gia đình mình, yểm trợ cho gia đình mình. Vì vậy, có nhiều người khi sinh con trai hoặc con gái, thì cha mẹ trở nên dễ thương với nhau, làm ăn phát đạt và bà con trở thành sum vầy. Bởi vì người con trai, con gái đó xuất hiện trong gia đình là để làm đẹp cho gia đình mình, làm cho gia đình vinh quang.

Nhưng cũng có những người con trai, con gái khi xuất hiện trong gia đình thì làm cho cha mẹ khó khăn, làm cho dòng họ trở nên khó khăn. Bởi vậy, ngày nay, quý vị đã sinh ra Quốc Khanh và Phương Như, hai người con của quý vị đã có được tâm hồn trong sáng, đã có được một thân thể không tật nguyền, đã có được căn bản của trí thức và hôm nay đã biết vâng lời cha mẹ đến chùa để lạy Phật, cầu nguyện cho buổi lễ thành hôn của mình thành tựu viên mãn và tình yêu đó được thiết lập trên nền tảng của đức tin Tam Bảo, đó là một phước báo rất lớn mà quý vị đã có được trong hiện tại. Có những bậc tuy làm cha, làm mẹ nhưng nói với con, mà con không có nghe lời, và nhất là tuổi trẻ bây giờ. Tuổi trẻ bây giờ, nó cho rằng, nó văn minh hơn, nó khoa học hơn, nó tiến bộ hơn, nó có khả năng làm ra nhiều tiền hơn cha mẹ, không những vậy, nó còn cho rằng, bậc làm cha, làm mẹ suy nghĩ quê mùa, ăn nói lạc hậu, nên nói nó không chịu nghe và vì vậy, mà căn bản của đạo đức, căn bản của hạnh phúc bị vỡ tung ra từng mảnh trong đời sống của từng gia đình.

Ngày hôm nay, Quốc Khánh và Phương Như đã biết nghe lời cha mẹ, đến trước ngôi Tam Bảo để cầu nguyện Tam Bảo chứng minh cho sự thành hôn của mình và biết thiết lập sự yêu thương trên nền tảng Tam Bảo, đó là một việc làm rất có ý nghĩa và rất có phước báo cho thiên chức làm cha mẹ của quý vị. Và điều đó đã chứng tỏ rằng, quý vị không những đã sinh được con mà còn sinh được lòng của con nữa, đó là một phước báo rất lớn của quý vị.

Nên, Thầy mong rằng, quý vị cố gắng tu tập thêm, để trau dồi phước đức cho tự thân, đồng thời làm chỗ nương tựa cho con cháu của quý vị về sau.

Bởi vì người xưa đã nói: “Cha mẹ ăn ở có đức, con mặc sức mà ăn”.  Quý vị không có để lại đức hạnh cho con cháu, mà để lại cho chúng cả một gia tài đồ sộ, rồi gia tài ấy cũng trở thành mây khói và tan tành trong chốc lát mà thôi. Đó là bài học xương máu ngàn đời giữa thế gian này, mà chắc chắn với tuổi tác của quý vị, quý vị đã rút ra được.

Vậy, Thầy mong đại chúng lưu ý rằng, không có gì quý hơn cái tâm đức ở nơi mỗi chúng ta,  nên tất cả quý vị hãy cố gắng nuôi dưỡng tâm đức của mình và đem tâm đức đó mà hiến tặng cho con, cho cháu của mình, thì con cháu quý vị ở đâu, lúc nào cũng hạnh phúc, an lạc và gặp nhiều điều may mắn. Nhiều khi, có những điều quý vị giúp cho người A, nhưng người A không trả ơn, mà người B lại trả ơn. Có những điều quý vị làm cho người C, nhưng người C phản bội quý vị, trái lại người B, lại tìm cách giúp quý vị. Vì thế, chúng ta phải biết thiết lập cái tâm đức của chúng ta cho rộng lớn, thì chính cái tâm đức đó sẽ che chở cho con cháu của chúng ta trong mọi trường hợp, trong mọi hoàn cảnh.

Vậy, tất cả quý vị làm cha, làm mẹ chắp tay lại chúng ta hướng về Tam Bảo để cầu nguyện cho con trai, con gái của mình.

 

Những Người Con Đích Thực:

Hỡi hai con Khổng Trọng Quốc Khanh - Pháp danh Trung Tâm và Trương Thị Phương Như - Pháp danh Trung Thực hãy hết lòng lắng nghe!

Cha mẹ của hai con đã sinh ra tâm hồn và hình hài của hai con, rồi đặt tên cho hai con là Quốc Khanh và Phương Như, để xác định rằng, hai con đã có mặt đích thực ở trong gia đình của mình và có khả năng kế thừa dòng dõi huyết thống của gia đình. Và chắc chắn rằng, cha mẹ của hai con sinh hai con ra là để làm đẹp gia đình và kế thừa dòng dõi huyết thống của gia đình, chứ không phải sinh hai con ra từ tác phẩm của dục vọng, của tình yêu thấp kém, hai con phải biết ghi nhận cho được điều đó để biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ của hai con. Từ đó, hai con mới có thể đến với nhau, thiết lập đời sống lứa đôi và lại sinh con để tiếp tục trao truyền cái ý nghĩa cao đẹp đó cho con của hai con trong tương lai.

Cha mẹ của hai con đã đặt tên cho hai con là Quốc Khanh và Phương Như. Tên của hai con rất là đẹp, rất là hay, tức là cha mẹ của hai con muốn những gì hay và đẹp của con người  đều có thể tạo nên chất liệu cho con trai của mình là Quốc Khanh và cho con gái của mình là Phương Như.

Quốc Khanh có nghĩa là một vị Khanh tướng, hay một vị Khanh sĩ ở trong quốc gia, ở trong quốc triều. Như vậy, người con trai đó phải có khả năng về trí thức, phải có khả năng về đức hạnh và có khả năng ứng xử đối với đời. Nhưng muốn có khả năng ứng xử đối với đời, người con trai đó phải có khả năng tu thân và phải biết tu thân. Biết tu thân  có nghĩa là phải biết nói những gì cần nói, không nói những gì không đáng nói, phải biết làm những gì cần làm và không nên làm, phải biết suy nghĩ những gì cần suy nghĩ và không nên suy nghĩ những gì không cần suy nghĩ. Người con trai như vậy tức là người con trai biết tu thân và thân có tu rồi, thì mới có khả năng tề gia. Tề gia tức là biết cách giữ được gia phong của mình. Nhà mình có nghèo đi nữa, nhưng mà mình có tu thân, thì mình mới giữ được cái nếp nhà của mình. Và khi nhà mình có giàu có, nếu mình biết tu thân, thì mình mới giữ được nếp nhà của mình, không tu thân thì không bao giờ giữ được nếp nhà của mình và thân có tu, nhà có giữ được nếp, thì mình mới đi ra xã hội để đem lại an bình cho quốc gia, xã hội. Nếu thân không tu, thì hạnh của mình không giữ được, lấy gì mà giữ nề nếp gia đình, gia đình của mình không giữ được nề nếp, thì xã hội không biết dựa vào đâu để tin tưởng, đó là điều Quốc Khanh cần phải lưu ý và thực tập.

Còn Phương Như, cha mẹ đặt cho con tên là Phương Như tức là con được ghi vào trong gia phả của gia đình như một người con gái dễ thương, người con gái có hương thơm chân thật, có hương vị chân thật của cuộc sống. Một người con gái mà không có hương vị chân thật của cuộc sống, thì người con gái đó sẽ làm hổ nhục cho gia đình, hổ nhục cho cha mẹ, hổ nhục cho xã hội và làm gánh nặng cho cuộc đời. Trái lại, một người con gái có hương thơm chân thật trong lời nói, trong hành xử, trong tâm hồn, người con gái đó sẽ làm đẹp cho bản thân mình, làm vinh danh cho cha mẹ mình và làm sáng chói cho gia đình, tổ tông của mình và sẽ làm một bông hoa tiêu biểu sáng ngời cho xã hội.

Ở trong xã hội có rất nhiều người con gái đẹp, nhưng mà không có hương thơm, người ta đi thi hoa hậu rất nhiều, nhưng khi nhìn vào những hoa hậu đó, ta thấy họ giống như hoa Hải Đường hay là hoa nhựa vậy thôi. Chính vì vậy, hoa nở phải nói lên tiếng nói đích thực của nó và tiếng nói đích thực của hoa phải là tiếng nói đích thực của hương thơm, hương thơm chân thật, hương thơm đích thực, từ nơi cuộc sống của nó, từ nơi bản chất tạo nên loài hoa đó. Nên một người con gái có ý nghĩa, người con gái đó phải có gốc rễ từ bản chất thơm của nó, từ nơi bản chất thơm của gia đình, từ bản chất thơm của cuộc sống, người con gái đó mới đem lại nhiều lợi ích, nhiều ý nghĩa cho gia đình, cho dòng họ và xã hội.

Người con trai, con gái không phải chỉ khẳng định sự khác biệt nhau về giới tính, về các quan năng, mà nó còn phải được khẳng định một cách cụ thể từ nơi tâm hồn, nếu người con gái có hương thơm, có tâm hồn rộng rãi, người con gái ấy có giá trị hơn một người con trai chỉ lo ăn chơi trác táng, hư hỏng, chẳng biết thờ phụng tổ tiên, chẳng có lòng hiếu kính đối với cha mẹ, người con trai mà như vậy, nó chẳng có giá trị gì trong gia đình so với người con gái biết thương cha, hiếu mẹ. Người con trai mà không biết chăm sóc bàn thờ ông bà tổ tiên của mình, không biết chăm sóc cha mẹ của mình, thì người con trai đó chẳng có ý nghĩa gì cả, mà chỉ là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trái lại, một người con gái tuy là liễu yếu đào tơ, nhưng có hiếu nghĩa, biết chăm sóc cha mẹ, biết chăm sóc tổ tiên ông bà, biết chăm sóc bàn thờ tâm linh của mình, bàn thờ huyết thống của mình, thì người con gái đó hiện hữu ở đâu cũng có ý nghĩa và người con gái đó đích thực là người con trai. Và điều này Quốc Khanh phải lưu ý và Phương Như cũng phải lưu ý.

 

Biết Chăm Sóc Tình Yêu:

Thầy muốn nói thêm cho hai con rằng, cha mẹ của hai con đã tác thành tri thức cho hai con, cha mẹ của hai con đã tác thành được nghề nghiệp cho hai con trong cuộc sống hàng ngày. Quốc Khanh đã rất giỏi về tin học, có khả năng thiết kế tin học về lãnh vực cầu đường và Phương Như đã học về kinh tế và ra làm việc ở Ngân hàng, thì hai con phải biết nhìn vào nghề nghiệp của mình hàng ngày để có thể tạo ra hạnh phúc trong đời sống.

Quốc Khanh học vi tính, con có biết tình yêu của hai con có hạnh phúc hay không, cũng giống như máy vi tính vậy. Nếu trong bộ máy vi tính chỉ cần hỏng một điểm rất nhỏ thôi, thì máy vi tính đó hoàn toàn không hoạt động được. Cũng vậy, trong đời sống tình yêu lứa đôi chỉ khởi lên một ý niệm không trong sáng thôi, thì hạnh phúc lứa đôi sẽ không thể nào khởi động và được bảo toàn.  Vi tính thiết kế cầu đường, mình bắc cầu cho người ta qua, mở đường cho người ta đi, thế thì cầu bắc cho người ta qua phải như thế nào cho người ta đi khỏi bị tai nạn, làm con đường phải như thế nào để an toàn và nó không gây ra tai nạn. Cũng vậy, trong đời sống tình yêu lứa đôi, mình đến với nhau như thế nào để tạo thành một nhịp cầu thân ái, một sự qua lại để mình có mặt trong nhau, tạo ra sự đi lại an toàn với nhau.

Trong tình yêu lứa đôi phải có chất liệu gì, để khi đi trên con đường tình yêu đó nó được an toàn, không bị ô nhiễm, đó là điều Quốc Khanh phải lưu ý thực tập, và phải thấy rằng hạnh phúc của mình, tình yêu của mình giống như mình đang sử dụng cái máy vi tính trong công việc hằng ngày, đừng để cho máy vi tính của mình bị nhiễm vi rút.

Và Phương Như cũng vậy, con phải nhìn tình yêu lứa đôi của mình, hạnh phúc lứa đôi của mình giống như một người làm ngân hàng. Người làm ngân hàng tức là người đó phải biết giữ tiền, phải biết đếm tiền, phải biết cho vay tiền và phải biết đòi nợ, phải biết tính lời và lỗ. Nếu một người làm ngân hàng không biết giữ tiền, không biết đếm tiền, không biết cho vay tiền, không biết đòi nợ lại, thì làm ngân hàng như vậy sẽ lỗ và đương nhiên mình sẽ không tồn tại được trong môi trường của ngân hàng. Nhìn vào những công việc của mình trong ngân hàng, con có thể thấy được tình yêu lứa đôi nó gắn liền cái nghề nghiệp ngân hàng của mình. Mình phải biết giữ gìn tình yêu, mình phải biết chăm sóc tình yêu, biết những lợi ích của tình yêu, đồng thời mình cũng phải biết những tai họa, những lỗ vốn do tình yêu đem lại.

Hai con Quốc Khanh và Phương Như muốn chăm sóc và bảo toàn tình yêu của mình, thì nhân đây, Thầy sẽ giúp hai con những chất liệu sau đây, hai con hãy nhớ lấy để thực tập.

 

Tâm Không Ỷ Lại:

Chất liệu thứ nhất là tâm không ỷ lại. Trong đời sống của tình yêu vợ chồng, người chồng đừng ỷ lại rằng, mình con nhà giàu, có trí thức và mình có khả năng làm ra tiền. Hoặc người vợ cũng vậy, người vợ đến với người chồng không được ỷ lại mình con nhà giàu, con nhà có trí thức, mình có nghề nghiệp cao và mình làm ra tiền nhiều. Nếu vợ chồng đến với nhau bằng sự ỷ lại như vậy, sẽ không bao giờ có hạnh phúc, bởi vì sao? Bởi vì chồng có ưu điểm của chồng, vợ cũng có ưu điểm của vợ và vợ chồng đến với nhau bằng tâm ỷ lại như vậy, thì không thể nào có hạnh phúc được. Có khi người chồng làm quan, người vợ chỉ là người nội trợ trong gia đình thôi, nhưng người chồng không được ỷ lại cái làm quan của mình mà coi thường vợ. Bởi vì mình làm quan, nhưng nếu không có vợ ở nhà nội trợ giỏi, thì liệu việc làm quan của mình có tròn trịa được không? Hoặc là người vợ làm ra rất nhiều tiền, nhưng người chồng bị thất nghiệp, người vợ ỷ lại khả năng làm ra tiền của mình và coi người chồng không ra gì cả, thì liệu đời sống vợ chồng có hạnh phúc không? Do đó, trong đời sống hạnh phúc lứa đôi, tuyệt đối hai con không được có tâm ỷ lại, mà phải biết nhìn vào nhau và hiểu rằng, mình làm việc này là làm cho vợ mình và vợ mình đang làm việc này là làm cho mình, nên chồng làm quan là làm cho vợ mà vợ ở nhà nấu ăn nội trợ cũng là đang làm quan cho chồng. Vinh dự của gia đình vợ cũng là vinh dự của gia đình chồng và vinh dự gia đình chồng cũng là vinh dự của gia đình vợ. Chúng ta phải có cái tâm như vậy, thì chúng ta mới bảo đảm được đời sống hạnh phúc lứa đôi của chúng ta và đem lại danh dự cho cha mẹ hai phía của chúng ta.

 

Không Nghi Ngờ:

Chất liệu thứ hai là không được nghi ngờ. Vợ chồng không được nghi ngờ nhau, nếu trong đời sống vợ nghi ngờ chồng, chồng nghi ngờ vợ, thì không thể nào có hạnh phúc được. Vợ chồng không được phép nghi ngờ nhau, nếu khi người chồng thấy người vợ có cái gì đó mà mình không hiểu, thì phải hỏi, phải tìm cách để hỏi cho được và người vợ thấy người chồng có cái gì đó mà mình không hiểu, thì người vợ phải tìm cách nói cho chồng nghe, chứ không được ôm cái tâm nghi ngờ, vì vợ chồng mà nghi ngờ nhau là rất nguy hiểm cho hạnh phúc của gia đình. Nếu trong đời sống, mình ôm tâm nghi ngờ nhau, thì đời sống vợ chồng như là ăn cơm nguội với nhau, ăn cơm chiên với nhau. Vợ chồng mà không nói với nhau được, thì mình nói với ai được nữa. Và sở dĩ nhiều cặp vợ chồng sống không có hạnh phúc là bởi vì, vợ không bao giờ nói với chồng những gì mà vợ biết, chồng không bao giờ nói những gì mà chồng biết cho vợ,  sống như vậy rất là khổ đau và không có hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống vợ chồng, mình phải biết cách xóa sạch nghi ngờ đối với nhau, khi đó mình mới tạo ra được hạnh phúc cho nhau và cũng có nghĩa là mình tạo ra hạnh phúc cho con cháu của mình, cho cha mẹ của mình. Khi cha mẹ thấy con dâu, con rể của mình ăn ở không dễ thương, không hiền lành, chồng một đường, vợ một nẻo, thì cha mẹ của hai phía rất là đau khổ. Vì vậy có gì mình phải nói cho nhau, nói cách này không được, thì mình phải nói cách khác, chia sẻ cách này không được, mình phải chia sẻ cách khác. Cuộc đời không có gì phải bế tắc, mình mở đường này không được, thì mình mở con đường khác để cùng nhau khai thông, chứ đừng đẩy nhau đi vào tuyệt lộ, đó là chất liệu mà hai con phải ghi nhớ để thực tập.

 

Tâm Chân Thực:

Chất liệu thứ ba là phải thương yêu chân thật và phải đem tâm chân thật mà thương yêu, nên Bổn Sư của hai con đã đặt cho hai con Pháp danh là Trung Tâm và Trung Thực. Như vậy, Trung Tâm là pháp danh của Quốc Khanh và Trung Thực là pháp danh của Phương Như. Hai đứa con phải đem tâm chân thực mà sống với nhau, phải đem cái tâm chân thực mà thương yêu nhau, ta có cái tâm chân thực để thương yêu nhau đó là phép lạ của hạnh phúc, không có phép lạ nào có khả năng làm cho ta hạnh phúc bằng phép lạ của tâm chân thực. Đến với nhau bằng tâm chân thực, thì dù ta ở trong một ngôi nhà tranh vẫn đầy hạnh phúc, nhưng đến với nhau bằng tâm không chân thực, thì dù ta ở một cung điện tráng lệ đi nữa, vẫn không có hạnh phúc, vẫn đau khổ như thường. Đó là điều hai đứa con phải lưu ý, nên hai đứa con phải sống với nhau, phải thương yêu nhau bằng tâm chân thực, tâm chân thực tạo ra hạnh phúc trong mọi trạng thái, mọi không gian, và trong mọi thời gian đối với đời sống vợ chồng.

 

Mở Rộng Tầm Nhìn:

Chất liệu thứ tư là mở rộng tầm nhìn. Trong đời sống vợ chồng, mình phải tập có cái nhìn rộng lớn, nếu nhìn ích kỷ thì không thể có hạnh phúc, không những ở trong đời sống vợ chồng mà ngay cả ở trong đời sống con người cũng vậy. Không có tầm nhìn rộng lớn, thì không có tâm bao dung, không có tầm nhìn rộng lớn làm sao mà có tâm hỷ xả, không có tầm nhìn rộng lớn làm sao có tâm tha thứ cho nhau, có ai là người vỗ ngực cho rằng, tôi là người không có sai lầm ở trong đời này, ở trong đời không ai dám vỗ ngực như vậy cả. Vậy thì ở trong đời này, sai lầm là chuyện thường và nếu mình không mở tầm nhìn ra, mình không mở rộng sự hiểu biết ra, mình cố chấp vào sai lầm của vợ hoặc mình cố chấp vào sai lầm của chồng hay mình cố chấp vào những lời nói, những hành xử không đẹp của ông gia, bà gia, thì làm sao mình có hạnh phúc được? Muốn có hạnh phúc, phải biết mở rộng tầm nhìn, từ đó tâm bao dung, tâm hỷ xả của mình mới lớn lên, vì vậy hai con phải biết mở rộng tầm nhìn ra để học hỏi. Tất cả những gì trong cuộc đời đều là đối tượng để cho mình học hỏi. Con cái phải học cách làm cha, cách làm mẹ, cách làm vợ,  cách làm chồng. Từ trước đến giờ các con chỉ học chữ nghĩa thôi, học tiểu học, trung học, đại học. Bây giờ, học đại học thì học chuyên môn, học vi tính, học cách thiết kế cầu đường, học cách làm kinh tế, cách làm ra tiền, cách tính lời lỗ thôi, các con đâu đã học cách làm người, mà có trường đại học nào dạy cho các con cách làm cha, cách làm mẹ, cách làm vợ, cách làm chồng đâu, rồi các con đâu có phải làm cha, làm mẹ, làm vợ, làm chồng mà các con phải còn làm dâu, làm rể nữa mà. Làm dâu phải sống như thế nào đối với ông gia, bà gia, làm rể phải sống như thế nào đối với ông gia bà gia. Các con còn phải học cách làm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại nữa chứ. Để khi mình đi về trong một dòng họ, khi mình qua đời, mình ngồi trên bàn thờ của một dòng họ, thì con cháu đối xử với mình như thế nào nữa chứ. Nên chất liệu mở rộng tầm nhìn là chất liệu rất cần thiết để cho hai con học tập và Thầy tin rằng, người nào biết mở rộng tầm nhìn ra, thì người đó sẽ có một tâm hồn phóng khoáng, cởi mở đối với vợ, đối với chồng. Họ đến với nhau không phải để trói nhau, mà đến với nhau để tạo ra sự tự do cho nhau, đến với nhau là để tạo ra hạnh phúc cho nhau, còn nếu không mở rộng tầm nhìn, đôi khi vợ chồng tới với nhau là để trói nhau. Anh là phải thế này, anh là phải thế kia, hay em là phải thế này, em là phải thế kia. Khi mà người chồng nói với vợ, anh là phải thế này, anh là phải thế kia, hay người chồng nói với vợ em là phải thế này, em là phải thế kia, thì họ không còn là vợ chồng nữa, vợ chồng đối với nhau như là ông chủ hay bà chủ đối với những kẻ nô lệ mà thôi, nên đời sống vợ chồng như vậy không thể nào có hạnh phúc được. Thầy mong rằng, hai con phải luôn luôn học tập để mở rộng tầm nhìn ra trong cuộc sống của mình. Và học, thì các con phải biết rằng, mình không phải chỉ học ở trường, bởi vì học ở trường rất là nghèo, so với học ở sách vở và học ở sách vở, thì vẫn còn rất nghèo, so với học từ cuộc sống, khi các con biết được sự học hỏi như vậy, sự sống của các con mới thực sự trở nên giàu có.

 

Giúp Nhau Cùng Đi:

Chất liệu thứ năm là giúp nhau cùng đi. Không có ai đi trên đường đời mà đi một mình. Đi trên đường đời mà đi một mình,  thì không thể nào đi nổi. Bởi thân này rồi sẽ già, sẽ bệnh và sẽ chết, thân này không phải mình cưng dưỡng nó hoài được đâu. Khi trẻ thì làm vợ, làm chồng với nhau, nhưng khi lớn tuổi mình không những là vợ chồng mà còn là ân nghĩa, là tình nghĩa nữa. Khi trẻ thì làm vợ, làm chồng, khi lớn tuổi thì làm ôn, làm mụ với nhau và còn làm bạn với nhau trong ngôi nhà. Vì thế mà người đời còn gọi là bạn đường, nên mình phải biết cùng đi với nhau để giúp nhau, giúp nhau từ khi còn trẻ cho đến khi bạc đầu, giúp nhau từ khi đang còn sống đến khi đã qua đời. Ngay khi đã qua đời rồi, mà vẫn còn giúp nhau. Chồng qua đời trước, vợ qua đời sau, thì người vợ phải lo đảm đương việc gia đình và thờ phụng, và người vợ qua đời trước, người chồng qua đời sau, thì người chồng lo đảm đương việc hiện tại, việc tương lai của dòng họ, nên hai con phải biết thực tập như vậy. 

Những chất liệu Thầy chia sẻ sáng hôm nay với hai con, giúp hai con sống có hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, khiến hạnh phúc của hai con được bảo đảm, an toàn và có rất nhiều chất liệu đáng trân quý để làm gương mẫu cho thế hệ trẻ tương lai, hai con phải làm chỗ nương tựa cho con cháu trong tương lai của hai con và làm được như vậy hai con mới xứng đáng là con của cha mẹ của hai con, là cháu ở trong dòng họ nội ngoại của mình, là một tín đồ dễ thương của Phật giáo và là một con người rất đẹp ở trong thế giới loài người.

 

Tạ Ơn Nguồn Cội:

Bây giờ hai con đứng dậy nghe thầy xướng và quán chiếu thật sâu trong lời Thầy xướng này, rồi lạy xuống.

“Đệ tử chúng con Khổng Trọng Quốc Khanh, Pháp danh Trung Tâm và Trương Thị Phương Như, Pháp danh Trung Thực, vì cảm mến công ơn Tam Bảo, tổ tiên nội ngoại và cha mẹ mà nguyện thiết lập đời sống lứa đôi. Đệ tử chúng con giờ này trước Tam Bảo, trước hiện tiền cha mẹ chí thành đảnh lễ tam bái”.

Quốc Khanh và Phương Như hai con thương quý,

Ở trong đời này không có cha ta, không có mẹ ta, thì không bao giờ có ta, không có tổ tiên, ông bà nội ngoại của ta, thì không bao giờ có cha ta và mẹ ta, cho nên hai con ngày hôm nay có được là nhờ có cha và mẹ của mình, có tổ tiên ông bà của mình, vì vậy hai con làm cái gì cũng nghĩ đến công ơn cha mẹ, tổ tiên ông bà mà làm, hai con đi tới với nhau để thiết lập đời sống lứa đôi cũng chỉ vì nghĩ đến công ơn cha mẹ tổ tiên ông bà và trong giờ phút này, hai con phải lạy cha mẹ hiện tiền của hai con hai lạy để tỏ lòng biết ơn và xin phép cha mẹ của hai con cho hai con được đi tới với nhau, sống trong tình yêu lứa đôi vợ chồng.

Bây giờ hai con đứng dậy, và hai con nghe Thầy xướng, hai con lạy xuống để tạ ơn cha mẹ.

“Vì nghĩ đến công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục mà hai chúng con Khổng Trọng Quốc Khanh và Trương Thị Phương Như đi tới với nhau để thành lập đời sống hạnh phúc lứa đôi, nên giờ phút này trước ngôi Tam Bảo, trước hiện tiền cha mẹ hai bên, hai con chí thành đảnh lễ hai lạy”.

Thật hạnh phúc cho hai con! Hai con đã được Tam Bảo chứng minh, được Hòa Thượng trú trì niêm hương bạch Phật, được chư Tăng hộ niệm, được những lời giáo huấn quý báu của cha mẹ, được bạn bè của cha mẹ, của hai con có mặt ở đây để nhất tâm cầu nguyện và trợ niệm cho việc thành hôn của hai con được thành tựu tốt đẹp.

Vậy là việc đi tới cuộc sống thành hôn của hai con đã hợp pháp rồi, nó hợp pháp từ gia đình, nó hợp pháp từ xã hội và nó hợp pháp từ tâm linh tôn giáo và trong giờ phút này, như lời giáo huấn của cha mẹ hai con, hai con phải luôn luôn sống thật đẹp với nhau, biết quý trọng nhau và đem sự tương kính đối với nhau, sự tương kính đó phải là sự tương kính suốt đời. Vợ phải tương kính chồng, chồng phải tương kính vợ, chính chất liệu tương kính đó mới là bảo toàn hạnh phúc cho nhau. Bây giờ đây, hai con đứng dậy đối diện nhau và nghe Thầy xướng, thì hai con lạy nhau một lạy để tỏ lòng tương kính trước sự chứng minh của Tam Bảo, của Thầy, của cha mẹ và của bạn bè hai con.

Hai con thở thật sâu, nghe Thầy xướng rồi lạy xuống.

“Chúng tôi là Khổng Trọng Quốc Khanh và Trương Thị Phương Như đã được cha mẹ chúng tôi cho phép đi tới với nhau trong đời sống lứa đôi. Vậy, từ giờ phút này cho đến trọn đời, chúng tôi luôn luôn đối xử với nhau trong sự tương kính, tương thuận, nên chúng tôi chí thành đảnh lễ nhau một lạy”.

 

Chiếc Nhẫn Và Từng Giọt Nước Cam Lồ:

Trong đời sống của vợ chồng không phải lúc nào cũng êm đềm trọn đẹp tình yêu lứa đôi, chúng con phải biết trong chất liệu tình yêu lứa đôi, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, nếu không có phép Phật nhiệm mầu, nếu không có ý thức tuệ giác cao, không có tình thương rộng lớn, thì khó mà bảo toàn và trong phép lạ để bảo chứng tình yêu lứa đôi hạnh phúc cho đến trọn đời, thì sức mạnh của nhẫn nhục là một phép lạ. Cho nên, khi chồng có điều không vui, thì vợ phải nhẫn và vợ có điều không vui, thì chồng phải nhẫn, ta phải nhẫn với nhau như vậy, thì mới có sự an toàn và bảo chứng một cách vững chãi trong đời sống hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy, Thầy đã trượng thừa uy lực Tam Bảo và hôm nay sẽ rải nước Cam lồ lên đỉnh đầu của hai con để mỗi khi cơn giận, cơn buồn, cơn hờn dỗi của hai con đến, thì hãy nhớ đến phép lạ của nước Cam lồ này như là phép lạ của sự tỉnh thức, như là phép lạ của sự nhẫn nhục để bảo chứng cho tình yêu lứa đôi của hai con được trọn vẹn và hai con có tình yêu trọn vẹn, thì hạnh phúc của dòng họ hai phía cũng trở nên ấm áp và bạn bè của hai con cũng an vui khi thấy rằng, hai con thực sự sống với nhau hạnh phúc ở trong cõi người ta này.

Quốc Khanh và Phương Như hai con,

Trong buổi lễ này có bao nhiêu công đức, có bao nhiêu phước đức làm được, các con hãy khởi cho tâm hồi hướng cha mẹ, cho tổ tiên ông bà của mình, cho tất cả đều thấm nhuần trong tuệ giác của phước đức mà sáng nay hai con đã có được và hai con đem tâm đó mà hồi hướng cho tất cả, phát tâm hồi hướng như vậy, cũng là một cách tạo ra phước đức lớn rộng, không những đời này mà còn đời sau, không những ở nơi thế giới này mà còn vô biên thế giới nữa. Vì vậy, hai con chắp tay lại và xin đại chúng đứng dậy, chúng ta cùng hồi hướng.

“Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật Đạo” .

J

 

 

 

 

 
 
   
 
  
Tìm kiếm

 
  
Tìm trên:     hoangphap.info web khác
Visitor Number: 
Hôm nay