Lịch sử hình thành và phát triển cho đến ngày nay đã trải qua hơn nửa thế kỷ, chứng tỏ Gia đình Phật tử có một sự ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của xã hội, nhất là trong những năm của thập kỷ 40, 50, 60 của thế kỷ XX. Điều này không cần nói, ai cũng có thể thấy trong những năm này, Gia đình phật tử phát triển như thế nào. Nhìn lại sự phát triển đó so với ngày hôm nay, chúng ta thấy có những sự cách biệt. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự cách biệt ấy? Đường hướng chúng ta đi có phù hợp với thời đại hay không? Chúng ta hãy nhìn ở nhiều khía cạnh khác nhau của một vấn đề:
Chương trình tu học:
Hãy nhìn lại xã hội Việt nam trong những năm 40, 50, 60 của thế kỷ XX vừa qua, tỷ lệ mù chữ của chúng ta là 85%, vì thế, tài liệu ngày ấy được viết đơn giản, dễ hiểu, nội dung không cần sâu rộng, lượng kiến thức không cần nhiều. Còn ngày nay, danh từ mù chữ đã đi vào quên lãng mà người ta đề cập đến vấn đề mù vi tính, mù công nghệ. Trong chi đó chúng ta vẫn sử dụng những tài liệu cũ, vì thế không thể đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em, không kích thích các em đến với tổ chức.
Phương pháp truyền đạt:
Trước đây, trình độ đoàn sinh thấy, xã hội chưa phát triển, nhu cầu sử dụng kiến thức ít, vì thế nội dung giảng dạy không nhiều. Trong chi đó đoàn sinh lại có nhiều thời gian, vì vậy mà lối truyền đạt anh đọc em chép, cầm ta chỉ việc là phù hợp. Ngày nay, xã hội phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển đòi hỏi mỗi người muốn tồn rại phải nắm rõ nhiều kiến thức. Vì vậy nhu cầu nắm bắt kiến thức của các em rất cao mà thời gian dành cho việc học lại ít. Vì thế mà phương pháp truyền đạt cũ không còn phù hợp mà chúng ta cần sử dụng các phương pháp mới kết hợp với việc sử dụng các phương tiện dạy học trong quá trình dạy cho các em, như thế mới đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em.
Nhân sự lãnh đạo:
Ngày nay các em đa số là học sinh, sinh viên kể cả cán bộ chuyên viên trong một số công sở, trình độ các em khá cao. Trong chi đó, năng lực Huynh trưởng chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em, chúng ta cũng không có đường hướng trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo. Mặc dù thế hệ trẻ không hơn các anh chị lớn về nhiều mặt nhưng các Huynh trưởng trẻ có thể đáp ứng cho các em nhiều vấn đề của thời đại. Ngoài những điều đó, hiện nay, chúng ta lại thiếu nhất quán trong tư tưởng lãnh đạo, nội bộ đang bị chia rẽ làm mất lòng tin ở đoàn sinh.
Phương tiện:
Hiện nay, chúng ta còn yếu kém trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sinh hoạt cũng như quản lý hành chánh. Một mặt, do chúng ta không đủ kinh phú. Mặt khác, chúng ta chưa biết vận động hết năng lực tiềm ẩn trong Huynh trưởng. Và một vấn đề không kém phần quan trọng là nhiều Huynh trưởng không làm chủ được khoa học kỹ thuật công nghệ nên không mạnh dạnh ứng dụng. Trong chi đó các sân chơi ở bên ngoài đồng loạt ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới có sức thu hút các em hơn.
Trước những tồn tại trên mà chúng ta không thể phát triển mạnh như những năm trước đây. Đó cũng là những trăn trở của nhiều Huynh trưởng trẻ có nhiệt tâm với tổ chức. Kính mong các anh chị lãnh đạo có một đường hướng cho tổ chức phát triển.
(nguồn: hoadam.net) |